Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

PHƯƠNG PHÁP

KIỂM SOÁT TÂM

 

ĐẠT LAI LẠT MA

CHÂN HUYỀN chuyển dịch

 

Một phương pháp tốt nhất để kiểm soát Tâm là tập trung tư tưởng.  Khi ta chú tâm vào một chuyện gì đó thì ta có thể loại bỉ được những thứ thô phù của vọng tâm rối ren.  Dù bạn thiền tập theo phương cách nào thì sự thành công của bạn cũng tùy vào sự chú tâm quán tưởng.  Khi bạn đã có thể chú tâm vào một điểm thì bạn cũng có thể chú tâm vào bất cứ đối tượng nào.  Khi phối hợp cái thấy về Không với cái Tâm an bình, bạn có thể loại bỏ được những cảm thọ bất an.  Muốn có được cái thấy đặc biệt ấy, bạn cần phải nuôi dưỡng sự tập trung tâm ý.

Để luyện cho tâm có thể tập trung vào một điểm, bạn cần một số điều kiện cần và đủ.  Về vật chất, bạn phải có một chỗ riêng biệt.  Gặp gỡ nhiều người không tốt, và không nên dính vào cái vòng ngồi lê đôi mách bất tận.  Nên ở một nơi ít phải liên hệ tới ai.  Tiếng động là một thứ làm phiền tới sự nhất tâm, nên bạn hãy chọn một nơi yên lặng, không ồn ào náo nhiệt.  Điều quan trọng nhất là làm sao cho tâm bạn không bị rối ren.  Nếu tâm bạn không bị kẹt vào những ý niệm, nếu thân bạn không động đậy thì bạn không bị chia trí.  Khi bạn lo ra giống như tâm bạn bị kẹp giữa hai hàm răng của những cảm thọ bất an.  Để khỏi nghĩ lan man từ chuyện này qua chuyện kia, bạn cần quán tưởng về những bất lợi của sự vướng mắc và tham đắm.

Tại sao một thực thể vô thường lại bị ràng buộc vào một thực thể khác?  Nếu hai người cùng sắp bị hành quyết, thì liệu ho có còn vướng mắc vào nhau chăng?  Tương tự như vậy, nếu hai người cùng bị bệnh sắp chết mà còn ràng buộc vào nhau hoặc tranh đua với nhau thì thật là kỳ cục.  Vậy thì một co người vô thường lại bị vướng mắc vào một người khác thực vô nghĩa.  Bạn bè và bà con đều vô thường cả.  Họ thay đổi từng giây phút.  Khi bạn bị ràng buộc với họ, bạn sẽ mất cơ hội tìm được sự giải thoát vĩnh cửu.  Vì tánh chất bất định của tâm tư, chúng sanh có thể nay là bằng hữu, mai là thù nghịch của bạn.  Vì bạn bị vướng mắc nên bạn cũng khiến cho người khác phát khởi tâm ràng buộc.

Khi bạn ham muốn nhiều và không gặp những liên hệ như ý thì bạn sẽ không vui và không được vững chãi, an nhiên.  Cho dù bạn gặp được nhiều niềm vui thì nó cũng không cho bạn hạnh phúc.  Bạn sẽ ngày càng tham lam, vướng mắc nhiều hơn và làm hại chính bạn.  Khi có những tham đắm trong lòng, dù cho gặp hoàn cảnh tốt đẹp hay không, bạn cũng không có hạnh phúc.  Bạn cần phải chấm dứt những hệ lụy này ngay từ trong tâm bạn.

Cái vòng danh lợi cong cong.

Có một ngạn ngữ nói rằng nếu bạn nằm trên núi vàng thì vàng sẽ làm xây xát thân bạn.  Nằm trên núi bùn thì thân bạn sẽ lấm bùn.  Liên kết với những kẻ thiếu chín chắn, bạn cũng sẽ hành động không chín chắn và thiếu lành mạnh như họ.  Khi tự khen mình, khi hạ giá trị người khác và khi vướng vào những câu chuyện làm vui lòng chúng sanh trong cõi luân hồi, bạn sẽ bị lôi kéo vào những kiếp sau kém cỏi hơn.  Giống như loài ông hút mật mà không bị vướng vào màu sắc của bông hoa, bạn chỉ nên nhận vào những thứ gì cần cho sự tu tập tâm linh mà không bị dính mắc vào những chuyện trần tục.

