Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SẮC-KHÔNG TRONG

TƯƠNG HỆ “TỨC BIẾN”

QUA BÁT NHÃ TÂM KINH

 

TÂM TỊNH

 

Trong văn học sử Trung Quốc, Đặng Trần Côn, mệnh danh là thi hào của thân phận con  người, từ trên thảm kịch của người chinh phụ, khuấy lên những làn sóng làm chấn động tất cả tâm thức đương thời: nỗi bất trắc vì bỗng chốc cách ly, tiếng kêu khóc thảm thiết, hốt hoảng vì cô đơn ám ảnh, tiếng vó ngựa, bụi khói mịt mù, tiếng trống tràng thành rít lên xé nát bầu không gian làm lay động ánh trăng giữa khi con người còn đang kinh hoàng chưa tỉnh ngủ.

 

“Cổ bề thanh động tràng thành nguyệt

Phong tỏa ảnh chiếu Cam Tuyền Vân.”

(Trống tràng thành lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mấy).

 

Nhưng cường độ chấn động đó chỉ loáng thoáng trên mặt phẳng của tâm thức, cho dù có cộng hưởng với tiếng kêu đứt ruột, đoạn trường của thi hào Nguyễn Du ở đầu thế kỷ 19 đi nữa, thì cũng chẳng là gì cả nếu so với cấp độ chấn động mãnh liệt làm đảo lộn trong tận cùng chiều sâu tâm thức chúng sanh, như một tiếng nổ kinh hoàng làm xé nát bầu hư không qua bức Thông Điệp của Bồ Tát Quán Tự Tại.

Dưa trên tiến trình của văn hệ Bát Nhã, từ bản tụng ngắn nhất chỉ gồm vỏn vẹn một chữ “A” cho đến bản Bách Thiên tụng Bát Nhã thì Bát Nhã Tâm Kinh tuy chỉ chứa đựng 262 chữ, cô đọng và chụp toàn bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, trở thành cốt tủy, tiêu biểu nhất cho tư tưởng Bát Nhã.

Điều mà bức Thông Điệp làm cho chúng ta ngơ ngác, phát khởi nhiều “Vấn nạn”, không ngừng thúc đẩy tâm thức chúng ta nỗ lực soi sáng tất cả những điều mà Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã trao truyền.  Song nỗ lực của chúng ta đôi khi chỉ vì không thấu suốt được một cách rạch ròi tư tưởng Bát Nhã tối ư quan trọng, nên bản Thông Điệp đã được hiểu và diễn dịch một cách lầm lẫn; hoặc giả, không được sáng tỏ trải suốt quá trình phát triển giáo nghĩa Đại Thừa.  Vậy thì khi hành thâm quán chiếu, Bồ Tát Quán Tự Tại đã quán chiếu thế nào? và quán chiếu cái gì? mà cấp độ triệt ngộ của Ngài đã tạo nên những chấn động mãnh liệt nơi chiều sâu tâm thức của chúng sanh, đồng thời làm sụp đổ tất cả thành trì của Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Quả Thanh Văn...?  Phải chăng khi thế giới sinh diệt được nhìn từ lăng kính của thế giới bất diệt thì mọi giá trị bị đảo ngược, kể cả toàn bộ giáo lý đã được kiết tập cho giáo trình 49 năm mà Đức Phật đã tuyên thuyết chỉ là phương tiện tỉnh thức sự mê chấp của chúng sinh, hoàn toàn chỉ có giá trị trong thế giới mê vọng và không cần thiết đối với thế giới chân không?  Chúng ta thử lần mò để suy gẫm những điều mà Quán Tự Tại Bồ Tát đã kinh qua:

Bước thứ nhất: Từ thế giới vật chất, tức là thế giới hiện tượng, khi quay về chiếu kiến trên Ngũ Uẩn, bằng trí tuệ siêu việt, tại sao Ngài thấy tất cả đều KHÔNG? Và khi xác quyết về mối tương hệ Sắc-Không, Ngài khẳng định:

 

“Sắc bất dị không, không bất dị sắc

Sắc tức thị không, không tức thị sắc”...

(Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc)

Thì ở đó, Bồ Tát đã thấy thế nào là Sắc? thế nào là Không? và Ngài dựa vào cái gì để có thể tới chỗ thiết định được một sự tương hệ “tức biến” (đột biến) giữa Sắc và Không mà bức Thông Điệp đã làm khuynh đảo tất cả mọi cái nhìn từ lăng kính thế tục?

