Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CỤ THỂ HÓA VÀ KỊCH TÍNH TRONG CA DAO

TRIỀU KHÊ

Ca dao ca ngợi tình người, ca ngợi tình yêu. Tuy tình yêu là vở kịch buồn của cõi đời, tuy biết tình yêu đôi khi còn mạnh hơn nỗi chết, nhưng người ta vẫn say mê, lao đầu đi tìm. Trái với văn chương bác học, văn chương quần chúng là ca dao, không đủ từ ngữ trừu tượng để diễn tả ý tình, cho nên các tác giả khuyết danh của ca dao đã lấy những gì tả thực, có đủ kích thước ba chiều, để đưa vào những câu thơ bình dị.
Xin đọc một vài ví dụ:
Đôi ta như thể con tằm,
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong.
Đôi ta như thể con ong,
Con quấn con quít, con trong con ngoài.
Đôi ta như thể con bài,
Chồng đánh vợ kết, chẳng sai quân nào.
Con tằm, lá dâu, con ong, bài tam cúc,... là những gì rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Những con vật nhỏ bé, cây dâu, bộ bài đã gây đau khổ, sung sướng, hồi hộp, mừng vui, thất vọng cho người dân ở thôn quê. Còn cảnh nào hả hê, thích thú bằng ngắm một nong tằm đang ăn rỗi, hứa hẹn những cái kén tơ vàng ối. Ví hai kẻ yêu nhau như đôi tằm đang chăm ăn chung một lá dâu xanh, tuy thiếu lãng mạn nhưng vẫn tình tứ và thực tế. Cảnh đàn ong tíu tít làm tổ, kéo mật quấn quít trong ngoài thì rõ ra một mối tình xây dựng, tính đến hôn nhân. Hai câu ba bốn là một hoạt cảnh hay một vở kịch thật ngắn về xã hội loài ong. Hai câu năm sáu là một vở kịch ngắn khác về thú chơi bài tam cúc.
Gió nam đánh tốc yếm đào,
Anh nghĩ oản trắng, anh vào thắp hương.
Hai cô bốn oản rõ ràng,
Anh xin một chiếc cô nàng không cho.
Cụ thể hóa để ví von bộ ngực hớ hênh của hai cô gái vô tình bị gió thổi bóc yếm với bốn cái oản xôi trắng no đầy thì thật thần tình! Đọc xong bốn câu trên, người ta chỉ mỉm cười về cái hiểu lầm cố ý chứ không trách chàng trai sỗ sàng. Anh chàng còn tinh nghịch đóng kịch đòi xin một chiếc tuy biết trước là sẽ bị từ chối. Chưa kể anh chàng còn lém lỉnh nhắc đến oản, một đồ lễ dâng lên Phật, có liên hệ đến chuyện thắp hương, tuy khôi hài nhưng không hề báng bổ Phật trên cao.
Nói đến gió thì nói “gió đánh tốc” thật mạnh khỏe, không có cụ thể hóa một cách thi vị nhẹ nhàng như:
Chân gió nhẹ lướt qua làng sóng,
Nắng chiều xuân rung động trên cành.
Thế Lữ cho gió có chân và nắng chiều biết rung động, hay Xuân Diệu thì đã Âu hóa ngay từ năm 1938:
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối,
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành.
Gió kéo mình lướt thướt thì thơ mộng hơn nhưng không khỏe bằng gió đánh tốc. Tuy đã nhân hóa “đêm” nhưng tại sao lại có hai “miếng” lẩn trong cành? Ca dao không có những rắc rối này. Anh chàng liên tưởng da trắng với màu oản trắng, rất tự nhiên chứ không dồn nén như Hàn Mặc Tử:
Ống quần vo xắn lên đầu gối,
Da thịt, trời ơi, trắng rợn mình!
Chỉ mới thấy đầu gối thôi, câu 8 của nhà thơ đã kích động ghê gớm, nhưng vẫn kém ca dao vì phải nói rõ là “da thịt”. Ca dao không khiêu khích, chỉ mô tả:
Cổ tay em trắng lại tròn.
Đây là một màn kịch ngắn khác:
Xưa kia nói nói thề thề,
Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai?
Bây giờ nàng đã nghe ai?
