Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHÂN NGÀY FATHER DAY,

KỶ NIỆM VỀ MỘT CÁI TÊN

Kể từ lúc còn thơ ấu cho tới ngày nay, rất nhiều bạn bè của tôi đã thắc mắc về cái tên của tôi ! Lúc nhỏ đi học, bạn bè cùng lớp hay nhạo tôi là cái tên”Bảy” không có ở ngoài Bắc. Nhưng đến khi chúng tôi di-cư vào trong Nam sau năm 1954, tôi cũng vẫn bị bạn bè thắc mắc là tại sao người miền Bắc lại có tên “Bảy”?
Từ trước tới nay, tôi chưa bao giờ để ý tới sự việc này cho tớimùa Hè của năm 1955, sau khi gia đình chúng tôi đã ổn định cuộc sống tại Đô Thành Saigon sau cuộc di-cư vĩ đại từ Bắc vào Nam!
Một hôm Chủ Nhật, ông anh Cả của chúng tôi đã lái chiếc xe du lịch Renault 4 để đưa Ông Cụ thân sinh ra tôi cùng với riêng mình tôi, ra khỏi Saigon để trực chỉ Tỉnh Bến Tre ! Sau nhiều tiếng đồng hồ chạy trên Quốc Lộ 4, chúng tôi đã vào tới Tỉnh Bến Tre và ghé vào một ngôi nhà gạch 3 gian chung quanh có trồng dừa và những cây ăn trái xum xuê!
Tới trước cửa, Ông Cụ thân sinh ra tôi gọi vọng vào nhà : “Có Bà Bảy ở nhà không ?” Từ trong nhà tiến ra một người đàn bà khoảng 60 tuổi, quắc thước và trắng trẻo. Đầu Bà ta đã được cạo trọc và mái tóc thì đã muối tiêu ! Sau khi vào tới trong nhà, Ba tôi nói với tôi là hãy chào “Má Bảy” đi!
Trong lúc Ba tôi ngồi uống trà và nói chuyện với MáBảy, tôi đi theo ông anh của tôi ra dạo quanh vườn trái cây ! Nhân dịp này anh tôi mới kể cho tôi nghe chuyện về Bà Má Bảy này!
Bà ta chính là người vợ đầu tiên của Ba tôi và sau đây là câu chuyện tình ngang trái của 2 người :
Ba tôi sinh ra ở ngoài Bắc. Sau khi tốt-nghiệp Trường Công Chánh ở Hà Nội (École des Travaux Publics), Ba tôi được bổ-nhiệm vào phục vụ tại Tinh Bến Tre trong Nam. Lúc đó các Sinh viên tốt-nghiệp Trường này đều bị điều động đi phục vụ khắp Đông Dương. Ngoài miền Nam VN ra có người còn phải qua làm việc bên Cao Miên hoặc Lào ! Lúc đó Tỉnh Bến Tre do người Pháp cai trị nên các Công chức trong Tỉnh đều được mọi người dân kính nể ! Vì hoàn cảnh xa nhà và xa gia-đình nên Ba tôi đã say-mê một Cô đào hát Cải Lương được mọi người mến mộ trong Tỉnh qua tên gọi “Cô Bảy Bến Tre”! Sau khi ăn ở với nhau được một mặt con thì Ông Bà Nội của chúng tôi từ ngoài Bắc đã nghe được mọi chuyện, và đã chạy chọt với các quan Đại Pháp dể rút Ba tôi về Hà Nội! Vì chữ hiếu ông Cụ thân sinh ra chúng tôi đã phải giã-từ Cô Bảy Bến Tre và đứa con gái 1 tuổi để trở về Bắc. Ba tôi đã để lại hết của cải ruộng vườn cho 2 mẹ con rồi rũ áo ra đi!
Về tới miền Bắc, Ba tôi đã bị Ông Bà Nội của tôi bắt ép lấy vợ khác và đó chính là Má của chúng tôi vậy! Và từ ngày đó Ba tôi và Cô Bảy Bến Tre không còn liên lạc được với nhau nữa vì đường xá xa xôi cách trở! Một ít lâu sau thì Ba tôi được tin Cô Bảy đã xuống tóc đi tu và thề ở vậy nuôi con cho tới chết! Sau khi tất cả các anh chị của tôi đã ra đời tới lượt tôi là đứa con Út nên Ba tôi mới đặt tên cho tôi là “Bảy” để tưởng nhớ tới người con gái Tỉnh Bến Tre đã từng yêu Ông và cho Ông một người con gái những lúc Ông cô-đơn sống xa nhà!
Tới lúc đó tôi mới hiểu tại sao tôi lại có cái tên “Bảy” và trong lòng chàng thanh niên mới lớn lúc bấy giờ, hình ảnh một Cô gái Nam đã hy-sinh hết để trao thân cho người mình yêu và khi duyên-nợ không thành thì đành xuống tóc ở vậy nuôi con! Lúc đó tôi đã vô cùng cảm động vì chuyện tình này và rất cảm kích những người con gái miền Nam! Lúc đó không biết tại sao tự hứa với lòng mình là về sau này, lớn lên tôi sẽ kiếm vợ người miền Nam?
