Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

THƯỜNG TRỰC THI ĐUA

Phạm Văn Hồng

Những ai đã từng có nỗi bất hạnh phải trải qua những năm dài ăn cơm tù cải tạo, khi nghe đến bốn chữ THƯỜNG TRỰC THI ĐUA, không nhiều thì ít, thế nào trong đầu cũng hỏi tương lai chuỗi ngày cơ cực nhọc nhằn, hoặc những đắng cay uất hận, tùy theo mức độ và góc độ của người tù khi phải đối diện với cái chức vụ THƯỜNG TRỰC THI ĐUA quái ác này.
Viết lại đôi dòng về THƯỜNG TRỰC THI ĐUA, tôi không có dụng ý nhắc lại những hận thù cá nhân hay dùng nó như một cách để trách móc một vài đối tượng khi được chỉ định giữ chức THƯỜNG TRỰC THI ĐUA đã có những hành xử qua mẫn cán, khiến cho các bạn đồng tù của mình phải có những phản ứng không vui.
Nhưng tôi phải xin thưa ngay rằng, tôi viết những dòng này với mục đích là nêu rõ những thủ thuật, những mánh lới trong muôn ngàn những mưu mô thâm độc trong hệ thống cai tù của Cộng Sản: Họ đã dùng phương thức gậy ông đập lưng ông để nắm trọn những tư tưởng, những suy nghĩ của người tù, nếu có nhen nhúm một hành động hay một suy nghĩ chống đối nào đó, họ sẽ phát giác và đè bẹp ngay từ trong trứng nước.
Suốt thời gian trong chốn lao tù, tôi đã phải đối diện với thủ thuật tinh vi ấy.
Nhà tôi ở trong trại tù Tiên Lãnh, lúc đó đông nhất, nhân số lên đến 92 người, lúc ít nhát sau mấy năm, số tù được thả dần, con số giảm xuống còn khoảng sáu chục.
Vì nhân số đông như vậy cho nên phải chia từng ly từng phân cho anh em. Tôi là người được giao nhiệm vụ ấy. Phải cho mọi người đi làm hết, hai dãy xi măng vắng tanh, tôi mới xuống bếp lượm mấy cục than và chọn một que tre đem về thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Công việc có vẻ tầm thường như vậy mà phải mất cả giờ đồng hồ tôi mới hoàn toàn, vì chỉ có cái que chứ nào có thước tấc gì đâu mà làm cho nhanh chóng và chính xác được! Và rồi công việc cũng tạm ổn, khi đã chia đúng phần rồi- cứ cho là đống đều nhau đi- ngẫm, nghĩ mà buồn cho thân phận người tù: mọi người chiều ngang cho nằm được do 42 phân tức 2 gang tay!
Công việc hàng ngày lao động và ăn uống thiếu thốn đôi khi triền miên, sự phục hồi năng lượng để ngày mai tiếp tục làm thân trâu ngựa chỉ còn trong mộng vào giấc ngủ, mà chỗ nằm như nệm cối đến thế thì hỏi sao sức tù không mỗi ngày một cạn kiệt?
Ấy thế những điều đó mới chỉ là nỗi khổ về thể xác. Còn một nỗi khổ kahcs, còn khủng khiếp hơn nhiều mà ai cũng thừa hiểu đó là nỗi khổ về tinh thần: người thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA là người góp công thực hiện cho được nỗi khổ này.
Nếu ai đã từng đọc thiên bút ký "Tôi phải sống" của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ hẳn đã quá rõ "công trang" của nhân viên THƯỜNG TRỰC THI ĐUA. Công bình và thực tình mà nói, không phải người thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA nào cũng ác ôn như nhau trong tác phẩm của LM Nguyễn Hữu Lễ đâu, song cái quỷ đạo mà bọn chuyên nghiệp cai tù Cộng Sản vẽ ra cho thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA phải đi qua thi trại nào cũng cùng một khuôn mẫu:
Một người thư ký THƯỜNG TRỰC THI DUA vắt kiệt sức được sức lao động của bạn tù và kiểm số chế được như cũ như động cảu bạn tù ấy là người "đủ tiêu chuẩn trên giao".
