Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TRƯỜNG SƠN, GỬI LÒNG Ở LẠI

LÂM CHƯƠNG
Buôn làng người Thượng, nằm rải rác dọc theo dãy Trường Sơn. Xa rời xã hội bon chen của người Kinh. Làm nhà sàn lẩn trong cây rừng. Sinh sống cùng thiên nhiên. Biết sợ Trời Đất Quỷ Thần, và không lo xa. Biết kính trọng người già, và nghe lời dạy dỗ. Quanh năm chặt cây, bới đất, làm nương, săn thú. Thỉnh thoảng, họ mang thú rừng, da trăn, bao tử nhím, nhung nai, mật gấu, những loại đặc sản của núi rừng, xuống đồng bằng đổi muối, vải vóc, nhu yếu phẩm cần thiết. Những lần đi ấy, họ dẫn theo cả bầu đoàn thê tử. Thậm chí, có đứa còn đai sau lưng mẹ. Họ thích rượu đế của người Kinh. Sau khi buôn bán đổi chác xong, thế nào họ cũng ghé lại một quán rượu bên đường. Dù có ghế, họ cũng không ngồi. Vợ chồng con cái đứng lố nhố. Họ thưởng cho mỗi người trong gia đình một cốc rượu đế. Đứa lớn biết chạy lon ton, hớp xong ly rượu, nhăn mặt, khè dài như rắn hổ mang, hay tay quạt lia lịa vào mồm. Đứa nhỏ còn đai sau lưng, uống phải chất cay, hả họng khóc như đổ nước sôi vào miệng. Hỏi, nó còn bé quá, sao cho uống rượu? Đáp, công bình. Mình được uống, nó cũng được uống.
Những hoàng hôn. Mặt trời ngả về tây, khuất sau dãy núi. Khi bóng núi vừa đè lên buôn, sương phủ rất nhanh. Không phải sương trên trời rơi xuống. Sương từ đất ẩm dâng lên, lan tỏa trong câu rừng, mờ đục. Đi trong lãng đãng sương mù, lòng trần như thoát tục. Vẳng xa xa nghe tiếng súng, tưởng chừng tiếng vọng của cõi đời nào cách biệt.
Do chiến tranh mà tôi đến buôn làng người Thượng. Họ không thích người lạ mang súng ống kềnh càng vào đây, nhựng không hề phản đối. Trong thời giặc giã, nhiều khi sự phản đối phải thể hiện bằng sức mạnh của bạo lực. Người Thượng vốn tính hiền hòa, họ không muốn điều ấy xảy ra. Tôi hay lân la làm quen, trò chuyện với các cụ già trong buôn. Và chọ họ biết rằng chúng tôi đến đây là để bảo vệ họ. Cụ già bảo, những người thuộc phía bên kia, cũng nói như tôi. Họ đâu cần ai bảo vệ. Họ chỉ muốn yên thân, và không có trách nhiệm gì về những tranh chấp hơn thua của người Kinh. Đừng ai nhân danh bất cứ một thứ chủ nghĩa tốt đẹp nào, đem tai họa gieo rắc xuống đầu dân buôn Thượng. Cụ có cái lý của cụ. Nhưng cuộc chiến lạ kỳ, tạo nên sức ép nặng nề khó thở cho những ai đứng lừng chừng kẽ giữa. Chiến trang lan tràn cùng khắp, len lỏi vào tận những khe xanh hốc đá, vươn lên tới những đèo cao đỉnh núi. Cái thế cài răng lược làm bật gốc và lùa đi tất cả. Con em người Thượng phải lên đường cầm súng của bên này, hoặc bên kia.
Chuyện cầm súng của người Thượng, cũng có một đặc tính khác thường. Họ đi lính tùy mùa. Mùa nắng, họ vào lính. Mùa mưa, họ vất súng, cởi đồ trận, trở về buôn gieo trồng làm rẫy. Không một thứ quân kỷ nào có thể kềm chế được những con của núi rừng. Những kẻ đã từng đối địch nhau trong mùa nắng, bây gờ gặp lại, họ thân thiện như chưa hề cầm súng bắn vào nhau. Đó là thái độ tham dự chiến tranh của người Thượng. Và tôi cũng hiểu ra lý do họ đi lính tùy mùa. Mùa mưa là mùa gieo trồng. Mùa nắng, săn bẫy thú rừng. Chiến tranh làm bom đạn ầm vang rừng núi. Thú rừng hốt hoảng bỏ đi xa. Họ không còn kiếm ăn được bằng nghề săn thú. Hơn nữa, luồn lách đi săn trong rừng sâu núi thẳm, giữa thời tên bay đạn lạc, cũng nguy hiểm. Họ bèn vào lính lãnh lương, cho gia đình đắp đổi.
