Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

QUI NHƠN, NGÀY VỀ

 

TRN HOàI THƯ

 

Đôi lần cũng thèm trở thành một tên du thủ. Áo pull giày rách và ra đi. Đi đâu cũng không cần biết nữa. Ghé một thành phố nhỏ thăm bạn bè, cơm áo cơ hàn rồi lại lên đường. Góc nhỏ có cô hàng cà phê, buổi sáng đốt thuốc, và ấm lòng mùi cà phê nguyên chất. Và nụ cười của em, cái liếc mắt tinh nghịch của em, cũng đủ làm say nồng thằng đàn ông tứ chiếng. Và biết rằng, cuối đường, áo trắng của em ẩn hiện, và xa xôi, sương phủ mờ mái lầu ngã Sáu, nghe vọng lại tiếng chuông nhà thờ gần mé biển. Nghe như xào xạc từng chiếc lá, nghe như tiếng gió cũng cuống quít sợi tóc mai, nghe như bờ vú còn phập phồng sau màn vải mỏng. Nghe như câu thơ của Hoàng Gỗ Quí còn mê đắm... trần gian: Em đi dáng mỏng như là gió. Phơi tuổi vàng ta trên ngọn cây.Ngày ấy Qui Nhơn có đường Trưng Vương và có trường Sư phạm. Anh ghét nghề dạy học, nhưng anh lại yêu em, cô giáo tương lai. Anh yêu em, nên ngày ra trường Thủ Đức, anh lại chọn đơn vị tại Bình Định. Ông trung tá nói huyên thuyên về những đơn vị còn sót lại trên bảng. ông nhắc đến chữ thám kích khiến anh phải rùng mình. Đơn vị này trừ bị cho Quân đoàn 2, được tiếng là một đơn vị đi đầu. Anh nao lòng. Nhưng đến khi ông ta nói tiếp : Đơn vị nầy đóng ở Bình Định, cách Qui Nhơn không bao xa, thì rõ ràng anh nao nức lạ lùng. Anh hỏi lại: Trung tá nói thật sao. Gần Qui Nhơn sao? Ông trung tá gật đầu, rồi lại quảng cáo tiếp. Nhưng thật lòng anh không còn nghe ông nói gì nữa. Thật lòng anh chỉ thấy em, thấy cả một khoảng trời xa cách như gần gũi, nghe cả nỗi nhớ nhung trùng điệp như bão sóng cuồn cuộn. Và hình dung một ngày, anh đứng trước cổng trường, em bước ra, đôi mắt ngỡ ngàng: Đây là một người đi tìm một người. Đây là một góc bể chân trời có người vẫn còn lặn lội. Đây là tình yêu.Vì thế anh gật đầu. ông trung tá sáng rực đôi mắt, ông nghĩ gì? Hay là ông vui mừng vì đã quyến dụ một con nai tơ vì không ai chọn đơn vị. Ông viết tên họ và số quân anh trên bảng. Đại đội 405 thám kích, quân đoàn 2, Bình Định. Ông lại bắt tay anh: Tôi hy vọng anh sẽ vui với đơn vị mới và đời binh nghiệp sanh sẽ thành công rạng rỡ.Vui với đơn vị mới. Thành công rạng rỡ. Anh nghe câu nói ấy cả trăm ngàn lần. Đời anh mỗi ngày chỉ biết lê đôi dép Nhật qua nhà sách UB, và nếu có giấc mơ thì một ngày nào đó sẽ được giải NOBEL. Nhà sách UB có cô con gái tóc thề, hay nhìn đôi dép của anh mỗi lần anh mang chúng vào tiệm đọc trộm trang báo Văn, Bách Khoa. Còn giải NOBEL thì ông giáo sư đại học Huế đã đánh hỏng ngay khi anh muốn chứng minh cho ông cái lỗi lầm của những nhà làm văn học sử và cả ông triết gia nào đó mà ông coi là thần tượng. Cô gái hàng sách đi lấy chồng, và cái triết lý của anh không đủ điểm nên cuối cùng con đường duy nhất là từ trại nhập ngũ dẫn tới quân trường. Như vậy anh làm sao vui được, và làm sao mong một ngày cổ áo mình hai sao ba sao bạc trắng? Nhưng em yêu dấu, anh phải nói thật lòng. Anh vui vô cùng. Vui và hồi hộp vô cùng. Bởi vì chuyến bay từ Saigon lại trở về Qui Nhơn. Bởi vì sẽ không còn:

Một chuyến bay nào đưa anh về Saigon

Một chuyến bay nào đưa em về Qui Nhơn

Trời quê hương mù sương mù sương

Anh mang đôi mắt em buồn muốn khóc...

