Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SỰ RIÊNG TƯ

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

và Bác Sĩ HOWARD C. CUTLER

THÍCH TÂM QUANG dịch

 

SỰ RIÊNG TƯ

Chúng ta cho rằng cần phải vì người khác là nghịch lý. Cùng lúc văn hóa của chúng ta bị hút vào sự biểu dương tính độc lập cao độ, chúng ta cũng mong mỏi sự riêng tư và mối liên hệ với người yêu đặc biệt nào đó. Chúng ta tập trung tất cả năng lực vào việc tìm kiếm một người với hy vọng có thể chữa cho ta khỏi cô đơn, tuy vẫn còn chống đỡ cho ảo tưởng là chúng ta vẫn độc lập. Tuy mối liên hệ này rất khó để đạt được, thậm chí chỉ một người, nhưng tôi thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma có khả năng và giữ được sự thân mật với thật nhiều người mà Ngài có thể. Thực tế mục đích của Ngài là liên kết với mọi người.

Gặp Ngài trong một phòng khách sạn tại Arizona vào một buổi xế chiều, tôi bắt đầu "Trong buổi nói chuyện trước công chúng chiều qua, Ngài nói đến tầm quan trọng của những người khác, mô tả họ là Phước Điền Công Đức. Nhưng khi quan sát sự quan hệ với người khác, thực sự là có rất nhiều cách khác nhau dính dáng với nhau, nhiều loại quan hệ khác nhau ..."

"Rất đúng ", Ngài nói.

"Chẳng hạn có một loại quan hệ hết sức được coi trọng ở Phương Tây", tôi nhận xét " Đó là quan hệ có đặc điểm ở mức riêng tư sâu xa giữa hai người, cần một người đặc biệt để chia sẻ cảm nghĩ thầm kín nhất, nỗi sợ hãi và vân vân...Người ta cảm thấy, nếu không có loại quan hệ ấy, họ sẽ thấy một điều gì thiếu thốn trong cuộc đời của họ. Thực ra, phép chữa bệnh bằng tâm lý, thường tìm cách giúp đỡ người ta, biết cách phát triển loại quan hệ riêng tư này."

"Vâng, tôi tin là loại riêng tư này có thể được nhìn nhận là tích cực". Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý. "Tôi nghĩ rằng người bị tước đoạt loại riêng tư ấy có thể dẫn đến những vấn đề".

"Tôi chỉ băn khoăn là ...", Tôi tiếp tục, " khi Ngài lớn lên tại Tây Tạng, Ngài không những được coi như một ông vua mà còn được coi như một vị thánh. Tôi cho rằng dân chúng kinh sợ Ngài, có lẽ thậm chí là một chút bồn chồn lo lắng hay sợ hãi đứng trước mặt Ngài. Điều đó không tạo ra sự cách biệt cảm xúc nào đó với người khác chứ, cảm giác bị lẻ loi chẳng hạn? Ngoài ra, Ngài cũng bị xa gia đình, được nuôi dưỡng như một nhà sư từ nhỏ, và là một nhà sư chưa bao giờ lấy vợ và vân vân... tất cả những sự việc ấy có góp phần vào cảm giác cách biệt với người khác không? Có bao giờ Ngài cảm thấy mất cơ hội phát triển mức độ riêng tư cá nhân sâu xa hơn đối với người khác, hay với một người đặc biệt nào đó, chẳng hạn như vợ chồng?"

Không chút ngập ngừng, Ngài trả lời:"Không. Không bao giờ tôi cảm thấy thiếu riêng tư. Đương nhiên, cha tôi mất đã nhiều năm qua, nhưng tôi cảm thấy rất gần gũi với mẹ tôi, các vị thầy của tôi, các gia sư của tôi, và nhiều người khác. Và với nhiều trong số những người ấy, tôi có thể chia sẻ cảm nghĩ sâu xa nhất, sợ hãi và lo lắng. Khi tôi ở Tây Tạng, vào những dịp lễ lớn trong nước hay công cộng, có một số thủ tục, một số nghi thức, nghi lễ ngoại giao, được cử hành nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Có những lần, thí dụ, tôi thường xuống bếp và trở nên hết sức gần gũi với những người làm bếp và chúng tôi có thể đùa rỡn hay to nhỏ chuyện tầm phào, hay chia sẻ những sự việc, và như vậy rất thoải mái không có chút nghi thức nào hay cách biệt.