Mỗi năm, Người Thượng Trường Sơn có hai kỳ lễ lớn. Vỡ Đất để cúng kiến Thần Rừng. Được Mùa để cảm tạ Trời Đất. Lễ nhằm vào thời gian chuyển tiếp từ mùa nắng sang mùa mưa, hoặc mùa mưa sang mùa nắng. Trong ngày lễ, các cụ già và những đàn ông trai tráng thường vui say bên ché rượu cần. Ban đêm, họ đốt lửa, vỗ trống cơm, và gõ nhịp rôm rốp bằng thanh nứa. Trai gái nắm tay nhau, nhảy cà tưng theo nhịp, xoay vòng quanh đống lửa.
Trên đường hành quên, dọc theo chân dãy Trường Sơn, tôi dừng lại buôn làng người Thượng khá lâu. Cùng họ ngậm ống rượu cần, uống huyết trâu, ăn thịt sống trộn với dưỡng trấp lấy ra từ ruột non. Nhiều người Kinh không quen với không quen với món ăn quá độc đáo này, bảo đấy là cứt trâu non. Thật ra, là chất cỏ sắp biến thành dưỡng trấp. Sau khi cỏ được tiêu hóa trong bao tử trâu, một số cặn bã theo đường ruột già thành phân, một số khác theo đường ruột non, biến thành dưỡng trấp. Người Thượng lấy cái chất màu sữa đục non, và màu xanh chưa kịp biến thành dưỡng trấp, trộn với thịt trâu làm thành món ăn. Vừa đăng đắng, vừa ngai ngái mùi cỏ. Món ăn lạ miệng này, người Kinh dễ bị lợm giọng nôn tháo. Khi tôi có bao sợi rượu cần trấn êm, cái bao tử không từ nan bất cứ món gì khó nuốt. Tôi hòa mình với họ trong những cuộc vui. Dần dần thiện cảm. Tôi nói, ngày nào hết chiến tranh, tôi muốn về đây, lấy vợ Thượng, mình trần đóng khố, sống với rừng núi miền cao. Các cụ cười rằng, sẽ bảo một cô cưới tôi, theo tục lệ con gái cưới chồng. Ôi, cái tục lệ sao mà dễ thương lạ! Tôi nhớ hoài một đêm quay quần, có cô gái hát bài tình ca, bằng ngôn ngữ riêng của họ. Tôi chuyển dịch "lèo" ra thơ:
bõ nường sinh ra em
nước suối rửa em lúc mới lọt lòng
lá cây du thắm da màu đất
lá cây diệp thoa bàn chân em lạnh
ngày em còn là con chim luýt chuýt
anh ở đâu? anh ở đâu?
sao không đem hạt thóc nuôi em?
trên rẫy ngàn
có đậu mè ngô sắn
sao không đem về kho đụn nhà em?
trên miền cao núi đá
có trái diếc xanh
trái bứa trái gùi vàng
sao không hái cho em những ngày thơ dại?
đêm trăng rừng
nước khe róc rách
em như con mang uống nước dòng trăng
nghe xạc xào trong cây lá động
có phải anh con hùm hang núi
lẩn khuất theo lùm nương gai bụi
chờn vờn muốn bắt lấy em?
có phải anh chàng trai bắn ná
mũi tên bay trúng trái tim này?