Khi một người được giao nhiệm vụ THƯỜNG TRỰC THI ĐUA thì mặc nhiên người đó đã cưỡi lưng cọp. Nếu không đáp được yêu cầu thì kể như cuộc đời khổ. Cũng phải thông cảm với họ trước cảnh giở khóc giở cười này.
Sống dười sự lèo lái của người thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA được Cộng Sản nặn ra như thế trong suốt thời gian dài vô tận của người tù không tuyên án, hỏi làm sao chịu đựng mãi mãi được? Con giun xẻo mãi cũng phải quạn, nên thế nào cũng có lúc có người chịu không nỏi và sẽ phản ứng dù cho hậu quả không lường trước được. Tôi là một trong những người uống thuốc liều ấy. Cũng cin được thưa ngay là là tôi không dám đưa ra cái tôi đáng ghét mà cho rằng mình là kẻ anh hùng đâu, mà đây chỉ là tâm trạng của một kẻ quá tức tối đâm ra liều mạng mà thoi. Một phản ứng tâm lý rất bình thường, khi quá tức tối không tự kiềm sợ, không dằn được thì liều lĩnh chứ chẳng thần thánh gì cả.
Và rồi, nhân một buổi tối sinh hoạt, anh em rút ưu khuyết điểm trong lao động trong tuần qua, chờ cho mọi người đóng góp đôi lời qua loa chiếu lệ, nói cho có nói, tôi xin phép có ý kiến.
Tôi chẫm rãi biểu dương tinh thần hăng say làm việc của anh thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA. Ca ngợi anh là người nhiệt tình trong mọi công tác. Lúc nào anh cũng nuôi kỳ vọng nahf mình có năng suất cao nhất trại. TUY NHIÊN- chữ tuy nhiên đã gây tai họa cho tôi sau này- lắm khi vì anh quá nặng nợ hay nôn nóng, lúc nào anh cũng muốn đạt tiêu chuẩn cao mà lại còn hoàn thành trước thời hạn cho nên đôi khi đã gặp phản ứng ngược.
Cứ thế những đêm lao động chủ nghĩa,nghãi là mọi nhà chuẩn bị đi ngủ thì nhà được gọi ra tập hợp, tranh thủ làm đêm đào ao cá Bác hồ, anh thường hối thúc anh em quá mức, đốc thúc những anh đào đường cho nhanh, những anh khiêng đá thì khiêng cho đầy, cho nhiều để được xong sớm khối lượng được giao phó.
Tôi còn nhớ, thưở còn cắp sách đến trường, tôi đã được đọc một câu chuyện ngụ ngôn, nói về chuyến xe thợ mõ trong tác phẩm Tâm Hồn Cao Thượng mà học gia Hà Mai Anh đã dịch từ cuốn "Grand Couer".
Theo đó, trên chuyến xe chạy từ tỉnh A sang tỉnh B, sau khi khởi hành một khoảng thời gian dài, trời càng ngày càng về chiều, muốn ngã sang đêm tối ai cũng muốn mau đi tới đích. Hành khách thì mong tới sớm để gặp người thân, gia đình, đoàn tụ vui vẻ, người ở xa cũng muốn đến nơi để tiện tìm chỗ nghỉ ngơi. Đến như con ngựa cũng mong tới sớm vì đã quá mệt sau một chặng đường dài đã sai vó quá nhiều. Đặc biêt, trên xe có một con ruồi bay vù vù trong xe, nó cũng mong tới sớm để nó có chỗ đậu cho yên thân.
Và vì vậy, con ruồi đã hối thúc con ngựa bằng cách bay hết chỗ này tới chỗ khác quanh con ngựa, bu quanh đầu, bay quanh mặt, chích hết chỗ này tới chỗ khác khiến cho con ngựa quá ngứa ngáy, nhột nhạt quýnh quáng lồng lên phi nước đại khiến người xa ít nới điều kiện không có xe và rồi kết quả là có xe lao xuống ruộng. Rõ ràng là dục tốc bất đạt.