Những chúng sanh có tâm mê muội hoặc tham đắm vật dục và danh vọng có nỗi khổ lớn gấp ngàn lần cái khổ khi bị vướng mắc.  Chúng ta nên khôn ngoan, đừng để bị ràng buộc vào danh lợi vì nó sẽ làm cho ta khởi tâm sợ hãi.  Và sớm muộn gì ta cũng sẽ phải từ bỏ những thừ mà ta tham đắm đó thôi.  Ngạn ngữ cũng nói “cái gì hợp rồi cũng tan, cái gì cao rồi cũng bị rớt xuống thấp”.  Dù cho bạn thu nhập được nhiều của cải, nhiều tiếng tốt, bạn nổi danh khắp nơi, thì bạn cũng không thể mang nó theo khi chết.  Khi còn có người phê bình, chê bai bạn, thì cớ sao bạn lại lấy làm tự mãn lúc được khen ngợi?  Nếu còn có người khen tặng bạn thì cớ sao bạn lại giận dữ nhiều như vậy lúc bị kẻ khác chê trách?  Chúng sanh vì nghiệp dĩ và tùy tình trạng tâm thức, họ bất nhất, thất thường đến nỗi Phật cũng không thể làm hài lòng họ được.  Phật Thích Ca với bao nhiêu tướng tốt và đức tính tuyệt hảo, đã hấp dẫn vô số người tới với Phật, mà cũng vẫn có những người nói xấu ngài.  Như vậy, khi họ nói xấu về những người bình thường nhiều vọng tưởng phiền não như chúng ta, thì có gì lạ đâu?  Vậy nên chúng ta không cần phải làm hài lòng chúng sanh thế tục.  Khi một người nào không có bạn, thiên hạ sẽ chê cười, cho là vì người đó không tốt.  Nếu có nhiều bạn bè, thiên hạ cũng vẫn cười chê, nói đó là kẻ ưa nịnh.  Người ta nói thế nào cũng được.  Bạn hành xử cách nào thì cũng khó mà sống thoải mái với những kẻ thiếu trưởng thành.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.

Trừ khi họ đạt được điều họ muốn, những con người thế tục ấu trĩ thường luôn luôn khổ sở.  Ngay Đức Phật cũng nói khó mà tin tưởng hay làm bạn với họ.  Vì chúng ta sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống thế tục, nên Đức Phật khuyên ta nên chọn một chỗ vắng vẻ.  Xa những thành thị ồn ào tất bật, cư trú nơi xa xôi hẻo lánh sẽ có nhiều điều lợi lạc.  Trong rừng sâu hay trên núi cao chỉ có thú hoang và hoa cỏ tươi đẹp.  Không giống loài người, thú vật không có tâm nghi ngờ, mong cầu chi cả.  Bạn không lo bị hoàn cảnh chung quanh xâm phạm, bạn dễ dàng làm bạn với chúng.

Sống trong hang động hay trong một ngôi chùa trống hoặc dưới gốc cây thật là vui.  Nếu bạn có thể sống như thế, không trở lại đời sống cũ, nếu bạn có thể ở trong hang, không gặp người khác, thì bạn sẽ không còn những cảm thọ tiêu cực như tâm tham đắm chẳng hạn.  Chỗ bạn ở không có chủ nhân, chỉ là thiên nhiên rộng mở, thì bạn sẽ rất vui vẻ.  Nếu ban biết hưởng được cảnh đó thì hay biết mấy.

Trong những nơi như vậy, bạn không cần có gì nhiều.  Những vị tăng đang trì giới thường chỉ có một bình bát và mấu tấm vải rách để làm y áo.  Không có của cải nên bạn chẳng cần phải giấu giếm đồ đạc.  Những người giàu có thường phải cẩn trọng vì họ sợ người khác nhìn thấy tiền bạc của họ.  Họ sợ đồ đạc của họ bốc mùi, bị hư hỏng vào mùa mưa hay bị chuột bọ cắn nát.  Họ luôn luôn phải lo bảo trì và cất kỹ chúng.

Khi người Tây Tạng chúng tôi mới bị lưu đày, mỗi người chỉ có vài cái bao nhỏ đựng đồ cá nhân, thật là tiện lợi.  Khi tôi còn ở Lhasa (thủ đô nước Tây Tạng), tôi có nhiều đồ vật được truyền lại từ các Đạt Lai Lạt Ma đời trước.  Phải làm nhiều chuyện để gìn giữ chúng, chẳng hạn như phai phơi phóng quần áo v.v.. Các thầy trong Giới Đường của tu viện thường yêu cầu tăng sĩ không nên có nhiều đồ tùy thân để họ có thể sống đơn giản.  Nghĩa là bạn sống làm sao mà của cải chỉ là cái gì dưới bàn chân khi bạn đứng lên: bạn không có gì để mang-không cần giữ.

Những vĩ thầy thời Kadampa hay nói rằng dù các tu sĩ đã xuất gia, họ thường vẫn tự giam mình vào căn nhà thứ hai.  Nghĩa là sau khi thọ giới tăng hay ni, nếu bạn lại thu thập đồ tùy thân thì bạn vẫn bị vướng vào chuyện phải bảo trì chúng.  Những ai không làm chủ thứ gì torng hang trống thì không có gì cần phải giấu giếm, không có gì để sợ hãi.  Truyện kể những người trong làng kia nghe nói cướp sắp tới.  Họ chạy đi, mang theo những thứ gì họ có thể mang và giấu đi những thứ có thể giấu.  Có một người không làm gì cả, đứng nhìn mọi người chạy tới chạy lui.  Khi người khác hỏi sao ông không lo, ông ta trả lời: “tôi không có gì nên không cần âu lo”.

