Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TÌM KIẾM

HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?

Vài lời nhắn nhủ các con

 

CƯ-SĨ NHUẬN-BẢO

 

Các con thương mến.

 

Hôn nhân là việc đại sự của người thế-gian. Trừ những bậc có duyên lớn với Đại-thừa Chánh-pháp Phật, đã từng nhiều đời nhiều kiếp dõng mãnh phát Đại- Bi-tâm, thị hiện Bồ-tát-thân khắp các cõi nước để tu hành và giáo hóa, ly gia cát ái, sống cuộc đời khổ hạnh, độc thân, gương mẫu để làm tròn đại thệ nguyện đối với mười phương chư Phật là cứu độ tất thảy chúng sanh thoát khổ, thì không phải nói tới. Còn những ngừơi Phật-tử tại gia bình thường, khi đã đến tuổi dựng lập thì ai cũng cần có một gia đình.

Một mái ấm gia đình, vợ chồng thuận thảo, con cháu hiếu nghĩa, bình-ổn, an lạc chính là nhân tố cơ-bản giúp ích cho việc tăng trưởng nhân Bồ-đề trong mỗi chúng sanh ở vị-lai. Việc xây-dựng gia đình đâu phải là tội lỗi gì, mà có lỗi chăng chỉ là những cá nhân không làm tròn được thiên chức của mình đối với tự thân và gia đình mà thôi.

Một mối lương duyên xứng ý, hòa hợp, cảm thông, lại biết cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, cùng dốc tâm dốc sức xây dựng, vun đắp cho gia đình mình từ tinh thần đến thể chất lúc nào cũng được hài hòa, an lạc, tốt đạo đẹp đời, sẽ là nguồn hạnh phúc đích thực cho các con trong hiện tại và là nhân tố quyết-định để sản-sanh những thế hệ tốt đẹp ở ngày mai, được bắt đầu từ hôm nay.

Nhân ngày vui, ngày hạnh phúc nhất trong đời của hai con, ngày mà các con gặp gỡ và kết nối với người mình yêu thương và yêu thương lại mình, ba không có một món gì được gọi là quí giá nhất để dành riêng tặng hai con, ngoài tấm lòng thương mến bao la của người cha già, lúc nào cũng mong ước cho các con mình luôn được an vui, sung sướng và hạnh phúc.

Tặng dữ mà ba cho là ý nghĩa nhất dành cho các con nơi đây, là những lời nhắn nhủ tha thiết, chân tình, và rất thực tế đối với cuộc sống trước mắt, để thay cho những lời chúc phúc của bậc sinh thành, mà trải qua bao đời nay, từ ông cha ta tới đời ta, nếu ai biết biến những lời này thành hành động thiết thực, cụ thể trong cuộc sống, thì chúng sẽ đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho một đời người. Ba chỉ có bấy nhiêu đó làm quà tặng nhân ngày trọng đại đáng ghi nhớ trong đời của các con vậy.

 

Các con thương mến .

   

Con đường phía trước mà ngày hôm nay các con cùng nắm tay nhau chuẩn bị bước tới, thì ông bà ta, cha mẹ ta đã từng đi qua, và kể cả chính bản thân ta đây nữa, cũng đã đi qua rồi.

Nếu ta không lầm thì, hiện tại trước mắt, đối với các con, nếu chẳng phải toàn là một màu hồng của sự tràn trề hạnh phúc vì yêu thương và được yêu thương, thì chắc chắn phải là một màu xanh của những niềm ước mơ và hy vọng, hy vọng và mơ ước đủ mọi thứ tốt đẹp nhất trên đời.

Nhưng quả thật, con đường dẫn tới hạnh phúc gia đình ở phía trước không phải lúc nào cũng giản đơn và dễ dàng nắm bắt như ý nghĩ và mong ước của mình đâu ! Mọi thứ trên đời đều có một cái giá của nó, vì thế-gian là cõi của tương đối, là bỉ sắc tư phong, nghĩa là được cái này thì phải mất cái nọ, thêm được chỗ này thì phải sụt mất chỗ kia, chứ chẳng phải lúc nào cũng vuông tròn, trọn vẹn như ý nghĩ và ước mơ thầm kín của mình.

