Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

Đi tảo mộ

Tác giả: Phan Lạc Phúc
Tùy bút

Sau một cơn khô hạn “ai xui con cuốc gọi vào hè, cái nóng nung người nóng nóng ghê“vài tuần nay Sydney vào mùa mưa. Ôi mưa Trời mưa Phật, mưa như một điều cứu rỗi, mưa như một sự hồi sinh. Những cánh đồng trồng mì, trồng lúa nứt nẻ của nông dân đang há miệng chờ mưa, những cánh rừng vàng võ, xám đen vì nắng lửa, vì cháy rừng đang chờ một phép lạ từ trên trời rơi xuống. Chưa bao giờ tôi thấm thía bài thơ đầu tiên được học trong đời như vậy: “Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp” (Quốc văn giáo khoa thư lớp đồng ấu).
Không biết mưa thế này đã đầy đủ chưa? Nhà nông, nhà chăn nuôi đã vừa ý chưa? Chắc là chưa đủ vì lệnh hạn chế dùng nước của NSW vẫn còn siết chặt. Nhưng nhìn cây cỏ trong vườn nhà tôi, vườn trước vườn sau đã thấy từ màu xám tro của tàn tạ đổi sang màu xanh non của sinh trưởng. Ban đêm trở lạnh, tôi thức giấc nghe tiếng mưa chìm chìm, rì rầm, tí tách tôi có cảm tưởng như nghe thấy một mầm sống từ dưới sâu lòng đất đang tách vỏ, cựa mình. Sáng ra nhìn công viên cạnh nhà đã thấy màu cỏ phớt xanh. Cỏ xanh bao giờ cũng mời gọi bước chân mình đi lên trên đó để nghe một sự mát rượi của thiên nhiên hay cảm thấy một sự hòa đồng nào đó giữa ta và vạn vật. Cổ nhân gọi những ngày vui đi trên cỏ là ngày hội “đạp thanh”, hội của những người” đạp lên màu xanh”. Ðộng từ giẫm, đạp mới nghe có vẻ tàn nhẫn làm nhớ câu thơ của Arvers “Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình” (Khái Hưng dịch) nhưng ở đây người Ðông phương đi vào thiên nhiên để tìm một sự đồng cảm, không phải bước chân của người Tây phương chinh phục. “Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”, Nguyễn Du đã nói như thế. Tháng ba cỏ non xanh rợn “dập dìu tài tử giai nhân” đi trên một miền phương thảo để thưởng xuân và thăm mộ những người đã khuất. Người Ðông phương không tách rời cá nhân ra khỏi cái xung quanh; con người là điểm trung hòa giữa trời và đất nên đi chơi xuân cũng là dịp đi thăm “những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ”.
Tôi đi trên thảm cỏ xanh ở đây, thành phố Sydney mà “tâm viên, ý mã” liên tưởng đến những cuộc đi thăm mộ bao nhiêu năm nay tôi mơ ước mà chưa một lần làm được. Tôi nhớ đến ngôi mộ của ông thân, bà thân tôi ở một chân ruộng mùa bên bờ. Cánh Ải quê tôi (Hữu Bằng, Quốc Oai, Sơn Tây). Mẹ tôi mất năm 1945 được an táng tại ruộng nhà dì tôi bên bờ Cánh Ải. Bảy năm sau, ông thân tôi cũng đi theo bà thân tôi. Trước khi mất, chừng như nhìn thấy trước một điều gì thầy tôi dặn lại: “Sau này, các con sẽ đi xa lắm, chắc ít khi về làng. Ðể tiện cho việc thăm viếng, các con nên để thầy nằm bên cạnh mẹ, đắp chung một nấm”. Theo lời thầy tôi dặn lại, chúng tôi đã làm như thế. Mộ thầy mẹ tôi nằm bên cạnh nhau như vậy đã được trên nửa thế kỷ rồi mà tôi chưa có dịp nào về. Rồi mộ của bác tôi, người nuôi tôi ăn học ở Hà Nội ngày xưa, người đầu năm 1954 được du kích xã “mời cụ đi họp” rồi bác tôi chết dấp trên rừng, xác vùi nông một nấm. Mươi năm trước, có ông anh họ cùng bị bắt với cụ, mới lên rừng chỉ chỗ đưa hài cốt cụ về nằm ở ruộng nhà cho “hương hồn” cụ đỡ lạnh. Rồi mộ của chú tôi, dì tôi, cô tôi... mộ của bạn xưa Tào Mạt cùng làng (người làm thơ,viết kịch) người hẹn tôi “đợi anh về gác chân nhau nằm nói chuyện” mà anh không đợi được, đã đi vào cõi đất. Rồi mộ của biết bao anh em, bạn tù đồng đội của tôi đã nằm lại trên núi, trên rừng.
