Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HỮU LOAN:

MỘT TÀI THƠ NỔI BẬT

MỘT NHÂN CÁCH LỒNG LỘNG

Nhật Hiên
Sau khi Thi Sĩ Hữu Loan từ trần vào ngày 18.3.2010, báo chí trong và ngoài nước cũng như trên các trang blog cá nhân đã viết về ông, bày tỏ lòng thương tiếc và ngưỡng mộ sâu sắc.
*Tài năng và nhân cách
Trên văn đàn Việt Nam từ xưa đến nay, không có ai như ông, một cuộc đời khổ nạn đến vậy và cũng chẳng mấy ai được mọi người thật sự quý trọng như ông, cả về tài năng lẫn nhân cách.
Trang bauxitevietnam đã đưa tin về sự ra đi của ông như sau: “Được tin nhà thơ Hữu Loan, tác giả Màu tím hoa sim và Đèo Cả nổi tiếng vừa qua đời ngày 18/3/2010 tại quê nhà ở Thanh Hóa, thọ 94 tuổi, bauxitevietnam xin bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc và kính cẩn nghiêng mình trước nhân cách lồng lộng của một nghệ sĩ và một “Con Người”. Vâng, trên cuộc đời ô trọc này đã có mấy ai xứng đáng được gọi là một “Con Người” viết hoa như ông?
Người nghệ sĩ muốn được người ta nhớ đến trước hết phải bằng tài năng thực sự của mỉnh trong lĩnh vực mà mình đeo đuổi. Hữu Loan, trước hết, là một tài năng thơ thật sự, một giọng thơ độc đáo, không lẫn vào với bất cứ ai.
Chỉ riêng một bài thơ Màu tím hoa sim, đã có bao nhiêu bài viết của người trong nghề cũng như người ngoài, phân tích, ca ngợi. Được các nhạc sĩ khác nhau phổ nhạc như “Những đồi hoa sim” (Dzũng Chinh), “Chuyện hoa sim” (Anh Bằng) và nhất là “Áo anh sứt chỉ đường tà” (Phạm Duy), bài thơ đã vượt không gian, thời gian đi vào lòng người để trở thành một trong những bài thơ tình bất hủ của thi ca Việt Nam. Và đây cũng là bài thơ duy nhất cho đến giờ phút này của Việt Nam được một công ty tư nhân, công ty Cổ phần Công nghệ Việt mua bản quyền với giá 100 trieu đồng thời điểm năm 2004.
Ngoài bài thơ này, trong đời thơ của mình, Hữu Loan còn có khoảng trên dưới 30 bài nổi tiếng nữa. Không nhiều nhưng bài nào cũng có giá trị, sức nặng của nó.
Phân tích về tài thơ của ông thì nhiều, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết: “Ông là một nhà thơ đích thực của nền thơ hiện đại Việt Nam. Đích thực bởi thơ. Chỉ bằng hai bài Màu tím hoa sim và Ðèo Cả, Hữu Loan đã ghi danh mình cho thơ Việt ở sự riêng tư và mới mẻ.” Và: “Hai bài thơ khắc ghi dấu ấn rất riêng của Hữu Loan vào một thời thơ. Thơ, chứ không phải cái gì khác, đã làm nên Hữu Loan, đã vinh danh ông. Những nhát thơ Hữu Loan đục vào thời gian, đục vào tâm khảm, để lại dấu tích không phai…”
Nhà phê bình Đặng Tiến nhận định: “Hữu Loan là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca đương đại từ hơn 60 năm nay.” Tác giả kết luận: “Người xưa có câu cái quan định luận: đóng nắp quan tài, mới định luận được phẩm giá một người. Ngày nay sự việc có phần phức tạp hơn. Nhưng với Hữu Loan qua cuộc đời dài non thế kỷ, sôi nổi, khói lửa, trầm luân, đánh giá từ đâu, kiểu gì đi nữa thì chúng ta đều phải công nhận hai nét son : tài hoa và tiết tháo.”
*Không khuất phục bạo quyền
Song cái để mọi người nhớ đến nhà thơ Hữu Loan chính là nhân cách của ông, dám sống thật với những cảm xúc, suy nghĩ của mình, thà chấp nhận một cuộc đời khổ hạnh chứ không khuất phục cường quyền, không chấp nhận thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, không làm thơ theo đơn đặt hàng hay những bài tuyên truyền sáo rỗng dối trá… Có mấy ai dám làm như ông bỏ hết về quê thồ đá, làm ruộng, nuôi vợ nuôi con thành người?