Điều chúng ta cần phải thấy rõ là Bồ Tát Quán Tự Tại đã bước vào ngưỡng cửa ngũ uẩn qua Bát Nhã bằng phương pháp phản quang quán chiếu Bát Nhã.  Bát Nhã là trí tuệ vô lậu, thênh thang không ngằn mé, trí tuệ siêu việt lên mọi sinh-diệt, thường-đoạn, nhất-dị, tới-lui của nhận thức thông tục, là trí tuệ toàn giác, cứu cánh rộng lớn.  Nội dung của Bát Nhã là “Chân Đế duyên khởi Tánh Không”.  Bát Nhã hiển hiện các pháp như huyễn, như mộng.  Lập trường của Bát Nhã là làm sáng tỏ lý “Nhất Thiết Pháp Không”.  Nhưng Không ở đây không phải là không ngơ, cũng không có nghĩa hủy diệt con người, phá hoại thế giới thực tại. Phạn ngữ gọi “KHÔNG” là Sunyata (Emptiness), nghĩa là không có tự thể.  Các pháp theo duyên thành tựu và cũng tùy duyên mà hoại diệt.  Quán các pháp, Bồ Tát thấy vô tướng, vì các pháp từ nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, không có tự tánh, vì không tự tánh nên Không.  Bát Nhã nói Không là để vạch trần nguyên nhân tồn tại của thế giới khách quan, rằng vạn sự vạn vật đều nhân duyên sinh.  Nhưng nếu không có duyên khởi thì thế giới thực tại không có lý do để tồn tại, hoặc khi nhìn một sự thể, nếu không ý cứ trên nhân duyên sinh thì thế giới sinh diệt sẽ không bao giờ được khám phá hoặc có thể được nhìn thấy “như thật”, mà luôn luôn bị bóp méo theo cái si vọng đời trước, chồng chất với cái ức tưởng phân biệt đời này.  Đó là mầm mống của khổ đau, là một tất yếu của nghiệp quả.  Tại sao?  Bởi vì theo tiến trình kiến trúc của nhận thức khi đối trước một sự thể, vọng thức điên đảo, vướng mắc theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, bị khống chế bởi biên kiến, khái niệm dẫn tới sự lầm nhận “lấy giả làm thật”, đó là con đường lưu chuyển sinh tử, con đường của khổ đau vô cùng tận của các loài chúng sinh, đặc biệt là con người, một khi vẫn còn bị hạn cuộc vào cái nghiệp làm người và dính vào cái thân ngũ uẩn níu kéo.  Khởi từ căn bản này, ta thấy rõ ngũ uẩn là sinh diệt, ngũ uẩn là đau khổ, mà ngũ uẩn cũng là Niết Bàn. Thấy được “như thị” về ngũ uẩn là thể nhận được Niết Bàn.  Điên đảo trên ngũ uẩn là trầm luân trong khổ đau bất tận.  Đó là sự thực để giải thích vì sao Bồ Tát Quán Tự Tại đã chọn con đường quay trở về và hành thâm chiếu kiến trên ngũ uẩn.  Chính bài thuyết pháp đầu tiên, Đức Phật cũng đã đánh thức tánh cách khẩn cấp, khẩn trương khởi từ trên thân ngũ  uẩn và ngay trong lòng chúng sinh đang vướng mắc chìm đắm trong nỗi dục lạc.  Điều này chứa đựng một tác dụng đánh thức, đồng thời cũng là nhân tố đầu tiên làm phát động bánh xe Pháp Luân tại vườn Lộc Uyển.  Chỉ có hành thâm quán chiếu trên ngũ uẩn mới có thể đem lại đầy đủ các chất liệu thực chứng.  Mặc dù tâm thức chúng sinh có khả tính hồi quang phản chiếu, đồng thời cũng có khả tánh xả ly vô ngại.  Song, điều này chỉ được tận dụng tới, nếu biết quay về hành thâm, quán chiếu trên ngũ uẩn.  Chính hành thâm làm phát sinh ra những công năng.  Đó là thứ công năng thực chứng rốt ráo về thực tướng vạn pháp, là điều kiện thiết yếu để đi vào biển Tuệ.  Hành thâm thành tựu công năng tháo gỡ tất cả chướng ngại quy hướng về lục Ba La Mật, công năng đập vỡ mọi thứ khổ trên thân ngũ uẩn, níu kéo, quét sạch nghiệp chướng bằng chuyển hóa nghiệp dưới dạng thức của “phiền não tức bồ đề”.  Công năng hủy diệt toàn triệt kiến trúc nhị nguyên, phá vỡ thành trì của ngã-pháp, thể đồng với các pháp, vào cửa vô sinh, thể nhập lý Bát Nhã bình đẳng, công năng làm dứt bặt đường niệm tưởng, vào cửa vô niệm, bừng vỡ Không Tánh, thể nhập Niết Bàn.  Công năng phá vỡ bức tường cách ly giữa Sắc và Không, soi sáng thể tánh, phá tung biên giới giữa Tích Môn và Bản Môn, công năng thành tựu ánh sáng, chiếu thẳng vào tâm thức đen tối, chặt đứt hết mọi ràng buộc khổ lụy thế gian, vươn tới các thực tại mầu nhiệm bất khả tư nghi.  Mười hai thứ khổ gắn liền trên thân ngũ uẩn, nó đeo đẳng níu kéo, tác hại, đốt cháy, triệt hủy và hành hạ con người một cách đáng thương mà nguồn gốc phát sinh không gì khác hơn là 3 độc – Tham, Sân, Si:

1.Sinh là khổ. 2. Già là khổ.  3. Chết là khổ.  4. Buồn rầu là khổ.  5. Than khóc, than vãn là khổ.  6. Đau đớn khổ nhọc là khổ.  7.  Sầu tiếc, thương tiếc là khổ.  8. Thất vọng là khổ.  9. Sống gần với vật, người mình không thương yêu là khổ.  10.  Xa lìa người, vật mình thương yêu là khổ.  11.  Không được những gì mình muốn là khổ.  12.  Ngũ uẩn đeo níu là khổ...(Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật Giáo – Phạm Công Thiện, trang 119)

Điều này có thể coi như là một viện dẫn rõ ràng nhất để giải thích vì sao qua bức Thông Điệp, Quán Tự Tại Bồ Tát đã dạy cho chúng ta phải hành thâm, quán chiếu trên ngũ uẩn để vượt thoát mọi ách nạn trong cuộc đời.  Như thế, qua công năng của hành thêm xuyên suốt quá trình quán chiếu Bát Nhã, một khi Bồ Tát đã thể nhập lý duyên sinh, lý vô thường, dẫn đến chỗ xác quyết chắc thực nhất từ chất liệu của của thực chứng để đặc tánh Vô Tự Tánh của vạn pháp, thấy được Ngã Pháp đều Không, như thế Bồ Tát đã không ở trên lăng kính của Nhị Thừa, nghĩa là khi chiếu soi về ngũ uẩn, các Ngài không đợi dùng trí chia chẻ để thấy được một sự thể từng bước vì bị biến hoại theo thời gian nên vô thường v.v..mà các Ngài thấy thẳng, thấy trực tiếp, thấy thấu suốt rằng “Đương thể tức không”.  Không ở đây là Không Tánh, Không Tánh ngay nơi hiện thể của sự vật.  Đó là một thể nhập hoàn toàn giải thoát bằng chất liệu của thực chứng.  Ở đó, thực sự mở ra thế giới không phân biệt, không có dấu vết của Ngã Pháp, thế giới của Vô Niệm, tức là thế giới của Chân Như, bặt các niệm tưởng, không khởi niệm, cũng gọi là Chân Không.  Chân Không chính là tên khác của Chân Như.  Chân Không là thể của Chân Như.  Chân Như không có tất cả tướng trạng, không có vọng tưởng, cũng gọi là Chân Không.  Chân Không là thể tánh chân thật của vạn pháp.  Chân Không không có tất cả hình tướng, không có tất cả  vọng tưởng, nhưng không phải “không ngơ”.  Nó tùy duyên mà có tất cả diệu dụng.  Cho nên khi hành thâm bằng phương pháp quán chiếu Bát Nhã tới chỗ không có tướng, không có niệm, tất thể niệm được tột cùng cái tướng chân thật của vạn pháp, tới chỗ Chân Như, nghĩa là khi không còn khởi niệm, không còn khởi tưởng, thì liền rơi vào cái thế giới không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt...trong trạng thái huyền diệu mà tất cả mọi khổ đau ách nạn đều phải tan vỡ.  Đây là chỗ ngộ nhập được Tri Kiến Phật, đó là chỗ cùng cực mà Kinh Pháp Hoa muốn hiện thực, ở đó, Bát Nhã và Tri Kiến Phật hiển nhiên không hai.  Bởi vì tri là biết, biết bổn tâm không tịch; kiến là thấy, thấy tánh vô sinh.  Tâm như thì bặt cảnh, bặt cảnh thì không tâm, không ngã sở, không ngã pháp, không niệm tưởng, xóa tan toàn triệt kiến trúc của ức tưởng, rỗng rang thênh thang không ngằn mé, là Bát Nhã Ba La Mật tâm là gate, gate, là paragate, parasamgate... đáo bỉ ngạn, là bở bến Niết Bàn...