Từ câu chuyện này, tôi xin đề nghị với anh thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA, từ hậu, nên rút kinh nghiệm bớt hối thúc đôn đốc anh em quá mức. Làm như thế không những anh em đã quá mệt mỏi mà tinh thần lúc nào cũng căng thẳng, không cảm thấy thoải mái lao động.
Dứt lời phát biểu của tôi, anh thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA dĩ nhiên là phản ứng. Anh lên tiếng: "Tôi ghi nhận ý kiến anh Hồng đóng góp đối với tôi. Nhưng theo nhận xét của tôi, nếu với bất cứ một anh em nào trong nhà này đóng góp ý kiến cho tôi thì đó là một sự xây dựng tích cực, nhưng với anh Hồng phát biểu, thì rõ ràng đây là một hành động chống đối đầy ý nghĩa hết sức châm biếm của anh đối với tôi.".
Và rồi, tai họa quả thực đã đến với tôi. Ngay sang hôm sau, tôi cùng tất cả anh em trong nhà ra rẫy làm việc, chỉ chừng một giờ sau khi khởi công thì anh thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA đã gọi tôi đến trình diện quản giáo. Anh chỉ cho tôi lùm cây mà quản giáo đang ngồi chờ sẵn. Tôi bị quản giáo vừa lên lớp kết án tôi đủ tội, nào là chây lười lao động, nào là dày đặc tư tưởng chống đối luôn ngoan cố, nào là có ý gây sự hiềm khích giữa anh em trong nhà với người có trách nhiệm được ban giám đốc trại giao phó.
Hết mắn lên lớp, kết ội là đến mắn đe dọa hậu quả sẽ giáng xuống đầu. Dĩ nhiên ai cũng hiểu là sẽ phải vào cụm
Sau cả giờ đồng hò nghe giảng muốn trào ra ngoài lỗ tai, quản giáo cho tôi phát biểu ý kiến.
Tôi đưa vẻ mặt nai đầy ngốc nghếch của tôi ra để bào chữa, chống đỡ:
-Cán bộ đã giải thích rõ ràng rằng tôi đã lợi dụng nhân cách hóa con ngựa và con ruồi để ví von châm biếm người có trách nhiệm. Tôi có ác ý khinh miệt người có trách nhiệm, coi họ là bọn ruồi muỗi, trâu ngựa. Cán bộ nói thì tôi tôn trọng ý kiến cán bộ. Nhưng thực sự theo tôi, xưa nay người ta thường nói nhân cách hóa có nghĩa là đem con vật hay đồ vật để biến nó thành người. Rồi đến một cuộc đối thoại cho câu chuyện được linh hoạt và sống động, chứ nào ai lại nhân cách hóa để biến con người thành con vật bao giờ.
Câu chuyện mà cán bộ được anh thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA báo cáo lại là tôi có ý mang con ruồi, con ngựa, nâng nó lên hàng con người. Ắt nó cũng có tâm trạng nôn nóng mong mỏi mau chóng đến nới để được nghỉ ngơi chứ nào tôi có ý tưởng muốn người xa ích kỷ và những hành khách xuống hàng ruồi muỗi, trâu ngựa bao giờ! Đây là câu chuyện về con vật. Còn về đồ vật cũng có một câu chuyện được nhân cách hóa. Hòi còn nhỏ tôi cũng được đọc câu chuyện "cái bàn kể chuyện mình" Đại để là một cái bàn cũ kỹ bị bỏ rơi vào một góc phòng, bụi bặm bám đầy không ai ngó ngàng gì tới. Nó đã than phiền rằng lúc nó còn mới, nó đã giúp ích rất nhiều, nó từng là nơi viết lách, học hành cho các cậu học sinh, thế mà nay cũ kĩ, nó bị bỏ rơi vào một góc như vậy, nó buồn phiền và tủi phận như con người. Câu chuyện ấy có ai bảo biến con người thành cái bàn đâu ...
