Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

"HẠT GIỐNG TỪ BI" CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

BS. DƯƠNG MINH ĐƯỜNG.

Trưa hôm nay, một ngày thứ Bảy đầu mùa Xuân với bầu trời xanh trong vắt và ấm áp, vợ chồng tôi được may mắn ngồi trong vận động trường lộ thiên Qwest, thành phố Ngọc Bích, với hơn 50 ngàn dân địa phương để nghe vị Phật sống - Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - diễn thuyết về đề tài "Hạt Giống Từ Bi" theo lời mời của tổ chức Seeds of Compassion.
Đây là lần đầu tiên trong đời chúng tôi có dịp nhìn tận mắt, nghe tận tai từ một vị lãnh đạo tinh thần của toàn thể giới nói chung và Phật Giáo nói riêng mà bao nhiêu năm nay chỉ biết Ngài qua sách vở báo chí truyền hình. Đây thật là một vinh dự nên tôi thấy có bổn phận tường thuật được phần nào diễn biến và ý nghĩa của cuộc nói chuyện này.
Qua phần giới thiệu tiểu sử của Ngài bởi vị Thống Đốc Tiểu Bang, chúng tôi được biết Ngài đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình và Medal of Honor, huy chương cao quí nhất của thế giới và của Mỹ. Ngài đã được toàn thể cử tọa đồng thanh đứng lên chào đón trong tiếng chuông trống và tiếng vỗ tay tán thưởng tưởng không bao giờ dứt trong hơn 5 phút đồng hồ. Ngài cung kính chấp hai tay cúi rạp người đáp lễ, miệng không ngớt lời, "Thank you, thank you..." và ra dấu cho mọi người ngưng vỗ tay để ngồi xuống. Cử chỉ của Ngài thật khiêm nhường đáng kính như lời bà thống đốc giới thiệu: "A deeply humble man of peace".
Trong phần nói chuyện kéo dài 45 phút, Ngài nhấn mạnh nhiều lần về ý nghĩa "Đem lòng từ bi nhân ái và tinh thần không bạo động để xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn trong thế kỷ thứ 21 này". Thế kỷ 20 qua đi để lại những cuộc chiến tranh tàn khốc cho cả thế giới. Cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 khối thù nghịch dẫn đến sự chia xẻ thôn tính nhiều quốc gia trên thế giới - Ngài tránh không nói đến xứ Tây Tạng - thì nay qua thế kỷ mới chiến tranh không phải là con đường giải quyết các bất đồng mà mọi dị biệt phải được giải quyết qua đối thoại trực tiếp. Nay là "Thế kỷ của đối thoại" (The century of dialogue). Để đạt mục đích đó chúng ta phải bắt đầu gieo hạt giống từ bi nhân ái cho những em bé từ lúc sinh ra đời đến lúc lớn lên đi học ở trường để khi ra trường đời, tư tưởng các em thấm đầy tình thương yêu nhân loại, giúp đỡ lẫn nhau như là nguồn gốc của hạnh phúc (compassion for each other, 6 billions human beings are the source of happiness). Ngài nắm tay vị nữ thống đốc giơ cao lên mà nói rằng thế giới chắc cần có nhiều nhà lãnh đạo đàn bà vì đàn bà có nhiều tử bi nhân ái hơn đàn ông - câu này Hillary nghe chắc khoái lắm - làm quí phụ nữ trong vận động trường vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt còn Ngài thì cười giòn giã gây nên một bầu không khí rất vui vẻ thân mật. Ngài năm nay đã 72 tuổi mà giọng nói vẫn còn mạnh mẽ hùng hồn, cộng thêm tiếng cười giòn trên gương mặt phúc hậu, đã chinh phục cảm tình của toàn thể cử tọa. Họ đã liên tục cắt đứt câu chuyện của Ngài nhiều lần để vỗ tay tán thưởng.
