Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

37 NĂM NHÌN LẠI


(Hiền Vy, RFA 30.04.2012)
Mặc dù đã 37 năm trôi qua, nhưng mỗi khi Tháng Tư về, người Việt hải ngoại vẫn không làm sao quên được những tai ương đã đến với họ sau cái ngày mà họ gọi là "Ngày Quốc Hận".
*Cải tạo không biết ngày về
Trong chương trình Thơ Nhạc "30 Tháng Tư, Một Ngày Nhìn Lại" do hội Văn Bút Nam Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 15 tháng Tư, diễn giả Nguyễn Mạnh An Dân đã đọc lên những câu thơ viết về phụ nữ Việt Nam, đã phải một mình lo nuôi con thơ dại và nuôi chồng đang bị tù đày trong các trại tập trung, do các nhà thơ tù sáng tác.

Đường xa nón lá bung vành
Thương em lả ngọn rau xanh bờ rào
Em về bước thấp bước cao
Nước mưa nước mắt lẫn vào nước non

Hay những vần thơ nói lên những phút giây ngắn ngủi được thăm viếng chồng

Nhìn trời sống mũi cay cay
Mấy năm mới được có ngày gặp nhau
Một giờ gặp mặt qua mau
Năm ba câu chuyện đau đâu đã tàn

Và vài câu thơ viết về tâm trạng của người yêu mòn mỏi đợi chờ vị hôn phu đang ở trong tù:

Cô giáo vào dạy học trò
Nhìn đâu cũng thấy buồn xo mắt người
Bài học xã hội tốt tươi
Đến giờ phải giảng ngậm ngùi lại thôi

