Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

RÀNG BUỘC

 

LÂM THANH HUYỀN

PHẠM HUÊ DỊCH

 

Mặt đất bao la tuyết phủ đầy

Ánh dương ló dạng bỗng dưng tan

Tâm không nghi ngại chư Phật tính

Chẳng phân nam bắc với đông tây. (1)

Sư Tử Liễu Nghĩa Thiền Sư

 

Có nhiều người hỏi vì lý do nào mà tôi đã tìm đến với Phật Pháp? Tôi nghĩ vì cảm nhận được sự vô thường, giới hạn của con người và nhất là những ràng buộc trong cuộc đời cho nên hy vọng rằng Phật pháp sẽ là phương thức giúp tôi tìm được sự giải thoát.

Ràng buộc, cái gì là sự ràng buộc ? Ai ràng buộc ai?

Vô thường và sự giới hạn của con người thì tương đối dễ hiểu và cảm nhận được. Thế nhưng sự trói buộc, ràng buộc là một ý niệm tương đối mơ hồ nhưng lại là một điều kiện khá đặc biệt trong giáo lý Phật Giáo. Đó cũng là một điều khác biệt so với những tôn giáo khác từ những quan niệm về con người. Nếu chúng ta phân tích kỹ trong cơ bản giáo lý Phật Giáo thì sẽ thấy rằng ràng buộc chiếm lấy một địa vị quan trọng. Bởi vì có ràng buộc thì mới có ý niệm giải thoát. Từ những sự suy nghĩ mong tìm kiếm sự giải thoát đã manh nha ra giáo lý Phật Giáo.

Một con người sinh ra tồn tại trên thế gian đã chịu đựng những sự ràng buộc nào? Xin thưa, họ chịu sự ràng buộc của nhân quả, ràng buộc của nghiệp lực, ràng buộc của luân hồi, thậm chí đến sự ràng buộc của cơ thể, của dục vọng, của ước muốn, của vô tri, của kiến thức. Hầu như con người lúc nào cũng phải chịu ràng buộc của tất cả mọi sự việc.

Con người thường tự tôn cho rằng họ là loài động vật thông thái cao minh nhất. Thế nhưng con người lại không vĩ đại như họ tưởng. Ta không thể bay cao như chim trên trời. Ta không thể bơi lội nhanh nhẹn như cá dưới nước. Ta không có tuổi thọ của loài rùa. Ta không có sức mạnh như loài voi rừng, không nhanh hơn hổ báo, không có khứu giác linh lợi như giống chó mèo. Điều duy nhất mà con người siêu việt hơn loài vật là một bộ óc nhạy bén, thế nhưng đầu óc phi thường của con người lại chính là sự trói buộc lớn nhất.

Khi đầu óc ta càng thông minh, thông thái thì ta càng có sự cố chấp, càng sinh ra tính tham, sân, si, ngạo mạn, nghi kỵ. Đây là điều mà Phật Giáo gọi là Sở Tri Chướng và Phiền Não Chướng. Một khối óc nhạy bén lại dễ dàng khiến cho chúng ta lạc long trong vòng lẩn quẩn của tri giác.

Đức Phật biết rằng chính cơ thể và khối óc là những ràng buộc cho nên Ngài đã đặt ra giới định, tuệ, tín, nguyện, hạnh. Chỉ có con đường thông qua giới định tuệ, tín nguyện hạnh, thì con người mới có thể vượt khỏi giới hạn của sự ràng buộc mà tìm được lối về Niết Bàn.

Khi Phật Giáo được truyền vào Trung Hoa, những vị thiền sư Trung Hoa đã phát huy cái nhìn sâu xa về sự trói buộc đối với con người. Thông qua trí tuệ, họ đã tìm đến được sự khai ngộ. Sự khai ngộ chính là một con đường ngắn gọn để giải thoát.

Đạt Ma Sư Tổ rời Thiên Trúc sang Trung Thổ, mục đích của ông là muốn “Đơn truyền tâm ấn, khai thị mê đồ”. Sau đó ông phát giác ra là muốn tìm được một người không bị mê muội quả thật là một điều vô cùng khó khăn. Vì vậy ông đã đơn độc lên Tung Sơn - Thiếu Lâm Tự ngồi quay mặt vào vách đá chín năm trời ròng rã.

