Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CAO BÁ QUÁT

VỚI CUỘC

“CÁCH MỆNH THANG, VÕ”

VÕ THU TỊNH

Cao Bá Quát người làng Phú Thị tỉnh Bắc Ninh, Bắc Phần. Cha là Cao Bá Chiêu, dạy học, thuộc dòng khoa bảng, văn học. Đời Lê đã có ông Cao Bá Hiền làm Thượng Thư Bộ Binh, kiêm chức Tham Tán trong phủ chúa Trịnh. Hiện nay, không ai biết rõ Cao Bá Quát sinh vào năm nào, vì ông can tội phản loạn, bị trảm quyết và bị tru di tam tộc, nên những tác phẩm và tài liệu có liên hệ đến ông không ai dám tàng trữ. Song theo tung tích và sự liên lạc giữa ông và các người đương thời, người ta đoán Cao Bá Quát ra đời vào khoảng 1800 đến 1803 tại làng Phú Thị, tỉnh Bắc Ninh, Bắc phần. Tức là ông ra đời vào thời Nguyễn sơ, và trưởng thành dưới các đời vua Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883), lúc mà chế độ quân chủ Nho giáo đã bắt đầu có cơ sở vững vàng, Hán học phục hưng, thi cử cực thịnh và khoa bảng là con đường duy nhất của các sĩ tử để tiến thân.
Tưởng đây chính là lúc Nho gia gặp thời, gặp chúa, đem tài trí ra thi thố giúp vua, trị nước.
Nhưng khốn nỗi, triều đình nhà Nguyễn lại thiên vị, có ý đè nén các sĩ tử Bắc hà:
- Về việc phân phối các trường thi hương trong toàn quốc thì miền Bắc vốn đất rộng, dân đông, xưa nay nổi tiếng văn học, sĩ tử nhiều, thế mà chỉ có hai trường thi hương, trong khi miền Trung đất hẹp, dân ít, mới thiết lập mà có đến 4 trường, miền Nam khai thác chưa xong cũng có được 2 trường như miền Bắc.
- Về việc chấm bài thi: dưới đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, đã mở 27 khoa thi hội tại kinh đô Huế, lấy đậu hàng trăm người, mà trong số ấy, chỉ có 4 người Bắc phần mà thôi. Ngoài ra, sĩ tử Bắc hà thi hương đỗ được cử nhân, vào kinh đô Huế để thi hội, nhiều khi bài thi hay hơn mọi người mà vẫn bị dìm xuống. Như ở khoa Mậu Tuất đời Minh Mệnh (1838), Phạm Văn Nghị điểm cao nhất, nhưng bị xếp xuống dưới để cho Nguyễn Cửu Trường, là người tỉnh Thanh Hóa, quê hương nhà Nguyễn, lên Đình Nguyên, đứng trên Phạm Văn Nghị là người miền Bắc.
Tình trạng này đã gây sự bất bình mãnh liệt trong đám sĩ tử Bắc hà. Đến nỗi, ở khoa thi Nhâm Tuất đời Tự Đức (1862), một thí sinh Bắc hà là Hoàng Hữu Tài, trong bài văn sách hỏi về thời sự trong nước, đã đánh liều đem việc này ra tố cáo trong bài thi.
Tuy vậy, vua Tự Đức chấm quyển của Hoàng Hữu Tài, không những không tỏ ý bất bình mà còn chấm cho đậu phó bảng. Và cũng ở khoa ấy, nhà vua lấy một sĩ tử Bắc phần đỗ Hoàng Giáp, và phê vào quyển thi: “Như vậy để phá cái thuyết Hoàng Hữu Tài cho rằng trẫm dị thị hai kỳ!”
Nhưng cử chỉ riêng rẽ của vua Tự Đức chưa đủ để trấn an sĩ phu Bắc hà trong đó có cả Cao Bá Quát.
Tư chất thông minh, Cao Bá Quát lên 5 đã đọc được sách Tam Tự Kinh, 14 tuổi đã làm được đủ các thể văn, nổi tiếng hay chữ. Thế mà, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), ông đậu á nguyên (thứ nhì) kỳ thi hương ở Hà Nội, nhưng khi quyển đưa về bộ duyệt lại thì bị Triều đình đánh xuống hạng chót, chỉ vì lẽ làm bài hay nhưng lại sai với trường qui (là những khuôn phép qui định về hình thức, các thí sinh phải theo đúng để viết và trình bày bài làm ở trường thi). Năm sau, cũng vì tánh phóng túng ấy, nên khi vào kinh đô thi hội, Cao Bá Quát bị đánh rớt, rồi bị đánh rớt liền vài khoa nữa.
Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), Cao Bá Quát được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, triều đình cho lĩnh một chức quan nhỏ ở Bộ Lễ.
Được cử làm sơ khảo trường thi hương Thừa Thiên, ông tiếc tài nhiều bài văn hay mà bị phạm húy (1), nên lấy muội đèn sửa giúp. Sau bị phát giác, ông bị cách chức và phát phối (bị đày đi xa) vào Đà Nẵng.
Hai năm sau, ông được cử giúp ở phái bộ Đào Tri Phú sang Tân Gia Ba (Singapour) để đoái công chuộc tội. Lúc về, ông được phục chức, rồi thăng Chủ sự làm việc tại Huế cho đến năm 1854. Ông thường tự hào: - Thiên hạ có 4 bồ chữ, mình tôi chiếm 2 bồ, anh tôi là Bá Đạt và bạn tôi là Nguyễn Văn Siêu giữ một bồ, còn lại một bồ phân phát cho mọi người trong thiên hạ. Ông nổi tiếng thơ hay. Văn chương chữ Hán của ông được vua Tự Đức khen: “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán” (Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì lấn át cả đời Tiền Hán) và người đương thời thường gọi là “thần Siêu, thánh Quát”. Cao Bá Quát được giới quyền quý ở kinh đô nể nang, hâm mộ. Nhưng ông lại thường làm cho nhiều người bất bình vì thái độ kiêu căng khiếm nhã của ông. Chẳng hạn, ông có hai câu “tặng” Thi xã Mạc Văn của Tùng Thiện Vương như sau: “Ngán cho cái mũi vô duyên,
Câu thơ Thi Xã, con thuyền Nghệ An!”
(Ngày xưa, thuyền tỉnh Nghệ An thường chở mắm đi bán khắp nơi, mắm có mùi thum thủm khó ngửi). Năm 1954, ông đổi ra làm Giáo Thụ ở Quốc Oai (một phủ ở biên giới tỉnh Sơn Tây). Ông mưu phản, giao kết với đầu mục đảng kín là Nguyễn Kim Thanh, nhằm phù Lê Duy Cự (hậu duệ nhà Lê) làm minh chủ, để lật đổ Tự Đức và nhà Nguyễn. Tháng 10 năm ấy, khởi nghĩa ở Mỹ Lương, trên cờ hiệu ông đề hai hàng chữ:
“Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu, Thuấn,
Mục Dã, Minh Điều hữu Võ, Thang”
Nghĩa từng chữ: Ở Bình Dương, Bồ Bản mà không có vua Nghiêu, vua Thuấn, thì ở Mục Dã, Minh Điều đã có Võ Vương và Thành Thang! Ý nói ở triều đô, Tự Đức là một vị bạo quân, thì trong dân gian có Lê Duy Cự là một minh Chúa, theo gương Võ Vương, Thành Thang ngày xưa đứng lên để diệt trừ bạo quân. Hai hàng chữ trên cờ hiệu này, Cao Bá Quát đã tự cho mình đứng lên “làm cách mệnh”, dựa vào câu phê phán của Tư Mã Thiên, sử gia Trung Hoa ngày xưa: “Thang, Võ cách mệnh, thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân.” Nghĩa là cuộc cách mệnh của Thành Thang và của Võ Vương đã thuận theo ý trời mà thể hiện ứng vào lòng, vào hành động của người dân: - Nguyên ngày xưa, vua Đại Võ nhà Hạ (2205-1766 trước Tây lịch) có đức lớn, được chư hầu tôn lên làm thiên tử, đóng đô ở Bình Dương. Truyền 17 đời đến vua Kiệt, hoang dâm vô đạo, say đắm nàng Muội Hỷ, lập cung thất, ao vườn xa xỉ, thuế má nặng nề, hình phạt thảm khốc, nhân dân tâm than, oán giận. Một vua chư hầu tên là Thang hội các chư hầu khách bố cáo chủ trương cách mệnh diệt bạo quân để cứu dân: - Nhà Hạ có tội, Trời sai ta đánh nó. Ta sợ mệnh Trời, không thể không tuân. Rồi vua Thang đánh thắng vua Kiệt ở Minh điều và đuổi ra đất Nam Sào. Việc cách mệnh thành công, người đời sau tặng cho vua mỹ hiệu là Thành, xưng là Thành Thang. Vua Thành Thang lên ngôi thiên tử lập lên nhà Thương (1766-1122 trước Tây lịch) đóng đô ở Bồ Bản, truyền 27 đời đến vua Trụ. Vua Trụ là người có dũng lược, mưu trí, nhưng lại mê đắm nàng Đắc Kỷ, ăn chơi xa xỉ, sưu cao thuế nặng, hình phạt độc ác, hạ sát trung thần. Tây Bá là