Chị Trịnh Kim Duyên cho biết khi miền Nam thất thủ chị mới 26 tuổi, đang làm việc tại bệnh viện Sài gòn, lúc đó chị có 2 con nhỏ, cháu lớn 5 tuổi, cháu bé 17 tháng, chồng chị bị đi "cải tạo" tại Rừng Lá:
"Họ nói tập trung để đi cải tạo nhưng thật ra là đi tù, chứ cải tạo cái gì! Đầu tiên thì trình diện ở trường học đường Nguyễn chí Thanh, xong họ chở đi Hóc Môn ở một thời gian, rồi chở đi Z-30D Hàm Tân, ở Phan Thiết. Mãi sau này mới có lệnh được đi thăm."
Còn chị Ngọc Diệp lúc đó 28 tuổi, có con một tuổi và đang mang thai 2 tháng. Chị cho biết vợ chồng chị từ Ban Mê Thuộc chạy về Sài gòn:
"Đánh Ban Mê Thuộc thì chồng tôi trở về Sàigòn. Rồi họ ra lệnh phải ra trình diện. Ổng đưa mẹ con tôi về gửi nhà bà ngoại ở Cần Thơ. Ổng nói ổng đi 10 ngày ổng về mà ổng đi mất tiêu. Họ kêu đi học tập mà họ nhốt 7 năm mới cho về. Ba năm họ mới cho tin tức là đang cải tạo ở trại Cà Tum."
Và chị Kim Kiều thì chỉ mới 24 tuổi, đang là sinh viên trường Luật tại Sàigòn, khi Hà Nội cưỡng chiếm miền Nam, chị cho biết là sau ngày 30 tháng 4 năm 75, trường Văn khoa và Luật khoa bị đóng cửa và chị được đi dạy học môn Văn tại một trường xa thành phố :
"Tụi tui quen cũng lâu rồi nhưng khi VC vô thì mới đám hỏi. Tại vì anh ấy đi lính mà tôi thì con út, trong nhà các anh cũng là quân nhân nhưng ba má tôi nói là làm cao rồi nên không sợ chết. Còn anh Dân thì đi bộ binh nên ba má tôi sợ chết, ba má tôi phản đối, không cho đám cưới. Việt cộng vô thì coi như bình yên rồi, không còn đánh nhau nữa nên cho làm đám hỏi. Đám hỏi xong thì tưởng là đi 10 ngày rồi về. Họ nói đi một tháng hay 10 ngày gì đó. Nhưng mà ổng đi mút chỉ, một năm sau mới có thư về cho đi thăm nuôi. Lúc đó anh ấy ở Suối Máu, anh ấy ở đó một thời gian lâu lắm. Sau đó thì lên Tống Lê Chân làm nhà, làm vườn cho họ. Anh ấy đi là tháng 6 năm 75 đến tháng 3 năm 81 thì về"
*Đoạn trường thăm nuôi
Trong khi chị Kim Duyên kể lại đoạn đường gian khổ đi thăm chồng tại trại Hàm Tân:
"Đi thăm ở Hóc Môn thì dễ mà đi thăm ở Rừng Lá thì Trời ơi là nó khổ. Đi qua rừng, mấy cái rạch nước mà cuốn chiếu nó to bằng ngón tay út. Trời ơi, không dám bước, sợ lắm! Nhờ người ta thồi đồ vô chứ mình đâu có vác được. Đường rừng dài lắm."
Thì chị Ngọc Diệp cho biết, vì con còn nhỏ nên ba hay bốn tháng chị mới đi thăm chồng được một lần. Nhưng có bà mẹ chồng thì đi thăm thường hơn vì bà ở gần hơn:
"Hồi đó con tôi còn nhỏ, nên bà nội mấy cháu đi thăm thường hơn. Từ Cần Thơ đi Tây Ninh xa lắm nhưng thăm được thì mừng lắm. Có lần đi tới bị trễ họ không cho thăm, họ biểu ra nhà dân mà ở rồi hôm sau mới được vào thăm sớm. Sáng mai thì tôi dắt con và bà nội vào thăm thì họ chỉ cho thăm 15 phút thôi. Họ đứng họ canh. Trước khi đi thăm thì họ nói là chính phủ khoan hồng cho mấy chị thăm chồng thăm con mà cấm không được hôn hít. Nhưng mà mấy ổng cũng hôn hà. Ông nào cũng ôm vợ hôn…"