Cho nên, khi tôi ở Tây Tạng hay từ khi tôi trở thành người tị nạn, tôi không bao giờ cảm thấy thiếu người mà tôi có thể chia sẻ mọi sự. Tôi nghĩ rằng nhiều việc liên quan đến bản tính của tôi.Với tôi, chia sẻ sự việc với người khác rất dễ dàng, tôi không giữ được bí mật tốt lắm đâu?" Ngài cười,

"Đương nhiên đôi khi nó có thể là một điều tiêu cực. Thí dụ, có thể là một số thảo luận nào đó trong Kashag (Nội Các của Chính Phủ Lưu Vong Tây Tạng). Về những việc mật, tôi đem thảo luận ngay những việc ấy với người khác. Nhưng trên mức độ cá nhân, cởi mở và chia sẻ mọi sự sẽ rất lợi ích. Vì có bản tính như vậy, tôi có thể kết bạn một cách dễ dàng hơn, không phải là vấn đề biết người và có sự trao đổi bề ngoài, mà thực sự là chia sẻ những vấn đề sâu kín nhất và đau khổ sâu xa của tôi. Và cũng như vậy, khi tôi nghe được tin vui, tôi cũng chia sẻ ngay với người khác. Cho nên tôi cảm nhận thấy sự riêng tư và mối liên hệ với bạn bè. Đương nhiên, đôi khi đối với tôi, thiết lập mối liên hệ với người khác thật dễ dàng vì thường thường họ rất sung sướng chia sẻ những khổ đau và niềm vui của họ với Vị Lạt Ma, 'Đức Tối Thượng Đạt Lai Lạt Ma'." Ngài lại cười, làm sáng tỏ tước vị của Ngài.

"Dù sao, tôi cũng cảm nhận thấy mối liên hệ, sự chia sẻ với nhiều người. Chẳng hạn như, trong quá khứ, nếu tôi cảm thấy thất vọng hay không hài lòng với đường lối chính trị của Chính Phủ Tây Tạng, hay tôi quan ngại về một số vấn đề, cả đến sự đe dọa xâm lăng của Trung Quốc, thì tôi trở về phòng và chia sẻ những việc ấy với người quét phòng. Theo một điểm nào đó, có lẽ dường như đúng là ngớ ngẩn trước con mắt của một số người, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đứng đầu Chính Phủ Tây Tạng, đang đương đầu với những vấn đề quốc tế và quốc gia mà lại chia sẻ những chuyện này với một người quét nhà." Ngài lại cười nữa.

"Nhưng về mặt cá nhân tôi cảm thấy rất hữu ích vì lẽ thêm những người khác cùng tham dự và chúng ta cùng đương đầu với khó khăn hay đau khổ."

 

MỞ RỘNG VIỆC XÁC ĐỊNH VỀ SỰ RIÊNG TƯ

Hầu hết tất cả những nhà nghiên cứu trong lãnh vực quan hệ con người đều đồng ý, riêng tư là trung tâm của cuộc sống. Nhà tâm lý học người Anh có nhiều ảnh hưởng, tên John Bowlby viết: "Sự gắn bó riêng tư với những người khác là trung tâm mà cuộc sống của một con người xoay quanh nó... Từ sự gắn bó riêng tư này, người ta giành được sức mạnh và niềm vui cuộc sống, qua những gì người đó đóng góp, người đó mang lại sức mạnh và niềm vui cho người khác. Đó là những vấn đề mà khoa học hiện đại và trí tuệ truyền thống nhất trí."