Lúc Nhị Tổ Tuệ Khả tìm đến để cầu pháp, Đạt Ma Sư Tổ vẫn trang nghiêm ngồi bất động không đếm xỉa đến. Thế nhưng Tuệ Khả là một người có ý chí kiên quyết cho nên đã liên tục quỳ trước mặt Sư Tổ lễ bái nhiều ngày. Một đêm đông, tuyết rơi xuống trắng xóa mặt đất mà Tuệ Khả vẫn đứng ngoài trời cho đến sáng. Lớp tuyết dày rơi trong đêm đã che phủ đến đầu gối của ông. Tấm lòng cương quyết của Tuệ Khả đã khiốn cho Đạt Ma Sư Tổ cảm động, ông lên tiếng hỏi:

- Người đứng trong tuyết suốt đêm định cầu khẩn ta việc gì?

Tuệ Khả nghe Tổ Sư hỏi như vậy thì mừng rỡ trả lời rằng:

- Xin đại sư phụ từ bi mở Cam Lộ pháp môn điểm chỉ và giáo hóa cho đệ tử.

Đạt Ma Sư Tổ trả lời:

- Đạo lý huyền diệu của chư vị Phật Tổ cần phải có một tinh thần cầu tiến chuyên cần, phải qua những con đường chông gia khó đi, phải chịu nhẫn nhịn muôn vàn chứ đâu phải ai ai cũng có thể dùng cái trí tuệ nhỏ bé, công đức hữu hạn mà có thể đạt được đâu?

Tuệ Khả nghe lời Đạt Ma Tổ Sư huấn thị như vậy liên hạ quyết tâm, ông vào chùa mượn dao thái cải chặt đứt một cánh tay dâng lên cho Đạt Ma Tổ Sư để bày tỏ ý chí. Đạt Ma Sư Tổ thấy Tuệ Khả có lòng thành như vậy nên cảm động mà nói rằng:

- Chư vị Phật Tổ trước kia vì cầu đạo mà xả bỏ tấm thân không một chút thương tiếc. Hôm nay con quyết tâm cầu Pháp mà chặt bỏ một cánh tay, như vậy cũng đáng quý

lắm rồi.

Sau đó, Đạt Ma Sư Tổ nhận Tuệ Khả làm đệ tử thứ nhất của Thiền Tông Trung Quốc. Chúng ta hay xét xem những lời đối thoại dưới đây của hai vị tổ sư trong giai đoạn lập thuyết truyền kinh đã được ghi lại trong Phật Học Sử.

Tuệ Khả thành khẩn cầu xin với Sư Tổ Đạt Ma:

- Sư phụ từ bi, xin ngài truyền cho con pháp ấn của Chư Phật.

Đạt Ma Tổ Sư trả lời:

- Pháp ấn của Chư Phật đâu phải ai muốn cũng được.

Tuệ Khả nài nỉ:

- TÂM con không được yên, xin thầy chỉ cho đệ tử pháp môn để TÂM con được yên ổn.

Đạt Ma Tổ Sư trả lời:

- Mang TÂM của con ra, ta sẽ làm cho nó được yên ổn.

Tuệ Khả trả lời:

- Con tìm mãi mà vẫn không thấy được TÂM.

Đạt Ma Tổ Sư đáp:

- Vậy ta đã làm cho TÂM của con được yên ổn rồi. Từ những lời đối đáp trên đây, chúng ta thấy được nguyên hình của công án Thiền Tông Trung Quốc. Gọi là công án vì Tâm của con người đã được giải thoát khỏi sự ràng buộc của logic.

Lúc sắp viên tịch, Tuệ Khả mang y bát của Đạt Ma Tổ Sư truyền lại cho Tam Tổ Tăng Sán, hai người cũng có những sự đối thoại rất thâm thúy.

Tăng Sán đến học đạo, ông nói với Nhị Tổ rằng:

- Đệ tử thân mang nhiêu tội nghiệp, mong Sư Phụ điềm chỉ cho phương cách sám hối.

