Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHẠC PHẨM

"NGƯỜI THƯƠNG BINH"

QUA TIẾNG HÁT

ĐẶNG THẾ LUÂN


 

DUY KHIÊM


Chúng tôi còn nhớ trong chương trình đại nhạc hội trực tiếp thu hình cho DVD Asia 56 ở Houston (ngày 25 tháng 8, 2007), có một nhạc phẩm khá đặc biệt và đã khiến cho nhiều ngàn khán giả hiện diện xúc động, vỗ tay hoan hô rất lâu với phần trình diễn của nam ca sĩ Đặng Thế Luân trong bộ quân phục người lính Việt Nam Cộng Hòa. Bài hát có tên là “Người Thương Binh”. Đây là một trong những sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Anh Bằng phổ theo một bài thơ của thi sĩ Thái Tú Hạp và được Đặng Thế Luân trình bày lần đầu tiên ở chương trình Asia 56 “Mùa Hè Rực Rỡ - Yêu Đời Yêu Người”.

Bài thơ này đã được thi sĩ Thái Tú Hạp sáng tác cách đây hơn 10 năm với cái tựa nguyên thủy là “Người Thương Binh Uống Rượu Bên Giòng Sông”.[*]

Đoạn đầu của bài thơ này như sau:

 

Rượu uống bao nhiêu chiều rồi nhỉ

Chỉ thấy giòng sông đỏ dáng trời

Chỉ thấy lòng ta mưa chẳng tạnh

Sóng sầu nghiêng ngả mảnh hồn trôi

 

Bạn cứ đi. Đừng quên người ở lại

Ta một mình. Sống được với quê hương

Như mãnh thú khép mình trong phố nhỏ

Đốt hết tuổi đời nghiệt ngã đau thương

 


Những lời thơ phổ nhạc của “Người Thương Binh” tuần tự kể lại câu chuyện một lần tái ngộ của hai đồng đội trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đó là thi sĩ Thái Tú Hạp vừa ra khỏi trại tù cải tạo và gặp lại người bạn thương phế binh (đồng đội ngày xưa). Hai chiến hữu, kẻ mang vết thương thể xác, người mang vết thương tâm hồn, gặp lại nhau vào một buổi chiều bên bờ sông Hàn (Đà Nẵng). Không ngờ đó lại là lần hội ngộ cuối cùng và họ đã vĩnh viễn xa nhau. Một người ra đi theo diện HO, kẻ ở lại chết dần theo ngày tháng vì đói nghèo, bịnh tật. Để diễn tả cảm nghĩ của những đồng đội có cùng tâm sự đang lưu lạc ở bên này bờ đại dương, ca sĩ Đặng Thế Luân đã trình bày nhạc phẩm “Người Thương Binh” với giọng hát thật trầm buồn và như gửi gấm tâm sự của người cựu quân nhân vào từng lời ca, tiếng nhạc. Chàng thương phế binh đã nhớ lại thật rõ ràng những chiến tích ngày xưa:


Bao lần bên giòng sông soi mặt

Thoáng nhớ mây trời đỉnh Chu phong

An Lộc - Khe Sanh - Đèo Lao Bảo

Tử sinh ta xem nhẹ như không


Ngày tháng rong chơi lửa reo đầu đạn

Ta giờ lạc mất những đường chim

Ngồi lại bên giòng u uất sử

Uống giọt cuối cùng máu rỉ từ tim


Chia với cỏ cây nỗi niềm tri kỷ

Nhân gian chừng như lãng quên ta

Chiều uống rượu bên giòng sông tủi nhục

Hát một mình bài hát cũ: Quốc Ca


Đột nhiên ở cuối bài hát, những lời ca trầm hùng của bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa được cất cao lên khiến hàng ngàn khán giả hiện diện đã đồng loạt đứng dậy nghiêm chào để cùng trân trọng tưởng nhớ đến những đồng bào, đồng đội, những chiến sĩ và thương phế binh đã hy sinh cho đất nước VNCH thân yêu của chúng ta. Điều rất ngạc nhiên ở đây là có nhiều thế hệ khác nhau của người Việt ly hương đến dự đại nhạc hội đã cùng nhau lắng nghe bài hát Quốc Ca VNCH do Đặng Thế Luân hát ở đoạn sau một cách thật trang nghiêm:


Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.

Đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống.

Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên.

Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.


Dầu cho thây phơi trên gươm giáo.

Thù nước lấy máu đào đem báo.

Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy.

Người công dân luôn vững bền tâm chí.

Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi.

Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.


Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ.

Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ.

Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống.

Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.”


Hơn 32 mùa Xuân đã trôi qua, những đồng đội cũ trên chiến trường xưa ở quê nhà, ai còn ai mất, ai phiêu dạt quê người ? Mong là tất cả chúng ta sẽ dành ra vài phút để hồi tưởng lại những người thương phế binh bất hạnh ở quê nhà sau khi lắng nghe bài hát “Người Thương Binh” hoặc đọc lại bài thơ nguyên thủy của nhà thơ họ Thái để niềm thương, nỗi nhớ bổng dâng trào làm cay khoé mắt.