Dòng đời xô đẩy, những cuộc biến thiên lịch sử đã khiến tôi dời bỏ quê nhà mải miết đi, đi mãi từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, từ lục địa này tới luc địa kia. Bây giờ thất thập cổ lai hi đã lâu rồi, ở xứ tạm dung miền Nam bán cầu này, đi trên cỏ xanh mùa thanh minh, muốn thắp một nén hương lên mộ những người thân yêu nhất mà không thể nào làm được. “Quê nhà xa lắc xa lơ đó, Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay”.
Do vậy tôi thường phải thắp một nén tâm hương viết về những người thân yêu, về những người bạn đã sống chết cùng tôi đi một đoạn đời. Tuần này, anh em khóa Cương Quyết (khóa 4 phụ Thủ Ðức nhưng học trường Ðà Lạt) có tổ chức họp khóa “ngậm ngùi” ngày 27 và 28 tháng 3 ở Orange County, CA, Mỹ. Ông Giao Chỉ Vũ văn Lộc, trưởng ban tổ chức (cứ coi như vậy đi) trong thiệp mời và thư hải ngoại gửi bè bạn xa gần đã rất cẩn thận lập chương trình chi tiết, giới thiệu tuyển tập của toàn khóa, triển lãm bảo tàng thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa, đêm hội ngộ sau 50 năm lịch sử, và đáng lưu ý, lễ tưởng niệm những người đã ra đi,vinh danh tình yêu còn ở lại. Ðây là tiết mục tôi nghĩ xúc động nhất, ý nghĩa nhất. Khóa của bạn mấy trăm người, bây giờ còn lại bao nhiêu người? Có những người chết rất trẻ, trung đội trưởng, đại đội trưởng “nằm chết như mơ”. Có những người bị chôn sống trong chiến dịch Mậu Thân Huế 1968 vì làm nội an, có người tự tử trong hầm, không chịu sa vào tay giặc trong chiến trường Hạ Lào, có đại tá trung đoàn trưởng dù chết trong “mùa hè đỏ lửa 1972”, có trung tá tự sát trong ngày 30/4/75. Có bao nhiêu người nữa chết trong trại cải tạo? Khi mới gặp nhau lúc mới vào trường thì tóc xanh mươn mướt, bây giờ gặp lại đã đầu bạc, răng long “Năm chục năm trời gặp lại nhau, Ngậm ngùi tóc bạc ngó lòng đau, Nụ cười bỗng chốc tan thành lệ, Khóc cho mộng cũ đã phai màu” (Thanh Nam). Nhưng còn nhìn lại được nhau là quí, bao nhiêu “bạn ta”đã nằm sâu lòng đất. Thay mặt bạn là những cụ bà 60, 70 tuổi, hiền nội của những chiến sĩ đã ra đi, đến đây hôm nay là để chia sẻ cùng bạn hữu của chồng một chút kỷ niệm xưa, và chắc chắn cùng nhỏ xuống đôi hàng lệ nhớ.” Tình yêu còn ở lại”,có lẽ đây la chứng tích sinh động nhất.
