Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

SÔNG CẠN ĐÁ MÒN...

 

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

 

Tôi đi bằng nhịp điệu
Một hai ba bốn năm
Em đi bằng nhịp điệu
Sáu bảy tám chín mười...

(TCS)

Như đã nói, cái lúc mà ta thấy trong gia đình mình cha mẹ thì già đi nhanh, con cái thì lớn lên mau còn ta thì cứ vẫn như xưa, không hề thay đổi, ấy là ta đã bước vào tuổi chớm già lúc nào không hay. Mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái...trong gia đình đã có những đổi thay, nhiều khi không dễ dàng chút nào nếu không được chuẩn bị trước để điều chỉnh và thích nghi. Không dễ gì một hôm thấy "uy quyền" làm cha mẹ của mình bỗng nhiên bị thách thức! Nội chuyện mấy đứa nhóc không đeo theo mình như ngày xưa còn bé nữa mà chỉ muốn đeo theo ai khác cũng đủ... ngậm ngùi! Bọn nhóc cũng không muốn ngồi ăn chung bàn nữa, không muốn nói chuyện với mình nữa, né tránh những lúc phải trao đổi một điều gì đó nghiêm chỉnh. Dưới mắt bọn nhóc bây giờ cha mẹ đã lỗi thời, không còn là thần tượng nữa, sẵn sàng tìm ra vô số sai lầm của cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ đầu tắt mặt tối nuôi con, không có thì giờ gần gũi, con lớn lúc nào cũng không hay, đối xử với con như hãy còn là một em bé, vậy là đã có thể xảy ra những xung đột. Nhiều người đặt ở con quá nhiều kỳ vọng làm cho đứa bé bị ngộp, bị mặc cảm khi không đáp ứng được nguyện vọng của cha mẹ, đã muốn trốn chạy, muốn xa lánh gia đình. Cha mẹ nghĩ mình làm điều gì đó như vậy là vì con, vì yêu vì thương con, nhưng con lại nghĩ khác, nghĩ rằng cha mẹ ích kỷ, gò bó, ép buộc, độc đoán... Mâu thuẫn đã bắt đầu ngay từ trong nhận thức, từ cái nhìn của hai phía. Chuyện "cha làm thầy con bán sách" không hiếm, như là một phản ứng ngược.
Người mẹ sau bao nhiêu năm chăm sóc, lo lắng từng li từng tí cho con, ôm ấp, bế bồng, bú mớm... bỗng một hôm thấy mình chỉ còn cái tổ trống không. Không kể con khôn lớn thường đối với cha mẹ có những lời lẽ, cử chỉ "bất hiếu". Pearl Buck kể chuyện một bà mẹ Trung Hoa nhai cơm, mớm cơm cho con từ thưở còn thơ, khi con khôn lớn cho đi du học nước ngoài, trở thành bác sĩ, cưới vợ đầm, khi về quê thăm mẹ đã tỏ ra ghê tởm mẹ, coi mẹ là người thiếu vệ sinh... Cha mẹ ở tuổi chớm già sẽ khó lòng chấp nhận thay đổi vai trò của mình từ là người chăm sóc, giám sát, quyết định mọi việc cho con mà nay chỉ còn là một người cố vấn, chỉ cho những lời khuyên suông. Khoảng cách giữa hai thế hệ đã ngày càng xa ra. Rõ ràng là trẻ cần phải được tự chủ, tự quyết, tự trách nhiệm khi đã lớn khôn, rõ ràng là cha mẹ chớm già phải biết thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng con cái cũng phải thông cảm với cha mẹ đang ở vào một thời kỳ có những khó khăn về sinh lý, tâm lý, xã hội, nên nếu gia đình không ổn định nữa, nếu con cái "đổ thêm dầu vào lửa" thì càng có nguy cơ cao. Cha mẹ lại cũng cần thấu cảm với trẻ, nhớ lại cái tuổi thưở mới lớn của mình để hiểu những phản ứng của trẻ bây giờ, nhưng vẫn phải có trách nhiệm giám sát, cố vấn. Cần có sự bàn bạc thảo luận thẳng thắn trong gia đình để cùng quyết định chung những việc hệ trọng.
Vợ chồng "sồn sồn" rõ ràng cũng đã khác với vợ chồng son. Trước kia nhiều năm vợ chồng quần quật chung lo chuyện gia đình, con cái, nay bắt đầu có nhiều thì giờ hơn để quan sát lẫn nhau, dòm ngó, bắt bẻ, hầm hè với nhau... Nhiều gia đình đã có những xung đột trầm trọng đến nỗi phải tránh né nhau, ông lên núi bà xuống biển hoặc ngược lại! Vợ chồng từ lâu mọi thứ đều như chia sẻ, "tuy hai mà một" nay bỗng nhiên "hai mà hai" cũng không phải dễ. Những khó khăn do thay đổi về sinh lý, xã hội càng làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng giữa hai người. Phụ nữ hình như chịu tác động nặng nề hơn. Khi bản thân người mẹ đang có nhiều khó khăn do thay đổi về sinh lý, nếu tình trạng gia đình chồng con không được như ý nữa thì người mẹ dễ thất vọng, bất mãn, trở