Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

SỰ DỐI TRÁ


Huy Phương

Có lẽ trong cuộc đời, chúng ta ai cũng một đôi lần nói dôi. Tôi nghĩ lại cuộc đời mình từ lúc còn là đứa trẻ cho đến lúc tóc bạc, quả là tội lỗi đầy mình chắc đã nhiều lần mình nói dối, tùy theo mục đích này hay mục đích khác. Lúc nhỏ, tôi thường nói dối vì sợ hãi. Bố tôi thường dạy dỗ con bằng roi vọt, nên để tránh roi vọt đôi khi phải nói dối. Đi ra ngoài chơi đánh lộn sưng mặt thì về nhà nói là bị vấp té. Đua xe đạp bị té dập mặt cũng có thể nói dối là bị ong cắn, miễn là phải che mắt ông bố bằng cách bôi chút vôi ăn trầu lên chỗ sưng. Chỉ tội nghiệp cho bà mẹ luôn luôn đồng lõa với tội lỗi của con vì xót xa không đành thấy con phải roi vọt. Đánh lộn, chơi nghịch bổ té, phải trái chưa cần phân trần, về nhà ông bố đã rút cây roi ve vẩy trong tay:" Vào đây. Nằm xuống!"Đó là mệnh lệnh. Đứa con chưa thấy đau rát ở mông đít, trong nhà bà mẹ đã thấy đau lòng như chính bà bị đánh. Nền giáo dục cổ hũ ngày xưa chưa dạy con người ta phải nói thực, dù phải trả giá đắt khi nói thực, nhưng điều đó có sự lợi ích về sau. Nếu không vì sợ hãi những trận đòn, tội đâu cần phải nói dối.
Bây giờ nếu có người hỏi tôi trong thời gian"học tập cải tạo", Cộng sản"dạy" những gì cho chúng tôi, và những người tù"học hỏi"được những gì, thì tôi không ngần ngại trả lời rằng họ dạy chúng tôi dối trá và chúng tôi chỉ học được những điều dối trá. Trong nhà tù ai cũng phải nói những điều dối trá để sống còn.
Lớn lên tôi thấy người ta ai cũng biết nói dối và đôi khi thích nói dối. Tôi cũng phân vân không biết nói dối để làm vừa lòng người khác có mang tội không? Bí quyết của "đắc nhân tâm" là phải biết khen người khác, dù lời khen đó không được một phần trăm sự thật. Cứ nghĩ một người đàn bà được khen đẹp, một ông già được khen trẻ họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, đem lại hạnh phúc cho người khác, dù nhỏ đến đâu cũng là việc thiện phải làm. Nhưng cũng có những người xử dụng lời khen đó trở thành lố bịnh. "Sự thật mất lòng", cho nên người ta cứ mãi dùng sự dối trá để vừa lòng nhau.
Người đời thường nói dối vì lợi lộc, cho được việc của mình. Trong một tạp chí chuyên đề về xe hơi, người ta viết bài bênh vực cho chuyện nói dối của salemen. Hầu hết đều than phiền nghề bán xe hơi là nghề nói dối nhất, nhờ miệng lưỡi trơn tru người ta mới bán được nhiều xe. Họ nói dối về sự bền bỉ của thân xe, tối tân của máy móc, sự chịu mưa gió của nước sơn, nói dối việc tiêu thụ nhiên liệu và nhất là nói dối về giá cả, cho nên nhiều người cả tin đi mua xe hơi, phải trả đất hơn giá thực cả vài ba nghìn đồng bạc. Và cuối cùng là anh chàng bán được nhiều xe nhất là anh chàng lẻo mép nhất và nói dối hay nhất, chinh phục người mua, với nghệ thuật chiêu dụ:"con rắn cũng phải bò ra khỏi hang." Bài báo này đặt câu hỏi:"Vậy thì người đi mua có nói dối không?"Cứ mười người vào xem xe, đòi lái thử xe chưa hẳn được một người thực sự muốn mua xe. Người ta lấy đủ lý do, nào là cần hỏi ý kiến vợ, chê máy chạy chưa êm tay lái còn cứng. Thành ra thế giới này người ta tranh nhau nói dối, ai nói dối giỏi sẽ thành công.
Nhiều ông ra ứng cử Tổng Thống, Dân Biểu, Nghị Viên nói còn hay hơn Salemen nên cử tri như người đi mua sản phẩm phải lầm. Giới làm chính trị cũng thích nói dối, nói dối để lừa dân, mỵ dân cho dân ăn bánh vẽ. Trong lúc nước Nhật vốn không có nhiều tài nguyên để khai thác, chính phủ biết nói thật với người dân để tận lực làm cho dân giàu nước mạnh, thì nước mình luôn luôn rêu rao"rừng vàng biển bạc", nhưng phải ngửa tay đi xin, bán phụ nữ ra nước ngoài đi ở đợ hay làm vợ người ta, đàn ông thì bỏ quê hương, làng mạc đi làm thuê làm mướn xứ người.
