Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TÌNH DUYÊN THÔN DÃ

HƯƠNG GIANG - THÁI VĂN KIỂM

Làng tôi nghèo mà xinh, đúng như lời ca của nhà thơ họ Hoàng: Làng tôi nghèo nho nhỏ ven sông, gió bấc lạnh lùng thổi vào mái rạ. Làng tôi nghèo, gió mưa tơi tả, trai gái trong làng vất vả ngược xuôi!
Càng xa quê, tôi càng thương nhớ làng tôi, mặc dầu đó không phải là nơi chôn nhau cắt rốn, mà chỉ là sinh trưởng của thân phụ và tổ tiên chúng tôi. Lần chót về thăm làng, tính ra cách nay đã gần 40 năm. Lần về đó, tôi xem như là một cuộc hành hương về nơi quê cha đất tổ. Đúng như thế vì nhằm ngày đạp thanh tảo mộ, hương khói khắp nơi, nhìn xa xa đã thấy:
Bao la non nước một màu,
Mình không một nấm mộ cầu bắc ngang

(Vi Khuê – Thở Dài Trong Đêm)
Tôi nhớ rõ con đường cái quan chạy dài từ ga Văn Xá, rẽ về bến đò Hạ Lang, đi ngang qua nhiều xóm làng, tre pheo rơm rạ, thơm gió đồng quê. Nhìn về phía tay trái có làng La Chữ, quê quán của họ Hà Thúc, nơi có ngôi đình to lớn, danh tiếng với mấy cái cột vĩ đại và trơn láng nhờ biết bao thế hệ đã dừa vào trong các cuộc lễ lạc. Nay dân gian trong vùng còn ghi nhớ thành ngữ: To như cột đình làng La Chữ!
Cũng trên con lộ về làng, nhìn về phía tay mặt có Phủ Thờ kiến trúc nguy nga và hồ sen thơm ngát. Hỏi ra mới biết nơi đây thờ Thọ quốc công Trần Hưng Đạt, thân sinh của bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ hai vua Gia Long. Đi một khoảng nữa, chúng ta sẽ đến bến đò Hạ Lang để qua sông Bồ mà sử sách đã ghi tên là Ngũ Bồ từ năm Giáp Thân 1044, khi vua Lý Thái Tông thân chinh nam tiến đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm do vua Sạ Đẩu (Rudravarman) và tướng Quách Gia Gi điều khiển, dàn trận phía Nam sông Ngũ Bồ. Vua Lý Thái Tông truyền thúc quân đánh tràn sang sông, rượt quân Chiêm chạy tán loạn. Quân ta bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm là Quách Gia Gi chém quốc vương Sạ Đẩu, đem đầu sang xin hàng.
Bên kia sông là làng Hạ Lang có huyện lỵ Quảng Điền, đất đai phì nhiêu, ruộng đồng cò bay thẳng cánh. Tiếp giáp với Hạ Lang có ba làng danh tiếng là Phú Lễ, Bao La và Bắc Vọng, một làng phát võ, một làng phát văn, như ta thấy trong ca dao:
Bao La những ba đô thống
Bắc Vọng võng lọng nghênh ngang.

Võng lọng nghênh ngang nhờ làng này là quê quán Tiền công Nguyễn Văn Thành, tác giả bài Tế Trận Vong Tướng Sĩ, một tuyệt phẩm văn chương.
Làng Bắc Vọng còn nhiều di tích lịch sử. Tại đây, vào năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu (Minh Vương 1691-1725) đã xây dựng cung điện, tạm làm thủ đô miền Nam một thời. Ngoài việc thờ cúng Tiền Quân, làng Bắc Vọng còn thờ, trong một đền nhỏ, một bà thuộc dòng họ Trần nhưng tên đúng là Phạm Thị Công. Theo Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, quyển 3, tờ 3 thì lúc chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613) rời bỏ Bắc Việt năm 1600, đi ghe vào đến Thần Phù (Thanh Hóa), bị hải quân chúa Trịnh rượt bắt. Chú của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Ư Kỷ truyền lệnh chèo ghe thật nhanh để thoát khỏi quân Trịnh. Chẳng may vì chèo quá mạnh, các sợi dây buộc bị đứt, ghe phải ngừng một chỗ. May thay, gần đó có ghe bà Phạm Thị Công tiến dâng chúa Nguyễn một giỏ sợi tơ chưa dệt, giúp quân chúa cột lại cán chèo chặt chẽ và nhờ đó mà thoát khỏi quân nhà Trịnh. Rồi bà cũng đi theo chúa Nguyễn vào Nam. Sau này, để tưởng thưởng công lớn của bà, chúa Nguyễn đã ban cho bà đặc quyền chài lưới nơi phá Tam Giang.
Trong ngôi đền của bà có thờ một chiếc ghe nhỏ bằng gỗ, giống chiếc ghe của bà ngày xưa, đã từng qua lại nơi phá Tam Giang cho tới bến đò Ca Cút, được xem như xa ngái nhất nước, theo thành ngữ địa phương: xa như bến đò Ca Cút, phải gọi tới ba lần thì người lái đò bên kia phá mới nghe được!
Cũng nơi phá này còn có một cái đầm đánh cá gọi là Trộ Bã Mía, nơi mà ghe của chúa Nguyễn đã ngưng lại vì đứt dây néo cột chèo và trong khi chờ đợi, chưa gặp được bà dâng giỏ tơ, chúa sai đem mía ra nhai cho đỡ mệt và đỡ đói, vừa ăn mía vừa vứt bã xuống đầm, sau này thành tên gọi.
Từ nơi này, chúng ta chèo ghe đi theo con sông Bầu Ngược cho hợp với ca dao:
Sông Bầu Ngược nước chảy xuôi
Bến Kim Đôi thuyền về chiếc

