Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

MỘT NGỌN ĐÈN KHÔNG TẮT

HUYỀN KHÔNG

Đây chính là ngọn đèn cúng Phật của bà già nghèo, chắt chiu từ tấm lòng thành chiếm một góc xa xôi nơi vòng thành Tịnh Xá mà sáng hôm sau, khi tất cả tim đèn vua chúa đã lịm tắt hết, chỉ duy nhất ngọn đèn giàu đạo tâm còn rực sáng. Ngọn đèn đơn sơ mà nặng cảm xúc ấy, Ngài Mục Kiền Liên dẫu là vị thần thông đệ nhất vẫn không đủ sức làm lay chuyển ánh sáng ấy, càng cố tắt đèn càng tỏ rạng.
Nghiêm Xuân Hồng Tiên Sinh thời nay cũng vậy, cũng một ngọn đèn hiên ngang trước gió, âm thầm lặng lẽ mà bền bỉ di động chiếu sáng khắp nơi: từ Chùa Việt Nam Los Angeles, Chùa Trúc Lâm ở Santa Ana và cuối đời, điểm sáng tụ lại Chùa Liên Hoa, kết thúc  một chuyển cảnh bất ngờ của đời người bên cửa Đạo. Yên lặng, thong thả, kiên nhẫn đi trên đường đời để giảng Pháp, tạo thành một phong trào học Phật, chỉ bày và hỗ trợ pháp tu cho mọi người không mệt mỏi. Có được tấm lòng thiết tha đó, phải chăng là trái chín của một nỗi niềm bắt gặp sau khi thấm cái hư ảo của thế đồ: những trang tôn kinh mà tiếng dội của pháp âm Phật khiến cho người chẳng còn thiết tha chi những mời gọi điêu đứng của thế gian âm. Tới gần được những lời Phật dạy để lại trong kinh điển rồi là mãn nguyện, là đã quá đủ cho những khao khát tầm cầu, là đủ hân hoan để truyền thụ những lời chân thật. Và thế là Cư Sĩ Tịnh Liên yên tâm đi trên con đường mới trải bằng hoa, hào hứng Nhập Pháp Giới, tương cảm với cuộc hành trình tìm Đạo của Thiện Tài Đồng Tử, vẽ ra nẻo thoát tâm linh hướng tới chân trời vô hạn của giải thoát.
Trở về hai mươi năm trước, vào những khi nhàn rỗi, Đạo Hữu Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng thường nhờ Đạo Hữu Nguyễn Hữu Bằng (bây giờ là Thượng Tọa Thích Minh Chiếu, Trú Trì Chùa Việt Nam Seattle) lái xe đưa lên Chùa Việt Nam Los Angeles để cùng ăn cơm trưa với tôi. Bữa ăn thường là đạm bạc nhưng ấm áp, nhất là những giây phút chuyện trò. Khi thì say sưa đi tìm lại con đường xưa, lúc thì lặng yên trên những trang kinh cũ, thỉnh thoảng dừng lâu nơi một lời giảng của Phật. Một thời gian dài gặp nhau đã làm vỡ tung bao nhiêu thắc mắc, soát xét lại những tìm tòi khám phá, bổ chính những chỗ tâm còn nghi hoặc. Để chẳng bao lâu, tác phẩm Lăng Kính Đại Thừa có mặt với đời và tôi đã được đặc biệt viết đôi lời tựa. Thật như người xưa từng nói: “Mê nhứt kiếp, ngộ nhứt thời”. Tôi để ý tới nụ cười lành của Cụ Tịnh Liên, nụ cười không thể nào có được nơi mẫu người ngày nào còn say sưa với lý thuyết, còn sôi nổi đi tìm một căn bản tư tưởng, còn chật vật vào ra chỗ chính trường bụi bặm. Tôi biết rằng, nụ cười đó, chỉ có mặt sau khi đã từng... đôi khi say mê đọc kinh và thường hay mơ màng hằng giờ trên những trang kinh xưa...” Điều chắc chắn xảy ra là, những trang kinh xưa đã đánh thức... tâm hồn Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng tỉnh dậy, mở mắt ra mà nhìn những chiêm bao của cuộc đời, đem chính tấm thân mình để chiêm nghiệm nỗi niềm nhân quả. Như người cùng tử – trong kinh Pháp Hoa đã bao nhiêu ngày tháng đói cơm rách áo lưu lạc phiêu bồng, bỗng một hôm thấy được ngọc báu trong chiếc áo nghèo nát của mình. Những trang kinh xưa đó đưa Cụ về với buổi chiều chân thật của đời, thoáng thấy một buổi mai tươi sáng của trời nên vượt thoát thị phi phiền não mà đi lại say mê trên lộ trình triển pháp.
