Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TÌM VẾT CHIM BAY TRONG THƠ HÀ HUYỀN CHI


PHẠM THIÊN MẠC


Từ xưa - hay ít nhất thì cũng là từ thời kỳ của Thơ mới, khi mà những làn hương lãng mạn của Tây Phương bắt đầu thổi vào những luồng gió mạnh vào tâm hồn thanh niên Việt - gây nên những giao động nhức nhói mãi cho đến bây giờ. Đối tượng của thơ tình thường chỉ mang tính cách trừu tượng, vẩn vơ. Cảm xúc của thi nhân có thật, nhưng không ai lại đi đòi lúc nào cũng phải là những mối tình có thật trong thơ... Từ đó đến giờ, điều này đã gần như thành ước lệ, thường thì, bóng Nàng Thơ trong các thi sĩ chỉ là những nhân ảnh ảo tưởng, mơ hồ... Thế mà, đọc xong tập truyện Bão Đầy của Hà Huyền Chi, tôi lại có cảm tưởng dường như đây là một biệt lệ. Ý tôi muốn nói rằng, có thể lắm, Nàng Thơ trong Bão Đầy là một nhân dáng hoàn toàn có thật?
Ngay trong lời giới thiệu vào tập của chính tác giả, ta như tiếp cận với sự có mặt của một linh hồn: "Một ngọn gió tình cờ đã dắt ta đến hội xuân 96 với em. Như một mặc khải, em, con chim linh huyền thoại thức dậy ta từ giấc sầu miên... Tình, khiến thơ thăng hoa. Tình, xông hương vần điệu... Ta hiểu được, tình em mới đích thực là cơn bão, Bão Đầy". Thấy như rằng, đây không phải chỉ là những lời sáo ngữ, đẩy đưa mà là những tâm sự tự đáy lòng, những cảm xúc có thật, dành cho một bóng người... Bóng người nào đó thoáng qua như một vết chim bay...
Trong bài viết này, tôi không có ý định phê bình về nghệ thuật thơ của Hà Huyền Chi, việc làm đó cần nhiều công phu và sưu tập, ở đây, chỉ muốn mời bạn theo tìm vết chim huyền sử...
Thi tập Bão Đầy gồm có đúng một trăm bài thơ, nói đúng hơn, một trăm bài thơ tình giàu âm điệu, nhờ có Tình Yêu, Thơ vươn lên như những cánh thiên nga, vượt thoát ra từ dòng sông tâm hồn đã một lần tưởng như "ứng thủy"...
Từ mộ địa buồn xưa thức dậy
Cho đời bát ngát một màu xanh
Bây giờ anh có đủ
Chỉ thiếu một em thôi
Em là chim huyền sử
Chia nỗi anh ngậm ngùi...
"Chia nỗi anh ngậm ngùi...", câu thơ ngắn mà lại như một gợi mở, không cùng... Thật sao? Ư đã gặp một chim huyền sử trong tao ngộ tình cờ để mà chi nỗi ngậm ngùi? Thảo nào mà cả trăm bài thơ trong thi tập, dường như đã chỉ làm cho một bóng hình?
Hà Huyền Chi là một thi sĩ lão thành, vài năm nữa thì ông đã bước vào tuổi "thất thập cổ lai hi", với những sáng tác trải dài suốt 35 năm trong 16 thi tập đã xuất bản. Vì thế, thật là một ngạc nhiên thú vị khi xem những lời thơ tình của ông, đam mê như trai mới lớn, có phải người ta vẫn thường nói: "Nhà thơ là một kẻ không có tuổi, cứ trẻ hoài..."
Hãy cùng ta gặt nốt những mùa vui
Không có em đời hết phải là đời
Ta hạnh phúc như chưa từng hạnh phúc
Ta yêu em và nhớ em từng phút
Sáng hôm nay lòng ta như tháp bút
Viết lên mây cho trời đất thương nhau
Mà Tình Yêu thì nào chỉ là đơn phương. Tình yêu trong trí tưởng tượng, thăng hoa ngay cả lúc những cơn mất ngủ, ở đó, sông nước, sóng, trăng như giao thoa, lung linh hư ảo...
Ơn em con nước tràn bờ
Con sông mất ngủ còn đưa trăng về
Con thuyền say sóng đam mê
Con tim thả nổi từ khi có chàng
Trong bài thơ "Bão Đầy" được chọn làm tên cho cả thi tập, tác giả phác họa cho ta thấy dạng hình của chim huyền sử. Ở đây tôi cứ thích nhâm nhi, đọc kỹ hai câu cuối, rồi lan man vẽ vời ra những hình ảnh trong đầu...