Thí như đi bộ thì lâu mới tới đích, phải nhọc xác mỏi giò, nhưng được cái an ổn, tự do, toàn thân vững chãi trên đôi chân từng bước một, lỡ có té thì cũng chỉ trầy da sướt trán một chút mà thôi. Còn như đi máy bay, đi xe hơi, tàu thủy, tuy rất nhanh, rất khoẻ thân xác, nhưng nếu "lỡ té" theo cái phương tiện mà mình đang dùng, thì khó ai lường nổi hết hậu quả.

Cũng như ở nhà trệt thì ẩm thấp, nóng nực nhưng đi đứng, sinh hoạt trong nhà thì lại dễ dàng, còn với lầu cao cữa rộng, tuy sạch sẽ, mát mẻ nhưng leo trèo lên các bậc thang đôi lúc cũng dễ bị vấp té, lại mỏi gối, chồn chân, phát sinh ra lắm điều phiền phức.

Nhà cữa tầm tầm không rộng không hẹp, công việc làm ổn định, kiếm vừa đủ cái ăn, cái mặc chu-cấp cho gia đình, không dư giả mà cũng chẳng thiếu hụt gì cho lắm, cũng có chỗ thoải mái, an ổn của riêng nó, như không lo sợ bị trộm đạo rình mò, làm hết giờ cũng là hết việc, về nhà mặc sức ăn no ngủ yên, không chiêm bao mộng mị. Còn gia-đình giàu có, lầu ngang dãy dọc, của ăn của để trong ngoài không hết, thì phải ràng buộc nhiều với nó; tâm ý lúc nào cũng lo lo sợ sợ; lo bị hao mòn, mất mát, sợ trộm cướp rình rập, đôi khi vì quá sợ mất của mà ăn không còn biết ngon, ngủ cũng không yên giấc, chỉ một tiếng động khẽ bất chợt cũng đủ làm giật mình tỉnh giấc, rồi thức trắng cả đêm thâu; lâu ngày chầy tháng thần kinh suy nhược, sức khoẻ hao mòn, có khi vì nó mà phải xuôi tay, nhắm mắt ra đi sớm cũng nên.

Làm quan càng to thì càng lo sợ bị mất chức, sợ bỗng lộc thoắc chốc tiêu tan.

Kinh doanh càng lớn thì việc đi lại, tính toán, lo nghĩ lỗ lời cũng tăng theo tỷ lệ. Ước vọng nhiều thì thất vọng cũng chất chồng lên mình bấy nhiêu.

Đó chính là luật tương đối và cũng là cái khổ của cõi thế-gian này.

Con người ta sống trong đời mà lúc nào cũng phải buộc ràng với những mối lo sợ, nghĩ ngợi, ưu tư , phiền muộn như thế, thì có thể nào gọi đó là người được an vui, sung sướng hay hạnh phúc trọn vẹn chăng?

Muốn tránh những phiền não, ưu tư, lo âu, nghĩ ngợi, khổ thân, nhọc trí, không gì bằng là chúng ta phải biết tri túc va tri chỉ.

Tri túc là tự biết đánh giá một cách sáng suốt thế nào là vừa đủ, đồng thời biết sống vui vẻ, hồn nhiên, an lạc với chính cái vừa đủ đó, với khả năng mình có thể đạt được, ngay trong hiện tại, trước mắt.

Tri chỉ là biết dừng lại đúng cái lúc nên cần dừng, chớ nên để quá đà đến khi phải trược ngã thì có hối cũng không còn kịp nữa .

Người biết vui với cái vừa đủ trong hiện tại mình có, biết dừng lại đúng lúc cần nên dừng là kẻ trí, là bậc trượng phu quân tử, không tham, không mê.

Tham, giận và mê là ba món độc hại ẩn tàng sâu kín trong chúng sanh tâm, dù mang lớp hình hài nào, dù trải qua bao đời bao kiếp, ba độc này cũng khó tiêu mất. Nhưng nếu là một Phật-tử thuần thành, tín tâm đối với Phật-đạo không gì lay chuyển nổi, biết y cứ theo một trong các pháp-Phật nhiệm-mầu mà tu hành một cách chuyên-cần chơn chánh, dần dần một lúc nào đó tâm mê chúng sanh bất chợt bừng sáng, nghĩa là hết mơ chợt tỉnh, thì liền nhận ra cái bản tánh chơn thiệt của tham, sân cũng như tánh chơn thiệt của vạn pháp đều là tánh Phật cả.