con ác là líu lo ngoái đầu ngõ
con te te gọi bạn ngoài nương xanh
có chàng trai ngồi dưới gốc cây xu
ngóng chờ ai
mà hát bài ca
buồn hơn con ve mùa hạ
thôi, hãy về đi hãy về đi
hỡi chàng trai bắn ná
về buôn mà đợi
treo ná mà chờ
em sẽ vì anh mà sắm sanh lễ cưới
anh sẽ là cây cột chống đỡ nhà em
là vách phiên ngày nắng
là mái lá chiều mưa
che chở cho em suốt đời chồng vợ
Ở vài nơi, người ta còn giữ những tục lệ cổ truyền, đã làm tôi ngạc nhiên không ít, nhất là trong việc tống táng. Họ làm chiếc hòm bằng khúc gỗ lớn. Khoét rỗng một khoảng, vừa đủ cho cái xác và những vật chôn theo người chết, như đồ trang sức, quần áo, chén dĩa, vật dụng thường dùng. Trên nắp hòm, họ đục cái lỗ, và gắn vào đó một ống nứa to. Khi chôn, ống nứa ló lên khỏi mặt đất chừng nửa thước, trông như ông thông hơi. Hàng ngay, họ đổ thức ăn vào ống nứa. Một hình thức cúng cơm từng bữa. Từ ống thông hơi, thoát ra một mùi khủng khiếp. Không ai có thể diễn tả chính xác được mùi này. Mùi chuột chết. Mùi cá thối. Mùi phân người. Mùi rác mục... tất cả quyện lại, thành mùi tử khí. Khách lạ đến gần cái mả mới chôn, vô ý hít phải mùi tử khí, cảm thấy choáng váng mặt mày. Hỏi, sao không đậy nắp ống lại? Họ bảo, người chết cũng cần phải thở và ăn. Sau hai mươi chín ngày, họ cho rằng người chết đã đi về cõi khác. Lúc đó, họ rút ống thông hơi. Cái mả được lấp kín hoàn toàn. Mả quay đầu về hướng đông, để khi người chết đứng dậy, mặt sẽ ngó về phương tây, và đi luôn lên dãy Trường Sơn.
Trong những kỳ lễ lớn của người Thượng, họ thường làm trâu. Dịp ấy, nếu hạ được một con trâu rừng thì càng quý. Họ gọi trâu rừng là con min. Con min rất dữ, to khỏe hơn trâu nhà. Mõm ngắn, sừng cũng ngắn như sừng bò, nhọn hoắt. Hỏi, sao không bắt con min về, dạy nó để dùng vào việc kéo xe, kéo gỗ như trâu nhà? Họ lắc đầu. Min là giống vật vô phương thuần hóa.
Sau khi thịt con trâu, họ còn treo chiếc đầu một thời gian lâu, trước ngõ. Nhiều ngày sau, những đứa bé con, dùng cái que bằng nứa vót mỏng, cạy những miếng thịt đã rữa trong kẽ xương đầu. Chúng ăn và mút ngon lành, như trẻ con người Kinh mút cà rem.
Những ngày lê la nơi buôn Thượng, tôi còn biết thêm vài luật lệ khác nữa, trong việc trao đổi buôn bán. Khi nhà này bán cho nhà kia con trâu. Thời gian đầu, phải giữ gìn và làm sao cho trâu quen ở với chủ mới. Nếu không, một đêm nào đó, nó buồn tình quay về chủ cũ. Chủ cũ sẽ cột con trâu tại gốc cây nhà mình, và nó lại thuộc về chủ cũ. Chủ mới mất tiền mua, mà không có quyền đòi lại.
Người Thượng Trường Sơn, còn sử dụng cả voi kéo gỗ. Việc mua bán voi cũng theo quy luật như mua bán trâu. Tôi tò mò hỏi, làm thế nào mà con người nhỏ bé, có thể bắt được một con voi rừng to lớn, và thuần hóa được cái tính hoang dã của nó?
Cụ già ten Mang Khen, ngồi bên ché rượu cần, dưới mái nhà sàn, trong đêm có ánh lửa hắt ra từ góc bếp. Cụ ăn chocolate, thịt hộp của tôi, khen ngon và lạ miệng. Tôi ăn thịt chồng, thịt cheo nướng của cụ, cũng khen ngon và lạ miệng. Con gái cụ tới lui, lo châm thêm nước lã vào ché rượu cần, tiếp thêm thịt nướng cho tôi. Tôi không dàm nhìn thẳng vào ngực cô, sợ bị chê thất lễ. Nghe nói con gái Thượng để vú trần, tôi chừa từng thấy cảnh đó. Chỉ thấy cô gái đêm nay, dùng hai mảnh vải nhỏ đan chéo vào nhau trước ngực, nâng cặp vú lên.
