Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CHUYỆN THẬT NGẮN

Hoàng Hải Thủy

Tôi tìm được, tôi đọc và xúc động vì mấy chuyện gọi là “Chuyn Tht Ngn” sau đây; xin gửi đến quí vị:
Nồi cá bống kho tiêu
Ba mươi tuổi, chiến chinh điêu linh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập. Con một. Có chị gái đã đi lấy
chồng.
Nước mất. Thân đi tù không có án, không biết ngày về. Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần. Quà nuôi chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con.
Được 3 năm mỗi lần gặp mẹ thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng đi thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm hắn lại đi ra, đi vào, bồi hồi mong được nhìn thấy mẹ.
Thế rồi trong hai năm không thấy mẹ đến trại tù, cũng không có một tin nhà gửi đến.
Được tha, về nhà mới hay khi mẹ đến trại thăm con lần cuối cùng trên đường về gặp cơn mưa lớn, mẹ bị cảm, nằm liệt rồi qua đời. Ngày giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Hắn bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu để lên bàn thờ cúng mẹ, xong hắn lấy xuống ăn. Trong miếng cơm cá bống kho tiêu hắn thấy có mùi vị của nước mắt.
Tình đầu
Mười tám tuổi, yêu tha thiết, tỏ tình.
Nàng chu mỏ:
“Cơm cha, áo mẹ. Bày đặt! Thôi đi.”
Hai mươi hai tuổi, Thiếu úy Sư Đoàn 18, về phép, đến nhà thăm nàng, ngỏ lời xin cưới,
Nàng lạnh lùng:
“Làm góa phụ chán lắm.”
Hai mươi tám tuổi, Đại úy Trưởng khối CTCT Trung Đoàn. Chữ Thọ tương đối vững. Xin đưa trầu cau đến nhà nàng. Nàng ậm ừ để nàng suy nghĩ.
Tháng Tư 1975 chạy giặc, lạc mất nhau.
Bẩy năm tù đày. Khi ra tù đi tìm nàng ngay. Gặp lại nhau trong thành phố cũ. Nàng có chồng, hai con. Buồn và mặc cảm vô duyên, không may, thôi, cứ ở vậy không lấy ai.
Không được sống với nhau nhưng vẫn thương nhớ nhau. Mười lăm năm sau, lưu lạc quê người. Gặp lại nhau giữa ngôi chợ Việt trong thành phố lạ. Nàng chồng chết, các con nàng trưởng thành, ra ở riêng.
Mừng húm, mời nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ tình.
Nàng thẳng thừng:
“Thôi mà, già rồi, bận bịu nhau làm gì. Ở một mình cho khỏe.”
Hai chị em
Chị quen anh Hùng, Trung úy phi công. Anh đến nhà chơi, thấy em gái mình quấn quít Hùng, chị nhường Hùng cho em. Hai người làm đám cưới, chị gom hết tiền để dành tặng đôi vợ chồng mới.
Em có thai đứa con gái đầu lòng được 6 tháng thì Trung úy Hùng đi tù cải tạo. Chị thương em đang phải nuôi con nhỏ, thay em xách giỏ đi ra Bắc thăm nuôi Hùng. Con được hai tuổi, em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với ai đó. Phá thai, chết. Chị tiếp tục đi thăm người tù, nói dối Hùng em dẫn con đi vượt biên rồi. Thấy Hùng mừng cho tương lai vợ con mình, chị tủi thân, âm thầm khóc trên chuyến tàu lửa từ Hà Nội về lại Sài Gòn.
Hùng đi tù về, biết sự thật. Buồn, dẫn con gái đi vượt biên. Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập bàn thờ.
Lấy tấm hình Trung úy Phi công Hùng đứng bên cạnh chiếc máy bay phản lực F5 Hùng tặng chị hồi mới quen nhau rọi lớn ra, cho vào khung đặt lên bàn thờ, chị thắp nén nhang, khóc nghẹn, gọi thầm:
“Hùng ơi…!!!”
Em xin lỗi..!
Thằng Út đói bụng, nhăn nhó nói với Lan:
“Chị ơi, em đói. Cho em gói mì. Em thèm quá!”
Từ sáng đến giờ hai chị em chưa ăn gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền lại hết cả gạo.
Lan dỗ em:
“Em chờ chút. Ba đi thồ về thế nào cũng mua bánh mì cho em.”