Cũng bỡi tâm chúng sanh đang trong si mê, mờ mịt, vì còn chấp ngã, còn phân-biệt, nên tham, sân mới hiện hữu, chứ tâm hết mê thì liền tỏ ngộ thiệt tánh của tâm kia đồng như tánh Phật, không khác không hai. Một sát na trước, ấy là tâm chúng sanh, mê mờ trói buộc với tham sân, sống chết trong chỗ phân biệt gìau nghèo, sướng khổ, đến đi, có không, lành dữ đủ thứ trên đời. Nương nhờ pháp-Phật nhiệm mầu mà chỉ sát na sau hốt tỉnh, rỡ sáng Phật tâm, liền có chỗ tự thấy biết tâm này vô thỉ vô chung, không từng sanh cũng chưa từng mất, không đến không đi, như như bất động, còn tham sân kia chỉ là hiện tướng huyễn giả do chúng sanh tâm chấp ngã, phân-biệt mà có; lại cũng tại ngay đó tự biết rõ như thật rằng, tất thảy các pháp sướng khổ, vui buồn, mừng giận, tốt xấu, hơn thua mà một sát na trước, ta đã tự trước chúng vào thân, chỉ vì do tâm mê, nên phải chịu kết buộc cùng chúng, quay cuồng, nổi trôi, biến hiện không dừng nghỉ trong hai bờ sanh tử . Các pháp khổ vui, được mất kia thiệt ra chỉ là vọng thức từ chúng sanh tâm xuất sanh, không thật có, và cũng chẳng dính dấp gì tới Phật tâm cũng là "chơn ngã","chơn tâm", chỗ "thật ta" phi sanh diệt vừa tự khám phá .

Đến lúc ấy tự rõ như thật rằng giàu nghèo, phải quấy, khổ vui các pháp đều tự như trong ta, cứ như những hạt bụi li ti tự do biến hiện mất còn trong ánh sáng, mà tâm ta lúc này như ánh sáng, không chút dính dấp, níu kéo, ràng buộc với bụi bặm kia, tự tâm sáng suốt, bất động, như như dù bụi kia có hiện hữu hay không hiện hữu, tự chúng đối với tánh sáng của Phật tâm cũng vô can, không dính dấp.

Vì chấp ngã nên tâm hay lăng xăng phân biệt, dính mắc trói buộc vào hai bên, tức sống chết nổi trôi vĩnh kỳ trong nhị nguyên nhơn quả: lành dữ, được mất, hơn thua, phải trái, giàu nghèo, sướng khổ, thích sống sợ chết. Chứ sướng khổ, giàu nghèo chỉ là khái niệm (cũng là huyễn pháp) do tâm phân biệt, tâm chấp ngã huyễn sanh huyễn diệt mà thôi, chứ tự chúng không thật có.

Tâm ta chợt vô phân biệt thì liền tự thấy vạn pháp hiển hiện trước mắt đều cứ tự nhiên như nhiên, như mày ngang mũi dọc, như đói ăn, khát uống, mệt thì cứ ngủ, ngứa thì gãi, nóng thì cởi áo mà tâm không động; nghĩa là khi ấy, đối với Phật tâm, đói thì cứ ăn cho no để bụng hết cồn cào bức rứt, mà không phân biệt thức ăn ngon ăn dở, buồn ngủ thì nằm đâu ngủ cũng được yên giấc ngon lành mà không phân biệt cần nên ngủ giừơng nệm hay giừơng cây, bỡi vừa chợt khởi tâm phân biệt, chấp trước thì tâm ta liền động, tự ta đã rời lìa chỗ "thiệt ta", rời lìa tự Phật sáng trong thanh tịnh, như như, để cột buộc vào chúng sanh tâm, cũng là tự đi vào cảnh giới sanh diệt mất rồi.

Gần bốn mươi năm trước, như ngày vui của các con hôm nay, ông nội các con đã đem một trăm chữ của Tiên-Thánh ngày xưa dạy cho ta, mà ông cụ tâm đắc gọi là cái triết lý sống để đạt được sự an vui, hạnh phúc thật sự cho tự thân và gia đình mình, cũng như đem lại sự an vui, bình ổn cho những người sống gần gũi trong cộng đồng với mình.

Hôm nay ta đem một trăm chữ mà ông nội các con đã từng dạy cho ta, trao lại cho các con, tạm gọi là giúp vốn cho các con, cũng cùng một tác dụng như đối với ta ngày trước, là để các con dùng nó làm rường cột xây dựng một mái ấm gia đình, mưu cầu hạnh phúc thực sự ở tương lai.