Huế vào Saigon, Huế vào Qui Nhơn. Ngày ấy ngồi ở trong phi cảng Phú Bài giữa lúc mùa thu bàng bạc chia ly trên phi đạo trên những chiếc khăn vẫy, và trên bầu trời mây xám trắng, anh đã nhìn em, câm nín, nhưng lòng anh thì quặn đau. Tại sao anh lại yêu em, dù biết rằng, bờ vai nhỏ bé của em anh sẽ không bao giờ được ôm, và một lần, gò má xanh xao của em, anh cũng không bao giờ được hôn khẽ. Đôi khi phải giận hờn, đôi khi phải buồn bã, nhưng lần ấy, trước khi anh từ Huế vào Saigon để nhập quân trường, để thấy em theo chuyến bay về Qui Nhơn học Sư phạm, thì anh đã cảm thấy mình bị mất mát trọn vẹn. Một chuyến bay nào... Trời quê hương... Anh mang đôi mắt em buồn muốn khóc... Anh mang chúng như mang cái gì vĩnh cửu. Bởi vì, khác với bao lần, biết đâu lần này là lần cuối. Không ai nói được những gì chờ đợi ngoài quân trường. Cũng không ai nói được những gì về một cuộc chiến tàn khốc mà anh sẽ là một người trong cuộc.Nhưng chuyến bay từ Saigon lại trở về Qui Nhơn. Qui Nhơn, dưới cửa kính con tàu, là biển xanh điệp trùng, là những đồi núi trải dài từ bên Phước Lý, Phước Hải, Kỳ Sơn, là phi đạo màn nhựa đen cháy bỏng dưới nắng lửa. Qui Nhơn không hẹn mà trở về. Qui Nhơn, Tháp Chàm dẫn người lên miền trận mạc, và Ghềnh Ráng dẫn em làm cô giáo tương lai. Qui Nhơn làm ba anh giận dữ, viết thơ thằng con bất hiếu, hết đơn vị chọn mày lại chọn đơn vị thám kích dữ dằn. Nhưng Qui Nhơn làm anh được trải con tim ra, cõi lòng ra, vì em, và vì mọi người. Bởi vì, từ trên ngọn đồi Bà Gi, nơi đơn vị đanh đóng quân, anh có thể nhìn thấy cả Qui Nhơn, và biết rằng đêm nay cả Qui Nhơn vẫn còn bình an, và cả em, vẫn còn hạnh phúc. Bởi vì từ những chốt, những điểm tiền đồn xa cách, những gò mả thâm u, những bờ mương bờ rạch, đêm nay anh vẫn còn được nhìn những vì sao trên bầu trời Qui Nhơn, để tự nhủ giờ này em đang ngồi học bài, hay đã đi vào giấc ngủ. Qui Nhơn, để tự của ngàn năm, bởi vì năm nào, tháng nào, ngày nào, giờ nào, anh cũng nghĩ về Qui Nhơn, về con đường Trưng Vương dẫn về Ghềnh Ráng, qua trường Sư phạm, và nhớ đến em thê thiết.

Cuối năm 1967, anh nhảy trực thăng xuống triền núi trải dài bên bờ biển Phước Lý. Đầu xuân 1968, anh dẫn mấy mươi người lính về giải vây Qui nhơn. Phước Lý là cửa ngõ nhìn về Qui Nhơn, để địch có thể dùng làm nơi cho những trận pháo kích tàn bạo vào phi trường thành phố. Mấy người lính bị thiệt mạng. Nhưng đổi lại, khẩu đại bác của địch và cả hầm mấy trăm quả bích kích pháo đã bị tịch thu. Nhưng đầu xuân 1968, chính Qui Nhơn anh mới thấy thật gần gũi lạ kỳ. Từ ngã ba Diên Trì, đồng bào chạy loạn cho biết bọn giặc đã tràn ngập thành phố. Đơn vị xuống xe, theo hai bên đường tiến quân. Một lát có tin báo, cửa ngõ thành phố địch đã đóng chốt. Đơn vị liền dừng lại. Đại đội trưởng gọi máy cho lệnh trung đội anh tiến đầu. Qui Nhơn có em trong vòng vây giặc. Qui Nhơn có anh đang trở về từ bờ lộ, ào như thác lũ chiếm ngôi nhà dưới triền núi đá. Và địch đã nổ súng. Từ ngôi lầu trên cây xăng ông Tê. Khẩu đại liên của địch quét xối xả. Đại đội trưởng cho lệnh trung đội phải mọi giá chiếm ngôi lầu. Từ bên đường trung đội lại ào băng qua bên kia đường. Qui Nhơn. Qui Nhơn. Đại liên địch lại quạt xuống đường, đường nhựa, vỉa hè xi măng sủi bọt. Gọi máy xin yểm trợ tối đa. Rồi rút chốt lựu đạn. Rồi ào chạy đến dưới lầu. Rồi quăng vào khung cửa. Rồi nhổm người vừa bắn vừa ào vào cửa. Nhưng Qui Nhơn ngày mồng một Tết, không ngờ, máu anh đã thật sự đổ xuống đường lai láng. Có gì đau rát ở ngực, ở vai, ở cả châu thân. Có gì khiến anh phải quị xuống, và gọi người lính truyền tin. Nhưng Đông đã la cuống cuồng: Áo của ông thầy đẫm đầy máu. Ông thầy bị thương rồi. Qui Nhơn. Khi nào thấy Qui Nhơn là nhớ đến em, và bây giờ, thấy cả Qui Nhơn chập chờn quay cuồng như trận lốc. Thấy cả Qui Nhơn bằng đôi mắt nhắm nghiền, và cả châu thân quằn quại. Đông vực anh chạy dưới lằn đạn qua bên kia đường. Qui Nhơn, một lần rồi cũng hiểu rằng sẽ vĩnh cửu. Bảy giờ 45 phút sáng của một ngày đầu xuân Mậu Thân, dưới ngôi lầu cây xăng ông Tề, đầu ngõ thành phố.Cuối cùng người ta chở anh về Quân y viện Qui Nhơn. Quân y viện cách ngôi trường Sư phạm chỉ vài trăm thước. Người qua nhà tôi mỗi ngày hai bận. Nón che ngang nên chẳng thấy tôi buồn. Ngày xưa, anh mang đôi dép Nhật, anh lông bông, anh ghét cay đắng cái nghề dạy học, anh mơ mộng một ngày được giải Nobel, nên em coi anh là kẻ điên rồ, nhưng giờ này, máu anh đã thật sự đổ xuống cho Qui Nhơn, và trong đó, cho em, nhưng tại sao em lại không thấy tôi buồn? Làm sao em không biết có lần anh mơ đến điên cuồng, một ngày anh thiếp đau và khi tỉnh dậy thấy bàn tay của em khẽ đậu trên vầng trán nóng. Giấc mơ tội nghiệp đã trở thành sự thật. Anh đang có mặt tại một cõi tội nghiệp này. Bên chai nước biển. Bên quạt máy xôn xao. Trong bộ đồ thương binh. Để chứng tỏ rằng có một người vừa đổ máu để bảo vệ hạnh phúc và an bình cho mọi người. Nhưng anh không cần. Ít ra con người phải có quyền được yêu. Ít ra tình yêu phải được đáp lại, không phải bằng hình thức dối trá. Phải trải con tim ra, như anh đã trải con tim cho Qui Nhơn.