Để vượt thoát được những tham đắm, bạn nên quán tưởng khi chết, bạn sẽ phải rời xa bạn bè, thân nhân, của cải và cả thân thể của chính mình.  Khi sanh chúng ta cũng ra đời một mình.  Khi chết, ta cũng chết một mình.  Sanh và tử là hai thời điểm quan trọng nhất đời ta, không ai có thể giúp hay chia sẻ nỗi khổ đó của ta được.  Du khách tới ngủ một đêm nơi quán trọ rồi đi.  Cũng thế, ta là du khách ghé chơi cuộc sống luân hồi.  Khi sanh ra, thời gian đầu tiên đó là lúc ta ghé quán trọ để ngủ đêm.  Đời ta giống như thời gian ta ngừng lại trong quán, vì ta không sống hoài được.  Sớm muộn gì ta cũng sẽ chết và thân ta sẽ được phu nhà đòn mang đi trong khi gia đình và bè bạn than khóc.  Nếu lúc đó bạn mới ân hận đã làm nhiều chuyện bất thiện, không làm được nhiều chuyện tốt – thì đã quá trễ mất rồi.  Vậy nên trước thời điểm đó, bạn nên vô rừng mà tu đi.  Nhiều câu chuyện cho biết những người đạt đạo thường luôn luôn phải ẩn cư nơi vắng vẻ, thanh tịnh.  Ít có người ở nơi thành thị mà đạt được giải thoát.

Thiền định tại nơi cô lập như thế có những lợi ích gì?  Bạn sẽ không có những người gọi là bạn ở gần bên.  Khi bạn có nhiều người thân quen ở cạnh, dù bạn muốn được yên tịnh tu tập, họ cũng không để bạn yên.  Sống gần nhiều người, trong đó thế nào cũng có những người bạn không ưa, chỉ nhìn thấy họ là bạn khó chịu.  Nếu sống cô lập, bạn sẽ không có vấn đề với bạn hay kẻ thù.  Khi bạn sống biệt lập nơi xa xôi, coi như mình đã chết thì lúc lìa đời, chẳng ai phải than khóc chia.  Chim chóc và thú vật quanh bạn sẽ chẳng khóc than, cũng không làm hại bạn.  Trong hoàn cảnh ấy bạn có thể thực tập những tính thiện như quán tưởng các đức tánh của Đức Phật, quán về Tánh Không hay niệm chú.  Không có ai làm cho bạn bị sao lãng. 

Khi tham đắm hay sân hận khởi lên trong tâm ta, nếu ta thực hiện được những gì mình ham muốn thì sẽ được hài lòng, vui sướng hoặt vơi bớt khổ đau trong chốc lát.  Nhưng nếu ta bỏ được tham đắm và sân hận thì ta được hạnh phúc lâu dài.  Người cư trú trong chốn rừng cây êm ả đó không còn bị rắc rối, cũng chẳng cần tranh luận gì.  Sinh môi chốn ấy đem lại an tịnh; mùi gỗ thơm hay ánh sáng mặt trăng đều làm cho tâm ta bình yên vậy.  Trong góc rừng an ổn đó bạn có thể thiền quán thanh tịnh trong một chỗ ở xinh xắn làm bằng đá.  Bạn có thể hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh.  Khi nào chán chỗ đóm bạn có thể không ngần ngại, di chuyển ngay sang một khu rừng khác.

Được ở một nơi như vậy thật là hay.  Bạn không cần nương tựa vào ai, bạn tự do hoàn toàn và được độc lập, không bị ràng buộc với cái chi hết.  Bạn sẽ không có cơ hội để phân biệt đây là bạn, đây là thầy, kia là thù địch.  Bạn sẽ hài lòng với cuộc sống, có cái gì là vui với cái đó.  Ông Trời cũng không sống được như vậy.  Để có một cuộc sống có giá trị nơi vắng vẻ, bạn cần xả bỏ hết những ý niệm tiêu cực và luôn luôn thiền quán, hành trì chánh niệm.

Tóm lại, bạn nên sống một mình trong một chỗ cô lập nơi rừng sâu thì bạn sẽ ít bị khó khăn, bạn sẽ được an lạc và ít bị phiền nhiễu.  Bạn phải xả bỏ những ý định giúp đỡ bạn bè hoặc làm hại kẻ thù.  Bạn chỉ nghĩ tới chuyện đạt được Phật tánh để độ cho hết thảy chúng sanh.  Bạn phải chú tâm vào mục tiêu duy nhất đó để có thể nhập đại định và chuyển hóa tâm thức bằng cách nuôi lớn sự hiểu biết.