Rõ ràng là sự riêng tư thúc đẩy cả hạnh phúc thể chất lẫn tâm lý. Nhìn vào lợi ích sức khỏe trong sự quan hệ riêng tư, những nhà nghiên cứu y học thấy người có tình bạn thân thiết, người mà họ tìm đến để được xác quyết, đồng cảm, và thương yêu, rất có khả năng vượt những thách thức về sức khỏe như đau tim, những ca giải phẫu nghiêm trọng, và ít bị những chứng bệnh như ung thư hay bị lây nhiễm về hô hấp. Thí dụ trong một công cuộc nghiên cứu trên một ngàn bệnh nhân đau tim tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học Duke thấy rằng, những người, không có chồng hoặc vợ hay bạn tâm tình thân tín, có khả năng tử vong gấp ba lần trong vòng năm năm khi chẩn đoán bị đau tim so với những người có vợ chồng hay bạn thân. Một cuộc nghiên cứu khác về hàng ngàn người cư dân tại Quận Alameda, California, trong suốt thời kỳ chín năm, cho thấy những người có sự hậu thuẫn xã hội và quan hệ riêng tư có tỷ lệ tử vong chung thấp hơn và tỷ lệ bệnh ung thư cũng thấp hơn. Một cuộc nghiên cứu hàng trăm người cao niên tại Đại Học Y Khoa ở Nebraska cho thấy những người có sự quan hệ riêng tư có chức năng miễn dịch tốt hơn và mức độ cholesterol thấp hơn. Trong khoảng thời gian mấy năm vừa qua, đã có nửa tá những cuộc điều tra nghiên cứu rộng rãi của một số các nhà nghiên cứu khác nhau nhắm vào sự tương quan giữa sự riêng tư và sức khỏe. Sau khi phỏng vấn hàng ngàn người, tất cả những người điều tra nghiên cứu đều đi đến một kết luận chung: Quan hệ mật thiết thực tế làm tăng thêm sức khỏe.

Sự riêng tư cũng quan trọng như việc duy trì tình trạng cảm xúc lành mạnh. Nhà phân tích tâm lý và triết học xã hội Erich Fomm cho rằng, sự sợ hãi căn bản nhất của loài người là sự đe dọa bị tách khỏi những người khác. Ông tin rằng, kinh nghiệm về tính riêng biệt, lần đầu vấp phải trong thời kỳ thơ ấu, là nguồn gốc của tất cả những lo âu trong suốt đời sống con người. John Bowlby đồng ý, khi viện dẫn nhiều bằng chứng và nghiên cứu thực nghiệm hậu thuẫn cho khái niệm bị cách ly người chăm sóc - thường là mẹ hay cha - trong nửa phần cuối năm đầu tiên của cuộc đời, không thể tránh khỏi tạo ra sợ hãi và buồn bã nơi đứa trẻ. Ông cảm thấy bị chia lìa và sự mất mát giữa cá nhân với cá nhân chính là nguồn gốc đưa đến kinh nghiệm của con người về sợ hãi, buồn bã, và phiền muộn.

Vậy thì căn cứ vào tầm quan trọng sống còn của sự riêng tư, làm sao chúng ta bố trí để đạt được sự riêng tư trong đời sống hàng ngày? Theo cách giải quyết của Đức Đạt Lai Lạt Ma phác họa ở phần trước, dường như hợp lý là bắt đầu bằng học tập - hiểu được sư riêng tư là gì, tìm một định nghĩa và kiểu mẫu về sự riêng tư để có thể thực hành được. Tuy nhiên, chờ khoa học trả lời, xem ra có vẻ là chỗ sự đồng ý kết thúc mặc dù có sự đồng ý chung giữa những người nghiên cứu về tầm quan trọng của sự riêng tư. Có lẽ nét nổi bật nhất, trong khi điểm lại các nghiên cứu về sự riêng tư, là tình trạng định nghĩa và lý thuyết về sự riêng tư mộmt cách chính xác là như thế nào, rất khác xa nhau.

Quan điểm cụ thể nhất là tác giả Desmond Morris, ông viết về sự riêng tư từ một cái nhìn của một nhà động vật học được đào tạo về hoạt động động vật. Trong cuốn sách của ông, Hoạt Động Riêng Tư, Morris định nghĩa sự riêng tư: "Muốn được riêng tư có nghĩa là gần gũi... Theo tôi, hành động trong sự riêng tư xẩy ra khi hai cá nhân đi vào tiếp xúc thân thể". Sau khi định nghĩa sự riêng tư bằng sự tiếp xúc hoàn toàn thể chất, ông tiếp tục khảo sát vô số phương cách mà con người tiếp xúc thể chất với nhau, từ cái vỗ lưng mộc mạc đến cái ôm khiêu dấm. Ông thấy sự đụng chạm là phương tiện để chúng ta an ủi lẫn nhau và được an ủi qua những cái ôm chặt hay vỗ tay, khi chúng ta không dùng được những cách đó, có những phương cách gián tiếp về sự tiếp xúc thể chất như cắt sửa móng tay. Ông cũng lý luận rằng, những sự tiếp xúc thể chất với những vật thể chung quanh ta, từ điếu thuốc lá tới đồ trang sức, tới cái giường có đệm nước, hoạt động thay thế cho sự riêng tư.