Thật gần, nàng cũng thật xa
Vuông khăn nhốt gió, nhốt ta bão đầy
Nàng Thơ có thật, nhưng xa diệu vợi. Thì ra đây chỉ là thứ tình yêu trong lý tưởng, nơi hò hẹn của tâm hồn, chia sẻ những cảm xúc mong manh nhất... Những làn hương Thơ thoảng bay trong gió...
Mà lạ, không hiểu sao, tôi cứ thích phác họa ra hình ảnh người con gái, dịu dàng với chiếc khăn choàng cổ, khăn vuông nhốt gió, tạo nên Bão Đầy trong hồn thi sĩ. Hình ảnh lãng mạn làm liên tưởng đến cô gái Phù Tang nào, e ấp với tấm khăn thêu Ngàn Cánh Hạc trong tác phẩm của Kawabata bất hủ... Ở đây, cô gái Thơ hư ảo làm xao động cả âm thanh, âm thanh tiếng người hay âm thanh ảo giác? Những "lời câm" không nói mà như chỉ có thi nhân mới đón bắt được qua cửa ngõ tâm hồn:
Giọng em thánh thót dương cầm
Tiếng cười ấm má, lời câm ngọt ngào
Có lẽ, tôi thích nhất trong cả thi tập, là bốn câu thơ trong bài "Gái Bắc Ninh", ở đây, tác giả lại hé mở thêm cho ta biết về gốc tích của Nàng Thơ tiên nữ:
Mê gái Bắc Ninh từ dạo đó
Hội Lim chiên trống dậy men xuân
Tim em lảnh lót dòng Quan họ
Tiên nữ về trong áo tứ thân
Thì ra, cái âm hưởng lẵng lơ của mấy câu hát Quan họ từ những ngày thanh niên xa xưa nào, tưởng như đã tuyệt tích từ lâu, lại còn đeo đuổi thi nhân mãi cho đến bây giờ: "Ngồi rằng, ngồi tựa... ơ... ớ,,, cái bên sông Đào. Hỏi người, là người tri kỷ... i... í..., ra vào, ra vào có thấy vấn vương, gió lạnh cái đêm đông trường..."
Tình cờ gặp lại trời lưu luyến
Cỏ biết tương tư, thép ngậm ngùi...
Hết bài thơ... Không còn thấy đâu dấu vết câu ca quan họ, không còn thấy bóng dáng tiên nữ trong áo tứ thân, chỉ còn mỗi nỗi tương tư, ngậm ngùi của thi nhân... Cái âm hưởng của câu thơ cuối bài như còn lại mãi, còn lại mãi, cô đơn biết chừng nào...
Lời xác nhận của chính tác giả về câu chuyện tình thánh hóa, được thấy trong bài thơ cuối của thi tập, bài "Yêu Nhất", và ở ngay cả trong lời "đóng tập":
Em, bài thơ ta yêu nhất
Tình yêu đang tượng hình
Nghìn bài kia hoàn tất
Đã yên mồ, cỏ xanh
Ta vinh danh tình yêu. Ghi dấu những cảm thức nhọn hoắt về ta, về nàng. Về một hư vọng và hy vọng, cần thiết. Hãy giữ giùm ta những kỷ niệm châu ngọc đã một lần sáng chói, trong tim. Và em, xin bảo trọng!"
Thôi, thế là hết, đã xa. "Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa, mà khóc với cười..." (Phạm Duy), có còn chăng, thì chỉ là những âm đập nhức buốt dội lại từ một cánh chim huyền sử... Xin hãy quên đi, quên đi dĩ vãng:
Em đừng thức dậy buồn anh
Vết son ngày cũ sẽ thành vết dao
Sau bìa sách, hai câu thơ viết tay nguệch ngoạc như một câu hỏi với người tình hư vô
Bây giờ em hối hận chưa
Gặp hay không gặp, cũng thừa nghiệt oan
Ừ nhỉ. Nàng có hối hận đã gây ra nghiệt oan cho thi nhân? Cũng tự hỏi thế xong tôi lại nghĩ: "mà sao lại nghiệt oan? Khi mà oan khiên kia thì lại chính là những nguồn cảm hứng thanh cao, long lanh hồn suối, làm sống lại một trái tim Thơ đang sầu miên, hóa thạch?"
Phải nên xem đó là những hạnh phúc châu ngọc, những ân sủng hiếm hoi mà cuộc đời dành cho người nghệ sĩ mới đúng chứ, chẳng thế sao?
Đọc xong thi tập Bão Đầy của Hà Huyền Chi, tôi cũng thấy bâng khuâng, ngậm ngùi như thi sĩ, rồi cũng như ông, tôi cầu mong cho thi sĩ không gặp lại Nàng, kiếp này... Để như thế mà Tình Yêu được thánh hóa, vẹn toàn hơn chăng?