Sau đây, chuyện kể của cụ Mang Khen. Cụ cho biết, vào thời trai trẻ, cụ sống bằng nghề bắt voi. Nhưng gần cuối đời, cụ bỏ nghề vì nhiều lý do. Tuổi già sức yếu. Chiến tranh. Những đàn voi bỏ đi xa... Cụ nói, tôi không biết các nơi khác, bắt voi bằng cách nào. Ở đây, chúng tôi dùng voi bắt voi. Nói thế, rồi cụ dừng lại, ngậm ống rượu cần. Tôi liên tưởng đến con chim mồi của anh bạn gác cu năm nọ. Anh cho rằng, chim mồi của anh rất khôn. Dù có mở cửa lồng, nó cũng không bay đi luôn. Nó biết gáy, để rủ rê thúc giục những con chim cu khác bay về. Nó biết gù, để dụ đồng loại nó vào bẫy. Tôi hỏi, con chim như thế mà anh cho rằng khôn? Nếu một con người cũng mang cái đặc tính phản bội giống nòi, đưa dân tộc vào bẫy, như con chim cu mồi, thì anh nghĩ sao? Anh bạn đáp liền không suy nghĩ, người ngu! Tôi cười, cùng một đặc tính, mà phán đoán ủa anh đã có sự mâu thuẫn rồi. Thế nào là dại, thế nào khôn?
Tôi nói với cụ Mang Khen ý nghĩ này. Cụ bảo, con voi nhà khác con chim cu mồi. Nó không dụ dỗ voi rừng tự nguyện vào bẫy, mà là cưỡng bức đồng loại vào vòng nô lệ. Cụ tiếp, muốn bắt voi rừng, phải qua một thời gian dài học nghề. Không phải ai cũng có thể làm được công việc nguy hiểm này. Giai đoạn đầu, học nghề nài voi. Biết những đặc tính của nó. Dù con vật đã được thuần hóa, nhưng nó sẽ trở nên hung dữ tấn công lại nài voi, nếu làm nó sợ hãi, hoặc bắt nó làm việc quá sức. Con voi to xác là thế, nhưng rất sợ tổ kiến. Nó đang quơ vòi bứt lá cây, trông thấy tổ kiến, nó dội ngược lại liền. Nó sợ kiến chun vào lỗ tai. Khi thấy voi đập hai vành tai phành phạch, và lúc lắc mãi cái đầu, nài voi phải giúp nó tiêu diệt, hoặc trục con kiến ra khỏi lỗ tai. Trong thời gian con kiến chưa ra, không nên bắt nó làm việc, và phải hết sức cẩn thận khi đến gần.
Đã là nài voi, còn phải tiến thêm một bước nữa, học nghề bắt voi. Những ai đã vào nghề, là chọn sống luôn với nghề. Họ không làm công việc gì khác nữa.
Thường, người ta chỉ bắt những con voi to khỏe, để sau khi thuần hóa, có thể dùng được ngay. Voi con, chưa đủ sức, mất công nuôi lâu. Voi già, mau bị đào thải. Cả hai loại, voi con và voi già, đều không được đánh giá. Bán một thớt voi to khỏe đã thuần hóa là được một gia tài lớn, ngồi không mấy năm ăn cũng không hết.
Muốn bắt voi rừng, phải có sự liên kết giữa hai chủ voi nhà. Và voi nhà cũng phải to khỏe để có thể đương cự, áp chế được voi rừng. Việc đầu tien, đào một cái hố ngang dọc vừa với kích thước một con voi, chiều sâu bằng tầm voi đứng. Miệng hố được đậy lại. Bên trên ngụy trang như cỏ lá mọc tự nhiên trên mặt đất.
Trước khi vào rừng, họ đâm nát vài loại lá đặc biệt thoa lên khắp mình mẩy. Mục đích xóa đi cái mùi mồ hôi của người. Khứu giác của voi rừng rất thính, và ghét mùi người ta. Nó sẽ lồng lên, tìm kiếm chà đạp bất cứ nguyên nhân nào toát ra cái mùi khác với mùi rừng xanh.
Dưới bụng mỗi con voi nhà, họ treo sẵn một chiếc võng. Chiếc võng mới, đã được ngâm trong cùng một chất nước của lá dùng thoa lên người. Tôi hỏi, treo chiếc võng dưới bụng voi làm gì? Cụ không trả lời. Hẹn lại đêm mai, sẽ kể tiếp chuyện bắt voi.
