Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA


PHẬT GIÁO TRONG

TRUYỆN KIỀU  (Phần 2)


GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC BÍCH

 

Năm 1965 đánh dấu đúng hai thế-kỷ sau khi Nguyễn Du sinh ra đời. Kỷ-niệm này, kỷ-niệm 200 năm sinh đại-thi-hào của chúng ta, được đánh dấu trọng-thể cả ở miền Bắc lẫn ở miền Nam. Đáng kể nhất trong những tác-phẩm ra đời năm đó ở miền Bắc là cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xb Văn Học), một tác-phẩm mẫu mực gom hầu hết thơ chữ Hán của ông do một nhóm học-giả biên soạn dưới sự hướng-dẫn của hai học-giả Hán-Nôm hàng đầu, hai cụ Lê Thước và Trương Chính. Còn ở trong Nam thì đáng kể nhất là cuốn Thư mục về Nguyễn Du, 1765-1820, do hai học-giả Lê Ngọc Trụ và Bửu Cầm biên soạn (574 đơn-vị sách và bài báo) do Bộ Giáo-dục in ra, một thư-mục đầy đủ nhất tính cho đến lúc bấy giờ. Ở Pháp, Trường Viễn-đông Bác-cổ (Ecole française dExtrême-Orient) cũng đánh đấu kỷ-niệm này bằng cuốn Mélanges sur Nguyễn Du do nhiều tác-giả Pháp-Việt đóng góp, G.S. Maurice Durand biên-tập nhưng sang đến năm sau mới in ra.
Trong một không-khí như vậy, không lạ là ở cả hai miền, dù như chiến-tranh leo thang, các nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn tiến-hành một cách khá đều đặn. Ở miền Bắc, Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh, bản thảo xong từ tháng 11-1965 song phải đợi đến năm 1971 mới được nhận in và đến ba năm sau (1974) Nhà xb Khoa học xã hội mới chịu tung ra thị-trường. Ở trong Nam, không-khí có cởi mở tự do hơn nên trong thập niên 60 và đầu 70, ta đã thấy những tác-phẩm như Ý niệm Bạc mệnh trong đời Thúy Kiều của Đàm Quang Thiện (Nam Chi Tùng Thư, 1965), Đọc lại Truyện Kiều (Cảo Thơm, 1966) của Vũ Hạnh hay quyển Thúy Vân, Tam Hợp Đạo Cô, Từ Hải, Hoạn Thư, Thúy Kiều: Phần vô môn trong tư tưởng Nguyễn Du của Bùi Giáng (Sài-gòn: Quế Sơn Võ Tánh xb, 1969) sau khi ông đã có Một vài nhận xét về Truyện Kiều và Truyện Phan Trần cách đó hơn 12 năm (Tân Việt, 1957), rồi Tố Như thi (An Tiêm xb, 1971) do Quách Tấn dịch một cách khá bay bướm, và đặc-biệt nhìn từ quan-điểm “Phật-giáo trong Truyện Kiều” thì phải kể cuốn Thế giới thi ca Nguyễn Du của cụ Nguyễn Đăng Thục (Kinh Thi, 1971).
Vì đây không phải là chỗ để bàn rộng tán dài về hai đề-mục mênh mông là Nguyễn Du và Truyện Kiều (cuốn Thư mục Nguyễn Du của cụ Đặng Cao Ruyên ở hải-ngoại mà Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ đang thu xếp để được in ra trong tương-lai không xa hiện đã lên tới con số đáng nể là 3733 mục, cả sách lẫn bài báo) nên chúng tôi chỉ xin tập trung vào đề-tài “Phật-giáo trong Truyện Kiều.”
Cao Huy Đỉnh: Gò ép
Sở dĩ có sự khác-biệt khá nổi giữa học-thuật của hai miền là do ở chỗ miền Bắc cái học bị lệ-thuộc vào ý-thức-hệ của chính-quyền lúc bấy giờ, một chính-quyền rất gắt gao về mặt tư-tưởng, đòi hỏi mọi người phải đi vào hàng dù như việc làm đó có thể dẫn đến những sự gượng ép khó coi. Điển-hình là những bản Kiều do Hà Huy Tập coi sóc và Nguyễn Khánh Toàn viết tựa, tuy đồ sộ song khiên cưỡng, và người có cái học thật ở trong đó, G.S. Nguyễn Thạch Giang, chỉ đóng một vai trò thứ-yếu. Ngược lại, trong cái