Hầu hết những người điều tra nghiên cứu không định nghĩa cụ thể về sự riêng tư, nhưng đống ý là sự riêng tư không chỉ là sự gần gũi vật chất. Nhìn vào nguồn gốc từ ngữ riêng tư, từ tiếng La Tinh, intima có nghĩa là "bên trong" hay ở "tận trong cùng", hầu như họ thường tán thành một định nghĩa rộng hơn, như một định nghĩa của Tiến Sĩ Dan MacAdams, tác giả của một số sách về đề tài riêng tư: "Sự ham thích riêng tư là ham thích chia sẻ cái thầm kín nhất của mình với một người khác".

Nhưng định nghĩa về sự riêng tư không dừng ở đó. Ở phía quan điểm đối lập với Desmond Morris là các chuyên gia như nhóm tinh thần cha/con, các bác sĩ Thomas Patrick Malone và Patrick Thomas Malone. Trong cuốn sách của họ, Nghệ Thuật về Sự Riêng Tư, họ định nghĩa sự riêng tư là "kinh nghiệm về tính liên hệ". Sự am hiểu về riêng tư của họ bắt đầu với việc khảo sát kỹ lưỡng về "tính liên hệ" của chúng ta với người khác, tuy nhiên, họ không giới hạn quan niệm riêng tư vào quan hệ con người. Định nghĩa của họ quá rộng, thực ra, nó gồm cả sự quan hệ của ta với các vật vô tri - cấy cối, tinh tú, và cả không gian.

Những khái niệm về trạng thái riêng tư lý tưởng nhất cũng khác nhau khắp trên thế giới và lịch sử. Khái niệm lãng mạn về"Người Đặc Biệt" mà chúng ta có mối quan hệ riêng tư say đắm là sản phẩm của thời gian và văn hóa của chúng ta. Nhưng mẫu riêng tư này không được mọi người chấp nhận trong tất cả những nền văn hóa. Chẳng hạn, người Nhật dường như dựa nhiều vào tình bằng hữu để có được sự riêng tư, trong khi người Mỹ tìm nó trong quan hệ lãng mạn với bạn trai, bạn gái, hay người hôn phối. Nhận thấy vấn đề này, một số các nhà nghiên cứu cho rằng, người Á Đông là những người ít khi nhắm vào cảm nghĩ cá nhân, thí dụ như say mê và quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh thực tiễn của sự gắn bó xã hội, hình như ít bị tổn thương trước sự vỡ mộng dẫn đến sự tan rã mối quan hệ.

Thêm vào những khác nhau giữa những nền văn hóa, khái niệm về sự riêng tư cũng thay đổi một cách đột ngột theo thời gian. Trước đây tại thuộc địa Mỹ, mức độ về sự riêng tư vật chất và quan hệ gần gũi thường lớn hơn bây giờ, khi gia đình, kể cả những người lạ, cùng chia sẻ một khoảng không gian nhỏ, ngủ cùng trong một căn phòng, dùng một phòng chung, để tắm, ăn và ngủ. Tuy nhiên mức giao tiếp thông thường giữa vợ chồng đúng là có nghi thức chuẩn mực như ngày nay - không khác biệt nhiều so với cách làm quen biết hay cách láng giềng nói chuyện với nhau. Chỉ ở thế kỷ sau đó, tình yêu và hôn nhân trở nên lãng mạn cao độ và sự tự bộc lộ chuyện riêng tư được cho là chất liệu cho bất cứ sự liên kết tình yêu nào.

Những khái niệm được coi là cách ứng xử riêng tư và thân mật cũng thay đổi theo thời gian. Ở thế kỷ thứ 16, tại Đức chẳng hạn, một cặp chồng mới được yêu cầu qua đêm tân hôn trên một cái giường do những người làm chứng khiêng, những người sẽ công nhận giá trị của hôn nhân.