Phát hội 800 chư hầu, đánh thắng vua Trụ ở Mục Dã. Trụ Vương rút lui về tự thiêu chết trong hoàng cung. Tây Bá Phát lên ngôi thiên tử, lấy hiệu là Võ Vương, và sáng lập ra nhà Chu. Cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát, (người đương thời gọi là “giặc châu chấu” vì lúc ấy có nạn châu chấu xuất hiện tàn phá mùa màng) bị quân triều đình dẹp tan ngay. Theo các bô lão, thì sau đó Cao Bá Quát bị bắt đem về chém tại Phú Thị. Còn theo Đại Nam Liệt Truyện (quyển 4b, tờ 14, mục Nghịch Thần) thì Cao Bá Quát bị tử trận, vua sai đem đầu bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ, rồi đem giã nhỏ ném xuống sông. Vấn đề được đặt ra ở đây là: 1 . Danh từ “cách mệnh” mà nghìn năm xưa, các sử gia Trung Hoa đã dùng, vốn nghĩa như thế nào? Trong Hán ngữ, chữ “cách” là lột bỏ, tước bỏ (như ở chức “cách chức”), chứ “mệnh” là sai khiến (chỉ “mệnh trời” hay “thiên mệnh”), tức là điều mà trời đã sai khiến, ủy nhiệm bảo phải làm. Theo Nho giáo, vua là “thiên tử” (con của Trời) được trời ủy nhiệm công việc “dạy bảo dân, vì dân hưng các điều lợi, trừ các điều hại, không phiền nhiễu dân, hết lòng lo cho dân được no ấm yên vui, mà không được kể công đức với dân.”
Nếu vua không làm tròn Thiên Mệnh đã ủy thác, mà ăn ở vô đạo, bạo ngược, làm cho nhân dân khổ sở, đói khát, đời sống lầm than, thì lòng dân sinh ra oán ghét, thù hận. Theo Nho giáo, “nhân thuận, thiên mệnh qui”, dân muốn thì Trời cũng chịu theo ý dân, mà cách bỏ, thu hồi thiên mệnh đã giao phó cho. (Do đó, xuất hiện danh từ cách mệnh). Trong dân gian, có người đủ tài đức, lòng dân qui phục, đứng lên lật đổ bạo quyền, tức là đã làm hành động thuận theo ý Trời, ứng hợp với lòng dân. Người ấy đã làm một cuộc cách mệnh! Tóm lại, từ “cách mệnh”, theo các sử gia Trung Hoa, có nghĩa là “lật đổ một bạo quân để thay thế bằng một minh quân”. 2. Ngày nay, người ta dùng từ “cách mệnh” để dịch ra tiếng Hán Việt từ “révolution” của Pháp ngữ, song hai từ ấy có hoàn toàn đồng nghĩa với nhau không? Theo các sử gia Tây phương “révolution”. có nghĩa là xoay chuyển, là thay đổi chế độ, tức là thay đổi cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế, chớ không phải chỉ thay đổi ông vua, thay đổi kẻ cầm chính quyền mà thôi. Sự thay đổi ấy phải quyết liệt, nhanh chóng, và tận gốc rễ. Nếu chỉ thay đổi nhà cầm quyền mà không thay đổi chính sách, chế độ thì đó chỉ là một cuộc đảo chính, hay cải cách. 3. Vậy danh từ “cách mệnh” có thể áp dụng vào trường hợp Cao Bá Quát đến mức nào? a. Theo định nghĩa của các sử gia Tây phương hiện đại, ta thấy ngay rằng cuộc “khởi nghĩa” của Cao Bá Quát chưa phải là một “cuộc cách mệnh” (révolution) đúng với danh vị ấy vì mục đích cuộc nổi dậy ấy chỉ nhắm lật đổ một ông vua mà Cao Bá Quát cho là bạo quân, để thay thế bằng một ông vua mà Cao Bá Quát cho là minh quân. Không nhằm thay đổi cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế một cách sâu xa. b. Nhưng có người đã căn cứ vào định nghĩa từ “cách mệnh” theo Nho giáo và các sử gia Trung Hoa thời xưa, mà cho rằng Cao Bá Quát về tư tưởng cũng như về hành động, quả xứng đáng là một nhà cách mệnh. Bằng chứng, từ nhỏ, qua hai câu thơ ứng khẩu, Cao Bá Quát đã từng nói lên cái mộng:
“Ngã quân tử chiến cơ nhi tác,
Dục vi Nghiêu Thuấn quân dân”
Nghĩa là: Tôi đây, người quân tử, thấy thời cơ mà hoạt động, lòng muốn làm thế nào cho vua và dân trở thành vua và dân ở thời Nghiêu, thời Thuấn.