Tuệ Khả bảo:

- Mang tội nghiệp của con ra, ta sẽ sám hối giùm cho.

Tăng Sán thưa:

- Thưa thầy, con tìm kiếm mãi mà vẫn không tìm thấy tội nghiệp của con nằm ở

đâu?

Tuệ Khả bảo:

- Vậy ta đã sám hối giùm những tội nghiệp của con rồi.

Trong kiếp sống, con người thường tạo ra nhiều tội nghiệp trong quá khứ, vì vậy mà khi làm đệ tử nhà Phật, vấn đề sám hối là một điều kiện cần thiết. Thế nhưng tội nghiệp của ta ở nơi đâu? Nếu như ta có thể bỏ xuống tất cả những tội nghiệp thì còn cần gì đến chuyện sám hối nữa. Bỏ xuống chính là một hình thức giải thoát được tất cả những ràng buộc.

Lối nhìn vào sự ràng buộc của những thiền sư càng lúc càng tiến bộ hơn. Đến lúc Tăng Sán truyền y bát lại cho Tứ Tổ Đạo Tín cũng đã phát sinh giai thoại dưới đây:

Năm 14 tuổi, Đạo Tín tìm đến Tăng Sán để tham học, ông thưa với thầy rằng:

- Mong hòa thượng chỉ cho con pháp môn giải thoát.

Tăng Sán hỏi:

- Ai trói buộc mà ngươi mong được giải thoát?

Đạo Tín thưa:

- Thưa thầy, không ai trói buộc con cả.

Tăng Sán nói:

- Nếu không bị ai trói buộc thì người còn cầu đến sự giải thoát để làm chi?

Đạo Tín nhờ lời nói này mà triệt để giác ngộ. Điều này đã nói lên rằng tất cả những sự trói buộc đều do chính ta tạo ra. Chỉ khi nào ta tự tìm lấy được sự giải thoát thì mới đi đúng trên con đường của đạo.

Những lời đối đáp trên của những bậc tổ sư, hầu như đã trở thành một truyền thuyết. Truyền thuyết này kỳ thực là sự đối đáp giữa ràng buộc và giải thoát, giữa sự cố chấp và sự xả bỏ.

Lúc Tứ Tổ Đạo Tín mang y bát giao lại cho Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thì câu chuyện càng trở thêm thú vị. Một lần nọ trên đường vân du, Đạo Tín gặp một cậu bé lên bảy có cốt cách thanh kỳ, căn khí bất phàm, không giống như những đứa trẻ khác. Đạo Tín hoi đứa bé:

- Con họ gì?

Đứa bé trả lời:

- Thưa ngài, con có họ, nhưng không giống họ của những người khác.

Đạo tín hỏi tiếp:

- Là họ gì ?

Đứa bé trả lời:

- Thưa con họ Phật (Phật Tính).

Đạo Tín hỏi gặn:

- Chẳng lẽ con thật sự không có họ tên hay sao?

Đức bé trả lời:

- Thưa không có họ vì con là Tính Không (vì tâm trống trải nên không có họ).

Những lời đối thoại này đã tiến thêm một bước để chỉ rõ rằng: Muốn giải thoát mọi ràng buộc trong người thì phải làm sao cho bản tính được trống không. Một khi Phật Tính  trong người thức tỉnh thì lúc đó mới ngộ được cái tôi chân thật trường cửu, lúc đó ta mới thực sự đột phá được mọi ràng buộc của thế tục.

Nói đến chuyện cầu pháp thì giai thoại của Lục Tổ Huệ Năng lúc cầu kiến Ngũ Tổ hầu như ai ai cũng đã biết qua. Huệ Năng từ miền Lĩnh Nam ngàn dặm xa xôi tìm đến núi Hoàng Mai, lúc ngài bước vào vái lạy, Ngũ Tổ hỏi:

- Ngươi từ đâu đến, tìm ta để cầu khẩn điều chi?

Huệ Năng cung kính trả lời:

- Thưa, con người vùng Lĩnh Nam đến xin học đạo. Xin ngài chỉ cho con phương pháp duy nhất để trở thành Phật.