Đại khái nói đúng đối thoại giữa tôi và quản giáo và quản giáo cứ xoay quanh hai lý luanaj trái ngược nhau như thế, tôi kiên trì và mềm mỏng bảo vệ lí lẻ của tôi. Dĩ nhiên về mặt chìm trong đúng ý của tôi thì quá rõ là một sự châm biếm, nhưng tôi vẫn cứ một mực đem chữ nghĩa về mặt nổi và hiểu theo nghĩa đen mà bào chữa cho mình, nhưng nhất định không nhận mình có ý nghĩ xấu xa khinh miệt nào.
Suốt một tuần lễ kéo dài, ngày nào cũng vừa ra tới rẫy, sáng cũng như chiều, anh em vừa khởi động được vài nhát cuốc là tôi phải vào lùm cây trình diện quản giáo.
Cuối cùng, tôi đánh bạo thêm một bước dứt kháot, tôi đưa ra một kế hoạch hết sức chân tình:
-Quản giáo thấy đấy, một người chân thành và nhiệt tình như tôi, muốn đóng góp và xây dựng người ngay tính như tôi, mà nay bị kẹt tới như thế thì thử hỏi, anh em trong nhà, họ thấy cái gương khiếp sợ như thì thử hỏi sau này còn ai dám có ý kiến gì nữa không!?
Tuần lễ đầu qua đi, tuần lễ kế tiếp tôi lại gặp quản giáo, nhưng chiều hướng bây giờ đã khác: GIAO VIỆC. Thâm độc và nham hiểm là ở chỗ này.
Quản giáo dịu giọng và on tồn đối với tôi:
-Trong suốt tuần lễ qua, tôi đã hết tình giải thích cho anh, chắc anh cũng nhận ra những sai trái của mình chứ gì?! Tôi cũng nhận thấy rằng anh đã biết phục thiện, nay để thêm một bước nữa, để anh có dịp đoái công chuộc tội, tôi có về trình lại với ban giám đốc trại, nhận thấy rằng bản thân anh cũng có những nhận xét săc bén và thấu đáo nên trại giao cho anh một nhiệm vụ rất dễ dàng, mà đây cũng như là một thước đo sự tiến bộ của anh. Công việc rất đơn giản và dễ dàng, không đến nỗi khó khăn và phục tập như các anh nahf trưởng, tổ trưởng hay thư ký TRƯỞNG BAN THI ĐUA, vì những việc này phải thể hiện qua hành động. Còn anh, anh chỉ việc âm thầm nhẹ nhàng hơn công lao của anh sẽ được ban giám đốc trại chú ý đặc biệt và dĩ nhiên nó có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian cải tạo của anh.
Bài ca cũ mềm này ai mà chẳng biết đó là "sứ mạng thiêng liêng"! Song, tôi vẫn tỏ ra đâm chiêu và suy nghĩ nhiều. Tôi chân thành một cách nai tơ:
-Như cán bộ đã rõ, trong nhà này tôi là một trong những người ốm yếu nhất, năng suất kém cõi nhất, nào là khai bệnh nhiều nhất, nằm trạm xá lâu nhất, nào là bệnh bao tử hay phổi thay phiên nhau hoành hoành thì làm sao tôi hoàn thành được đề cử cá nhân xuất sắc đâu.
-Không, anh không cần phải là cá nhân xuất sắc. Ban giám đốc trại chỉ muốn trong sinh hoạt thường ngày anh chú ý xem trong anh em có điều gì biến chuyển khác thường, tư tưởng và hành động có vẻ như một âm mưu nào đó anh hãy cho tôi biết hoặc cán bộ trực trại biết tùy theo mức độ khẩn thiết hay cấp bách. Như tôi đã nói, phát giác được điều đó, công lao của anh sẽ được bù đắp xứng đáng. Nhưng tôi cũng lưu ý anh là, anh phải tuyệt đối giữ kín, không được cho bất cứ một người nào, dù thân thiết với anh đến đâu biết, bởi lẽ nó sẽ rất nguy hiểm cho chính bản thân anh.