Và sau đó, trong bài “Đạo phùng ngạ phu” (Giữa đường gặp người đói), Cao Bá Quát có mấy câu bằng chữ Hán bộc lộ lòng thương xót kẻ bị lỡ vận lâm vào cảnh nghèo đói, dịch lại như sau:
“Thưa rằng tình cảnh của tôi,
Nhà nghèo làm thầy thuốc...
Ngày hai cố (a) chiếc tráp (b),
Ngày ba nhịn đói dài...”
Chú giải - (a) Cầm = bán đỡ, sau có tiền chuộc lại. (b) Tráp - hộp nhỏ bằng gỗ, phía ngoài có sơn, có bản lề khóa lại, các nhà Nho ngày xưa dùng để đựng giấy tờ, bút mực (như cái cặp da ngày nay).
Ông cũng có câu phản đối cái cảnh tàn bạo áp bức giữa người và người: “Trời nắng chang chang, người trói người!”
Một việc đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, hành động của Cao Bá Quát là chuyến đi Tân Gia Ba (Singapour, lúc ấy là một thuộc địa của nước Anh) trong phái bộ Đào Tri Phú. Có dịp tiếp xúc với văn minh Tây phương, khi trở về nước ông lại càng thấy rõ những đồi tệ, hủ lậu của Triều đình và sự yếu kém của xã hội ta lúc bấy giờ, nên ông lại càng bất mãn hơn trước. Ông có làm bài thơ bằng chữ Hán trích dịch mấy câu thơ nhận xét về việc học văn chương nước ta ngày ấy, như sau:
“Nhai văn nhá chữ buồn ta,
Con giun còn biết đâu là cao sâu!
Tân-Gia từ vượt con tàu,
Mới hay vũ trụ một bầu bao la.
Giật mình khi ở xó nhà,
Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi.
Không đi khắp bốn phương trời,
Vùi đầu áng sách, uổng đời làm trai!”
(Trúc Khê dịch)
Và Cao Bá Quát cũng đã cực lực phản đối cái thói đời hay lòn cúi kẻ trên để cầu vinh, và hống hách khinh miệt và chà đạp lên nhân phẩm những kẻ dưới mình:
“Ngán nhẽ kẻ tham bề khoa lợi, mũ cánh chuồng đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực cửa hầu môn - Quản bao kẻ mang cái hàm danh, áo giới lân phu dưới cỏ phu, mỏi gối quì mòn sân tướng phủ. Khéo ứng thù những bác quan trên - Xin bái ngoảnh cùng anh hàng phố...” Tuy nhiên, năm ba câu thơ đầy khẩu khí bộc lộ một nổi niềm uất hận, bất mãn trên đây, đã đủ để chứng minh tinh thần “cách mệnh” của Cao Bá Quát chưa? Từ xưa đến nay, các nhà cách mệnh cũng như các văn nghệ sĩ đều luôn luôn bất mãn với cuộc đời mà họ cho là chưa đúng với lý tưởng cao đẹp của mình. Họ đòi hỏi nhiều nhu cầu cho thế hệ, cho nhân sinh và họ uất ức, đau khổ vì thấy sự đòi hỏi của mình không bao giờ được thỏa mãn cho đầy đủ. Sự bất mãn vốn là nguồn gốc của thi văn, là động cơ của cách mệnh. Khác nhau là các văn nghệ sĩ bộc lộ nỗi niềm uất hận cua mình qua thi văn, còn các nhà cách mệnh bộc lộ sự bất mãn của mình qua hành động. Và khác nhau còn ở chỗ đối với văn nghệ sĩ, có khi ý tưởng trong các tác phẩm và hành động trong đời sống trái ngược nhau, nhưng độc giả thường chỉ thưởng thức tác phẩm mà không mấy khi chú trọng đến hành động trong đời sống của tác giả. Còn đối với nhà cách mệnh, người Phương Đông, thường đòi hỏi họ phải có những hành động phù hợp với tư tưởng, đạo đức cách mệnh của mình. Về các văn nghệ sĩ, có thể kể trường hợp Jean Jacques Rousseau đã viết quyển Emile để cổ võ cho một phương pháp giáo dục trẻ em trong tình thương, nhưng chính ông lại bỏ các con mình vào nhà trẻ mồ côi. Hay trường hợp nhà vẽ băng (bandes dessinées) Hergé, cha đẻ của cậu