thành kẻ khó chịu, cắn đắn, bực bội... và lây lan trạng thái bất ổn cho cả gia đình, làm căng thẳng thêm tình hình... thế giới. Người vợ đôi khi cảm thấy chồng như cũng bỏ bê mình. Người chồng cũng tránh né những lúc gặp gỡ "tay đôi" không mấy gì vui, vì tai đã nghễnh ngãng, lời nói đã cộc lốc, đều đều, nặng nề, "không diễn cảm" gì nổi nữa nên nói ít đi để khỏi bị bắt bẻ, hoặc nhịn nhục cho xong, và thế là dần dần trở thành một Socrate chính hiệu. Cứ tưởng tượng lúc Socrate bị bà vợ ném dĩa trái cây ra ngoài vườn vẫn vui vẻ cùng bạn bè kéo nhau ra vườn tiếp tục lượm trái cây ăn và trò chuyện như không có gì xảy ra thì thật là thú vị. Một số phụ nữ dễ cảm thấy cuộc sống như vô vị, vô tích sự một khi con khôn lớn, trách nhiệm nuôi con đã hoàn tất, trong khi chồng thì mải mê công việc xã hội hơn gia đình, thích " danh vọng", chạy theo những thành tựu đã đầu tư công sức từ thời tuổi trẻ. Tuy vậy đa số phụ nữ ý thức rõ giai đoạn này và đã có bước chuẩn bị tốt cho tuổi chớm già của mình, thích nghi dễ dàng và còn tìm thấy hạnh phúc nhiều hơn một khi không còn ràng buộc vào con, coi con là tất cả lẽ sống của đời mình dễ thất vọng nếu con không đáp ứng được nguyện vọng, sẽ thấy bẽ bàng, vô vị khi sống thui thủi một mình với người chồng... già ngày càng tìm ra nhiều khuyết điểm mà ngày xưa chưa kịp thấy hết, người mẹ đó sẽ buồn khổ khi thấy con lớn khôn, có gia đình riêng và lo cho gia đình riêng nhiều hơn là lo cho mẹ, "coi vợ trọng hơn mẹ", và như vậy những chuyện mẹ chồng nàng dâu cũng dễ xảy ra. Còn người đàn ông nếu không ổn định trong công việc cũng dễ bất mãn, nhất là khi thấy thái độ của vợ con coi thường công việc, "sự nghiệp" của mình, đặc biệt là khi đem ra so sánh với người này người khác. Cần có thời gian để "làm lại thâm tình" giữa vợ chồng con cái với nhau, nhất là biết chấp nhận nhau, chấp nhận cái chung lẫn cái riêng, cái tốt lẫn cái xấu, cái được lẫn cái không được.
Không còn nặng gánh con cái, vợ chồng sồn sồn lại có thể có thì giờ nhiều hơn để chăm sóc nhau, có thể đi đó đi đây, "du ngoạn" nơi này nơi khác, cũng là dịp để khám phá thêm những điều chưa biết, những đức tính tốt của nhau. Nhiều cặp sồn sồn tìm ra những sở thích chung trong những thú tiêu khiển như đọc sách, xem phim, xem triển lãm nghệ thuật, nghe hòa nhạc, ngâm thơ v.v... lúc đó rõ ràng họ có thể hãnh diện "Chỉ còn anh và em là của mùa thu cũ" (Xuân Quỳnh) vì họ ở cùng một thế hệ, có thể hiểu nhau, có thể chia sẻ với nhau về một bài hát, một nơi chốn gắn bó nhiều kỷ niệm. Tình vợ chồng vẫn đằm thắm dù quan hệ tình dục đã khác do tuổi tác, do sức khỏe, do khả năng sinh lý của người chồng. Bây giờ thì "Tình ta như hàng cây, đã qua mùa bão tố, tình ta như dòng sông, đã qua mùa thác lũ" (Xuân Quỳnh), đó là lúc có thể tìm thấy sự êm đềm bên nhau nếu được chuẩn bị tâm lý tốt. Một tinh thần già giặn sẽ giúp vượt qua những khó khăn này, nhưng quả thực không dễ. Nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ, tình dục tuổi chớm già không nhất thiết phải đạt tới sự khoái cảm như hồi còn trẻ nhưng sự âu yếm, thương yêu là rất cần thiết, nếu không dễ đi đến tình trạng đổ vỡ. Nghiên cứu cũng cho thấy ở đàn ông, giai đoạn tính dục mạnh đến sớm khi còn ở tuổi trẻ, trong khi phụ nữ thì đến muộn hơn, thường ở vào tuổi trung niên. Có thể nói như Trịnh Công Sơn "Tôi đi bằng nhịp điệu, một hai ba bốn năm, em đi bằng nhịp điệu, sáu bảy tám chín mười" cho nên "làm sao ta gặp được nhau" là vậy! Ở đàn ông tuổi này thì mối quan tâm lớn nhất là sự nhược dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, mệt mỏi kéo dài; phụ nữ thì nhiều trường hợp sau khi thoát khỏi sự ràng buộc của con cái, của bổn phận lại quan tâm đến tình dục, muốn được âu yếm, được gần gũi nhiều hơn, từ đó dễ tạo ra những bất mãn, không thấy có hạnh phúc, hòa hợp trong tình chăn gối. Cần có một sự hiểu biết để có thể chấp nhận, điều chỉnh và thích nghi vượt qua những khó khăn này.