Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NHỮNG NÉT HÀO HOA

VÀ UYÊN ÁO TRONG THƠ

VŨ HOÀNG CHƯƠNG

(1916-1976)

HUY TRÂM
Vũ Hoàng Chương quê người Nam Định, sinh năm 1916 trong một gia đình nho phong, có thân phụ là Tri huyện dưới thời Pháp thuộc. Ông thành thạo cả Hán học lẫn tân học.
Sau khi đỗ tú tài toàn phần, ông theo học Trường Luật Hà Nội nhưng một năm sau thì bỏ dở để đi làm trong ngành hỏa xa. Có lẽ đó là lý do khiến ông thường có mặt trên những chuyến xe lửa Hà Nội - Vân Nam thời bấy giờ.
Qua hai tập thơ đầu "Thơ Say" (1940) và "Mây" (1942) ông đã nổi tiếng ngay. Sau mấy năm tản cư vì chiến tranh Việt Pháp, năm 1949 ông hồi cư về Hà Nội sống bằng nghề mô phạm cho đến cuối đời.
Cuộc đời Vũ Hoàng Chương gắn liền với thi ca và ông là gương mặt lớn của nền văn học miền Nam sau ngày chia đôi đất nước 1954.
Ông đã nhiều lần thay mặt Trung Tâm Văn Bút (PEN) Việt Nam tham dự Đại Hội Văn Bút Thế Giới cũng như đã 2 lần thay mặt chính thể VNCH đi dự Hội Nghị Quốc Tế Lưỡng Niên Thi Ca.
Ngoài thơ ra, ông còn viết nhiều kịch thơ và các kịch bản này đã được diễn xuất trên sân khấu.
Vào đầu năm 1976, ông bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt giam trong mấy tháng (có thuyết cho là do bất tuân phục), khi được thả về, thì mấy hôm sau 13-4-1976, ông từ trần.
Tác phẩm Vũ Hoàng Chương gồm có:
- Thơ Say (1940)
- Mây (1942)
- Rừng Phong (1953)
- Ta Đợi Em Từ 30 Năm (1959)
- Cảm Thông (1960)
- Tâm Sự Kẻ Sang Tần (kịch thơ 1961)
- Tâm Tình Người Đẹp (1961)
- Trời Một Phương (1962)
- Ngồi Quán (1970)
- Đời Vắng Em Rồi, Say Với Ai (1971)
Tác phẩm chưa xuất bản:
- Vân Muội,
- Trương Chi
- Hồng Điệp
Cùng là khách yêu thơ, thuộc thơ, coi thơ là đối tượng tao nhã để giải sầu, nhưng tại sao lại có hiện tượng, người thích thơ thi sĩ này, kẻ ca ngợi thơ thi sĩ khác. Hiện tượng này, không đơn thuần do vấn đề sở thích như người đời chọn món ăn theo ý riêng.
Theo thiển kiến, nó là vấn đề tâm thức cùng chỗ đứng cách nhìn và trình độ thưởng ngoạn thi ca nơi mỗi người trong chúng ta. Thực tế cho thấy các thanh thiếu nữ mới lớn lên, đa số đều thích thơ Xuân Diệu với những câu đáp đúng tâm lý của tuổi 17, 18 mới chập chững đi vào tình yêu.
"Yêu là chết ở trong lòng một ít"
hoặc:
"Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa - nghĩ ngợi gì?"
hoặc họ thích thơ T.T.Kh, Cơ hồ như muốn chuốc lấy cái sầu tiền định vào đời mình:
"Rồi từng thu chết - từng thu chết
Vẫn giữ trong tim bóng một người"
Có khi họ lại thuộc nằm lòng những câu thật duyên dáng của Hồ-Dzếnh:
"Nếu ra đi em hãy bước quay về
Đời hết vui- khi đã vẹn câu thề
Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở
Thơ viết đừng xong - thuyền xuôi chớ đỗ!"
Nhưng rồi, chính những thanh thiếu nữ này, chỉ năm, bẩy năm sau, bắt đầu đi vào tuổi trưởng thành, do tâm thức và hoàn cảnh, họ thích thơ của Hữu Loan (Mầu tím hoa sim) Hoàng Cầm (Đêm Liên Hoan), Quang Dũng (Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây) hoặc Nguyên Sa - Tô Thùy Yên - Tạ Ký v.v...
Bên cạnh sự chuyển đổi về sở thích, còn một vấn đề nữa, ấy là trình độ thưởng ngoạn - Những người muốn đọc thơ mà không phải bận tâm suy nghĩ, tìm hiểu gì nhiều sau những câu, những từ ngữ thường thích thơ Nguyễn Bính hay Thế Lữ. Ngược lại, là trường hợp thơ Vũ Hoàng Chương. Thơ ông cực hay mà không dễ dàng cảm nhận nếu không có trình độ về văn tự - Từ sự cấu trúc của bài thơ đến ý thơ và chữ dùng, thẩy đều bóng bẩy, uyên áo, với một số người đọc, cần phải được giải thích - Nếu thơ Nguyễn Bính là của đa số độc giả bình dân thì thơ Vũ Hoàng Chương chỉ có một số độc giả và người ái mộ hạn chế.