bé Tin tin, theo sự tiết lộ của P. Assouline trong tạp chí Express (số 2330, ngày 29.02.1996) thì ông lại là người ghét trẻ con, và có lần đã xua đuổi mắng nhiếc những đứa tìm đến chào hỏi mình, và kiện bắt một trường học gần nhà phải phải dời đi nơi khác vì học sinh quá ồn ào phiền nhiễu ông. Tiếc rằng Cao Bá Quát cũng có hành động tương tự. Qua mấy câu thơ trên đây, Cao Bá Quát đã phản đối những hành động chà đạp lên nhân phẩm kẻ khác, nhưng trong phạm vi giao tế, dầu các nhà thơ của nhóm Tùng Thiện Vương có dở đến đâu, tưởng cũng không đáng cho ông miệt thị một cách tàn nhẫn, và thô bỉ, làm xúc phạm đến phẩm giá của họ. Chưa kể, theo quan điểm của dân ta, một nhà cách mệnh bao giờ cũng có thái dộ khiêm cung và hòa nhã, thế mà Cao Bá Quát lại tự phụ một cách vênh váo cho mình là đỉnh cao trí tuệ loài người, thiên hạ có 4 bồ chữ, phần mình chiếm 2 bồ, anh và bạn mình chiếm 1 bồ, còn lại 1 bồ phân phát cho tất cả mọi người trong nước!? Thử hỏi Cao Bá Quát có thành công trong cái gọi là “cách mệnh Thang, Võ” ấy, thì liệu dân Việt Nam chúng ta có thể chịu đựng nổi một loại nhà cầm quyền khinh người và kiêu căng đến như thế không ? Kết luận
Về vấn đề Cao Bá Quát đối với “cách mệnh”, nếu có nhiều phán xét khác nhau, chẳng qua cũng chỉ vì người ta đã căn cứ vào định nghĩa của thời nay, vào quan niệm nhân trị của Đông phương hay quan niệm pháp trị của Tây phương, liên quan đến bản chất của cuộc cách mệnh cũng như liên quan đến tác phong đạo đức của nhà cách mệnh mà thôi. Tác phong kêu căng, tự hào vênh váo có xứng hay không với một nhà cách mệnh, hay một nhà lãnh đạo tương lai của đất nước, cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương có thành công hay thất bại trong thời điểm lúc bấy giờ; người đời nay hẳn không căn cứ vào đấy mà luận anh hùng hay thăng hoa thi tài của Cao Bá Quát. Song không ai phủ nhận được chí hướng và hành động quật cường của ông trước những cảnh áp bức bất công, cũng không ai phủ nhận được cái giá trị văn chương của ông:
“Lời hung, ý hùng, cả cách đặt câu xếp chữ cũng hùng, đọc lên như thấy cái khí phách lẫm liệt bỗng hiện lên mặt giấy.” (Ngô Tất Tố, Thi Văn Bình Chú)
Cao Bá Quát vẫn đáng cho chúng ta ngưỡng phục: ông đã dám vượt ra khỏi cái tháp ngà của thi văn mà mạnh dạn bước vào trường hoạt động, cũng như gần đây nhà thi hào nước anh là Biron đã xếp bút nghiên tình nguyện đi chiến đấu cho nền độc lập của Hy Lạp. Chú thích (1) Phạm húy = Là một lỗi trong các lỗi “phạm trường qui”. Những chứ húy đều là tên dòng họ nhà vua. Trọng húy là tên các vua, khinh húy là tên những bà vợ vua, mẹ vua, hay là tổ tiên lâu đời của vua. Những chữ húy có rất nhiều và được yết trước cổng trường thi cho thí sinh biết. Những chữ trọng húy tức là húy nặng (trọng = nặng) thì cấm đọc, cấm viết, coi là chữ bỏ đi, phải tìm chữ khác đồng nghĩa mà dùng. Còn những chữ khinh húy thì có thể dùng được vì thuộc về húy nhẹ (khinh = nhẹ), nhưng phải “kính khuyết nhất bút” nghĩa là cung kính mà bỏ sót đi một nét. Bài thi nào có chững chữ trọng húy hay những chữ khinh bút viết mà không bỏ sót nét thì bị lỗi gọi là “phạm húy”, bị đánh rớt, có khi còn bị tội nữa.