Đêm đã khuya. Rượu cần bắt đầu ngấm. Ngồi lâu, cụ Mang Khen có vẻ mệt mỏi. Tôi đứng dậy, chào từ giã.
Có gái đứng trên đầu cầu thang, chờ tiễn khách. Tôi nhìn ngực cô. Chắp hai tay xá theo kiểu nhà Phật. Tất cả người nữ trên cõi đời này đều là mẹ ta. Nghĩ thế, để ngăn bớt lòng tà của khách miền Kinh.
Tôi xuống sàn, về chỗ ngủ. Gió lộng từng hồi. Đêm rừng núi chuyển mình trở giấc. Trong chập chờn nửa tỉnh nửa mê, tôi nghe tiếng voi rống ngoài ngàn. Tiếng rống dài, khàn đục.
Bình minh. Tôi ra suối tìm dấu chân voi. Chỉ thấy cây xanh, lá mục, rong rêu và nước chảy. Hoa dại màu tím, mọc dài theo hai bên bờ suối. Phía triền đá, có những cụm chuối rừng. Nhiều cây trổ màu hoa đỏ rực, cạnh những quày chuối chín vàng trĩu nặng. Màu sác thiên nhiên hoa trái tươi đẹp là thế, nhưng chỉ để ngắm nhìn mà thôi. Trái chuối rừng nhỏ hơn ngón chân cái, trong ruột toàn là hạt như hạt tiêu. Chim muông, chồn sóc cũng chê, nói chi đến thực dụng cho con người.
Tối đến. Tôi nói với cụ Mang Khen, đêm rồi tôi nghe voi rống. Cụ bảo, bom đạn sấm sét đã làm những đàn voi sợ hãi, bỏ đi xa về hướng mặt trời lặn, bên kia dãy Trường Sơn. Âm thanh mà tôi nghe, là tiếng của Thần Rừng. Tôi hỏi, sao cụ biết? Cụ nói, không ai nghe, chỉ mình tôi nghe. Đó là ý của Thần muốn nhắc nhở riêng với tôi rằng, không nên gọi phi pháo bắn ầm vang, làm kinh động núi rừng. Ôi, nếu những kẻ gây chiến tranh, đều tin như cụ Mang Khen, thì núi rừng đâu chịu bầm dập đau thương! Cụ hỏi, giữa người Việt với nhau, các ông có hận thù gì mà cứ đánh nhau mãi? Tôi nói, nếu không đổ lỗi cho trời, thì có lẽ do đặc tính của dân tộc. Ngày nhỏ, tôi được dạy rằng, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu hòa và đoàn kết. Nhưng lớn lên, tôi lại tham dự vào cuộc chiến, bắn giết nhau rất tận tình. Nhìn lại suốt mấy ngàn năm lịch sử, giai đoạn nào cũng có máu và nước mắt. Hết chống xâm lăng, thì mang quân đi xâm lấn nước láng giềng, hoặc nội bộ chia phe đánh nhau chí tử. Người nước ngoài, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, dễ đi đến kết luận, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu chiến và chia rẽ. Nếu có đoàn kết, chỉ là giai đoạn tạm thời. Đó là điều ngược với những gì tôi đã học. Dẫu sao, cũng xin cụ đừng hỏi tôi những câu hỏi khó. Câu trả lời dễ làm động tới mồ mả tổ tiên, và khó chịu cho người đang sống.
Cụ già kể tiếp chuyện bắt voi. Sau khi đã chuẩn bị thức ăn đủ cho một chuyến đi dài. Chúng tôi hai người, mỗi người cỡi một thớt voi vào rừng. Đi từ ngày này sang ngày nọ. Tìm dấu vết đàn voi qua những dấu chân hoặc cây cối gãy đổ, lá cành xơ xác trên đường voi đi. Nhiều khi thấy dấu, lần theo mãi, xa quá, đành phải quay về. Bắt một con voi từ xa, đem về tới buôn phải mất nhiều ngày, bất tiện. Tôi hỏi cụ Mang Khen, đi trong rừng nhiều ngày, làm sao nhớ đường quay về chỗ cũ? Cụ ngớ ra nhìn tôi, làm sao à? Tự nhiên thôi. Cứ muốn về là về đúng chỗ. Tôi nói, người Thượng có một năng khiếu đặc biệt mà người Kinh không có. Nếu không dùng địa bàn bản đồ, đi chừng nửa ngày trong rừng, chúng tôi sẽ không cách chi tìm về chốn cũ. Cụ bảo, người Kinh chế ra được cái máy địa bàn bản đồ chỉ đường rất hay, nhưng cũng rất là tai hại. Dùng nó làm chỉ điểm, để từ một nơi xa xôi, có thể bắn nát nhà nát cửa người ta.
