Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG TÌNH TỰ VĂN HỌC DÂN GIAN

 

ĐAN HÀ

Từ xưa người phụ nữ Việt Nam đã hãnh diện là những người có đầy đủ đức hạnh, họ lấy gia đình làm nền tảng để xây dựng xã hội, lấy việc nội trợ và giáo dục con cái làm nghề nghiệp, lấy sự tương ái làm việc giao hảo với bà con xóm giềng. Cho nên đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chịu ảnh hưởng sâu đậm của thời đại phong kiến ngày xưa, thời trọng nam khinh nữ, nhưng những đức tính của người phụ nữ, cho đến bây giờ vẫn còn có một chỗ đứng vững vàng trong nên văn học nước nhà, đã ảnh hưởng rất nhiều đến những thành quả trong việc học hành của con cháu chúng ta sau này, đặc biệt là ở hải ngoại, mặc dù hai nền văn hóa khác nhau, nhưng không phải vì vậy mà chẳng giúp ích gì, trái lại nó đã hỗ tương tích cực trong việc giáo dục.
Người phụ nữ trong việc nội trợ và giáo dục con cái: trong một gia đình khi người con gái lớn lên khoảng mười hai, mười ba tuổi, ngoài việc ngày hai buổi được đến trường học hỏi để mở mang về đức dục và trí dục, khi về nhà người Mẹ cũng đã dạy dỗ cho con mình, những môn như nữ công gia chánh, để khi lớn lên hầu áp dụng vào đời sống, đem lại hạnh phúc cho gia đình, lợi ích cho xã hội:
Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thời giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thời đọc sách ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Ngoài việc dạy cho con gái mình những việc trong nhà, để trở thành một người đảm đang trong gia đình... người Mẹ còn phục sức cho con những nét thùy mị, đoan trang, dạy cho con gái biết chải tóc soi gương, để trở thành một thiếu nữ duyên dáng làm hành trang để bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Sự xác nhận vị trí tuổi tác của mình cũng là một cách đối đãi với tha nhân, với bạn bè đôi lứa:
Em còn nhỏ em chưa biết gì
Để em về chải tóc soi gương
Không phải chỉ trau chuốt bề ngoài, để trở thành cánh hoa hữu sắc vô hương mà người Mẹ còn dạy những đức tính tốt, hầu tạo cho con mình trở thành những người chín chắn, không đua đòi:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình
Song song với việc khuyên con gái phải giữ gìn tiết hạnh, người Mẹ còn chuẩn bị cho con gái một tâm tình phong phú, để đợi ngày sánh duyên kết bạn. Tình cảm người con gái thì luôn luôn e ấp, thẹn thùng vì cố giữ những nét kín đáo của người phụ nữ Á Đông. Cụ Nguyễn Du cũng đã diễn tả tâm trạng của những thiếu nữ mới lớn, khi đứng trước ngưỡng cửa tình yêu đôi lứa:
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
Sự dè dặt trước tình yêu đôi khi là những nét quyến rũ nhất, tạo cho đối tượng những cảm giác không nhàm chán, luôn mơ ước và theo đuổi để khám phá những chân trời mới mẻ nhất trong tình yêu, như định nghĩa của một nhà văn Tây phương rằng: "Tình yêu lứa đôi là một đóa hoa quý, nhưng nó chỉ nở trong bóng tối".