Cụ Tịnh Liên có những người bạn đàn đúm từ thời trẻ, cùng chọn chơi chữ nghĩa nhưng khác hướng suy tưởng, đến khi thành lão ông, đường đời và lối Phật bỗng nhẹ nhàng gặp lại. Có lần tôi kể cho cụ nghe mối duyên Đạo bất ngờ giữa tôi và tác giả Thần Tháp Rùa. Một năm nọ, sinh viên Đại Học Vạn Hạnh tổ chức tưởng niệm ngày Phật Thành Đạo tại Trường, nhờ tôi mời giúp một vị giáo sư vào cùng dự lễ và nói chuyện đạo lý với anh em. Phân vân mãi chưa biết mời ai, bỗng tôi thấy Giáo sư Vũ Khắc Khoan vừa bước xuống từ chiếc xích lô ngoài cổng, tôi vui mừng ngỏ lời. Anh Khoan từ chối ngay, viện lẽ không biết gì về Phật lý. Tôi nói thêm rằng, Anh là tác giả Thần Pháp Rùa, là kẻ đưa dẫn Thành Cát Tư Hãn tới giữa cuộc đời, có gì mà không hiểu? Giáo sư Khoan nhận lời với điều kiện là thầy phải “gà” cho tôi. Tôi nói: “Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, bốn lễ tưởng niệm lớn của Đức Phật đều cùng xẩy ra trong một ngày Trăng Tròn tháng thứ Hai Ấn Độ: Phật Đản, Xuất Gia, Thành Đạo, Niết Bàn... Sự kiện trọng đại nào cũng gắn liền với một vầng trăng hiện.” Được hé nở một chút lịch sử trong cuộc đời Đấng Tỉnh Thức như thế thôi mà sau đó, Giáo sư Khoan đã vào Hội Trường, làm say sưa người nghe với cái đề tài đậm đà thơ mộng: “Đạo Phật Qua Bốn Vừng Trăng Tròn”. Cụ Hồng chăm chú theo dõi một mẩu nhỏ cố sự của bạn mình, đôi mắt già trầm xuống rồi bỗng chốc lại ngước nhìn xa xôi như hình ảnh Tô Đông Pha tỉnh ngộ ngày nào trên núi Lô Sơn chập chùng khói sóng:
Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều
Vị đáo sinh bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều
Thầy Mật Thể dịch:
Mù tỏa Lô Sơn sóng Chiết Giang
Khi chưa đến đặng hận muôn ngàn
Đến rồi, về lại không gì lạ
Mù tỏa Lô Sơn sóng Chiết Giang
Năm 1978, ngày tôi mới tới Hoa Kỳ, GS Vũ Khắc Khoan đã là Hội Trưởng Hội Phật Giáo tại Minesota, đã mời tôi tới xứ Vạn Hồ làm Phật sự, ngắm địa cuộc xây Chùa Phật Ân và ăn bữa cơm chiều ngoài vườn phong rắc đầy lá rụng. Nhìn những đám lá còn tiếp tục rơi, giữa bữa cơm, tôi nói tôi rất ngạc nhiên khi thấy Vũ Khắc Khoan là Hội Trưởng Hội Phật Giáo. Ở đời có lắm chuyện bất ngờ mà có thiệt. Tình cảm của dĩ vãng nơi trường xưa tuy còn đầy nhưng rõ ràng là chúng tôi trong lần gặp gỡ nầy chỉ bàn bạc cùng nhau những câu chuyện Đạo. Thấp thoáng đâu đó, tôi thấy cái sân khấu của nhà viết kịch đã thay phông, tiền trường đã đổi cảnh và trong những lần tâm sự với Cụ Hồng sau đó, chúng tôi đồng ý với nhau nên gửi cho anh Khoan những cuốn sách Phật mới in còn thơm mùi mực. Lăng Kính Đại Thừa, Nguồn Thiền Như Huyễn, Lăng Nghiêm Ảnh Hiện... lần lượt vượt núi non đi về xứ tuyết nhưng anh Khoan thì lại vẫn còn chưa thì giờ để... đọc kinh. Gần cuối đời, anh Khoan đã chịu khó lấy những cuốn sách do Nghiêm Xuân Hồng tặng để yên trên bàn Phật từ lâu, đem phủi bụi và lần giở từng trang. Giờ phút khao khát cuối cùng ấy sao mà linh thiêng lạ, anh Khoan đã đi vào lời Phật dạy với tâm thanh tịnh của mình và sau đó, một tập sách mỏng đã ra đời: Đọc Kinh, chuyên chở biết bao nhiêu tinh hoa của Đạo đi ngang qua một tâm hồn lắng đọng trầm tư. Tình bạn của Cụ Hồng đã đánh thức dậy một chút gì đã vùi thật sâu nơi người nghệ sĩ, dời bỏ cột mốc biên giới giữa mê và ngộ, tháo tung những xiềng xích cũ và thong dong gặp lại mây trắng trời xanh. Mỗi khi nhớ Cụ Hồng, tôi thường đem ra đọc lại đoản văn Đọc Kinh của Vũ Khắc Khoan, những dòng chữ của họ Vũ đã dịu dàng gửi lại thế gian, cho những lớp lưu dân lạc mất quê hương và cảnh sống còn nhiều mê hoảng.