Cụ ơi, cái thời nhiễu loạn. Quỷ đội hình người. Rêu rao chủ thuyết. Bức hại dân lành. Hãy giữ lấy thân. Hãy giữ lấy thân. Tôi nói với cụ điều đó. Cụ nhìn tôi, hỏi ông là ai mà nói thế? Tôi nói, tôi là một trong những con chốt sang sông, mất quyền tự chủ. Cụ ngồi trầm ngâm, quấn điếu thuốc to bằng ngón tay, đưa lên ngọn đèn dầu mồi lửa. Mãi lúc sau, cụ nói, khi tôi đi rồi, sẽ có những con chốt khác, thuộc phía bên kia, cũng đến đây và viện dẫn đủ thứ lý do, để giải thích cho việc làm của họ. Tại sao các ông không kéo đi nơi khác đánh nhau? Rừng núi buôn làng của người Thượng, đâu có cái chi để các ông giành giật, mà lấy nơi đây làm bãi chiến trường? Tôi nói như rên, cụ ơi, chúng tôi chỉ là những con chốt thí mạng cùi. Hai thằng đánh cờ đang say sưa sát phạt. Còn có những thằng bu chung quanh mách nước. Cụ hãy hỏi chúng nó, tại sao? Nhưng thôi. Không ai dạy mà con gà cũng biết gáy, con chim cũng biết bay. Trời xui chúng nó như thế. Mà Trời thì ở quá cao, làm sao hỏi?
Xin cụ tiếp tục đề tài bắt voi. Cụ nói, khi phát hiện đàn voi rừng, chúng tôi chưa xáp lại gần. Phải chuẩn bị, bằng cách buộc một đầu sợi dây xích vào chân sau của con voi nhà, điều khiển nó xông vào đàn voi rừng. Không thể ngồi trên lưng voi mà điều khiển. Voi rừng trông thấy người, nó sẽ cuốn và quật chết ngay. Chúng tôi len lỏi giữa đàn voi. Lựa con nào to khỏe nhất, cho voi nhà kè sát. Ném cái vòng thòng lọng buộc vào chân trước voi rừng. Thế là hai chân trước voi rừng bị xích với chân sau của hai con voi nhà. Chân trước yếu hơn chân sau, nếu nó chạy hoặc không chịu đi theo, sẽ bị trì kéo. Voi rừng bị hai con voi nhà kẹp sát hai bên. Ép nó phải tách đàn, đi hướng khác, lần về buôn. Về tới cái hố đào sẵn, có ngụy trang cỏ lá bên trên. Voi rừng bị sụp ngay xuống hố. Một khi đã sa hố, nó không thể nào lên được. Chúng tôi tháo sợi dây xích khỏi chân voi nhà.
Cụ Mang Khen nói, kể chuyện thì nghe đơn giản thế. Nhưng đem được một con voi rừng về tới buôn, trải qua nhiều khó khăn vất vả lắm. Sau đó, chúng tôi nghỉ ngơi dưỡng sức đôi ba ngày, và đây cũng là thời gian giam cầm bỏ đói con voi dưới hố, cho nó bớt tính hung hãn.
Thời gian dạy cho một con voi rừng trở thành coi nhà, phải mất từ sáu tháng trở lên. Áp dụng nhục hình, bắt nó phải tuân phục. Gõ móc sắt nhọn vào sọ nó. Khi nó chịu làm theo ý người nài, sẽ cho ăn uống. Nhưng chỉ cho ăn uống cầm chừng, như một phần thưởng ân huệ. Muốn được ăn, nó phải làm theo ý của nài voi. Càng ngày nó càng thuần. Và, cái hố cũng càng ngày càng đào dài thêm ra ở phía sau, cho nó thụt lui nhích tới dễ dàng hơn. Chừng nào thấy nó đã theo ý muốn, lúc đó, người ta sẽ đào phía trước, theo thế dốc nghiêng. Con voi bước lên mặt đất. Nó đã được thuần hóa hoàn toàn, và ngoan ngoãn chịu dưới quyền sai khiến của nài voi. Chỉ có thế thôi. Kể đến đây, cụ Mang Khen dang tay, như để chấm dứt một câu chuyện.