Trước khi Đặng Thế Luân bước ra sân khấu để hát bài “Người Thương Binh” này, nhiều ngàn khán thính giả hiện diện đã theo dõi trên màn ảnh truyền hình một đoạn video clip với những hình ảnh mới nhất vừa được thu hình tại Việt Nam, do các thiện nguyện viên thuộc một tổ chức nhân đạo ở Hoa Kỳ ghi nhận được trong dịp thăm viếng và trao quà cho những thương phế binh và gia đình của họ ở quê nhà.

Chắc chắn, khi xem DVD Asia 56 sắp được phát hành, chúng ta cũng sẽ vô cùng xúc động khi nghe MC nhạc sĩ Nam Lộc tâm sự như sau:

“…Trong số những hoàn cảnh đau xót nhất xảy ra sau ngày 30 tháng Tư, 1975 tại Sài Gòn là các thương phế binh của quân lực VNCH bị đuổi ra khỏi bệnh viện Cộng Hòa dù cho những vết thương chiến tranh của họ vẫn đang còn rỉ máu.

Nhiều người đã trở thành què cụt, mù lòa không ai giúp đỡ. Hầu hết phải sống với cuộc đời rách nát tả tơi. Có những thương binh đi xe lăn, suốt ngày lang thang bán vé số ngoài bến xe hoặc những khu chợ để còn được ngày hai bữa cơm. Khổ hơn nữa là những thương binh đã mất đi gần hết phần thân thể của mình, hoặc những người bị hư tủy sống, phải nằm liệt giường từ 32 năm nay. Họ đành phải trông nhờ vào lòng bố thí của những kẻ qua đường…”

Một lần nữa, bài hát này đã khiến cho đồng hương chúng ta nhớ lại những công tác gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ cho các thưong phế binh quân lực VNCH và gia đình còn kẹt lại ở quê nhà. Đáng chú ý nhất vẫn là những nổ lực đóng góp công sức của các anh chị em nghệ sĩ của Trung Tâm Asia, Đài SBTN và thân hữu khắp nơi ở những Đại Nhạc Hội “Nhớ Ơn Anh” hay “Cám Ơn Anh Người Thương Phế Binh QLVNCH hàng năm.
Một trong những ca sĩ thường xuyên tình nguyện cộng tác với các buổi văn nghệ gây quỹ từ thiện không hề mệt mõi là Đặng Thế Luân. Kể từ khi cộng tác độc quyền cho Trung Tâm Asia trong vòng hai năm gần đây, Đặng Thế Luân đã trở nên rất bận rộn vì ngoài việc học hành, càng lúc anh càng được mời hát ở những chương trình văn nghệ live show nhiều hơn. Thời gian gần đây, anh cũng đã tập luyện và khởi sự hát vọng cổ trong những bản “tân cổ giao duyên” với Ngọc Huyền ở album CD “Lá Trầu Xanh”. Ngoài CD solo đầu tay “Khóc Mẹ Đêm Mưa” và CD song ca với Băng Tâm “Tìm Nhau Trong Kỷ Niệm”, sắp tới đây trung tâm Asia sẽ phát hành thêm một album CD solo khác nữa cho Đặng Thế Luân.
Điều đó cho thấy con đường ca hát của Đặng Thế Luân thật là may mắn và thuận lợi so với nhiều ca sĩ trẻ khác ở hải ngoại hiện nay. Trả lời cho một cuộc phỏng vấn trước đây, Đặng Thế Luân cũng đã nhìn nhận như vậy và tâm sự như sau:

Nếu có tài mà không gặp may mắn thì cũng khó có được thành công. Em biết nhiều người có tài nhưng không được may mắn... Đối với em, may mắn là một phần quan trọng trong sự nghiệp của mình.”

Nhưng thật ra Đặng Thế Luân cũng từng cho biết là anh luôn luôn cố gắng tìm cho mình một hướng đi riêng biệt khi diễn tả những bài hát trong giòng nhạc quê hương. Anh ráng tránh không hát giống như những giọng hát thần tượng của mình là cố ca nhạc sĩ Duy Khánh và ca sĩ Tuấn Vũ hiện nay. Nhà báo Trường Kỳ cũng đã có lần nhận xét về Đặng Thế Luân như sau :

Vẫn những âm hưởng quen thuộc đó và vẫn những luyến láy không thể thiếu, nhưng người nghe sẽ nhận thấy nơi những ca khúc do Đặng Thế Luân trình bầy có phần mới mẻ hơn.”