Chính quyền thông qua các công cụ tuyên truyền của nhà nước nói dối mà dân vẫn nghe, vẫn tin, vì dân ngu mới dễ bị chính phủ lừa gạt. Ở trong nhà tù"cải tạo", cai tù kể những chuyện mà chúng hoàn toàn tin tưởng là thật cho đám tù miền Nam ra, những chuyện ngây ngô buồn cười đến chảy nước mắt. Chuyện kể về "lòng nhân hậu của bác Hồ":"Một biệt kích miền Nam len lỏi ra Hà Nội, đột nhập vào nơi ở của Bác. Nó leo lên nấp trên trần nhà. Bác biết nhưng Bác không nói gì, mỗi bữa bác gọi cần vụ đem thêm một suất cơm nữa. Hàng ngày, lúc ăn xong, Bác tránh đi chỗ khác, để cho tên biệt kích cảm thấy hối hận và cảm kích lòng nhân hậu của Bác, nó leo xuống quỳ trước mặt Bác mà xin tha tội chết."-"Các anh có biết tên biệt kích miền Nam đó ở đâu không? Bây giờ anh ta là trưởng toán cận vệ thân cận của Bác đấy!"
Trong câu chuyện kể không nghe nói "thằng biệt kích" ỉa ở đâu? Mô Phật. Chuyện như thế mà toàn dân miền Bắc đều tin là thật, tương tự như chuyện phi cơ "của ta" phục kích trong mây hay chuyện chỉ một chiến sĩ anh hùng vũ trang"của ta" tiêu diệt gọn một tiểu đoàn địch. Vì nói láo giỏi nên dân miền Bắc mới"xẻ dọc Trường Sơn"đi cứu nước, chia cơm xẻ áo với miền Nam, sau tháng 5-1975 mới vào cứu đói bà con bằng mấy lon gạo và chục chén ăn cơm.
Truyền thông ngày nay là một sức mạnh vô địch vì kỹ thuật tuyên truyền là phải nói đi nói lại, lập đi lập lại cả hàng trăm nghìn lần. Nhờ truyền thông, kỹ nghệ Mỹ phẩm, dược liệu, máy móc hay cả dịch vụ đều được giới tiêu thụ thuộc lòng từng lời rao, tiếp tay cho các cơ sở sản xuất mỗi ngày một phát đạt. Sự thật được bao nhiêu phần trăm? Đúng hay sai, dỏm hay thật, điều đó đã được các đài phát thanh, truyền hình xác định: họ nhận tiền quảng cáo nhưng không chịu trách nhiệm về nội dung những lời quảng cáo. Trong xã hội này nhiều người bị lừa, vẫn còn ngây thơ đặt câu hỏi: "Không hay, sao người ta quảng cáo nhiều thế?"
Trong Cổ Học Tinh Hoa, kể chuyện người bán cam, rao mời người mua, vỏ cam trông thì đẹp mà trong ruột đã thối nát. Có người đến mắng anh bán cam, anh bình tĩnh trả lời, ở đời"thiên hạ giả dối cả, đâu phải mình tôi." Trong một xã hội khi người ta nói thật không ai tin, vì cuộc đời dối trá, đánh mất hết niềm tin của con người rồi.
Trong năm giới con nhà Phật phải giữ, điều thứ tư là cấm nói dối, trong mười điều răn của Chúa cũng có điều cấm dối gian, chỉ trong năm điều "bác Hồ" dạy nhi đồng thì bác quên mất chuyện này, nên đời nay trẻ con trong Xã Hội Chủ Nghĩa nói dối như Cuội. Chế độ ấy sản sinh ra một lớp lãnh đạo toàn dối trá. Xa hơn nữa, thời nhập nhằng từ khi chủ nghĩa Cộng Sản xuất hiện, thì nhân gian lại có thành ngữ "nói dối như Vẹm"(Vẹm đây là V.M. nói nhanh). Từ nhiều chục năm nay, câu nói của ông Tổng Thống Thiệu đã trở thành danh ngôn bất hủ la "đừng nghe những gì Cộng Sản nói..."nghĩa là bọn này chuyên nói dối như Cuội. Thằng Cuội nói dối xem chừng vô hại, nhưng bọn chính trị dối trá có thể đưa cả một dân tộc đi lạc đường. Xin đừng tiếp tục nghe những lời dối trá.
Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym đã nói:"Khi thấy thàng CS nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói lao. Nếu ta không có can đảm nói nó nói lao, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại, những lời nó đã nói láo với người khác."Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phát biểu:"Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối."
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo, một người trong nước đã dám nói rằng: "Ông cha ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Nguyên, Minh, Thanh...để bảo tồn đất nước. Tất cả thứ giặc trên cộng lại cũng không ghê gớm bằng giặc nói dối đang tàn phá tổ quốc ta, giống nòi ta..."Xin hãy đọc thêm một bài thơ ngắn về sự dối trá:
"Được lập đi lập lại nhiều lần
Nó trở nên quen tai
Và một lúc nào đó
Nó dường như
Là một điều như thật
Người ta làm theo quán tính
Của những nhồi nhét ấy
Như con chó polov nghe tiếng chuông!
Cộng sản học được điều đó
Họ dạy cho thuộc cấp
Sự dối trá
Và quen dần
Như những con chó săn thấy mồi chạy tới
Bất kể lương tri, đạo đức
Ôi! thống khổ cho đất nước Việt Nam
Cai trị bởi những loại người dối trá."
(Hoàng Chương-Phiếm Đàm online)