Tôi lại càng làm ra vẻ âu lo và suy nghĩ nhiều hơn nữa:
-Công việc cán bộ giao cho tôi, xem ra với anh em khác thì không mấy khó khăn, nhưng với tôi chẳng mấy dễ dàng, bởi lẽ về lao động, tôi đã được bằng ai đâu mà dám có nhận xét hay đánh giá về họ, còn về tư tưởng, bề ngoài tôi thấy người nào cũng an tâm học tập, mong muốn được ghi nhận là tiến bộ, học tập tốt để sớm được trở về với gia đình, còn những điều thầm kín trong đầu óc họ, làm sao mà tôi có thể đi guốc trong bụng họ được. Còn nếu như cứ báo cáo đại một sự kiện đáng ngờ nào đó, thì tôi chắc rằng cán bộ đủ sức nhận ra tôi báo cáo láo. Điều đó chăc chắn rằng hậu quả khó lường sẽ đến với tôi. Còn nếu bây giờ cán bộ có nhã ý đặt hết tin tưởng nơi tôi thì tôi cũng phải thi hành thôi, nhưng tôi cũng xin cán bộ thông cảm cho tôi là đừng hỏi chất lượng của những bản báo cáo của tôi nếu có.
Thôi được rồi, anh cứ về suy nghĩ thiệt kĩ đi rồi trả lời sau cho tôi cũng được. Tôi chờ quyết định chính chắn của anh.
Đấy, đại khái câu chuyện về THƯỜNG TRỰC THI ĐUA của tôi là như vậy, tôi đã là nạn nhân của thủ đoạn này, và nay, chính tôi lại là người đáng được chiêu dụ để trở thành kẻ thực hiện thủ thuật ấy.
Nhưng thật may mắn và phước đức cho tôi, truyện dài chưa tới đoạn kết thì người thư ký THƯỜNG TRỰC THI ĐUA nhà tôi chuyển sang nhà khác và nhận nhiệm vụ mới. Phần tôi vẫn còn đang trong giai đoạn "suy nghĩ" chưa có câu trả lời thì vào một buổi tối, tất cả các nhà đã khóa cửa, bổng loa phóng thanh của trại vang lên, từ từ đọc danh sách của những người ngày mai không phải đi lao động mà phải tập hợp tại hội trường để làm thủ tục RA TRẠI. Tất cả mọi người đều tim như ngừng đập nhưng, ngược lại thì làm việc với sức lực tối đa! Và tai tôi đã dành chiến công. Khi loa phóng thanh đọc tên tôi và phát tiếp câu: nơi cư trú: xã Phù Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai thì cả nhà tôi ồ lên "đúng chóc Phạm Văn Hồng rồi".
Xem thế thì rõ là tôn chỉ xảo trá điêu ngoa của Cộng Sản, luôn luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của họ. Ngay khi kẻ sa cơ bị lừa vào trại tập trung cải tạo, họ đã dùng phương pháp lừa đảo, lật lọng để tập trung hàng trăm ngàn Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các viên chức chính phủ vào trại. Đến khi lọt vào rọ rồi họ lại tiếp tục dùng cung cách ấy để hành hạ khủng bố tinh thần những nạn nhân của họ.
Thế nên mỗi khi nghĩ về Cộng Sản là phải nghĩ ngay đến gian manh quỷ quyệt của họ.
Với đôi dòng hồi tưởng này, tôi chỉ có một điều mong ước là nếu có duyên tình nào đó mà thế hệ con cháu sau này đọc được, họ sẽ có dịp vỡ lẽ ra rằng tại sao thế hệ cha ông của họ lại kinh tởm chế độ Cộng Sản đến thế. Kinh sợ đến nổi đã có lời nới rằng "cây cột điện nếu biết đi nó cũng bỏ nước ra đi"!
Nam Cali, Tháng Tư 2009.