Và Thượng Đế đã cho tôi được toại-nguyện ! Duyên trời run rủi ra sao mà tôi lại gặp được nhà tôi là con gái Saigon. Trong gia đình chúng tôi có 3 Bà chi dâu là người Bắc, chỉ có Nhà tôi là người Nam ! Tiện đây tôi phải viết vài hàng để cám ơn nhà tôi, một người con gái Nam đã đồng hành với tôi trong suốt 45 năm theo cuộc hành trình “3 chìm 7 nổi” của tôi. Cưới nhau về chưa được 6 tháng thì tôi bị động viên vào Quân Trường Thủ Đúc và sau đó là những năm tháng xa gia đình, xa Saigon để chung sống với nhau tại Đàlạt và NhaTrang ! Sau 75, khi tôi đi Tù Cải Tạo thì nhà tôi đã phải thay tôi để nuôi dạy 2 cháu nhỏ ! Cho tới khi qua Mỹ theo diện HO, chúng tôi đều đã luống tuổi nhưng vợ tôi luôn khuyến khích Bố Con tôi phải cố gắng lúc banđầu ! Cho tới nay thì may mắn thay mọi sựđãđượcổn-định nên tôi muốn cámơn nhà tôiđãchăm sóc giađình này trong suốt thời gian vừa qua!
Sau khiđãđược biết về sự tích của cái tên tôi, tôi lại càng yêu quý Ba tôi hơn nữa, một ngườiđànông vì chữ hiếu màđành phải hy-sinh, phụ tình người mình yêuđể trở về quê cưới 1 người vợ màông không hề yêu thương ? Có lẽ vì vậy mà Bà Cụ Thân Sinh ra tôi lúc nào cũngđau yếu và khi tôiđược 7 tuổi thì Bàđã rađi vĩnh-viễn!
Không biết có phải là Ba tôi có hối hận hay không, nhưng từđó trởđi, tôiđã đượcông thương yêuđặc biệt ! Mỗi lầnđiđâu giải trí hoặcđiđâu xa,ông cũng chỉ cho có một mình tôi tháp tùng mà thôi ! Tới tuổi cắp sách tới Trường, Ba tôiđãđặc biệt cho tôiđược theo học chương trình Pháp trong khi các anh các chị tôiđều phải học theo chương trình Việt ! Sau năm 1954 di cư vào Nam, giađình chúng tôiđượcđịnh cư tại Thành phố biển Nha-Trang. Vì nơi thành phố này không có Trường Trung Học theo chương trình Pháp nên tôiđãđược Ba tôi gửi lên học nội trú tại Trường Lycée Yersin tạiĐàlạt ! Tôi cũng còn nhớ có lần Ba tôiđã khuyên tôi nên trao dồi môn Anh Văn cho thật giỏi vì sau này thế nào cũngđược dùng tới trong suốt cuộcđời ! Tôiđâu có ngờ rằng nhờ những lởi khuyênđó mà sau này khi giađình chúng tôiđặt chân lênđất Mỹ, mọi sựđã trở nên dễ dàng hơn vào lúc mà “vạn sự khởiđầu nan” ! Tôi phải xin cámơn những lời khuyên này của Ba tôi ! Những năm tôi phục vụ trong QuânĐội, phải sống xa giađình rất nhiều năm, cũng chính Ba tôi là người thường xuyên viết thư cho tôiđể khuyên nhủ tôi luôn phải hy-sinh và chịuđựngđể phục vụ cho quê hương VN ! Trong thời gian tôiđi Tù Cải Tạo tại miền biên giới Tây Ninh sau năm 75, cũng chính Ba tôi vẫn thường viết thư cho tôiđể thăm hỏi và khuyến khích tôi phải cố gắng nhẫn nhịnđể còn có ngày trở về! Ba tôi cũng chính là người hàng tháng vẫn cho vợ con tôi tiềnđểđi thăm nuôi tôi!
Côngơn này tôi chưađềnđápđược thì Ba tôiđã quađời vào năm Cụđuợc 84 tuổi !Điềuđauđớn nhất của tôi trongđời làđã không có mặtđể tiễnđưa người Cha quá cố tới nơi an-nghỉ cuối cùng.
Lúcđó tôi còn bị kẹt trong Tù Cải Tạo ! Nhânđây con xin Ba tha tội bất hiếu cho con ! Kiếp sau hy vọng con sẽ trả được nợ này!
Tôiđã muốn viết về Ba tôi và sự tích cái tên của tôi từ lâu, nhưng cứ chần chờ hoài cho tới nayđã tới tuổi “Thất Thập Cổ Lai Hy” ! Nhưng kỳ này nhân dịp lễ “Fathers Day” năm nay, tôi quyếtđịnh viết lên những kỷ niệm này kẻo mai sau sẽ không còn kịp nữa ! Trong những năm vừa qua, một số bạn bè của tôiđã rađi vĩnh viễn ! Không biết lúc nào sẽ tới mình!
Xin gửi tới bạn bè của tôi khắp Năm Châu : ” HAPPY FATHERS DAY”
Bảy Hoàng