Mọi người viết về nhà thơ Hữu Loan:
Khi Hữu Loan nằm xuống, nhà báo Hà Sĩ Phu có hai câu đối khóc ông đồng thời khái quát cả cuộc đời, tính cách của nhà thơ:
Khóc vợ, có hoa tím phân ưu, tiếng khóc hóa lời ca, “thăm thẳm chiều hoang” thành bất tử !
Khinh vua, rủ đá xanh làm bạn, giọng khinh vào câu đối, “ăn dân hết nước” lại trường sinh?
Mỗi người, trong những bài viết của mình, có những hình tượng khác nhau, để khắc họa nên hình ảnh và con người Hữu Loan. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha gọi ông là “người đi bộ ngược chiều”. Tác giả viết: “Màu tím hoa sim qua giai điệu của Phạm Duy trở thành Áo anh sứt chỉ đường tà. Không hiểu sao nhiều người lính cứ thầm nghêu ngao câu nhạc “Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…”
Hóa ra “màu tím hoa sim” là cảnh ngộ của nhiều người lính trên trái đất này trong chiến tranh.
Ở Việt Nam, Hữu Loan là người phát ngôn bi kịch ấy bằng thơ đầu tiên. Một bài thơ xuất thần được trả giá bằng cái chết đau thương của chính vợ nhà thơ – bà Lê Đỗ Thị Ninh. Và với việc phát ngôn bi kịch này, ngược với cách tuyên truyền tụng ca ngày đó, Hữu Loan đã chính thức là “người đi bộ ngược chiều” trong nhiều năm tháng của lịch sử văn học Việt Nam"
Nhà thơ Nguyễn Duy gọi ông là “Người thơ bận việc làm người” xuất phát từ một câu chuyện sau: Hữu Loan kể vắn tắt về những năm tháng ông sống, cả trong kháng chiến, sau hòa bình và nhất là thời gian cực kỳ gian nan, lận đận ở chính quê nhà, sau khi ông bỏ Hà Nội về làng. Một cuộc đời thật ngang tàng, ngang trái mà cũng thật hiên ngang. Một cuộc đời tất tả, bận rộn. Chúng tôi hỏi, ông bận việc gì nhất? Ông thản nhiên trả lời: “Bận việc làm người...Câu trả lời của Hữu Loan cũng là cái tứ cho Nguyễn Duy viết bài “Thơ tặng cụ Tú Loan”:
Ngang tàng... ngang trái... nghênh ngang
Hồn sim tím một chiều hoang bên đời
Người thơ bận việc làm người
Một mai thánh hóa lên trời làm sao
Về phần mình, nhà thơ Hữu Loan từng tự nhận mình là cây gỗ vuông:
Tôi, cây gỗ vuông chành chạnh suốt đời
Đã làm thất bại âm mưu đẽo tròn
Để muốn tùy tiện lăn long lóc thế nào thì lăn lóc.
Từ đó, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vẽ nên hình tượng ông: “Cây gỗ vuông màu tím - đó chính là chân dung Hữu Loan đời và thơ.” Tác giả Tiêu Dao Bảo Cự cũng sử dụng hình ảnh này trong bài viết tiễn đưa ông: “Hữu Loan-cây gỗ vuông chành chạnh”, những dòng chữ đầy xót xa cho một tài năng sinh bất phùng thời:
Nhưng 30 năm đó, kể từ ngày có vụ án văn nghệ gọi là “Nhân văn - Giai phẩm”, và 17 năm sau đó nữa, chẳng có ai dám viết, nói gì về chuyện của ông dù không ít người biết.
Một sự im lặng khủng khiếp không chỉ đè nặng lên riêng đời ông mà còn trói tay những người cầm bút và choàng phủ lên cả đời sống dân tộc. Ðó là sức mạnh, sức nặng ghê gớm của bạo lực và cường quyền, của nỗi sợ hãi và lòng hèn nhát, là bi kịch của một đất nước tự cho và cũng được phong tặng là đất nước anh hùng, Trong hoàn cảnh đó, Hữu Loan đã chọn riêng cho mình một lối sống, dù nghiệt ngã nhưng đầy bi tráng. Như ông viết trong “Chuyện tôi về”: “Tôi không làm nhà vì mắc làm người”, “Ði ăn cắp và làm cán bộ là tôi không đi...”. Ông thà đi cuốc đất, đập đá và đẩy xe thồ suốt 30 năm để làm “Cây gỗ vuông chành chạnh” không cho ai lăn long lóc, trong khi bao nhiêu văn nghệ sĩ đồng thời với ông đã tha hồ để cho “tùy tiện bị lăn long lóc thế nào thì long lóc” ngoài đời cũng như trong văn học nghệ thuật.