Ông Giao Chỉ có gửi kèm theo danh sách “những người đã mất” trong khóa, dưới có ghi “xin vui lòng đọc kỹ, bổ túc và sửa chữa”. Tôi có một bạn đồng nghiệp, đồng tù rất gần gũi với tôi. Ðó là trung tá Vũ văn Sâm, tức người làm thơ, viết nhạc Thục Vũ vốn thuộc khóa Cương Quyết. Anh là tác giả bài thơ, bài hát Kiếp lưu đày. Bài thơ, bài hát này ngay từ Suối Máu, Biên Hòa (miền Nam 1975-76) đã được anh em đồng đội, đồng tù ghi vào bộ nhớ. Thục Vũ cùng đi chuyến ra Bắc đầu tiên với tôi và Văn Quang, Hoàng ngọc Liên, Vũ xuân Thông, thượng tọa Thích thanh Long... trên một chuyến tàu. Chúng tôi cùng được di chuyển đến Sơn La, trại 1, liên trại 2, dưới quyền quân quản. Thục Vũ là người có bệnh gan mạn tính nên ra Bắc, gặp cơn gió mùa Ðông Bắc đầu tiên là Vũ văn Sâm gục ngã. Anh là người tù cải tạo đầu tiên chết trong trại cải tạo Sơn La nên chúng tôi nhớ rất rõ ngày anh mất. Không phải như ghi trong danh sách: 1977- Nghĩa Lộ mà đúng ra là ngày 17/11/1976, Sơn La. Anh ra Bắc được chừng 5 tháng là từ giã cõi đời. Có một chuyện khiến cho tôi dễ nhớ ngày Thục Vũ mất vì chỉ ít ngày sau khi Thục Vũ ra đi là cụ Thích thanh Long và tôi kì cạch khắc một tấm bia đá nhỏ ghi rõ tên, tuổi, ngày anh lìa bỏ chúng ta. Tôi đã từng viết về Thục Vũ Vũ văn Sâm và bài hát Kiếp lưu đày trên báo chí Mỹ, Úc, Canada. Bài này, may mắn làm sao đến tay chị Vũ văn Sâm ở Canada. Chị có viết thư đăng trên tờ đặc san Cương Quyết của các bạn:”Cám ơn ông PLP đã viết về người chồng tài hoa bạc mệnh của chị” và có cho hay gia đình ngoài Bắc tìm được mộ anh Thục Vũ, là nhờ vào tấm bia đá có ghi tên anh mà bạn tù đã dùng đinh đục trên bia ghi lại. Nếu không, trong cái nghĩa địa hoang tàn trên đèo Ban năm ấy,mả tù chính trị cùng tù hình sự nằm cạnh nhau san sát, lẫn lộn, biet mộ nào vào với mộ nào.
Không biết kỳ họp mặt ngậm ngùi này chị Vũ văn Sâm có sang CA tham dự hay không? Xin nhờ ông Giao Chỉ thưa với chị Sâm rằng chị không nên cảm ơn tôi. Tôi chỉ là “thợ vịn” trong câu chuyện này. Ở Sơn La, “lưới núi” nhiều đá lắm, nhưng chúng tôi làm vườn rau nên không đi lấy đá được. Người tìm đá về làm bia là anh Vũ xuân Thông, trung tá biệt kích dù kiêm họa sĩ, nhà điêu khắc. Người design cái bia cũng là anh Thông. Người lấy đinh đục tên tuổi, ngày mất của anh Thục Vũ là thượng tọa Thích thanh Long, trung tá giám đốc nha tuyên úy Phật giáo. Tôi chỉ phụ ông cụ giội nước lên bia cho ông cụ dễ làm. Khi chúng tôi đem bia đi thăm mộ anh Thục Vũ (chừng 3 tuần sau khi anh mất) thì ở đó đã có một tấm bia bằng gỗ và còn một lọ thuốc Penicilline rỗng không, đóng kín trong có đựng một mẩu giấy ghi tên tuổi và ngày mất của anh Sâm. Nói để chị rõ là anh em bạn tù chúng tôi rất nhiều người nhớ thương anh Thục Vũ. Từ chuyện tưởng niệm này chuyển sang việc viếng thăm kia,khởi đi và kết cục cũng từ họp khóa ngậm ngùi mà ra.Nhân dịp đầu Xuân vào hội đạp thanh, xin cảm ơn ông Giao Chỉ Vũ văn Lộc cũng như toàn thể anh em khóa Cương Quyết đã cho phép tôi thực hiện một cuộc tảo mộ tâm linh mà bao nhiêu năm nay, tôi hết lòng mong đợi.
PHAN LẠC PHÚC