Như vật thì HÀNH THÂM, công năng thành tựu có đủ sức diệu dụng phơi bày SẮC KHÔNG không một cũng không hai làm sáng tỏ lý Nhất Thừa.

Bước thứ hai: Tiến trình từ duyên khởi đến các pháp hiện hữu, Bồ Tát thấy tướng trạng hiện quán của mọi sự thể là Vô Tự Tánh, nghĩa là không có thực tánh.  Bởi không có thực tánh nên nói là KHÔNG, tức là CHÂN KHÔNG.  Tại cái sát na lắc lư giữa Sắc và Không, tức giữa hiện tượng và bản chất, duyên khởi gây một ảnh hưởng phát động tức biến (TỨC THỊ) theo chiều quán sát của Bồ Tát.  Nguồn động lực đó chính là ánh sáng của KHÔNG TÁNH.  Rõ nghĩa hơn, Sắc, trước nhất, bao gồm những thuộc tính giả danh, vì bất kỳ một sự thành tựu nào ở Sắc, như trên đã xác định, đều không ra khỏi nhân duyên sinh.  Chính đặc tính giả danh đó được thành tựu trên Chân Đế duyên khởi Tánh không, cho nên Sắc, tức mọi hiện tượng, sự vật đều là Diệu Hữu.  Lọt vào cửa Diệu Hữu là đi vào thế giới như thật, thế giới của Chân Như, thế giới của Tự Tại Vô Ngại.  Thế nên từ Diệu Hữu vươn tới KHÔNG, tức Chân Không, hoàn toàn có tính cách “tức biến” bất khả tư nghì.  Thế nên, nếu dính vào Sắc, không qua ánh sáng của Tánh Không thì Sắc không thể nào dung thông được với Không.  Chúng sinh điên đảo và bị rớt vào cơn chấn động pháp nhũ của Tâm Kinh là bởi không thấu suốt được rằng, tuyệt đối không có con đường trực tiếp từ Sắc tới Không, bởi vì thế giới hiện tượng hay thế giới sinh diệt hoàn toàn bất lực đối với bất kỳ một sự nhảy vọt nào từ phạm trù của Tục Đế hướng lên Chân Đế mà không cần có sự soi sáng của Không Tánh, và bởi không thấu suốt được rằng trong nhân duyên không thế nói thế giới hiện hữu là có hay không; không thể nói vừa có vừa không, không thể nói phi có phi không...Do đó, một phát biểu coi như là một mệnh đề phản ánh mối tương hệ có thể được thiết lập khi có sự quán sát qua lại giữa Sắc và Không.  “Qua lăng kính Không Tánh, nghĩa là trong thế giới của Chân Như, Sắc là hiện thể của Diệu Hữu và Không chính là hiện thể của Chân Không, như vậy cả hai về bản chất nào có khác, đều đồng một thể với vạn pháp, là thực tánh của các pháp, là diệu dụng bất khả tư nghì của Không Tánh, của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm, cũng là một thứ pháp khí vững chãi nhất để có thể giải thích tại sao Bát Nhã vô tri, vô sở bất tri, đồng thời nâng vai trò của Bát Nhã lên tới chỗ tuyệt đỉnh.  Tại đó Asunyata (Không Không) được sử dụng để triệt pháp hoàn toàn Sunyata (Không Tánh), và ngay trong cái sát na bưng vỡ, cả Asunyata cũng hoàn toàn bị quét sạch để bước vào vô niệm.  Tại đó, không có căn, không có trần, không có giới, không có khổ tập diệt đạo, không có vô minh, không có lão tử, không có chứng đắc...Biên giới Sắc-Không bị phá tung toàn triệt và ý nghĩa “Sắc bất dị Không.  Không bất dị Sắc/Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” đã được soi sáng một cách hoàn toàn vô ngại...