Sau phần nói chuyện xem chừng quá ngắn là phần trả lời một số câu hỏi được đài truyền hình lựa ra trong số hơn 100 câu hỏi, đa số rất khó trả lời cho một vị truyền đạo ngoại quốc. Dù hiểu biết Anh ngữ khá thông thạo và có người thông dịch chuyển dịch, đôi lúc Ngài cũng phải khựng lại suy nghĩ vài phút trước khi trả lời. Ngài tránh né bằng mọi cách không trả lời các câu hỏi liên quan đến tình hình chính trị căng thẳng hiện nay giữa Trung Cộng và Tây Tạng. Khi được hỏi làm sao thuyết phục được các vị lãnh đạo trên thế giới ngồi lại đối thoại để giải quyết các khủng hoảng thế giới, hủy bỏ vũ khí nguyên tử..., câu trả lời gọn gàng giản dị của Ngài là "I don't know". Trả lời câu hỏi về những hiểm họa cho thế kỷ 21, Ngài nhấn mạnh đến Global Warming và Populations, chắc là Ngài muốn nói đến sự bành trướng nhân số của Trung Cộng!
Trên đường đi bộ về phòng mạch, tôi miên man suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của Ngài cho thế hệ mai sau và cảm thông được sự bất lực của Ngài qua gần nửa thế kỷ để đi tìm sự tự trị cho dân tộc Tây Tạng hầu không bị đồng hóa bởi dân Hán. Tôi thấy tủi thân cho các dân tộc Ba Lan, Tây Tạng, Việt Nam..., nằm trên ngã ba đường (crossroad) của các cường quốc luôn luôn mang ý định thôn tính đè bẹp xứ láng giềng. Xứ Ba Lan vì nằm trên đường thôn tính Nga Sô của Đức Quốc Xã mà là nạn nhân đầu tiên của trận thế chiến thứ 2, rồi sau đó khi Hồng Quân phản công Đức Quốc Xã, lại chính dân Ba Lan bị "rob" lần thứ hai dưới gót giày của Cộng Sản Nga và trở thành xứ Cộng Sản chư hầu. Thế giới chắc bùi ngùi tiếc thương cho dân Ba Lan nên bầu Đức Giáo Hoàng John Paul gốc Ba Lan vào chức vụ lãnh đạo tinh thần rồi nhờ vào uy tín hô hào ủng hộ triệt để của Ngài mà dân Ba Lan mới nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Lech Walesa làm cuộc cách mạng giải thoát Ba Lan ra khỏi khối CS, thành xứ dân chủ. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng ở vào hoàn cảnh như Đức Giáo Hoàng, được sự ủng hộ của toàn thế giới nhưng cho đến giờ vẫn chưa đem lại được một lợi thế nào cho dân Tây Tạng vì kẻ thù quá mạnh, quá tàn bạo. Hay vì dân Tây Tạng chưa có được một lãnh tụ cỡ Lech Walesa? Hình như gánh nặng đè lên trên hai vai Ngài hơn 50 năm nay, quá sức chịu đựng cho một người thấm nhuần tư tưởng vị tha bác ái của Phật Giáo mà phải đối đầu với một láng giềng cứng đầu dễ ghét. Chiếc giày xỏ vào quá bự cho bàn chân Ngài trên đoạn đường chông gai bao năm qua.
Nhìn về lịch sử Việt Nam, tổ tiên chúng ta vì cũng khổ sở điêu đứng hàng ngàn năm bởi người láng giềng khó ưa đó mà phải bỏ công lao mồ hôi nước mắt để tìm mọi cách tiến về phương Nam lánh nạn. Vậy mà đâu có thoát được vòng tay hắc ám đó bao lâu. Vụ thôn tính Hoàng Sa-Trường Sa có phải là bước đầu của họ để tìm cớ xâm lăng trong tương lai hay không? Liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quãng đời còn lại của Ngài có giúp ích được gì cho hai dân tộc Tây Tạng và Việt Nam sống trong thanh bình tự trị như ước nguyện của Ngài nói lên hôm nay không? Ai sẽ cho tôi câu trả lời?
Thành phố Ngọc Bích Seattle
12 tháng 4, 2008