Gặp anh ghé nón chạm vai chẳng chào!
Chàng trai trách cô gái mau quên lời thề cũ, dùng hình tượng cụ thể là ổ khóa và cái chìa để nói lên sự thân mật và tin cậy lẫn nhau. Cô gái khi đã hết yêu và có người yêu mới, vô tình đến nỗi trông thấy người tình xưa đã lờ đi. Làm sao diễn tả cái bạc bẽo, cái ngượng ngùng đó? Mượn luôn đến cái nón – nón, trầu cau, cốm hồng, khăn tay – những vật dụng thường dùng trong đời sống để diễn tả cụ thể. Câu thứ tư, một hoạt cảnh: Nàng thấy rõ tình xưa nghĩa cũ bằng xương thịt đứng ngay cạnh, đã cố ý giả vờ nghiêng nón như không thấy, tuy đã chạm vai nhau rõ ràng.
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi,
Mua rau cải cúc, mua người đảm đang.
Đồng tiền chinh mua vội mua vàng,
Mua rau muống héo, mua nàng ngẩn ngơ.
Mua đây là chọn vợ, ngẩn ngơ không phải là điên khùng nhưng là vụng về, chậm chạp. Đồng tiền chì chắc phải kém giá trị đồng tiền chinh. Nàng trách chàng mà dùng đến tôm tươi, rau cải cúc, rau muống héo thì chắc chắn trong văn chương chốn triều đình không thể có được vậy.
Đôi ta như thể con bài,
Đã quyết thì đánh, đừng nài thấp cao.
Đôi ta như đá với dao,
Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen.
Giới bình dân không hay lưỡng lự, so đo hơn thiệt, đứng núi này trông núi nọ. Đã thương yêu nhau đừng quá tính toán, làm sao có thể mười phân vẹn mười được, ở đời ai không có khuyết điểm? Đá với dao trong câu trên còn nhắc đến tính quyết định, cái sắc lẻm của dao và cái bền vững của đá. Không bóng bẩy như lời cô gái trong thơ Lưu Trọng Lư:
Vắng chàng, quên cả lời chàng dặn,
Dạ buồn lại thổi tiếng vi vu.
Lòng dạ đã được nhân cách hóa biết thổi tiếng vi vu. Thơ bình dân cũng nhân cách hóa, cụ thể hóa rất nhiều, nhưng chưa bao giờ ngâm nga rằng “trong dạ thổi tiếng sáo vi vu”...
Cổ tay em trắng như ngà,
Con mắt em liếc như là dao cau,
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Tả khăn đẹp thì nhớ đến con dao bổ cau sắc như nước, không nói mắt phượng, mắt bồ câu. Nói đến hoa thì kể đến hoa ngâu, hoa sen, những thứ hoa rất đại chúng, không thấy nhắc đến hoa cúc, hoa hải đường, hoa thược dược. Tả làn da trắng thì nhớ đến ngà voi chứ không nói đến tuyết, ở Việt Nam có tuyết bao giờ đâu?
Để nói lên nỗi tiếc rẻ công trình theo đuổi người đẹp nhưng sau đó bị kẻ khác hớt tay trên, chàng trai than thở:
Công anh đắp đất rào phên,
Để người ngắt ngọn còn nên công gì!
Công anh gánh đá xây tường,
Để ai đóng oản, dâng hương chùa này?
Công anh đắp nấm giồng chanh,
Chẳng được ăn quả vin cành cho cam.
Trên thực tế chàng không đắp đất, rào phên, gánh đá, xây tường, đắp nấm trồng cây. Nhưng phải ví von như thế mới thấy công lao chàng vất vả lo lắng cho người yêu đến thế nào. Đã thế không được ăn một quả chanh, nếm một ngọn rau. Thấy thiên hạ sóng đôi đi lễ chùa thì giận thật. Kịch ở đó chứ đâu!
Muốn nhắc đến tình nghĩa vợ chồng thì liên tưởng đến món canh nhà quê em vẫn nấu cho mình ăn:
Canh cải mà nấu với gừng,
Không ăn thì chớ, xin đừng mỉa mai.
Khuyên chàng chớ ở đơn sai,
Vắng em, chàng có yêu ai mặc lòng.