Khi bước chân vào đời, người thiếu nữ cũng cảm thấy phân vân lo lắng cho cuộc sống tình cảm đang còn lơ lửng trước những ước mơ thầm kín:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Bởi duyên của người thiếu nữ chỉ có một thời, cũng như cánh hoa chỉ nở một lần, nếu không thận trọng thì sẽ ân hận cho mai sau:
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình
Người thiếu nữ đến tuổi đôi mươi, ai lại không cảm thấy xao xuyến, bâng khuâng trước một người con trai nào đó, thế nhưng:
Thò tay ngắt ngọn rau ngò
Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ
Hoặc là:
Giả đò bán khế mua chanh
Vô ra trường học thăm anh kẻo buồn
Bởi vì:
Thấy anh em muốn thương nhiều
Như anh Kim Trọng thương chị Kiều thuở xưa
E ấp thẹn thùng trước tình yêu không phải là một trạng thái yếu hèn, nhút nhát bởi vì không phải bất cứ trước một ai họ cũng thẹn thùng:
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
Quay tơ phải giữ mối tơ
Dù năm bảy mối chỉ chờ mối anh
Hoặc là:
Thuyền em dù phải ngược dòng
Mười hai bến nước một lòng bến anh
Khi đã gặp được đối tượng yêu thương, gặp người tâm đầu ý hợp, họ cũng chẳng tiếc những tặng vật đã trao nhau, mà chỉ xem như quà tặng để làm tin, như một lời thề son sắt và mai sau kia sẽ trở thành quà cưới cho hôn nhân, kỷ niệm cho cuộc đời đôi lứa:
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay
Như vậy nét thẹn thùng của người thiếu nữ chính là một trạng thái tâm lý hiếm quý, để bảo vệ tình yêu đôi lứa, mà chỉ có người thiếu nữ Á Đông mới có. Quan niệm của người phụ nữ chỉ có tình thương yêu là cần thiết nhất trên đời, vì nó là yếu tố quan trọng trong cuộc tạo dựng hạnh phúc:
Tình thương quán cũng như nhà
Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói xây
Đời sống người dân quê Việt Nam phần lớn theo ngành nông nghiệp, nên những hình ảnh ruộng đồng cũng thể hiện tính cần mẫn của người phụ nữ:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Ước mơ của họ cũng chỉ đơn sơ, nhưng cũng ẩn chứa một tâm tình lãng mạn đến tuyệt vời:
Trời mưa cho lúa chín vàng
Cho anh đi gặt cho nàng mang cơm
Tình thần tương thân tương ái trong việc giao tế, cũng là một đức tính đặc thù của người phụ nữ Á Đông:
Giàu như người ta cũng cơm ngày ba bữa
Khó như mình đây cũng đỏ lửa ba lần
Xích lại đây cho xa cũng như gần
Dù cháo rau qua bữa hai chữ tương thân ta mạ vàng
Không ai có thể phủ nhận được tình yêu là yếu tố tiên quyết, để xoa dịu những khổ đau cho nhân loại:
Nhiễu điều phũ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Tình yêu không chỉ dành riêng cho một nước, một dân tộc nào, mà nó đã lan khắp thế giới. Trong chúng ta không ai không động lòng khi nghe đến những tin tức như thiên tai bão lụt, động đất, chiến tranh đã gây thương vong nhiều nhân mạng. Ai có thể quay mặt trước nạn đói hoành hành tại các quốc gia kém mở mang? Trái lại nếu làm được những gì để giúp đỡ, họ cũng sẵn sàng đóng góp:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, bởi vì những thứ ấy không tạo nên nhân phẩm con người, mà chính là tinh thần tương thân, nhường nhịn nhau trong việc giao tế:
Lên xe nhường chỗ bạn ngồi
Nhường nơi bạn tựa, nhường lời bạn phân
Chung thủy cũng là một đức tính hiếm quý khác của người phụ nữ, mà cũng chỉ có người phụ nữ Việt Nam mới có đầy đủ đức tính ấy, một đất nước nghèo khó vì chiến tranh loạn lạc. Thế cho nên:
Nước có loạn mới biết tôi hiền chúa thánh
Gặp gian nguy mới biết vợ nghĩa chồng tình
Cho dù hoạn lạc, đói nghèo nhưng tình chồng vợ vẫn luôn khắng khít, keo sơn:
Hạt muối mặn ba năm còn mặn
Lát gừng cay chín tháng còn cay
Đôi ta ân trượng nghĩa dày
Dẫu có giàu sang cũng không đổi
Dẫu có ăn mày cũng không xa
Đời sống vợ chồng trước hết là tình, sau là nghĩa, bổn phận chung là lo phụng dưỡng tứ thân phụ mẫu, nuôi nấng và dạy dỗ con cái:
Mẹ già là mẹ già chung
Em lo cơm áo, anh cùng thuốc thang
Nhờ tình nghĩa cho nên người phụ nữ không quản:
Có con phải khổ vì con
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng
Chấp nhận khó nhọc khi phải gánh vác việc gia đình, cũng là một cách để nhớ đến công ơn của cha mẹ đã sanh thành dưỡng dục cho chúng ta nên người:
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
Từ những ý niệm giữa mẹ và con, như một tình yêu thương rộng lớn hòa nhập vào một đại dương bao la, để rồi chỉ thấy tình Mẹ vẫn ngọt ngào muôn thuở:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật như đường mía lau
Cho nên có khi phải đi lấy chồng xa xứ, hay lâm vào cảnh tha hương như chung ta hiện nay, ai không khỏi bùi ngùi thương nhớ, một lúc nào đó nghĩ về quê hương, về Mẹ:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiều
Đối với gia đình, người phụ nữ đã làm đầy đủ bổn phận, với một tấm lòng mến yêu, với một tinh thần trách nhiệm cao quý, vỡi những nỗ lực trong công việc xây dựng gia đình và xã hội, họ đã thăng hoa nền văn hóa nước nhà lên đến chỗ tuyệt vời. Xuyên qua lịch sử dân tộc, đã trải qua hơn một ngàn năm chịu dưới ách thống trị của ngoại bang, bị phân hóa đến gần như hủy diệt, thế mà nên văn hóa ấy vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Và giờ đây lại được lan ra tận hải ngoại. Gần đây, theo nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học, lịch sử, dựa vào những thống kê của các quốc gia có người Việt Nam sinh sống, thì đa số học sinh thuộc các cấp đều học trên mức trung bình, tính xuất sắc ấy phần lớn chịu ảnh hưởng của một nền văn hóa lấy gia đình làm nguồn gốc.
Tuy nhiên, người phụ nữ Việt Nam không phải chỉ biết xây dựng gia đình mà đối với quốc gia xã hội, họ cũng đã có những đóng góp tích cực vào việc chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ Quốc.
Ngày xưa, Bà Trưng, Bà Triệu là những vị anh thư dân tộc, đã đánh đuổi quân xâm lăng Đông Hán để giữ vững sơn hà. Tiếp theo dòng lịch sử quật cường trước làn sóng Bắc xâm ấy, những người trai phải lên đường theo nghiệp đao cung, người phụ nữ đã hi sinh hạnh phúc gia đình đưa chồng đi làm nghĩa vụ:
Chàng đi đưa gói thiếp mang
Đưa gươm thiếp xách cho chàng đi không
Những cử chỉ nhỏ nhặt như xách gói xách gươm cho chồng, cũng đã nói lên tinh thần trách nhiệm của người phụ nữ đối với Tổ Quốc như thế nào rồi, chưa đủ, họ còn muốn làm hơn thế nữa, đôi khi họ cũng ước là nếu làm được việc của nam nhi họ sẽ làm thay cho chồng nghỉ ngơi:
Phải chi vác nổi súng đồng
Thì em đi lính thế cho chồng vài năm
Nhìn vào lịch sử Việt Nam đã trải dài trên bốn ngàn năm văn hiến, qua bao thăng trầm, biết bao lần phương Bắc muốn gột rửa cái hồn Việt trong chúng ta để đồng hóa với nền văn hóa ngoại xâm, ngõ hầu tiêu diệt một dân tộc để đem tất cả về làm con dân của họ, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn còn, vẫn tồn taị cái Việt tính trong chúng ta. Bởi vì nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt đã in sâu vào tâm khảm, vẫn tiềm tàng và phát triển từ thời đại này qua thời đại khác, như một dòng suối mát luân lưu bất tận. Nhờ đó mà tâm hồn người Việt Nam rất phong phú, nhất là đối với người phụ nữ, họ không chỉ tận hưởng để làm thăng hoa cuộc sống riêng mình, mà còn gìn giữ cho mai sau con cháu từ thuở còn nằm nôi:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đã tạo nên một nền Văn Học dân gian thật phong phú, được thể hiện qua những tấm lòng yêu thương rộng lớn, mà xưa nay tổ tiên chúng ta gói ghém như một khuôn vàng thước ngọc, như những bài học quý báu, cho con cháu chúng ta dùng làm phương tiện để xây dựng hạnh phúc gia đình, xã hội cũng như đóng góp chung cho nền hòa bình thế giới.