Ta còn để lại gì không
Kìa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi lần về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ, dù sạch đừng vương gót này
Để ta trọn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Thơ ta chẳng viết cho đời
Không vang nhịp khóc dây cười nào đâu
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc, ta cầu đó thôi!
Đêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian
Một phen đã nín cùng đàn
Nghĩ chi còn, mất hơi tàn thanh âm.
(Nguyện Cầu) - trích trong thi phẩm Rừng Phong
Đại ý của bài thơ là sự phủ định sự có mặt ở cõi trần của tác giả, bởi ông đến đây là do quy luật của luân hồi, không muốn cũng bị vòng U-minh dẫn dắt, kiếp trước rồi kiếp này. Vậy thi cảm bắt nguồn từ triết lý Phật Giáo.
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi lần về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Riêng với câu:
"Nghìn thu nửa chớp bốn bề một phương" thì ý thơ rất uyên áo.
Chúng ta, ai cũng biết thời gian là vô thủy vô chung. Nó không có sự khởi đầu, cũng không có chỗ hết, do đó, đem đặt cái khoảng "nghìn thu" vô dòng thời gian dằn dặt vô hạn định thì cũng rất ngắn. Đó là "nghìn thu nửa chớp". Còn "bốn bề một phương" mang một nghĩa sâu xa. Theo khoa học thì không gian vố là vô cùng tận, không giới hạn, không phương hướng. Vì ta lấy mặt trời làm định hướng nên mới có bốn phương, đông, tây, nam, bắc. Chớ thật ra, cả cái thái dương hệ này cũng chỉ là một phương so với vũ trụ mênh mông vô giới hạn.
Chính vì nhận thức này mà tác giả coi thường kiếp người, bởi cũng như vạn vật, nó bị luật vô thường chi phối, biến đổi không ngừng như "non, đá lở, như sông cát bồi"
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ dù sạch, đừng vương gót này
Để ta trọn một kiếp say
Cao xanh, liều một cánh tay níu trời
Thơ ta chẳng viết cho đời
Không vang nhịp khóc, dây cười nào đâu
Từ cái nhìn về cuộc đời phù du, chóng vánh bằng những câu thơ cân đồi già dặn, giọng thơ thoát chuyển sang vẻ kiêm bạc, lạnh lùng. Nhà thơ không muốn thế nhân nhắc nhở khen chê và còn cho hay, thơ của ông không phải là môi trường của hỉ, nộ, ái, ố, vậy người xem chớ kỳ vọng gì nhiều.
Sau những ý thơ trên là niềm cô đơn và niềm tưởng nhớ về một cõi trời viễn ảo xa vời.
Đêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian
Hai câu cuối của bài biểu lộ sự kiêu bạc của Vũ Hoàng Chương đối với sự nghiệp thi ca, ông không quan tâm đến việc lưu danh qua các tác phẩm:
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn, mất hơi tàn thanh âm
Xét về cấu trúc của Thơ Vũ Hoàng Chương người ta thấy rằng, dù ở thể thơ nào, ngôn từ cũng bóng bẩy, đôi lúc cầu kỳ. Ông không diễn đạt ý thơ một cách thông thường. Trái lại, rất chau chuốt, tân kỳ như nói về cái đẹp của đồng quê:
Đồng quê tự khép riêng trời đất
Nhưng với lòng quê mở sắc hương
Tôi đến, con trăng làm dáng nhất
Khi cài lược bạc, lúc soi gương
Như nói về niềm vô vọng trong tình yêu:
Ta đợi em từ ba mươi năm
Uổng hoa phong nhụy, hoài trăng rằm
Heo may chớm đã lên mùa gió
Ngăn ngắt chiêm bao, lạnh chiếu nằm
(chờ đợi hoài công)
Như tả một chuyến về thăm quê nhà:
Nao nao tiếng sắt dội trên đường
Sầu chở đầy xe nẻo cố hương
Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ
Tre làng mươi đảo biếc trong sương
(sai lạc)
Như tả về cảnh vào thu:
Xôn xao vò rượu bừng hương cúc
Thu nhập hồn men, cựa đó chăng?