Còn chị Kim Kiều thì nói, sau cả năm trời không có tin tức, nên khi có giấy báo cho đi thăm thì chị em trong nhà củng nhau đi thăm vị hôn phu của chị. Những người chị của chị đều có chồng đi tù cải tạo nhưng chưa ai nhận được giấy báo tin:
"Cả một năm mà không ai biết tin tức gì hết. Nhà tôi toàn là bị đi cải tạo. Tôi là út mà chồng chưa cưới cũng bị đi, mà anh ấy chỉ là trung úy thôi, còn bị đi như vậy thì mấy anh kia bị đi mút chỉ luôn. Trong nhà buồn lắm lận. Tới khi được tin đi thăm nuôi thì mừng muốn khóc luôn. Mấy bà chị cũng đi theo luôn chứ mấy chị chưa có được giấy, thành ra mấy chị đi theo tôi lên thăm ảnh luôn. Lúc lên thăm ảnh thì thăm em trai ảnh là Luyện nữa, cũng ở cùng chỗ với ảnh. Lên thăm thì có gì đem hết đi. Ảnh thì mạnh nhưng Luyện thì không ra được vì người đầy ghẻ lở. Đến cái độ là không làm gì được cả, ảnh phải đút cơm cho Luyện ăn..."
*Thực trạng "học tập cải tạo"
Trong những chuyến đi thăm nuôi người nhà, các chị cũng chứng kiến những cảnh thật đau lòng, chị Ngọc Diệp kể chuyện người cha già gánh nặng đi thăm nuôi con, mới hay tin là con đã chết:
"Có một lần đi, tôi gặp một ông già gánh hai gánh quà. Ổng nói là ổng là ổng đi thăm con ổng mấy lần mà họ không cho thăm. Sau cùng thì họ phát cho ông ấy cái khăn tang và nói là con ổng chết mấy tháng nay rồi. Ổng khóc quá trời rồi lăn ra chết giấc."
Còn chị Kim Duyên thì chứng kiến cảnh người tù không có thân nhân đã khẩn cầu xin chị những thứ mà có thể chồng chị không cần đến:
"Tù chung đó, mà không có thân nhân tội lắm. Thấy mình đi thăm thì hỏi là có dư gì thì để gốc cây cho họ, mà cán bộ đứng đầy đó nên mình không dám. Sợ cán bộ đến hỏi thì phiền."
Với số tuổi chỉ ngoài đôi mươi và một vóc dáng xinh đẹp mà chưa có gì thật sự ràng buộc ngoài một cái lễ hỏi, chị Kim Kiều không những chỉ thăm nuôi vị hôn phu mà còn thăm nuôi cả người em trai của người chồng chưa cưới. Khi được hỏi động cơ nào đã khiến chị đối xử với những người "ngã ngựa" như vậy, chị cho biết:
"Em ảnh thì có vợ rồi nhưng ở Qui Nhơn thành ra ông bà cụ nhờ tôi thăm người em của anh ấy luôn. Tại mình rất ghét cộng sản mà thương quốc gia. Mình không thể nào mà hòa hợp với cộng sản được. Hồi mới đi dạy tôi phải dạy xa thì khi lên xe Bus để đi dạy, thấy cộng sản ngồi thì tôi không nghĩ tới. Tôi tưởng như đang mơ vậy đó, Trên xe Bus có mấy ông lính của mình, hát những bản nhạc ngày xưa, hát để xin tiền đó. Trời ơi, mình muốn khóc luôn. Thành ra như vậy mình không thể nào..."
Sau thời gian dài bị tù đày, những người lính năm xưa được trở về với gia đình, chị Kim Kiều chia sẻ kỷ niệm khi đón người yêu:
"Không có gì mừng bằng! Ổng về một cái, là đầu tiên dẫn ổng đi ăn phở. Phở Quyền dưới ngã tư Phú Nhuận đó. Sau khi mà đổi tiền đó thì 500 ngày xưa chỉ được 1 đồng sau này. Tô phở tính 9 đồng, là ổng nhân lên liền. Ổng nói trời ơi sao mà mắc quá vậy. Ổng nói chỉ ăn một lần thôi nha, không ăn nữa nha. Mắc quá đi! Lúc đó tại mình là con út trong nhà thành ra cũng không bận bịu gì với gia đình nhiều nên ảnh mới về thì khao ảnh đó mà."