Qua câu chuyện của cụ Mang Khen, tôi khám phá ra một điều lý thú. Muốn biến một con voi rừng hoang dã chịu khép mình khuất phục, thành một con voi nhà thuần thục, phải dùng hình phạt kèm theo bỏ đói. Con người cũng là sinh vật. Muốn biến con người thành nô lệ, cũng phải bỏ đói, kèm theo nhục hình răn đe. Khi bị bỏ đói, người ta mất hết ý chí đấu tranh, chỉ còn nghĩ đến miếng ăn. Khi sợ bị hình phạt, người ta sẽ ngoan ngoãn chịu khép nép một bề. Kẻ đa mưu giảo hoạt và bất nhân, áp dụng chính sách này, đưa cả dân tộc vào tròng, cũng dễ.
Nghĩ thế, nhưng tôi lại hỏi cụ Mang Khen câu hỏi khác. Một số người Kinh tin rằng, nếu ai ủ bàn chân trong đống phân voi chừng vài phút, sẽ làm lành những kẻ nứt gót chân. Hoặc nhưng đứa bé èo uột khó nuôi, ẵm nó chun luồn qua dưới bụng voi ba lần, để trừ tà. Từ ấy trở đi, đứa bé sẽ mạnh khỏe và mau lớn. Cụ nghĩ thế nào về niềm tin ấy? Cụ Mang Khen bảo, người Kinh tin thế, chắc là phải có lý do. Người Thượng chúng tôi, thấy voi cũng chỉ là con vật tầm thường như trâu bò mà thôi. Đêm nay không uống rượu cần. Chúng tôi uống trà xanh. Trà nấu với gừng, trong chiếc ấm đất. Tôi uống không quen, nhưng vẫn uống. Cụ Mang Khen bảo, trước khi đi rừng, uống một chén trà gừng, làm cơ thể ấm áp, tránh được bệnh tật. Trà gừng còn làm cho tinh thần sảng khoái, và có công hiệu mau lành vết thương. Cha ông người Thượng, truyền lại cho đám con cháu, cái kinh nghiệm lâu đời sống giữa rừng xanh. Bệnh, sắc lá cây làm thuốc. Thương thích, giã lá ngải băng bó. Và họ đã tồn tại từ đời này sang đời kia. Sống nương theo Trời Đất. Hòa mình cùng thiên nhiên. Ăn ở cùng cây cỏ. Mộc mạc mà mưu sinh. Chất phác mà thư thái. Oi nồng, tắm nước suối. Lạnh lẽo, đốt lửa hơ. Cần chi tiện nghi đời máy móc. Những triết lý trừu tượng viễn vông, chỉ làm lòng người thêm khúc mắc lo âu. Cụ Mang Khen đâu cần biết nhà phân tâm này, triết gia kia là những ai. Nhưng chắc rằng, cụ thong dong hơn những anh khệ nệ ôm những chồng sách nặng nề chữ nghĩa, nhét đầy đầu những lý thuyết hoang mang, chẳng đem lại lợi ích gì cho kẻ cơ hàn, mong đợi áo cơm.
Cụ Mang Khen lắc đầu, bảo tôi nói gì cụ không hiểu. Tôi đáp, cụ đâu cần hiểu những triết lý trời ơi đất hỡi, chi cho mệt óc. Tôi đã lỡ bị đầu độc rồi. Bây giờ muốn tẩy đi, không dễ.
Đêm nay, cô gái xuống tận chân cầu thang, tiễn khách. Trăng lạnh nhòa hơi sương. Cô choàng tấm vải thô màu xám. Tôi nói, mai tôi rời khỏi nơi đây. Dù đi đâu, tôi cũng nhớ mãi về những ngày nơi buôn Thượng, với những người dân hiền hóa, chất phác. Nhất là những đêm Trường Sơn, mù sương ướt đẫm lá rừng. Có cụ già ngồi dưới mái nhà sàn kể chuyện bắt voi, bên bếp lửa bập bùng hơi ấm. Có cô sơn cước đứng chờ tiễn khách dưới trăng, chưa kịp nói câu thân tình, thì đã chia tay.