Cách bày tỏ cảm xúc cũng đã thay đổi. Vào thời Trung Cổ, bày tỏ công khai rộng rãi cảm nghĩ với cường độ mạnh mẽ và trực tiếp - niềm vui, giận dữ, sợ hãi, lòng mộ đạo, thậm chí vui thú hành hạ và giết kẻ địch được coi là bình thường. Bày tỏ sự thái quá tiếng cười cuồng loạn, khóc lóc thảm thiết và cuồng bạo hơn được chấp nhận trong xã hội chúng ta. Nhưng sự bày tỏ cảm xúc và cảm nghĩ tầm thường trong xã hội ấy đã không chấp nhận khái niệm xúc cảm riêng tư, nếu phơi bày tất cả những cảm xúc một cách công khai và bừa bãi, thì không còn có cảm nghĩ riêng tư nào còn lại để biểu lộ cho một số ít người đặc biệt.

Rõ ràng những khái niệm mà ta đương nhiên cho là sự riêng tư không phải là phổ thông. Chúng thay đổi theo thời gian và thường được hình thành do hoàn cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa. Rất dễ bị nhầm lẫn bởi hàng loạt định nghĩa khác nhau về sự riêng tư ở Phương Tây đương đại - biểu hiện từ kiểu cắt tóc đến mối quan hệ của ta với những vầng trăng của Sao Hải Vương (Neptune). Vậy nên, vấn đề này để chúng ta ở vị trí nào trong khi tìm hiểu thế nào là sự riêng tư? Tôi nghĩ sự hàm ý rất rõ ràng.

Con người có nhiều vẻ khác nhau lạ kỳ giữa trong đời sống, những sự thay đổi vô hạn về cách con người trải nghiệm cảm giác gần gũi thân mật. Chỉ riêng hiểu biết này đã cho chúng ta cơ hội lớn. Có nghĩa là vào chính lúc này chúng ta đã có luôn nguồn vui to lớn về sự riêng tư. Sự riêng tư hoàn toàn ở quanh ta.

Ngày nay quá nhiều người bị đè nặng bởi cảm giác thấy thiếu điều gì đó trong đời sống, quá đau khổ vì thiếu riêng tư. Điều này đặc biệt đúng khi trải qua những thời kỳ không thể tránh được trong cuộc sống mà chúng ta lại không để tâm đến mối quan hệ lãng mạn nào, hay khi sự đam mê tàn đi trong quan hệ. Có một khái niệm phổ biến trong văn hóa chúng ta là sự riêng tư sâu sắc đạt được hiệu quả nhất trong bối cảnh có mối quan hệ lãng mạn say đắm - Người Đặc Biệt nào đó mà chúng ta nâng cao hơn tất cả những người khác. Điều này có thể là một quan điểm giới hạn sâu xa, tách chúng ta khỏi những suối nguồn riêng tư tiềm tàng và là nguyên nhân của nhiều thống khổ và bất hạnh phúc khi Người Đặc Biệt đó không ở đây. Nhưng trong phạm vi khả năng của chúng ta có những phương tiện để tránh điều này, chỉ cần chúng ta phải có can đảm mở rộng khái niệm riêng tư gồm cả tất cả những hình thái khác chung quanh chúng ta trên cơ sở hàng ngày. Bằng cách mở rộng định nghĩa về sự riêng tư, chúng ta tự bộc lộ để khám phá những cách thức mới và đủ vừa ý về sự quan hệ với người khác. Điều này mang chúng ta trở lại cuộc thảo luận đầu tiên về sự cô đơn với Đức Đạt Lai Lạt Ma, bật ra cuộc thảo luận bởi việc ngẫu nhiên đọc kỹ "Mục Việc Riêng" trên tờ báo địa phương, làm cho tôi băn khoăn. Vào đúng lúc những người ấy viết lời quảng cáo, vật lộn tìm ra đúng chữ để đưa lãng mạn vào đời sống và chấm dứt cô đơn; bao nhiêu người trong số những người ấy đã được bạn bè, gia đình hay người quen xung quanh - những quan hệ được vun đắp thành quan hệ riêng tư đủ sâu sắc và đích thực? Nhiều người, tôi đoán chừng. Nếu điều mà ta tìm cầu trong đời sống là hạnh phúc, và sự riêng tư là thành tố quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc hơn thì rõ ràng là nó làm cho đời sống có ý nghĩa trên cơ sở theo kiểu riêng tư bao gồm càng nhiều hình thái liên kết với người khác càng tốt. Kiểu riêng tư của Đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứ trên trên thiện chí bộc lộ mình với nhiều người khác, với gia đình, bè bạn và cả đến những người lạ, hình thành sự gắn bó chân thật và sâu xa căn cứ vào bản chất thông thường của con người.