Viết như vậy thì ý thơ đã cao mà ngôn ngữ thật trác tuyệt. Và đây là cảnh chợ chiều, dưới ngòi bút già dặn và gợi cảm của ông:
Nắng phai để mộng tàn lây
Tình đi cho gió sương đầy quán không
Chợ tan ngàn nẻo cô phòng
Sầu dâng bàng bạc cánh đồng tịch liêu
Hồn đơn, lắng bước chân chiều
Đâu đây nỗi nhớ niềm yêu bời bời
...
Hoàng hôn là xứ chia phôi
Vắng anh quán chợ, vài ngôi lạnh lùng
(chợ chiều)
Cũng như qua phong vị của chén trà, nhấp với bạn, ông đã khéo điểm thêm một thoáng triết lý Đông Phương về nhân sinh, chỉ trong hai câu:
Cạn từng hớp nhỏ cho sen đượm,
Vớt lại trần ai một chút ta
(qua áng hương trà)
Tứ thơ của Vũ Hoàng Chương thường cao và phong phú, nhưng lại lồng vào phong cách diễn đạt có nhiều bề sâu cho nê, ở một số bài, người thưởng ngoạn phải chạy theo điển cố, nếu muốn hiểu toàn bộ bài thơ. Đây chính là lý do khiến thơ của ông hay mà không truyền tụng được trong quảng đại quần chúng.
Trong bài thơ nổi tiếng "Mười hai tháng sáu" mô tả nỗi đau tê dại vì người yêu đi lấy chồng, ta thấy xuất hiện nhiều điển cố
Men khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu ghi mười hai
Tình ta, ta tiếc, cuồng, ta khóc
Tố của Hoàng nay Tố của ai?
Tay gõ vào bia mười ngón giập
Mười năm theo máu hận trào rơi
Học làm Trang Tử thiên cơ nghiệp
Khúc Cổ Bồn Ca gõ hát chơi
Kiều thu hề, Tố em ơi!
Ta đang đốt lửa tơi bời Mái Tây
Hàm ca nhịp gõ khói bay
Hồ xừ xang xế bàn tay điên cuồng
Kiều thu hề, trọn kiếp thương
Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô
Xừ xang - xề xự, xang hồ
Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên
Kiều thu hề. Tố hõi em!
Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng
Xế hồ xang - khói mơ rung
Một cung sầu tỏa - năm cung ngút ngàn
(Mười hai tháng sáu)
Người đọc thơ, đang đà mê say thích thú vì tác giả khéo kết hợp được lời thơ với ngũ cung của cổ nhạc Việt Nam thì ở đoạn cuối, gặp phải câu: "Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng" bỗng khựng lại - Hai chữ "rốn bể" Vũ Hoàng Chương dịch từ Hán văn "Hải để" là chỗ trũng sâu giữa lòng biển, do đó có nhiều ngọc trai và các của quý trôi lăn về đó. Nghĩa bóng, ám chỉ nhà giầu, nhiều của cải. Cùng như thế, trong bài thơ dưới đây, cũng có mấy chữ khó cần giải tỏa, trước khi phân tích ý thơ. Kinh khuyết là kinh đô, Hà mô lấy tích từ Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, tên một xóm bình khang có nhiều ca kỹ.
Nẻo bướm ron tươi lửa cố đô
Mộng phai ca quán tủi giang hồ
Từ xa Kinh khuyết cây lìa gốc
Đời chớm vào thu nhựa đã khô
Tình dứt - men còn say vĩnh biệt
Tiếng kỳ đâu vẳng gái Hà Mô
Nửa đêm cạnh gối - trơ hồng phận
Thao thức vèo trăng một lá ngô.
(nửa đêm ca quán)
Từ bài thơ, toát ra tâm trạng chán chường của kẻ đi tìm khuây lâng ở chốn thanh lâu, nửa đêm chợt nghe day dứt về nỗi đời tàn tạ, buồn tủi - Ý thơ mang chiều sâu và phản ánh đúng thực tế của cuộc đời. Những nơi ăn chơi trác táng sau cùng chỉ để lại trong lòng khách chơi dư vị bê tha, rời rã. Nhưng trong bài thơ, hình ảnh chiếc lá ngô đồng rơi rụng ngoài song, trong đêm thu lạnh lẽo, như động vào tâm hồn kẻ giang hồ lãng tử, thất tình, xa đế đô, bè bạn.
Thao thức vào trăng một lá ngô
Không phải bài nào của Vũ Hoàng Chương cũng có những từ khó, trong dụng ý nhấn mạnh vào tứ thơ như vừa nói ở trên.
Một số bài đặc sắc được ông viết rất thoáng đạt, nhẹ nhàng như bài "Sai lạc" dưới đây:
Nao nao tiếng sắt dội bên đường
Sầu chở đầy xe nẻo cố hương
Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ
Tre làng, mươi đảo biếc trong sương