Một trăm chữ mà ta đã thuộc nằm lòng từ bấy đến nay, lúc nào cũng cố gắng thực hành và ước mong thực hành được trọn vẹn trong đời này.

 

Tham ít tinh thần khoẻ

Lo nhiều khí huyết phai

Nữ nam không loạn tánh

Nhẫn nhục khỏi hao tài.

 

Sang tại siêng năng mãi

Giàu nhờ cần kiệm dai

Khéo xử thành quân tử

U mê trước hoạ tai.

 

Sau lừng đừng bắn lén

Nghịch cảnh giả ngây dại

Tánh tốt giữ tâm thiện

Lòng tà uổng thập trai.

 

Nha môn đừng kiện cáo

Làng xóm chớ chê bai

Dịu mềm luôn có ích

Hung dữ ắc mang tai.

 

Số phận theo con tạo

Thị phi bịt mắt tai

Giữ được bao điều ấy

Hưởng phước, sống lâu dài.

 

Bí quyết để sống an vui, bình-ổn, hạnh phúc, lợi mình lợi người gói ghém trong một trăm chữ của Tiên-Thánh, được ông cha ta áp dụng thật tế vào cuộc sống, vào chính bản thân mình để mưu cầu hạnh phúc thật sự cho tự thân, và gia đình, thì chính ta thấy rõ các Cụ đã đạt được kết quả . Còn ta cũng chưa từng thấy, chưa từng nghe ai nói hay ai khẳng định rằng hạnh phúc thật sự của một đời người là phải được xây dựng trên quyền thế, bạc vàng hay giàu sang vật chất cả.

Bỡi thế cho nên, một lần nữa ta khuyên các con phải biết nương theo ý chỉ của Tiên-Thánh ngày xưa mà tu hành, phải biết sống thật với chính mình, phải biết tri túc và tri chỉ.

Trăm năm của một đời người, đối với vũ trụ vô cùng, thoắc đến rồi thoắc đi thật ngắn ngủi, nhưng nào đã có mấy ai biết sống thật với chính mình để có thể được tận hưởng hết ý nghĩa tốt đẹp của cuộc đời, dù chỉ ngắn ngủi trăm năm ấy đâu!

Có mấy ai biết rằng thế giới vô cùng trước mắt đang từng giây, từng phút trôi chảy, biến hiện, mất còn ở chính trong chỗ thật ta.

Mọi người hình như đều đang bôn ba kiếm tìm hạnh phúc cho mình, mà có ai đâu biết rằng, chính họ đang tự rời lìa mình khi lăng xăng tìm kiếm một hạnh phúc hão huyền nào đó ngoài một thân này.

Có mấy ai biết sống vì hạnh phúc của người khác, mà trong chỗ tột cùng là thiệt sống vì hạnh phúc chân thật của chính mình đâu !

 

Các con thương mến.

Những gì Tiên-Thánh nói ra gói ghém trong một trăm chữ trên đều là những lời từ bi, sáng suốt và thành thật. Ta mong các con hãy nhớ lấy và cố gắng làm được những điều ấy, chắc chắn hạnh phúc thật sự sẽ đến với các con ngay trong cuộc sống này.

Nay ta cũng phá lệ cũ, lấy thêm ý tứ, kinh nghiệm sống của người xưa tặng cho các con mười chữ nữa.

"Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì không muốn người khác làm cho mình, thì mình chớ có làm cho người khác".

Mình không muốn người khác ghét bỏ, khinh-khi mình thì mình chớ có khởi tâm và biểu lộ hành vi khinh dể và ghét bỏ người khác. Mình không muốn người khác hại mình, không muốn người khác lừa gạt mình, lấy đi của cải hay những gì mình tríu mến, thì mình cũng chớ có rắp ranh hại người, chớ lừa gạt người, chớ trộm cướp, hay lấy đi những gì mà người khác ưa thích.

Mình không muốn người khác làm mình khổ đau, khốn khó thì chớ có đem khốn khó, khổ đau lại cho người.

Cũng có nghĩa là những gì mình muốn người khác đem lại cho mình, thì mình hãy đem đến những điều ấy cho người ta trước đã. Muốn người ta quí mến, tôn trọng, vui vẻ, hoà nhã với mình, thì chính mình phải thể hiện bằng hành động chơn chất, thật thà, thương mến, kính trọng, hoà nhã, dịu dàng, vui vẻ, cởi mở với người khác trước.