Để tiến về làng Khuông Phò, quê quán nữ sĩ Vi Khuê, và làng Niêm Phò, tục gọi là Kẻ Lừ, quê quán của cụ Thượng Nguyễn Văn Mại, tác giả quyển Việt Nam Phong Sử, trong đó cụ giải thích cặn kẽ 100 câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ có tính cách lịch sử, từ thời thượng cổ cho tới cận đại.
Trong thời hoa niên, trước khi xa lìa đất nước, chúng tôi may mắn có nhiều cơ hội đi khắp vùng Bình Trị Thiên, tìm hiểu xứ sở và nhận xét tâm tình dân ta, qua ngôn ngữ và tập quán, ghi chép để học hỏi, mở mang kiến thức, nhằm truyền lại cho con cháu ngày sau.
Vùng này là nơi trú ẩn cuối cùng của ngôn ngữ Mường Việt (dialects du Haut Annam), một thứ ngôn ngữ cổ sơ và quê mùa mà giáo sĩ Léopold Cadière (1869-1955), tục gọi là Cố Cả, đã nghiên cứu trong nửa thế kỷ mới viết xong quyển Syntaxe de la Langue Vietnamienne, do trường Viễn Đông Bác Cổ ấn hành năm 1958.
Một khi đã vào xứ Huế rồi, thì biết bao giờ tự nhiên biến thành biết răng chừ, như ta thấy trong bài hát đối đáp giữa gái trai như sau, tiên âm hậu dương theo lẽ thường của tạo hóa:
Gái:
Rừng rú thì có hưu mang,
Khe suối thì có măng giang,
Đò dọc thì có đò ngang,
Chợ búa thì có mụ bán hàng
Biết răng chừ em gặp được chàng?

Trai:
Rú rừng thì trả lại cho hươu mang,
Khe suối thì trả lại cho măng giang,
Đò dọc thì trả lại cho đò ngang,
Chợ búa thì trả lại cho mụ bán hàng,
Ai mô rồi trả nấy,
Thiếp với chàng duyên lại se duyên!

Cũng có trường hợp bên trai tấn công trước:
Trai:
Mày liễu mặt hoa gọi là sắc gái,
Văn hay võ giỏi mới gọi tài trai.
Chợ phiên rày cô đã dạo chơi,
Hỏi cô đã chấm đặng người mô chưa?

Gái:
Nói rằng chưa thời tôi chưa muốn nói,
Thưa rằng có thời tôi nọ muốn thưa,
Dầu cho năm lọc bảy lừa,
Duyên đằng không thuận,
Gió đưa biết răng chừ?

Thôi thì gió đưa tới đâu hay tới đó. Cô nàng cầu trời khẩn Phật cho xuôi gió thuận buồm, may ra cặp đặng bến lành... có hai ba nơi dạm hỏi:
Mẹ ơi, ông Chánh đòi hầu,
Ông Phó đòi vợ, biết nhận cau trầu nơi mô?

Cả hai phía đều có ưu và khuyết điểm. Rốt cuộc, mẹ cô đã cân nhắc kỹ lưỡng và khuyên cô phải chịu uy thế mà nhận cau trầu làm hầu ông Chánh:
Mẹ ơi! Ông Chánh đòi hầu,
Mua chanh, chùm kết gội đầu cho trơn!

Một lễ cưới đơn giản được cử hành theo số phận hẩm hiu của người làm lẽ:
Người ta tuổi tý tuổi mùi
Còn em thì chịu bùi ngùi tuổi thân.

Tuổi thân còn được phát âm là tủi thân, than thân trách phận mình không được may mắn như chị em láng giềng. Cô tuy không đến nỗi ở trong cảnh:
Tay mang khăn gói sang sông,
Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng cứ đi!