Rồi vài tháng sau, chị Kim Kiều cùng người yêu nên duyên vợ chồng. Sau nhiều lần vượt biển thất bại, cuối cùng anh chị cũng đến được bến bờ Tự Do. Trong thời gian anh chị chờ thanh lọc để đi định cư ở quốc gia thứ ba thì những người tù cải tạo khác đã cùng gia đình lần lượt đến Hoa Kỳ qua chương trình HO, trong đó có gia đình chị Ngọc Diệp và chị Kim Duyên. Chị Kim Kiều tâm sự:
"Đầu năm 89 là tụi tôi đem con đi vượt biển nữa, lúc đó cháu được 5 tuổi. Khi tôi đi thì mấy bà chị của tôi không cho đi, bảo là nộp đơn HO để đi, thì tôi nói là không thể tin được việt cộng, nên nộp đơn thì tôi cứ nộp nhưng mà đi vượt biên thì cũng cứ đi. Sống chết ngoài biển thì giao cho Trời vậy thôi. Tại thằng nhỏ nó còn nhỏ quá nên các chị của tôi cản. Chúng tôi ở trại tị nạn gần 4 năm rưỡi. Tới trại tị nạn là năm 89 mà cuối năm 93 mới qua Mỹ."
*Nỗi đau không phai
Niềm vui được sống trong một xứ sở Tự Do vẫn không làm các chị quên được quê nhà. Hồi tưởng lại những năm xưa, chị Kim Duyên cho biết:
"Bây giờ nghĩ lại thời gian đó thật là khủng khiếp. Trời ơi! những người cộng sản đối đãi với dân mình không được tốt đẹp. Họ đối xử chênh lệch, nào là con ngụy, nào là con này kia, Không được học những ngành chuyên môn. Họ tìm đủ mọi cách để không cho người dân của chế độ cũ được làm gì hết. Thành ra bây giờ tôi nghĩ đến cái chế độ của họ tôi thấy khủng khiếp quá! Khủng khiếp trong sợ hãi."
Chị Ngọc Diệp hiện vẫn còn mẹ già tại Việt Nam, chị đang phân vân không biết có về tham dự lễ thượng thọ 90 của Mẹ chị hay không: "Mẹ tôi 90 tuổi rồi đó, Mẹ kêu tôi về làm lễ 90 tuổi cho Bà nhưng không biết tôi có về được không. Tháng mười hay tháng mười một sẽ làm sinh nhật 90 cho Bà".
Trong khi đó, chị Kim Kiều thì xem những tháng ngày khó khăn mà chị đã trải qua, như là những kinh nghiệm sống quí báu cho bản thân nhưng vẫn nhất quyết không về thăm nhà, khi quê hương chưa có được tự do:
"Đúng thì thật ra mình ở nó khổ thiệt nhưng có sống như vậy mình mới biết được dân của mình. Mình sống qua với việt cộng, rồi mình sống ở trại tị nạn thì mình biết được những thứ đó. Đó là những bài học rất là quí báu. Có những người may mắn thì họ không trải qua những cái đó, thì đúng là họ may mắn, nhưng họ không biết được những cái đó.
Còn lớp trẻ thì không hiểu được đâu. Không rút được kinh nghiệm đau thương sống với việt cộng. Không thể nào hiểu được cái đau thương đó. Tôi qua đây hai mươi năm rồi, tôi không về. Khi nào không còn việt cộng tôi mới về, còn Việt cộng là tôi không về."
37 năm đã trôi qua, những thiếu phụ trẻ ngày nào giờ đây đang bước vào tuổi hạc. Tuổi thanh xuân của họ đã trôi qua trong thời chiến với nỗi âu lo cho người yêu ngoài mặt trận. Và khi đất nước thống nhất, hòa bình thì họ lại phải âm thầm tần tảo nuôi con thơ và thăm nuôi chồng trong các trại tù cải tạo, rồi lại lo tìm đường vượt biển để mong đến bến bờ tự do. Họ là những bà mẹ Việt Nam tiêu biểu, âm thầm chịu đựng và luôn quên mình để kiên cường gây dựng cho các thế hệ mai sau.