Hoàng Nhẫn hỏi:

- Ngươi là người Lĩnh Nam, người rừng rú mà cũng muốn học thành Phật à? Huệ Năng bình thản trả lời:

- Thưa ngài, người tuy có phân chia nam bắc, nhưng Phật Tính thì không phân biệt bắc nam. Người rừng rú và hòa thượng tuy thân có khác biệt, nhưng Phật Tính thì đâu có khác nhau.

Trước khi Lục Tổ Huệ Năng xuất gia, thì ngài đã nhận rõ những sự ràng buộc ngoại tại không có ý nghĩa gì cả. Chỉ khi nào ta cởi bỏ lớp áo hình thức bên ngoài thì lúc đó Phật Tính trong sáng sẽ hiện rõ ra ngay. Đó mới là trí tuệ chân thật.

Người đời sau thường mang nghi vấn chuyện Lục Tổ Huệ Năng không biết chứ ra mà thảo luận. Thật ra thì điều này không quan trọng vì rằng chứ nghĩa, tri thức, logic, khả năng lý luận của con người đôi khi lại chính là căn nguyên của muôn sự ràng buộc.

Đối với những người tu hành Phật Giáo, nhất là Thiền Tông, thì cho rằng con người cần phải vẫy vùng, đột phá những ràng buộc trên người. Không những thế, họ còn cho rằng ta cần phải phóng xả, bỏ xuống tất cả những cố chấp. Lý do là vẫy vùng đột phá chung qui phải cần rất nhiều thời gian, chỉ có cách lập tức xả bỏ tất cả những ý niệm cố chấp thì mới có thể tức thì triệt ngộ, minh bạch, và liễu ngộ được.

Trong kinh Pháp Hoa có một câu chuyện về sự xả bỏ như sau:

Một nhà tu hành tên là Phạn Chí đã tu luyện nhiều năm vẫn không đạt thành chánh  quả. Một hôm ông ta mang hai chậu hoa ngô đồng đến dâng cho Đức Phật Thích Ca. Đức Phật đang giảng đạo cùng chúng đệ tử đã quay lại nói với ông:

- Phạn Chí, bỏ xuống.

Phạn Chí bỏ chậu hoa đang cầm bên trái xuống đất, Đức Phật tiếp tục nói:

- Phạn Chí, bỏ xuống.

Phạn chí nghe lời bỏ chậu hoa còn lại đang cầm bên phải xuống đất, nào ngờ Đức Phật lại tiếp tục nói:

- Phạn Chí, bỏ xuống, bỏ xuống.

Phạn Chí ngơ ngác hỏi Phật Thích Ca:

- Thưa ngài, con đã bỏ cả hai chậu hoa xuống đất rồi, Ngài còn bảo con bỏ gì xuống nữa?

Đức Phật từ bi trả lời:

- Ta đâu có bảo ngươi bỏ hai chậu hoa xuống mà ta bảo người hãy bỏ đi tất cả lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) của ngoại giới, cũng như lục căn (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý) của nội giới, và tất cả những kiến thức sinh ra từ lục trần và lục căn. Chỉ khi nào ngươi có thể bỏ xuống tất cả những thứ ta vừa nói và trong tâm không còn gì để xả bỏ nữa thì tâm của ngươi mới đạt được sự bình yên.

Phạn Chí nghe xong lời Phật dạy lập tức giác ngộ.

Phương pháp hay nhất để chữa trị sự ràng buộc là bỏ xuống, là phóng xả, là xả bỏ.

Để biết được cách bỏ xuống, thì thiền định là phương pháp hay nhất để thực hành.

Khi Đức Phật Thích Ca thành đạo, ngài đã ngửa mặt lên trời nói ra một câu như sau:

- Thì ra tất cả chúng sinh từ căn tín vốn đã có trí tuệ và đức tướng của Như Lai, thế nhưng vì sự vọng tưởng cố chấp mà họ không tìm thấy đạo.