Câu ca dao trên chính là câu đố ám chỉ con cá bạc má, nghĩa đen là bội bạc với mẹ. Nhưng vì nghe lời mẹ, cô phải về làm hầu mọn dâu thừa, chịu lắm cảnh nhọc nhằn:
Anh về làm rể ăn cơm với cá
Em về làm dâu ăn rau má với rạm đồng!

Trong khi chị em bạn tốt số hơn được thong dong, nhàn hạ:
Gió đưa về biển ăn còng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua!

Và từ đây duyên ai phận nấy, chịu định mệnh an bài và phải cố gắng thích nghi với hoàn cảnh.
Trở lại vùng Bình Trị Thiên, mới đây có nhà ngữ học đã phát giác một sắc dân thiểu số mà ngôn ngữ chỉ có bốn thanh mà thôi. Đồng thời trên đường về quê, chúng ta sẽ nghe những câu nói lóng bí ẩn, kỳ lạ, trao đổi giữa trai gái đồng quê. Chàng đề nghị với nàng:
Bị môn, bị khoai, bị nưa.
Nàng suy nghĩ giây lâu rồi đáp:
Cau khô, trầu héo, tái môi.

Môn, khoai, nưa là ba thứ củ ăn được, riêng củ nưa thì hơi ngứa, phải ăn với muối và ớt thì mới khử được chất ngứa khó chịu và dằng dai. Nhưng dưa nưa mà ăn với cá bống thì ngon nhất đời, như được ghi trong câu:
Cá bống thệ dừa
Ăn với dưa nưa Phú Lễ

Bị nưa nói lái sẽ là bữa ni tức là bữa nay, hôm nay. Còn tái môi nói lái là tối mai.
Thảng hoặc, nếu ngày mai chưa tiện gặp thì cô nàng sẽ đổi câu giải đáp như sau:
Nón cụ, quai thao, tốt mối
Tốt mối theo nghĩa đen là chiếc nón quai thao, thắt gút chắc, tốt; nghĩa bóng là tối mốt.
Còn nói theo giọng Bình Trị Thiên thì sẽ là:
Bưởi đỏ, cam sành, tốt múi
Tốt múi tức là túi mốt, túi và tối đồng nghĩa. Múi còn là múi cam, múi quít.
Cau và trầu là hai phẩm vật thường được nhắc đi nhắc lại trong ca dao, tục ngữ và những bài hát đố rất tế nhị, khó khăn:
Nam:
Bánh cả mâm, sao em kêu rằng bánh ít?
Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?
Trai nam nhi không đối đặng,
Xin gái má hồng thử đối xem.

Cô nàng suy nghĩ hồi lâu, rồi cũng đành chịu bí, bèn nẩy ra một bài đố cũng rắc rối không kém, để thử tài trai:
Trái cau lửa, sao mà anh gọi là cau không nóng?
Tóc dợn sóng, sao mà sóng không trào?
Trai nam nhi mà đối đặng,
Gái má đào xin theo.

Vùng quê Bình Trị Thiên còn một lối nói lái rất ngộ nghĩnh. Chẳng hạn như câu ca dao của một chàng trai trách người tình vô tâm:
Xưa tê câu ró ngó xinh,
Bây giờ câu rạo vô tình giả lơ!
Câu ró là có râu; câu rạo là cạo râu.

Ngày trước, ở Vĩ Dạ (nguyên nghĩa là đồng nội có mọc lau sậy: Vĩ Dã. Vĩ là lau; dã là đồng nội), có cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi là một nhà thơ ưa nói lái. Cụ đã để lại rất nhiều bài thơ ngộ nghĩnh và khó khăn, ít người làm được. Đây là một bài điển hình:
Cầu đạo nên chi phải cạo đầu,
Dầu lai dưa muối cũng dài lâu.
Na bường bát tới nương bà vãi,
Dầu sãi không tu cũng giải sâu!

Thậm chí với các dấu chữ quốc ngữ, cụ cũng có thể cảm tác thành thơ. Đây là bài thơ vịnh nàng Kiều khi cụ lên viếng chùa Thiên Mụ:
Huyền diệu trông lên cửa đạo thuyền,
Sắc không chôn rõ thấu căn nguyên
Nặng nề nghiệp chướng e chưa hết,
Hỏi mấy ai đà có thiện duyên?

Rồi với bốn chữ a, b, c, đ, cụ ứng khẩu:
A Di Đà Phật muốn qui thuyền,
B hết lòng tham hãy cứ nguyên,
C xích cho gần nơi cửa tịnh,
Đ đầu nguyện dứt mối trần duyên.

Tới đây, ta tạm chia tay cùng đồng bào thôn dã Bình Trị Thiên. Hẹn một ngày tươi sáng, gặp nhau trong cảnh tự do, thái bình, trong khúc khải hoàn ca của những người con ra đi, trở về dựng lại cơ đồ...
(Trích Việt Nam Gấm Hoa)