SẼ CÒN NHIỀU VỤ VĂN GIANG KHÁC
Những cảnh đàn áp nông dân trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04 tiếp tục khấy động dư luận trong và ngoài nước. Một số nhà báo và nhà trí thức đã lên tiếng phản đối vụ cưỡng chế Văn Giang, trong số này có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
So với vụ Tiên Lãng, vụ cưỡng chế ở xã Văn Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4 vừa qua gây chấn động mạnh trước hết là do tầm mức của sự kiện. Mặc dù theo nguồn tin chính thức, việc cưỡng chế chỉ tiến hành đối với 5,8 ha thuộc 166 hộ không chịu nhận tiền đền bù, nhưng có đến cả ngàn nông dân Văn Giang từ đêm hôm trước đã bám trụ tại những mảnh đất của họ để chống lại việc cưỡng chế.
Phía chính quyền vì thế đã phải huy động hàng ngàn người gồm công an, cảnh sát cơ động, dân phòng và, theo tố cáo của dân, thì có cả thành phần xã hội đen, để thi hành lệnh cưỡng chế, biến việc này thành giống như là một trận càn quét trong chiến tranh, với hơi cay mờ mịt đồng, khói mù tỏa khắp nơi, tiếng súng vang rền trời.
Điểm thứ hai gây công phẫn dư luận, đó là mức độ đàn áp của lực lượng cưỡng chế, qua những hình ảnh được phổ biến rộng rãi trên mạng, nhất là cảnh cả chục người cầm dùi cui thi nhau đánh đập dã man một nông dân tay không, theo kiểu đánh đòn thù, chứ không phải là khống chế một thành phần "quá khích".
Điểm đáng nói khác đó là, có lẽ rút kinh nghiệm từ vụ Tiên Lãng, chính quyền kiểm soát rất gắt gao những thông tin về vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Một số bài báo đưa tin tương đối khách quan đã bị gỡ bỏ chỉ sau vài giờ đăng trên mạng. Những bài báo khác thì đăng thông tin một chiều của chính quyền tỉnh Hưng Yên.
Chỉ duy nhất có tờ báo Người Cao Tuổi, cơ quan ngôn luận của Hội Người cao tuổi Việt Nam, là dám lên tiếng tố cáo vụ cưỡng chế mà họ cho là "trái luật" ở Văn Giang ( Nhưng nay bài của Người Cao Tuổi về vụ Văn Giang đều đã bị gỡ bỏ ). Nhiều phóng viên cho biết họ đã bị cản trở khi đến tác nghiệp ở Văn Giang trong ngày cưỡng chế.
Những nhà báo, những trí thức nào muốn bày tỏ thái độ về vụ Văn Giang chỉ có thể đăng tải trên các trang mạng. Trong bài viết tựa đề " Phải thay đổi tư duy thu hồi đất", được đăng trên trang Ba Sàm ngày 27/4, nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại rằng, điều 39 – Luật Đất đai 2003 quy định chỉ thu hồi đất để " sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng", trong khi dự án Ecopark chỉ là dự án kinh doanh, chính quyền không được phép thực hiện thủ tục thu hồi đất.
Bên cạnh đó, nhà báo Võ Văn Tạo lên án tình trạng thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Tác giả viết : "Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng cưỡng chế cản trở hung hăng, thậm chí không ít phóng viên còn bị cướp máy ảnh, hành hung(!). Chính vì không có sự giám sát của báo chí, hiện tượng cưỡng chế sai ẩu, lạm dụng vũ lực, hành hung vô lối và thái quá với người bị cưỡng chế rất phổ biến."
Về phần nhà báo Huy Đức thì tự đặt mình vào vị trí của nông dân Văn Giang trong bài viết đề ngày 26/04 đăng trên trang blog của anh.
Theo Huy Đức, các điều khoản về thu hồi đất, từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003. Anh cho rằng "Luật gần như đã đặt những mục tiêu cao cả như "lợi ích quốc gia" ngang hàng với "lợi ích của các đại gia"."
Huy Đức lưu ý rằng, "vì Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền, vì không có công lý, nên gia đình anh Đoàn Văn Vươn và 160 hộ dân Văn Giang phải chọn hình thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế". Theo tác giả bài viết, hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đã trở thành "một vết nhơ trong lịch sử."
Trong bài viết gởi trực tiếp cho trang mạng Bauxite Việt Nam với hàng tựa " Nhà nước của dân, do dân, vì dân không được phép trấn áp dân", đề ngày 26/4, ông Nguyễn Trung (cựu Đại sứ CSVN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, cựu thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ), đã bày tỏ "sự căm giận và nỗi hãi hùng" của ông. Ông căm giận "vì không thể chấp nhận Nhà nước của dân, do dân, vì dân lại hành xử với dân như vậy. Ông hãi hùng "vì thấy rằng hệ thống chính trị nước ta đã có được trong tay lực lượng vũ trang sẵn sàng thực hiện lệnh trấn áp như vậy đối với dân."
Ông Nguyễn Trung cảnh báo rằng đây là " một chiều hướng phát triển vô cùng nguy hiểm cho đất nước, nhất thiết phải tìm cách ngăn chặn." Ông yêu cầu Đảng, Quốc hội, Chính phủ về họp công khai với toàn thể các hộ dân các xã ở Văn Giang có đất đai bị thu hồi trong vụ cưỡng chế này để tìm hiểu tại chỗ sự việc.
Riêng giáo sư Tương Lai, ngay từ bài viết với hàng tựa " Bàn chân nổi giận", đề ngày 17/4, gởi trực tiếp cho trang Bauxite Việt Nam đã cảnh báo rằng " con giun xéo lắm cũng quằn, họ không thể cứ lầm lũi ngậm miệng than trời, sao trời ở không cân, kẻ ăn không hết, người lần không ra.".