Dĩ vãng mơ hồ sau khóm tre
Đâu đây trường học trống tan về
Bờ ao gợn đỏ mầu hoa sắn
Kỷ niệm khơi cùng vết bánh xe

Bâng khuâng vòng sắt nặng nề quay
Vang bóng thời xưa tản mác đầy
Sông ngủ hoàng hôn, lều đượm khói
Men chiều nghiêng ngả chiếc xe say

Lưỡi tê thành bại, đắng giang hồ
Bánh lệch thăng bằng lối mấp mô
Nao nức thăm quê sầu chểnh mảng
Phong trần sai nhịp với ngây thơ
(Sai lạc)
Xa cách lâu ngày, nhớ quê, tác giả trở về thăm, nhưng trở về với tâm trạng u buồn - Cảnh cũ hiện ra, y nguyên như lúc ông từng thấy những ngày thơ ấu: con hương lộ trải đá, làm bánh xe khấp khểnh. Bên bờ ao, hoa sắn nở đỏ tươi và khói chiều tỏa ra tản mác từ cái lều của người đánh lưới ven sông.
Vẫn là những hình ảnh của thời xa xưa, nhưng với một nội tâm nặng nề, sóng gió, sau những thất bại trên đường đời, ông nhìn đã thấy khác:
Phong trần sai nhịp với ngây thơ
Đường đời vấp ngã với nhiều trở ngại thì cũng chẳng khác chi con đường làng mấp mô, làm cái xe tay nghiêng ngả và
Sông ngủ hoàng hôn lều đượm khói
chỉ gieo thêm sầu cho chuyến về thăm cố hương mà thôi. Toàn cảnh của bài thơ thật dễ thương nhưng ý thơ rất sâu và đó cũng là sở trường của Vũ Hoàng Chương.
Dưới đây là một trong những bài thơ có thể nói là kiệt xuất, tiêu biểu cho cung cách và tài hoa của ông.
HƠI TÀN ĐÔNG Á
Phơi phới linh hồn lỏng khóa then
Say nghe giọt nhựa khóc trên đèn
Mê ly cả một trời Đông Á
Sực tỉnh trong lòng nấm mộ đen

Đáy cốc bao la vạn vực sầu
Ngai vàng Mông Cổ ngự đêm nâu
Hãy nghe bão táp trong cô tịch
Vó ngựa dân Hồi giẫm đất Âu

Thuyền chiến nằm mơ cuộc viễn chinh
Buồm neo rời rạc bến U Minh
Đâu đây quằn quại trong làn khói
Lớp lớp uy nghi Vạn Lý Thành.