Ngày mồng hai, giặc bị đẩy bật khỏi thành phố. Ngày mồng ba, người ta mới được dịp biểu lộ hình thức cảm ơn những người đã đổ máu. Hết phái đoàn này đến phái đoàn khác vào phòng. Và vẫn là những lời ủy lạo. Những trái cam, những khăn mù xoa có thêu hàng chữ Tri ân chiến sĩ. Và buổi trưa ngày mồng ba, phái đoàn của trường em đến. Sư phạm đến. Người qua nhà tôi mỗi ngày hai bận đến. Em ngỡ ngàng rồi thảng thốt gọi anh. Anh mỉm cười đáp lại. Rồi thôi. Rồi hết. Anh nhìn chăm vào đôi mắt em. Đôi mắt trọn đời từ một khung trời quê hương mù sương. Đôi mắt mà anh thèm vô cùng, một lần được bàn tay anh lau giòng nước mắt. Anh xin phép được nói chuyện với em. Về một đôi mắt. Và bài thơ của anh:

Một chuyến bay nào mang anh về Saigon

Một chuyến bay nào mang anh về Qui Nhơn

Trời quê hương mù sương mù sương

Anh mang đôi mắt em buồn muốn khóc...Em đọc xong, cúi đầu xuống. Rồi em hỏi anh: Ai là người có đôi mắt để anh phải mang theo trọn đời? Anh lại nhìn lên đôi mắt của em tha thiết. Và một thảng thốt, anh sợ phải mất đôi mắt. Hãy để chúng vào tủ ngăn của con tim. Bởi vì chúng rất là mong manh. Bởi vì nếu nói ra, đôi mắt kia sẽ không bao giờ còn nữa. Và khung trời quê hương mù sương kia sẽ không còn vĩnh cửu nữa.

Hôm nay, xa quê hương mù sương đến ngàn dặm, xa Qui Nhơn đến trùng điệp cách chia, anh mới hiểu con người có một lần để sống và để yêu. Mùa thu ở vùng Đông Bắc này đã trở lại. Mùa thu với những đám mây bàng bạc, và những tàn lá đã bắt đầu trổ vàng, để bắt người phải nao nao lòng với đất trời và thiên nhiên. Ngồi trong phòng Lab để nhìn ra ngoài cửa kính, để thấy mình cô độc đến não nùng. Qui Nhơn máu mình đã đổ xuống, để bây giờ lại quay cuồng với Qui Nhơn. Qui Nhơn nơi mình đã bảo vệ để rồi lại bị tướt đoạt. Qui Nhơn nơi mình đã nằm gai nếm mật từ Kỳ Sơn qua Phước Hải, Phước Lý, Nho Lâm để cuối cùng phải tả tơi hàng ngũ, nhục nhã ngụy quân ngụy quyền. Qui Nhơn nơi một lần nhìn những đàn chim yến trở về, nay đàn chim đã ra đi. Và đôi mắt mà mình đã chôn vào lòng ngàn năm thì đã ngàn năm xa cách. Thằng bạn người gốc Nga bước vào phòng. Và thật lạ lùng, hắn lại nhắc đến đôi mắt của người yêu cũ nơi vùng tuyết trắng nào ở UKRAINE.