Với những thành tựu kể trên, vào ngày 26 tháng 10 vừa qua Trung Tâm Asia và đài truyền hình SBTN đã phối hợp tổ chức một đêm văn nghệ “gặp gỡ và trò chuyện cùng khán giả” dành riêng cho Đặng Thế Luân và Băng Tâm tại phnòg thu hình studio của Đài SBTN. Kết quả rất thành công vì số vé mời đã hết sạch từ vài tuần trước.

Trở lại với chương trình đại nhạc hội thu hình cho DVD Asia 56. Thật là ngạc nhiên khi bài hát “Người Thương Binh” do Đặng Thế Luân trình bày lại là một trong những tiết mục được hoan nghinh nhiều nhất. Lý do có lẽ là vì Đặng Thế Luân đã diễn tả thật xuất sắc trong vai người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa qua một bài hát mới lạ do nhạc sĩ lão thành Anh Bằng vừa sáng tác. Bài hát cũng mang thật nhiều ý nghĩa dành cho những công tác cứu trợ thiện nguyện dành cho thương phế binh và quả phụ VNCH mà những nghệ sĩ của Asia luôn luôn gắn bó.

DK
[*]GHI CHÚ:

Nguyên văn toàn thể bài thơ này như sau (cùng với bản dịch ra tiếng Anh).

<Tài liệu do tác giả là thi sĩ Thái Tú Hạp cung cấp cho Duy Khiêm>


NGƯỜI THƯƠNG BINH UỐNG RƯỢU BÊN GIÒNG SÔNG

 

THÁI TÚ HẠP


Để nhớ bạn trước ngày chia tay

trên bến sông Đà Nẵng

 

Rượu uống bao nhiêu chiều rồi nhỉ

Chỉ thấy giòng sông đỏ dáng trời

Chỉ thấy lòng ta mưa chẳng tạnh

Sóng sầu nghiêng ngả mảnh hồn trôi

Bạn cứ đi. Đừng quên người ở lại

Ta một mình. Sống được với quê hương

Như mãnh thú khép mình trong phố nhỏ

Đốt hết tuổi đời nghiệt ngã đau thương

Bao lần bên giòng sông soi mặt

Thoáng nhớ mây trời đỉnh Chu phong

An Lộc - Khe Sanh - Đèo Lao Bảo

Tử sinh ta xem nhẹ như không

Ngày tháng rong chơi lửa reo đầu đạn

Ta giờ lạc mất những đường chim

Ngồi lại bên giòng u uất sử

Uống giọt cuối cùng máu rỉ từ tim

Chia với cỏ cây nỗi niềm tri kỷ

Nhân gian chừng như lãng quên ta

Chiều uống rượu bên giòng sông tủi nhục

Hát một mình bài hát cũ: Quốc Ca

Bao năm thấu triệt đời hư huyễn

Tâm động hồi chuông nhung nhớ quê

Tưởng đến ngày mai. Thầm ước nguyện

Giòng sông thắp nắng đón nhau về

Lâu quá hai phương trời cách biệt

Bạn hiền nay đã giạt về đâu!

Phố cũ chiều trôi đời nhạt nắng

Trong gió vọng nghe tiếng hát sầu ?!...

THÁI TÚ HẠP


THE WAR INVALID DRANK WINE

BESIDE THE RIVER CURRENT


English version by NGUYỄN HỮU LÝ

In memory of a friend of mine before the farewell day

at the Danang river wharf

How many eventides have we already drunk wine?

I only saw the river current with the red skyline

I only realized that my heart hasn't stopped raining yet

Melancholic waves oscillated my drifting mind

Just go on leaving! Never forget the remained behind person!

I was staying alone and capable of living in the homeland

That looked like a fierce animal confined itself in a small town

I set fine to my severe and painful age

Many times beside the river current where I mirrored my face

I recalled glimpsingly the cloudy sky over the Chu Phong summit

An Loc - Khe Sanh - Lao Bao Pass

I made light of life and death as if nothing had happened

I wandered aimlessly in days and months of fire and sword

I had lost my ways as the crow flies now

Sitting beside the historical current of spleen again

I drank the ultimate drop of wine as blood oozed out from the heart

I shared with grasses and vegetations a heart-to-heart confidence

This human world seemed to sink into oblivion of my presence

I drank wine in eventide beside the river of self-pity and shame

I sang alone the ancient song: the national anthem

So many years I thoroughly grasped the misleading existence

Peals of bells touched my heart with a fond remembrance of homeland

Thinking of tomorrow - I wished mutely

The river current bit the sunlight to welcome altogether back

Two sides of heaven were cut off long time ago

Oh, my dear friend! Where are you drifting away now?

The ancient town's life has gone by in a fading sunlight

In the windy sphere, the echo of a moping singsong was heard!...


Quý vị muốn nghe nhạc phẩm Người Thương Binh hãy vào:

http://www.youtube.com/watch?v=0ntXQJTH1yM