Gần tối không thấy ba về, Lan dẫn em ra đầu hẻm nơi anh Tư sửa xe gắn máy, ngồi đợi ba. Tư và Lan thương nhau đã hơn hai năm. Tư đang dành dụm tiền để sang năm làm đám cưới. Trời tối hẳn, chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị xe đụng gãy chân.
Bệnh viện đòi nộp trước 2 triệu mới chịu bó bột.
Lan về nhà thay áo, chạy vội ra nhà Dì Năm:
“Dì ơi, con bằng lòng.”
Đêm bán trinh cho ông Đài Loan. Lan khóc, thầm nói:
“Anh Tư ơi, em xin lỗi!”
Khói thuốc
Năm thứ hai ở Đại học CTCT Đà Lạt, Duy gặp Trinh, Trinh học năm thứ nhất ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh. Duy Trinh yêu nhau tha thiết, thề hẹn sống chết với nhau. Tốt nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 Bộ binh, hành quân liên miên Bình Dương, Bình Long, Phước Long. Đêm hành quân giăng võng nằm trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi vào Cà phê Tùng gọi thuốc Capstan, tách cà phê sữa, ly sữa đậu nành nóng, cùng uống với nhau cho ấm.
Trinh ra trường, về nhà ba mẹ ở Sài Gòn. Duy nghỉ phép thường niên 7 ngày, đến thăm. Trinh báo tin:
“Ba mẹ gả em cho anh Giám đốc Trung Á Ngân hàng. Cưới xong, em cũng vào làm ở Ngân hàng, lấy tiền giúp ba mẹ.”
Năm tháng sau Duy bị thương, về nằm Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh lính đơn vị cho đi theo chăm sóc Trung úy Duy về thăm nhà Duy, trở lại Y viện báo tin:
“Hôm nay đám cưới cô Trinh, nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm. Có quà cưới gửi ông đây.”
Duy chống nạng ra ngồi ghế gỗ trên hiên, châm điếu thuốc Ruby Quân Tiếp Vụ.
Ông y sĩ bạn học xưa đi qua, nhìn mặt Duy, dừng lại hỏi:
“Khóc à?”
Duy lắc đầu:
“Khóc gì. Cả tuần không hút thuốc. Khói vào mắt.”
Chồng xa
Tin vào lời kêu gọi của Ủy ban Nhân dân Huyện, ông thân của Hạnh bỏ trồng lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu. Vay của Ngân hàng Nhà nước 3 tỷ bạc.
Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến hạn trả nợ, không trả được, bị Ngân hàng đòi tịch thu nhà đất. Ông thân đau liệt giường. Vịnh, em trai của Hạnh đang học lớp 10 muốn bỏ học đi làm. Hạnh khuyên em cứ tiếp tục học lên đại học, mong sau nầy đổi đời, em sẽ khá. Nợ của gia đình để chị lo.
Nuốt nước mắt, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy chồng người Hàn. Được sáu tháng chị gọi phôn về thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và chăm sóc cha. Tiếng chị nghèn nghẹn như đang khóc. Thương chị, Vịnh nghẹn ngào hứa làm theo lời chị dặn.
Hai tuần sau, Tòa Lãnh sự Hàn Quốc mời gia đình đến nhận bình đựng tro cốt của Hạnh. Họ nói bà Hạnh nhảy lầu tự tử.
Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những cánh đồng lúa xanh bạt ngàn đến tận chân trời, Vịnh nghẹn ngào khóc, thầm gọi:
"Chị Hai ơi".
***
Mời quí vị đọc chuyện không ngắn, không dài.
SEE YOU NEXT LIFE !
Kính gửi tác giả Viết ở Rừng Phong, Đất Tình Nhân D.C.
Để đáp lại yêu cầu của tác giả trong một bài đăng trên Nhật báo Người Việt, chúng tôi, một số độc giả vùng Tây Bắc, gửi kèm đây hai câu chuyện tình đặc biệt làm xúc động chúng tôi cả Mỹ lẫn Việt ở nơi này:
1 – Chuyện hai con vịt trời: Trên đường bay trốn tuyết từ bắc xuống nam, ghé đậu tại một cây cầu lớn ở đây cùng với cả bầy. Chẳng may xe cộ đi lại quá đông đã cán phải một con bị thương nặng, cả bầy vịt bay đi hết chỉ còn con bị thương nặng nằm đó và một con cứ loay hoay quanh con bị nạn mãi đến khi người ta mang đi cứu nhưng không kịp, đành để một con chết và lo chăm sóc con còn lại rồi vài ngày sau thả về trời theo đàn. Mấy ngày sau người ta thấy con thứ hai không bay đi xa mà lại quay lại chỗ tai nạn và cứ quanh quẩn ở đó đến mấy ngày. Hội Bảo Vệ Súc Vật và những người yêu thiên nhiên, chim chóc, phải đem nó về nuôi trong “lồng son, chén sứ” vì sợ nó sẽ chết ở trên cầu, chỗ con bạn nó gặp nạn.
