Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

BAY CAO TRÊN ĐƯỜNG HÀNG HẢI GỐM SỨ

Nếu đã từng đi bằng chuyến bay hãng hàng không Eva hay China Airlines, sau hai giờ rời khỏi không phận Đài Loan thì chúng ta sẽ bay dọc dài duyên hải quê hương, chỉ hơn một giờ nữa là đến không phận Sài Gòn.
Dù buổi trưa trời trong sáng, nhưng lục địa đất nước ta lúc nào cũng mây đùn che khuất tầm mắt, chỉ những hải đảo hiện ra rõ nét đang nằm im lìm dưới biển xanh; hải đảo màu mạ non viền bằng những vành sóng trắng.
Đảo Cù Lao Chàm ngoài khơi Đà Nẳng, hình củ khoai thắt eo ở giữa, nơi đáy sâu có thuyền chìm chưa trục vớt, sẽ là kho tàng nhiều cổ vật cho biết chủng tộc nào hằng bao thế kỷ trước đã mượn đường ven bờ tránh bão.
Hòn Cù Lao Ré ngoài khơi Quảng Ngãi hình dạng con diều giấy đang bay trên bằng phẳng mặt biển thay vì trên trời; cũng có thuyền xưa chìm vì không may khi vừa rời bến, chưa xuất cảng mà đã vùi chôn bao cổ vật thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh thuộc chủng tộc Chàm vốn giỏi nghề hàng hải.
Kế đến, đảo Phú Quý ngoài khơi mũi Kê Gà Phan Thiết; mũi đất nhọn sắc nét khi nhìn xuống từ máy bay; đảo hình tam giác hiện ra rất lâu vì máy bay đang theo một vòng cung lớn hướng vào châu thổ sông Đồng Nai.
Rất tiếc, máy bay đã vào không phận Sài Gòn, bỏ xa ngoài khơi Côn Đảo; cũng không bay sâu về mũi Cà Mau là nơi cũng có thuyền chìm thời đầu Công Nguyên mang theo nhiều cổ vật văn hóa La Mã- Ấn Độ- Ba Tư, những con thuyền trên đường định mệnh đến Óc Eo hải cảng.
Dấu vết của đường hàng hải gốm sứ còn ghi dấu bằng di vật tiền nhân rải rác từ vương quốc Phù Nam băng ngang qua vịnh biển Rạch Giá, đổ bộ lên eo đất hẹp Kra của Thái Lan để lấy đường tắt đi vào Ấn Độ Dương.
Có phải đường hàng hải gốm sứ đã đưa trống đồng Đông Sơn chu du cùng khắp, cập bến từ mấy ngàn năm trước vào Indonesia, Mã Lai, Thái Lan; hay là vì đồ vật văn hóa đó dễ phổ biến nhờ ngày xưa thềm lục địa Đông Nam Á còn là vùng đất liền Sundaland trải dài đến quần đảo Sulu Phi Luật Tân; rồi sau đó bỗng cấp kỳ lục địa Sundaland chìm bởi cơn Đại Hồng Thủy
Bằng chứng là những đền đài dưới đáy biển ven đảo Yonaguni phía cực Nam nước Nhật; bằng chứng chung lục địa là tiếng nói cùng nguồn cội Austronesian phân bố rộng từ thổ dân Đài Loan đến chủng tộc Chàm cùng những cư dân các hải đảo Polynesia; bằng chứng là tê giác Java tại sao còn xuất hiện trong rừng Đồng Nai; bằng chứng là tục ăn trầu cùng chuyện kể Sơn Tinh- Thủy Tinh na ná giống nhau từ Âu Lạc đến các hải đảo Thái Bình Dương.
Phải cần Đức Tin mới thấy trận Đại Hồng Thủy là một Khải Huyền Phán Xét; nhưng đường hàng hải gốm sứ thì rõ ràng là hiện thực vì ven bờ nước ta những xác thuyền chìm vẫn đang dật dờ đã mấy trăm năm nơi nhiều vực biển.
TRẦN VĂN NAM
City of Walnut, California, tháng 9.2002
ĐI TRÊN BÌNH NGUYÊN NƯỚC PHÙ NAM
Vị trí thuận lợi khi ngồi trên một xe đò lớn, dọc dài một tỉnh lộ tái thiết trên bờ đê đắp cao; và thời gian cũng thuận lợi khi cơn mưa vừa tạnh buổi xế chiều làm bầu trời quang đãng.
Chuyến xe đang trên tuyến đường Rạch Giá- Sài Gòn, chạy song hành với con kinh đào Cái Sắn thông nước đến bờ Hậu Giang tại Bắc Vàm Cống.
Xe vừa ra khỏi Rạch Giá mười lăm cây số, khách nhìn về phía trái qua bên kia con kinh đào đầy nước, qua những cánh đồng mênh mông tỉnh An Giang, bóng núi Sập của dãy Ba Thê hiện ra dưới tầm mắt, một đỉnh chơ vơ đột khởi chân trời.
Chữ viết của những trang sử đời nhà Lương bên Tàu ghi lại cách nay một ngàn năm trăm năm đã có nói một nước Phù Nam với thủ đô Óc Eo trong địa bàn dãy núi Ba Thê; bình nguyên An Giang- Kiên Giang còn đây mà chủng tộc nào một thời đã ở?
Mấy lớp vỏ sò hầu hến thuộc sinh vật biển hiện hữu ở lưng chừng những vách núi đá vôi tại Hà Tiên là ngôn ngữ địa chất; ngôn ngữ đánh dấu lại mực nước biển dâng cao thời đầu Công Nguyên, xác định Óc Eo bây giờ nằm sâu trên đất liền mà ngày xưa đã trời xanh hải cảng.
Tiếng lặn hụp của bầy trâu len vô số kể từ Ba Thê đi về miệt Bảy Núi trong mùa nước lụt vang vọng từ cuốn sách của nhà văn Sơn Nam đã là ngôn ngữ văn học, khẳng định vương quốc Phù Nam thuộc vùng trũng thấp có thể tiềm tàng cả một đô thị bị bùn đất chôn vùi.
Những đồng tiền La Mã, tượng thần Vishnu và Shiva của Ấn Độ, các dòng chữ Phạn trên bia đá, vài đồ gốm từ các xứ Á Đông, đôi mảnh nữ trang bằng vàng của Ba Tư; đó là ngôn ngữ khảo cổ khai quật tại Óc Eo, làm rập rình trước mắt ta những đội thương thuyền ghé bến, lưu tồn những nét nhân văn.
Ngôn ngữ sử học, ngôn ngữ địa chất, ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ khảo cổ; những dấu hiệu có hệ thống đó có phải đã giúp ta hiện thực hóa một phiếm định, hay chỉ trưng ra bằng chứng một thực thể tồn tại từ hai ngàn năm trước.
Ngồi xe qua bình nguyên Phù Nam cổ, chỉ biết Óc Eo tồn tại vì chất thơ âm vang sóng nước thời nào bến cảng, và bằng phẳng chân mây đột khởi một đỉnh núi đền đài.
TRẦN VĂN NAM
City of Walnut, California, tháng 7.2002