Canh cải nấu suông với gừng giã nát tuy có thơm, có cay nhưng chắc ăn mãi cũng nhàm. Khi anh chàng được kẻ khác cho ăn súp măng cua, lẩu lươn thì nhăn mặt chê bai món canh của vợ. Một lần nữa, qua ca dao, ta càng thấy sự chịu đựng của đàn bà Việt Nam ngày xưa. Chỉ xin khi có mặt vợ thì nên đối xử tử tế, còn vắng mặt thì đành chấp nhận!
Có yêu thì nói rằng yêu,
Chẳng yêu thì nói một điều cho xong.
Làm chi dở đục dở trong,
Là lờ nước hến cho lòng chẳng thương
Tâm lý bách tính là dứt khoát, không phân vân, dở giăng dở đèn, đứng núi này trông núi nọ. Đây là cảnh lưỡng lự, bỏ thì thương vương thì tội. Trong câu thứ ba, người tình đã dùng đến nước đục nước trong để diễn tả sự dùng dằng nhưng e chưa đủ, phải dùng đến hình ảnh “lờ lờ nước hến” để nhấn mạnh:
Để tả màu sắc, Thế Lữ viết:
Vài chàng trai trẻ sầu biêng biếc,
Mộng nở trong lòng sắc đỏ hoe.
Cái sầu có màu biêng biếc và mộng yêu đương nở ra sắc đỏ hoe thì chỉ thời 1940 mới có, chứ ngày xưa chỉ có “lờ đờ nước hến” thôi!
Thấy anh em cũng muốn chào,
Sợ rằng chị cả giắt dao trong mình.
Dao trong mình nhưng gươm anh cắp nách,
Đã thuận tình ta khoét vách sang chơi.
Đây là một tấm kịch khác. Mở đầu cô gái bước ra sân khấu, sau đó là một thanh niên, người yêu của cô. Nghe cô nhân tình than thở, chàng trai hùng dũng rút gươm cắp nách ra, la lớn: Có gươm đây thì sợ gì dao. Đã yêu nhau, anh sẽ lấy gươm này... khoét vách sang hú hí với em!
Những âm ắt, ắp, ách, oét rất gợi thanh khiến ta liên tưởng đến tiếng gươm dao chạm nhau nghe phát rùng mình. Có điều khôi hài ở chỗ khán giả tưởng đâu đấng trượng phu đa tình sẽ vung gươm đánh văng dao vợ, chứ nếu chỉ chờ đến đêm dùng gươm sắc lén khoét vách sang chơi thì còn yếu lắm, còn nể vợ lắm!
Chẳng tham nhà ngói bức bàn
Trải duyên coi bẵng một gian chuồng gà.
Ba gian nhà rạ lòa xòa.
Phải duyên coi tựa chín tòa gỗ lim.
Cửa gỗ bức bàn ở vùng quê đã là sang, khác hẳn với cửa phiên, cửa liếp. Nhà giàu mới dám làm cửa bức bàn, một loại cửa gỗ có thể kéo ra từng tấm. Làm sao giải nghĩa được tình yêu! Nhà anh lợp ngói cửa bức bàn mà em không yêu thì cũng chỉ coi như cái chuồng gà. Ngược lại, tuy chỉ có ba gian nhà lợp rạ nhưng đã yêu thì coi như chín tòa nhà gỗ lim thênh thang đường bệ!
Ngày xưa ca dao không nói “túp lều lý tưởng” hay “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Thơ bình dân không dùng đến con tim, quả tim để nói đến ái tình, chỉ dùng lòng, dạ và gan mà thôi:
Đàn ông năm bảy lá gan,
Lá ở cùng vợ lá toan cùng người.

Còn đêm nay nữa mai đi,
Lạng vàng không tiếc, tiếc khi ngồi kề.
Còn đêm nay nữa mai về,
Lạng vàng không tiếc, tiếc kề má son.
Dùng một lạng vàng, một “cây” để nói lên mức quý báu là thực tế nhất, dễ biết giá trị nhất. Một lạng vàng bằng độ 400 đô la Mỹ hay gần 5 triệu đồng bạc Xã Hội Chủ Nghĩa không thể bằng kề má người yêu được!