Câu chuyện này cho đến nay người ta còn nhắc lại làm chúng tôi nghĩ đến Tình Yêu của loài vật, đến bầy chim bỏ xứ của Phạm Duy, đến những Tình Yêu vượt không gian và thời gian.
2 – Câu chuyện thứ hai là chuyện tình của hai vị đã ngoài 90 tuổi, là bạn lòng từ thời còn đi học ngày xưa, thất lạc nhau rồi tình cờ gặp lại nhau, hai vị quyết định làm đám cưới ngay không chần chờ, cân nhắc gì cả vì “sống gần nhau được ngày nào hay ngày ấy.” Làm đám cưới được mấy tháng một ngày đẹp trời hai vị đưa nhau đi hái đào để đem tặng một vị thân hữu ngoài 100 tuổi ở vùng bên, rủi xe bị một xe khác tông phải, hai vị bị thương nặng phải vào bệnh viện. Cụ ông bị thương nặng quá đã qua đời, trước khi tắt thở cụ còn yêu cầu được nắm tay cụ bà..
Chuyện tình này làm chúng tôi nhớ lời ca ngày xưa: “Đời xin có nhau, dài cho mãi sau, nắng không gợi sầu.. Áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau..”
Xin gửi đến tác giả Viết ở Rừng Phong những lời chúc tốt đẹp, năm mới thêm nhiều cảm hứng viết được nhiều bài thật đặc sắc làm chúng tôi cảm xúc khi đọc, nhất là không gian và thời gian trong bài viết quá thân quen với chúng tôi.
***
Trên đây là thư của một bạn đọc gửi về tòa báo nhờ chuyển, địa chỉ ghi trên phong bì là thành phố Beaverton, Oregon vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Cám ơn ông bạn đã viết thư, và xin hỏi ngay ông bạn ở xa mãi tận Oregon, làm sao ông bạn có tờ báo Người Việt để đọc? Tôi vẫn tưởng báo Người Việt chỉ lưu hành trong Quận Cam, bang Cali.
Cách đây mấy tháng nhân đọc quyển True Love của Robert Fulgrum tôi viết một bài về những cảm nghĩ của tôi. Robert Fulgrum cư ngụ ở Seattle, Washington, cũng vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, nơi Thanh Nam, bạn tôi, đã sống, đã chết – Trôi giạt từ Đông sang cõi Bắc. Hành trình trơ một gánh ưu tưTrue Love là tuyển tập những chuyện tình có thật tác giả nghe được do chính những người trong cuộc kể lại. Khi còn là ký giả phụ trách mục Tâm Tình, gần như mục Gỡ Rối Tơ Lòng của những nhật báo Sài Gòn trước năm 1975, Fulgrum kêu gọi độc giả:
Tell me a love story. Not one you’ve read or heard. One you’ve lived: Kể cho tôi nghe một chuyện tình. Không phải chuyện bạn đọc được hay nghe kể. Chuyện tình bạn đã sống.” Fulgrum nhận được nhiều thư bạn đọc kể chuyện tình, ông tuyển những chuyện đặc sắc nhất làm thành tập True Love. Khi nghỉ hưu về sống ở Seattle, Fulgrum làm tấm bảng viết hàng chữ:
Tell me a short love story and I will buy you coffee and make you famous: Kể cho tôi nghe một chuyện tình ngắn, tôi mời bạn cà-phê và làm bạn nổi tiếng”.
Ông mang bảng đến những công viên, những tiệm cà phê trong những ngày thứ bẩy, chủ nhật. Lần nào Fulgrum cũng được nhiều người hưởng ứng.