*Người đẽo đá ở núi Vân Hoàn
Có một chi tiết về cuộc đời của nhà thơ Hữu Loan được tác giả Tiêu Dao Bảo Cự kể lại trong bài viết nói trên: “Buổi chiều đầu tiên về thôn Vân Hoàn, thay vì đi thăm hỏi láng giềng ông cắp be rượu lên núi đá đầu thôn… Vốn có sức như trai lực điền, lại ở bước cùng, không thể ngồi ngâm thơ nhìn các con hết gạo, ông tưới rượu lên mặt đá mà thề sẽ bám đá để sống”.
Và thế là thi nhân trở thành người phu vác đá gần suốt cả cuộc đời. Nhà thơ Trần Tiến Dũng tâm sự trong bài “Thi nhân Hữu Loan-ngưởi đẽo đá ở núi Vân Hoàn”:
Hôm nay, nhận được tin ông vừa qua đời, hình ảnh của người thi nhân khổ nạn lại hiện lên tinh khôi lẫm liệt, và một cụm từ ray rứt khác cũng đeo bám lấy ý nghĩ tôi: Người thi nhân đẽo đá ở núi Vân Hoàn.
Ở thời điểm cánh cửa thế kỷ 21 đã mở, toàn bộ hình ảnh tôi thu được về thi nhân Hữu Loan trong không gian sống của ông và gia đình, trong không gian ý thức của một thi nhân đã có đời sống sáng tạo vượt quá những giới hạn thông thường và những khổ nạn từ sáng tạo, trách nhiệm trí thức đã đưa ông đến một tầm vóc lộng lẫy hơn thời đại mà quyền lực thiếu lương tri đã từng tưởng rằng có thể nhận chìm ông.
Nhà thơ Trần Tiến Dũng cũng kể lại chuyện được bà Phạm thị Nhu, vợ nhà thơ Hữu Loan đọc cho nghe mấy câu thơ của cậu con trai Hữu Loan khi đó mới 12 tuổi nhưng đã biết làm thơ để xót để xót xa bố cậu.
Bố ta đi xe cút kít
ò e ú ít
đũng chòe lỗ đít
Tác giả ngậm ngùi kết luận: Vĩnh biệt thi nhân Hữu Loan! Không chỉ bất tận mãi “màu tím hoa sim” trên đất nước này, mà sẽ mãi mãi còn đó hình ảnh làm đau mọi trái tim Việt Nam: Người đẽo đá ở núi Vân Hoàn.
Bên cạnh những bài viết của các nhà thơ nhà văn nhà phê bình là rất nhiều bài viết đăng trên các trang blog cá nhân của những người yêu mến và ngưỡng mộ nhà thơ. Qua những mẩu chuyện được kể, đã bộc lộ nhân cách lớn của nhà thơ và ảnh hưởng của nhân cách cũng như tài thơ ấy đến người viết.
Nhà báo Phạm Thành trong bài “ Hữu Loan sống một mình ở hành tinh chết xa xôi?” thì kể từ năm 1975 đã được nghe bài hát “Màu tím hoa sim” do Khánh Ly hát nhưng lúc đó “Có lẽ chúng tôi còn trẻ, và vừa ở trên rừng về, và lại đang phấn khích trong hào khí chiến thắng, nên chưa thể hiểu được những cái đau nội tâm đứt ruột trong cuộc đời, đâm ra thờ ơ vô cảm trước ngôn ngữ sâu thẳm bên trong của bản nhạc. Nhiều năm sau, khi được biết tác giả bài thơ thuộc nhóm phản động, chống Đảng Nhân Văn Giai Phẩm thì sợ không dám tìm hiểu.
Mãi cho đến những năm 1990, nhân việc Nhà nước đổi mới và những nhân vật Nhân văn – Giai phẩm được nới lỏng, tôi mới được dịp đọc toàn bộ bài Màu tím hoa sim và hiểu thêm về tác giả.
Một điều thật lạ lùng, ngay từ lần đọc đầu tiên sau ngày được phép tiếp cận với toàn bộ tác phẩm, tôi đã đọc một mạch và đã khóc. Và từ năm 1990 đến nay, mỗi năm ít nhất tôi đọc lại một lần. Lần nào cũng vậy, lòng tôi đều rung lên, mắt tôi nhòe lệ… Có lẽ, với riêng tôi, cái hay của Màu tím hoa sim là ở chỗ “tôi được khóc”. Bài thơ ông khóc vợ ông mà như vắt ra từ chính cõi lòng của tôi vậy.”