Nói đến sầu nhớ, tiếc nuối, Huy Cận ngâm nga:
Sầu thu lên vút song song,
Với cây hiu quạnh với lòng quạnh hiu.
Không trừu tượng, bóng bẩy bằng; tục ngữ ca dao chỉ so sánh “buồn như chấu cắn”, một cách giản dị cụ thể.
Ca dao dùng rất nhiều lối tỷ giáo, điệp ngữ, đối ngữ, ngoa ngữ. Bài dưới đây là một ví dụ:
Có oản anh phụ tình xôi,
Có cam phụ quít, có người phụ ta.
Có quán tình phụ cây đa,
Ba năm quán đổ, cây đa hãy còn.
Có mực anh phụ tình son,
Có kẻ đẹp giòn, anh phụ nhân duyên.
Có bạc anh phụ tình tiền,
Có nhân ngãi mới anh quên em rồi!
Đó là những lời trách móc kẻ ham thanh chuộng lạ. Chữ “có” được nhắc đi nhắc lại mãi ở đầu câu để nhấn mạnh sự so sánh cũng như động từ “phụ tình, tình phụ” được láy đi láy lại. Oản đối với xôi, cam với quít, người với ta, quán với cây đa, mực với son, bạc với tiền. Món đứng trước bao giờ cũng có giá trị hơn món đứng sau.
Cùng trong tâm cảnh ấy, Huy Cận trong thơ mới đã ví von khác hẳn:
Thuở chờ đợi, ôi thời gian rét lắm,
Đời tàn rơi cùng sao rụng canh thâu.
Ở đây người viết không chủ tâm so sánh thơ tiền chiến với ca dao, duy muốn đặt gần nhau để nổi bật tính kịch và tính cụ thể trong văn chương bình dân.
Chăn đơn nửa đắp nửa hong,
Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau.
Từ ngày ăn phải miếng trầu,
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.
Hay là thuốc đấu bùa yêu,
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa.
Làm cho quên mẹ quên cha,
Làm cho quên cả đường ra lối vào,
Làm cho quên cá dưới ao,
Quên sông tắm mát quên sao trên trời.
Đất bụt mà ném chim trời,
Ông tơ bà nguyệt xe dây xe nhợ nửa vời ra đâu.
Cho nên cá chẳng bén câu,
Lược chẳng bén đầu, chỉ chẳng bén kim.
Thương nhau nên phải đi tìm,
Nhớ nhau một thuở như chim lạc đàn.
Yêu nhau, nhớ nhau mà đến nỗi “quên mẹ quên cha”, quên cả đường ra lối vào, quên con sông tắm mát, quên sao trên trời... thì thực tế quá, cụ thể quá. Xuân Diệu tương tư cao cấp hơn:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
Ca dao chưa biết dùng hai câu bảy toàn vần bằng tạo cảm giác chơi vơi như thế. Ca dao thuộc phái tả chân, nhìn gần hơn, dùng ví dụ thật hơn:
Nhớ ai con mắt lim dim,
Chân đi thất thểu như chim tha mồi.
Nhớ ai hết đứng lại ngồi,
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân.
Trong khi Vũ Hoàng Chương nhân cách hóa ái ân có hình có sắc:
Ái ân sắc lợi hình xiêu,
Song song chiều cũ, nay chiều lẻ đôi.
Thì người bình dân ví người bị tình hành trông “thất thểu như con chim tha mồi”, hay mạnh hơn, khi bị thuốc lào hành:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào,
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Hay muốn tả cho rõ nét hơn, yêu nhau thì nhớ, nhớ thì khóc, khóc nhiều quá như mưa, một chuyện thật tự nhiên:
Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
Không thấy ca dao gọi nước mắt là lệ, là hạt châu, hạt ngọc.
Tả cái nóng lòng sốt ruột bồn chồn, bồi hồi vì thương nhớ thì nhắc ngay đến than, đến lửa:
Nhớ ai bồi hồi bồi hồi,
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
Thế mới biết, người Việt chẳng những đã giàu hồn thơ, mà ca dao còn có kịch tính. Có lẽ chính vì hai đặc tính này mà sau ca dao, các bộ môn ca nhạc kịch bình dân như tuồng, chèo, hát bộ, cải lương,... đã phát triển mạnh và phổ biến rất nhanh.