Từ lâu, đã hơn một lần tôi viết tôi suốt đời ca tụng Tình Yêu, tôi thương quí Tình Yêu, tôi ca tụng Tình yêu của tôi, tôi ca tụng Tình Yêu của người khác, tôi ấm lòng, tôi sung sướng khi thấy Tình Yêu chiến thắng, tôi buồn sầu khi thấy Tình Yêu chiến bại. Tôi cảm khái khi đọc những chuyện tình trong True Love, tôi cũng muốn viết về những chuyện tình có thật như tác giả True Love đã viết.
Cám ơn ông bạn Beaverton, Oregon, đã đọc tôi và đã đáp ứng. Cách xa nhau cả một chiều dài – hay chiều ngang – nước Mỹ, bài tôi viết đã đến Oregon, thư ông đã đến Virginia. Hôm nay mùa thu về trên Rừng Phong. Mùa thu mưa rơi. Ông xa Sài Gòn bao năm rồi? Ông có nhớ Sài Gòn không? Hôm nay, vợ chồng tôi xa Sài Gòn 15 năm, chúng tôi nhớ Sài Gòn quá.
Kính chúc ông và quí vị người Việt vùng Tây Bắc Hoa Kỳ được an khang. Vì chúng ta cùng ca tụng Tình Yêu, xin tặng quí ông bài thơ Tình này.
Bài Epitaph của Richard Crashow, sinh 1613, mất 1649. Gập ngôi mộ hai vợ chồng nằm chung một huyệt, thi sĩ Crashaw làm bài thơ:
EPITAPH
To these whom Death again did wed
This grave’s the second marriage-bed,
For though the hand of Fate could force
‘Twist soul and body a divorce,
It could not sever man and wife,
Because they both live but one life.
Peace, good reader, do not weep;
Peace, the lovers are asleep.
They, sweet turtles, folded lie
In the last knot that Love could tie. 
Let them sleep, let them sleep on,
Till the stormy night be gone.
And the eternal morrow dawn;
Then the curtains will be drawn,
And they wake into a light
Whose day shall never die in night.
Năm 1989 tôi ở Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, Xuân Lộc, Đồng Nai, con tôi mang lên trại cho tôi tập Thơ Tiếng Anh một ngàn bài thơ của Đại Học Oxford. Tôi có tập Thơ Oxford này từ năm 1960. Tôi mượn quyển Thơ trong Thư Viện Tòa Đại Sứ Anh, mượn và không đem trả. Đêm xuống nằm trong mùng, bên ngọn đèn dầu hôi leo lét, nghe tiếng gió từ núi Chứa Chan vi vút gọi về, tôi dịch những bài thơ làm tôi cảm động, trong số có bài thơ của Crashaw:
LỜI TRÊN MỘ
Đôi người này Chết lại kết hôn
Lần họ cưới thứ hai trong huyệt.
Nếu Đời chia thể xác, linh hồn
Trong cuộc ly hôn buồn của Chết;
Đời không chia được vợ, được chồng
Bởi họ sống một đời diễm tuyệt.
Im lặng, em ơi, em đừng khóc
Đôi người yêu nhau đang ngủ say,
Trong mộ họ nằm như bảo ngọc,
Tình cho lần cuối sợi dây này.
Để họ ngủ, họ yên giấc ngủ,
Qua đêm bão đất trời vần vũ;
Để sáng mai trời rạng ánh mai,
Cuộc sống mới không bao giờ cũ,
Họ trở dậy và tay trong tay
Họ đi vào Thiên Đường vạn thưở.
Ông bạn Beaverton, Oregon, tôi tặng riêng ông bài thơ này:
SEE YOU NEXT LIFE
Nếu một ngày anh nói: Good by
See You next life.
Nét buồn thương Em lịm trên môi
Hay mắt Em trầm giọt lệ rơi..
Giòng thời gian dài một ánh bay
Tạm biệt Em, tạm biệt kiếp này.
Như thưở nào xưa ta hứa hẹn
Này Em lời nguyện lúc chia tay:
Lai sinh, thần, trí, thân vừa hiện
Ta tìm nhau như gió tìm mây;
Chim liền cánh tung trời bay,
Cây liền cành một kiếp đầy yêu thương.
Chuyến đi tạm hết con đường,
Xa là xa tạm, còn thương, thương hoài.
Người đời chỉ nói Good by
See You next week, next time là cùng.
Chúng ta Ngọc nữ, Tiên đồng,
Chúng ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương.
Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương,
Này Em.. Đã đến cuối đường: Good by
See You next life !