Nếu ai làm được như vậy, tự nhiên người ấy sẽ có được sự an ổn và hạnh phúc của cả thân lẫn tâm mà không tiền bạc, châu báu nào trên thế gian này có thể dùng để mua lấy hay trao đổi được.

Lại còn hai chữ nữa (mới đủ mười chữ), ta bẻ đôi cho con trai một nửa, con dâu một nửa.

Ta tặng con dâu quí một chữ Tiết, con trai yêu một chữ Nghĩa.

Con gái có chồng lấy Trung-Trinh-Tiết-Liệt làm đầu, phải thể hiện từ tận cùng trong tâm khảm ra đến ngoài thân. Phải hết lòng yêu thương gắn bó với người mà mình đã từng yêu thương và trao thân gởi phận. Phải biết khéo làm một người vợ hiền thục, tiết hạnh đối với chồng, một người mẹ, một bà tiên hiền diệu đối với đám con mà mình sinh ra. Được thế thì bậc làm cha mẹ nào không vui sướng, không muốn sống lâu với dâu hiền, con hiếu. Vì nếu đã là một người vợ tốt, một người mẹ hiền, thì có lý nào lại không phải là một con dâu hiền hiếu, thảo ngay với cha mẹ, phải không con? Đâu có lẽ nào !

Con trai có vợ thì phải lấy Nghĩa-Nhân-Thành-Tín mà cư xử với vợ mình. Phải biết hết dạ thương yêu, tin tưởng người vợ tấm cám của mình, không dối lừa vợ mình, không chia xẻ tình cảm riêng tư, vì chẳng những việc làm đó là vị kỷ xấu xa, dễ làm gia đình tan vỡ, mất hạnh phúc, đánh mất niềm tin yêu, kính trọng của người vợ đã hết lòng hết dạ đặt để vào mình, mà đó còn là cái gương xấu cho con cháu mai sau, sinh ra nhiều giòng giống, huyết thống lộn xôn, thật là điều cấm kỵ của Tổ-tiên, là điều đáng chê trách vậy.

Giàu không đổi bạn, sang không thay vợ đổi chồng, phu phụ đãi như tân, là đạo lý bất biến từ ngàn xưa mà chúng ta nên dùng đó làm gương để thường soi mình vậy.

Những điều ân cần dặn dò này, chỉ là một phần nhỏ trong muôn ngàn lời mà trái tim của người cha muốn nói, không ngoài mong ước sao cho các con mình luôn luôn được xứng ý, hoà hợp trong tình yêu thương vợ chồng, để vun đắp một gia đình an lạc, hạnh phúc, tốt đời đẹp đạo ở tương lai. Bỡi dù ba có sống đến trăm năm đi nữa, cũng không sao nói hết được tâm tư, ước vọng, cùng sự lo lắng đối với những đứa con mà mình sinh ra và yêu thương.

Ngày nay các con đã trưởng thành, nhưng dưới mắt ta, các con chỉ trưởng thành trên mặt hình tướng mà thôi, còn đối với sự trưởng thành theo mong đợi của ta thì các con hiện mới chỉ là những chú gà con bắt đầu lẻ mẹ, đang trên đường đi tìm kiếm sự trưởng thành thực sự cho chính mình ở phía trước.

Ta lúc này có khác nào như gà mẹ đang nhìn lũ con bắt đầu rời tổ, bước những bước chập chững, vụng về xa mẹ, để mưu cầu cuộc sống riêng của chúng, mà lòng gà mẹ thì nữa muốn giang rộng đôi cánh lông lá xác xơ vì sự xói mòn của thời gian, để ôm trọn, để cưu mang chúng vào lòng vì nỗi lo sợ hố hầm cạm bẩy, hay sói diều đang chực chờ, rình rập chúng; một nửa lại muốn xua đuổi chúng phải lìa mình để buộc chúng tự tiến về phía trước mà kiếm tìm hạnh phúc của chính chúng, vì biết vô thường chẳng trừ miễn một riêng ai, bỡi đó là luật tắc bất biến của nhơn quả vậy.

Nói ít hiểu nhiều, mong các con luôn ghi nhớ những lời này, lấy đó mà tu tâm sửa thân và cũng để dạy dỗ cho con cháu đời sau.

Chúc các con khám phá được hạnh phúc thật sự của chính mình, ngay trong đời này.

 

TVHS