Trí Tuệ đức tướng của Như Lai chính là Phật Tính. Vọng tưởng cố chấp chính là sự ràng buộc. Hồi tưởng lại lúc Đức Phật Thích Ca thành đạo, khiến chúng ta cảm động. Ngài đã bỏ xuống tất cả mọi sự việc bên ngoài để chân chính trở thành chủ nhân của bản tâm. Trước khi Đức Phật hành đạo, Ngài cũng chỉ là con người bình thường như chúng ta. Lúc đó Ngài cũng đau khổ, buồn rầu, bực dọc và sợ hãi. Thế nhưng sau khi nhận chân ra tấm lưới ràng buộc bản thân chính là những sự vô minh đến từ vô thỉ kiếp. Ngài đã siêu việt vượt qua những trói buộc này để tiến vào một cảnh giới hoàn toàn tự do.

Vượt thoát khỏi những ràng buộc không có nghĩa là không có những sự níu kéo của thân và tâm, mà là không để cho những biến hóa của nội tâm và ngoại thân làm chủ trái tim ta. Chính “ta” phải tự làm chủ thân, tâm và ngay cả đến mọi đổi thay của ngoại cảnh.

Hàng ngàn năm nay, Phật Giáo bị nhiều người hiểu lầm, họ cho rằng đó là một chủ thuyết hư vô, không có những cống hiến tích cực cho nhân loại. Đó là vì những người đưa ra lời giải thích này đã bị những ý nghĩa bề mặt của tịch diệt, viên tịch, phá diệt, tịch tịnh, niết bàn, đoạn dục là mê hoặc. Thật ra thì Phật Giáo không phải mang lấy chủ thuyết hư vô, mà Phật Giáo dạy bảo con người triệt để nhận chân ý nghĩa quá trình linh động của sinh mệnh. Nếu như một người lúc nào cũng tiếp tục quyến luyến, cố chấp và tham lam những sự việc trong thế giới vô thường, chắc chắn là họ sẽ đi đến chỗ thất chí và tuyệt vọng. Chỉ khi nào chúng ta có thể vận dụng trí tuệ bát nhã để nhận chân bề mặt của những sự việc mà kẻ khác không thể thấy được thì cũng như ta đã thấy được sự vĩnh hằng của bản thể (tức là Phật Tính) và những sự thay đổi của vô thường, chỉ có như vậy thì chúng ta mới chân thật siêu việt được quan điểm tiêu cực của con người.

Vì vậy, chúng ta không nên đứng ở một góc cạnh phủ nhận để giải thích những tôn chỉ của Phật Giáo như diệt ái, phá phiền não v.v., mà hãy nghĩ rằng sự tu hành của người học Phật là để chuyển "ái" thành "bi" mang lòng yêu thương trong chính trái tim của ta phổ biến thành trái tim từ bi. Hãy biến cải "tình yêu nhỏ" của sắc dục trở thành "tình yêu lớn" của tinh thần, đó chính là ý nghĩa tích cực của sự giải thoát.

Thế nhưng sau khi đã siêu việt được sự ràng buộc thì mọi sự việc sẽ diễn tiến ra sao?

Có một đệ tử hỏi Triệu Châu Thiền Sư:

- Thưa ngài, Đức Phật có còn mang phiền não trong tâm hay không?

 

Triệu Châu Thiên Sư đáp:

- Có chứ.

- Tại sao như vậy được, không phải Đức Phật đã giải thoát được tất cả những phiền não hay sao?

Triệu Châu đáp:

- Cái phiền não của Đức Phật là ngài muốn cứu độ tất cả chúng sinh.

Đôi khi tôi nghĩ đến hai chữ Như Lai mà kinh điển Phật Giáo thường nhắc đến, Như Lai không những chỉ sự thanh tịnh bất động, mà trong đó còn hàm chứa nhiều sức sống mãnh liệt. Nếu không thì làm sao có thể vận động được hai thể tướng Bi và Trí. Đối với người đã giác ngộ thì chỉ có chúng sinh mới là mối phiên não của họ. Tiếc một điều là tất cả chúng sinh hình như không ai nhận chân được cuộc đời mà họ đang sống đang bị vây quanh bởi vô thường và vô số sự ràng buộc khác.

 

CHÚ THÍCH:

1. Nguyên tác âm Hán Việt:

Đại địa sơn hà nhất phiến tuyết

Thái dương nhất xuất tiện vô tung

Tự thử bắt nghi chư Phật Tính

Canh vô nam bắc dữ tây đông.