*Nghệ thuật vốn dĩ công bằng
Blogger Dr. Nikonian viết: “Đời bác ấy “nhàu nát như bìu” (chữ của Nguyễn Huy Thiệp). Nhưng chính trong sự oan khiên đó, người đập đá Hữu Loan sẽ sống mãi với hậu thế. Sẽ còn rất nhiều năm sau, người ta sẽ nhắc đến cái tên Hữu Loan với lòng kính trọng và thương xót.”
Trong bài “Nhà thơ Hữu Loan đã ra đi” của tác giả TTNH đăng trên trang blog của nhạc sĩ Tuấn Khanh kể lại một chi tiết về nhà thơ Hữu Loan: “…tôi cố nhớ lại những giây phút ngắn ngủi bên ông vào một ngày giữa đông tháng 11 năm 2009. Ông nằm xuống khi chúng tôi chuẩn bị chào ông. Tôi cúi xuống, nắm lấy bàn tay của ông, ánh mắt đã tắt nắng từ lâu, chỉ còn bàn tay giữ chút nóng ấm, ông thì thào: cám ơn cô đã ghé thăm, tôi hỏi ông có lời khuyên gì cho cháu không? – Đừng thỏa hiệp với cái ác- xấu!. Tôi nghẹn lòng.”
Những giá trị thật rồi sẽ còn lại mãi với thời gian cho dù có bị dập vùi. Theo thời gian, tài thơ của Hữu Loan và nhân cách của ông đã được người đời thừa nhận, cho dù chính quyền chưa bao giờ thừa nhận ông, cũng chưa bao giờ có một lời xin lỗi chính thức đến ông và những nhà thơ nhà văn khác bị hoạn nạn thời Nhân Văn Giai Phẩm. Không chỉ riêng vụ Nhân Văn Giai Phẩm mà biết bao nhiêu tài năng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật đã phải bị bào mòn, lụi tàn đi trong suốt mấy mươi năm sống dưới một thời kỳ khắc nghiệt, phải tự gọt mình đi, đẽo tròn đi để phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền chính trị là chính.
Nếu Hữu Loan sống trong một thời kỳ khác hoặc nếu Hữu Loan có một cá tính khác thì cuộc đời ông chắc chắn sẽ khác, như nhà báo Phạm Thành viết: “nếu ông như mọi người, nhất định ông sẽ thành ông lớn. Con ông, mười đứa, chứ có 20, 30 đứa, hẳn cũng sẽ là những đại gia của thời đổi mới này rồi…” Hoặc như tác giả Tiêu Dao Bảo Cự nhận xét: “Lẽ ra ông đã có một cuộc sống khác. Một nhà thơ tài hoa, một trí thức, một chiến sĩ cách mạng dày dạn, từ thời khởi nghĩa chống Pháp giành chính quyền mới hơn 20 tuổi đã phụ trách 4 ty của tỉnh, một cán bộ tuyên huấn sư đoàn xuất sắc... đúng ra phải có vị trí xứng đáng và cuộc sống tốt hơn so với bao nhiêu người bất tài đang nắm giữ chức quyền và sống xa hoa phung phí hiện nay.”
Nhưng ông đã chọn “Sự lựa chọn đó là một lựa chọn sinh tử và đã phải trả gía đắt, đắt bằng sự khốn cùng của đời người, bằng một vết nhơ lớn trong lịch sử dân tộc. Khi tôi hỏi về chữ Tâm treo trên bàn thờ, Hữu Loan bảo chính tay ông viết và suốt đời ông chỉ thờ một chữ Tâm.”
Tôi chợt nhớ đến những điều ông nói trong chuyến đi xuyên Việt năm xưa mà tôi đã ghi lại trong bút ký “Hành trình cuối đông”: “Cái tâm mới là điều quan trọng trong văn học. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Sai lầm của chế độ là đã đề cao giai cấp tính, đến chỉ còn đẳng cấp thống trị. Giai cấp tính không bằng nhân đạo tính.”
Cuối cùng, xin mượn câu kết trong bài viết của tác giả TTNH để kết lại bài điểm blog tuần này: “Chúng ta hãy cùng chúc mừng cho người thi sĩ đáng kính và nhớ, và sống cố gắng như lời ông nói: Đừng bao giờ thỏa hiệp với cái ác - xấu.”