Nói tới tác phẩm cuối đời của anh Vũ Khắc Hoan, tôi lại nhớ tới thêm một người bạn của Cụ Hồng: anh Mai Thảo, nhà văn trụ cột của Sáng Tạo, đã có lần hứa với tôi rằng: “rồi sẽ có một tác phẩm cô đọng, đẹp như Đọc Kinh, trong như trăng Rằm, ngời ngời Phật vị”. Đó là chút hừng tâm giữa cơn đau trong một đêm ướt mưa của Santa Ana tôi ghé thăm mà khi mạnh trở lại, vui với rượu canh tàn để quên cảnh đời cô quạnh, thì không còn nhớ gì nữa. Mai Thảo, đã một đôi lần tự cáo chưa thể tới gần mép rìa của “Lăng Nghiêm Ảnh Hiện”, vẫn thấy kề cận mà xa xôi cái con người nghiêm túc cuối đời họ Nghiêm, nhưng qua mấy đoản văn như “bao giờ mây cũng ở trên cao” đăng báo Phật Giáo Việt Nam, Mai Thảo bỗng như đang ở trong một buổi chiều tạnh gió, yên lặng ngồi “khán hoa” nơi hiên chùa vắng vẻ. Tôi yêu mến vô cùng những đoản văn ấy, nên sau khi anh Mai Thảo mất, tôi muốn gom góp những gì anh viết cho báo Phật Giáo Việt Nam thành một tập chung để kỷ niệm giỗ đầu. Tôi nhờ chị Nhã Ca liên lạc với gia đình anh để xin phép nhưng cho tới bây giờ vẫn chưa nhận được tin tức nào. Hơn ai hết, Cụ Hồng, qua cảnh đời của đôi người bạn thân thiết, thấm thía hơn nữa những ngang trái của cơ duyên.
Nhớ ngày nào, Đạo Hữu Nguyễn Hữu Bằng (Minh Chiếu), Cụ Tạ Sĩ Khâm (Tịnh Quang), Đạo Hữu Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng cùng đến Chùa Việt Nam Los Angeles làm một lễ cầu nguyện để cả ba giã từ Mỹ Quốc đi Paris xuất gia đầu Phật. Trước Phật Điện, sau lời cầu nguyện chân thành, tôi tặng ba người ba tràng hạt với lòng mong ai cũng sẽ vững chân trên đường Đạo. Rồi cả ba lên đường nhưng chỉ có hai người hội ngộ thiện duyên: “anh hùng mạt lộ bán qui tăng.” Một người, phải về lại đời cũ, trước khi lâm chung đã than:
... Lạ thay! Mà thực lạ thay
Những chùm duyên nợ vẫn tay đèo bồng...
(Trên ngọn tử sinh, NXH)
Có lẽ một người vẫn trọn đời chưa nguôi niềm mong có được sự dửng dưng trước sanh tử, cho nên Cụ Tịnh Liên đã không che giấu vẻ thích thú tâm đắc khi đọc hai câu thơ trong bài Đạt Đạo mà tôi đã đăng trên báo Phật Giáo Việt Nam:
... Ta từ sanh tử về chơi
Ngồi trên chót đỉnh mỉm cười với trăng...
Ngày cụ mất, trong Lễ Nhập Liệm, khi thấy Tịnh Liên nằm gọn gàng trong quan tài rồi, tôi đọc mấy lời tiễn đưa:
 “Thế gian ly sanh diệt
Do như hư không hoa
Trí bất đắc hữu vô
Nhi hưng đại bi tâm
Viễn ly ư đoạn thường
Thế gian hằng như mộng...”
Tôi nghe âm thanh của tôi vọng lại, trải tới một cuộc đời dài chỉ còn thu gọn trong một chỗ nằm nhỏ nhoi: “thế gian hằng như mộng”...
Nhìn gương mặt bình thản như đang lặng lẽ cười, tôi nhớ tới dòng thơ, có lẽ cũng ở cuối đời: “Khi tâm trúng đạo buông tay vang cười”. Tiếng cười ấy bây giờ của Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng có khác gì tiếng hú làm “lạnh” cả không gian trên đỉnh núi Cô Phong của Ngài Không Lộ?
Nhưng Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng vẫn mãi mãi là một ngọn đèn. Một Ngọn Đèn Không Tắt, vì dầu không bao giờ cạn.
HUYỀN KHÔNG