không-khí tự do hơn, mà có người còn gọi là vô-tổ-chức, của miền Nam, vì không có một định-chế nào cầm trịch tương-đương với Ban Tư tưởng Văn hóa của Đảng CSVN, không lạ là Vũ Hạnh tuy nằm vùng vẫn được nhà xuất bản Cảo Thơm in sách, Đàm Quang Thiện vẫn có thể đi theo vết chân của Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa (trong nhóm Hàn Thuyên) mà đem tâm-phân-học của Sigmund Freud vào phân-tích Truyện Kiều, Bùi Giáng vẫn có thể đem Sartre (“Lêtre et le néant”) và Heidegger (“Dasein”) vào nghiên cứu các nhân-vật trong Truyện Kiều, và cụ Nguyễn Đăng Thục, một người có vốn chữ Hán và triết-học Đông-phương khá vững vàng, đã có thể đem Vivekananda, Bergson, và Alan Watts vào phân-tích thơ chữ Hán và thơ Nôm của Nguyễn Du.
Trong một bài viết trên Tạp chí Văn Học (tháng 11-1965), Cao Huy Đỉnh ở miền Bắc đã tỏ ra khá hiểu biết và nắm vững vấn-đề khi ông viết:
Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài là một bài thơ triết lý. Văn tế thập loại chúng sinh vừa có ý nghĩa tôn giáo, vừa có tình cảm thiết tha của nhà thơ. Đến Truyện Kiều mô tả rất sinh động cuộc đời của con người cụ thể thì triết lý Phật giáo của Nguyễn Du không còn giữ nguyên hình thức thuần ý niệm nữa. Nó không phải chỉ ẩn dưới những câu thơ thuyết lý. Nó thấm vào hình tượng nhân vật, bố cục và biện pháp nghệ thuật. Nó không tồn tại riêng rẽ mà hòa lẫn hoặc đối lập với những tư tưởng, tình cảm khác. Vì vậy chúng ta không thể thỏa mãn với cái lối diễn giảng một vài nguyên lý trong Kinh Phật rồi đối chiếu với những câu thơ tương tự trong Truyện Kiều để kết luận tác phẩm có triết lý Phật giáo như một số người đã làm trước đây.
Ông trách Trần Trọng Kim cũng như Đào Duy Anh đã làm điều mà ông mô-tả ở đoạn cuối phần trích dẫn. Luận-cứ của ông cũng có phần vững chắc nếu như ta yên tâm được rằng tư-tưởng của Nguyễn Du về Phật-giáo quả có đi theo một trình-tự thời-gian, một sự tiến-triển từ “Lương Chiêu Minh thái-tử phân kinh thạch-đài” (viết khoảng 1813-14 vì có trong Bắc-hành thi-tập) đến Văn tế thập loại chúng-sinh rồi mới đến Truyện Kiều. Nhưng điều này chưa chắc hẳn đã đúng vì ngay giờ đây vẫn còn có người chủ-trương là Truyện Kiều có thể đã được viết ra, hoàn-tất trước cả khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung-quốc. Mà như vậy thì không khéo trình-tự có thể là ngược lại: Truyện Kiều rồi mới đến Văn tế thập loại chúng-sinh rồi mới đến bài thơ nọ.
Một khuyết-điểm nữa của lập-luận Cao Huy Đỉnh là tuy có nhắc tên đến bài thơ, ông lại cho là không cần nói rõ bài thơ kia nội-dung ra làm sao, làm như đó là một bài thơ mọi người đều quen thuộc. Sự thực không phải vậy và đây là một thiếu sót nơi ông. Tuy bài “Lương Chiêu Minh thái-tử phân kinh thạch-đài” (nghĩa: “Đài đá nơi Thái-tử nhà Lương [tên] Chiêu Minh phân phát kinh”) có là một trong những bài quan-trọng nhất cho ta thấy sự hiểu biết sâu sắc của Nguyễn Du về Phật-pháp, học-giả Nguyễn Đăng Thục trong Thế giới thi ca Nguyễn Du cho ta thấy là tư-tưởng Phật-giáo xuyên suốt những tác-phẩm, Hán cũng như Nôm, của Nguyễn Du. Và bài “Lương Chiêu Minh...” chỉ cho ta thấy cái hiểu biết thâm sâu của Nguyễn Du về đạo Phật, nhất là bốn câu cuối:

Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh;
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ,
Chung tri vô tự thị chân kinh.
(Ta đã đọc kinh Kim Cương có cả ngàn lần,
Cái uyên áo trong kinh ấy có nhiều điều ta không hiểu.
Đến nay, tới dưới đài đá [Lương Chiêu Minh] dùng để phân phát kinh,
Cuối cùng ta mới ngộ, vỡ lẽ ra chân-kinh chính là kinh không chữ.)

Trong một bài thơ chữ Hán khác, bài “Tam Thanh Động,” thi-sĩ cũng kết-luận:

Mãn cảnh giai không, hà hữu tướng?
Thử tâm thường định bất ly thiền.
(Khắp cảnh vật đều là không thì lấy đâu ra tướng?
Tim này thường-định, nhất quyết không rời Thiền.)

Nhận-định của Cao Huy Đỉnh có phần khá sâu sắc. Ông sâu đủ để trông ra những điều mâu thuẫn, hay xem như mâu thuẫn trong Truyện Kiều, để từ đó rút ra những kết-luận khá độc-đáo. Ông nêu ra những câu như:

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.
Hoặc
Kiếp xưa đã vụng đường tu,
Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!

Để cho thấy là ở Nguyễn Du, ở Truyện Kiều, “đạo Phật đã bổ sung cho đạo Nho” khi nêu ra được cái thuyết nhân quả (đời này ảnh-hưởng qua đời khác), khả-năng tự-giác ở con người, và trách-nhiệm của mỗi cá-nhân đối với cái “nghiệp” của mình.
“Trong cái khối thế giới quan tiêu cực hỗn hợp của Truyện Kiều,” ông viết, “triết lý Phật chiếm một liều lượng lớn, vì chất bi quan yếm thế của nó dễ diễn tả nhất những nỗi day dứt siêu hình ở trong tâm trạng con người, nhất là phụ nữ, nạn nhân cực khổ nhất của xã hội phong kiến, càng là nạn nhân cực khổ nhất của thời đại Nguyễn Du. Đạo Nho lúc này đây chỉ còn có những con người đa tình, phong nhã hào hoa như Kim Trọng, những con người tầm thường sống trong khuôn phép tầm thường như Thúy Vân, như Vương Quan, những con người biết yêu biết khóc nhưng không dám hành động như Thúc Sinh, những ông quan lừng chừng như viên tri phủ, những vị trọng thần mặt sắt cũng ngây vì tình như Hồ Tôn Hiến. Đạo Nho rõ ràng đang suy sụp cùng với cả cái nền tảng xã hội phong kiến của nó. Cương thường đạo lý của nó không còn sức hấp dẫn nữa.”
Theo Cao Huy Đỉnh, “chữ mệnh của [đạo Nho] chỉ là một ý niệm thuần lý khô khan, không có hào quang của một miền xa lạ nào để cho tâm hồn phiêu diêu, không đập mạnh vào trí tưởng tượng và cảm quan tôn giáo của con người. Đạo Phật trái lại có cả một thế giới thần thoại u linh, huyền bí, phản chiếu tâm trạng đau khổ và niềm vui đạo của con người lên trên đó thành những ảo ảnh lung linh, có hình thù, có động tác khiến con người rợn cả gáy hoặc nhẹ lâng lâng:

Ma đưa lối, quỷ đem đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
hay là:
Cho hay giọt nước cành dương,
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.”

Ở một đoạn khác, Cao Huy Đỉnh viết: “Phải chăng đây là mối cảm tình đặc biệt của Nguyễn Du và thời đại ông đối với Phật giáo? Nó át hẳn cái lý của Nho giáo mà ông phải theo một cách gượng gạo. Chữ nghiệp [làm] mê muội và an ủi tâm hồn yếu đuối quả đã hấp dẫn được lòng người đang sợ hãi cái thực tại đầy đau thương và thổi thêm luồng gió bi quan vào trong cơn bão táp thời đại Nguyễn Du và trong Truyện Kiều.”
Theo Cao Huy Đỉnh, trong hơn một trăm năm, cách đọc bi-quan của Truyện Kiều đã ảnh-hưởng đến cảm-quan của chúng ta. Theo ông, một đệ-tử của Marx (tuy bài viết khá khéo, không nói ra điều này), dù là tự-giác hay theo chỉ-thị của Đảng, thì Nguyễn Du có “nhân dân tính” và “tư tưởng tiến bộ” ở điểm xuất phát của đạo Phật, “đó là mối đồng cảm sâu sắc đối với những khổ đau của con người, đó là mối bất bình đối với những dục vọng xấu xa của xã hội cũ.” Theo ông, “người dẫn dắt Nguyễn Du,” theo đúng cách nhìn Mác-xít, “lại chính là hiện thực của xã hội và tình cảm tiến bộ của bản thân nhà thơ phản ứng nhạy bén, tinh vi trước cuộc đời.” Và để chứng minh điều này, Cao Huy Đỉnh nêu ra ba yếu-tố:
Một, “nghiệp báo” của Kiều không phải là do “cái khổ kiếp trước để lại” mà “là cái khổ do xã hội tàn nhẫn trong đó nàng đang sống gây ra.” Và có vượt được cái khổ ngay trong đời này thì Truyện Kiều mới có được một cái hậu loại “happy ending” là sum họp với Kim Trọng và những người thân yêu.
Hai, Kiều không kết án cái “tài” và cái “tình,” thậm chí Nguyễn Du “chỉ phê phán những dục vọng xấu xa” mà thôi, chứ chính Kiều vẫn sống theo cái “tài” và cái “tình” cho đến phút chót. “Lòng yêu cuộc sống đã đưa nghệ thuật Nguyễn Du tới một mức trữ tình tuyệt diệu, cá thể hóa được muôn vàn tâm trạng phổ biến, tổng hợp được tất cả nghệ thuật thơ trữ tình của ca dao và dân ca.”
Ba, sự thưởng phạt trong Truyện Kiều không xảy ra ở thiên-đường hay địa-ngục mà là “ngay trên trần thế.”
Với những lập-luận trên, Cao Huy Đỉnh đã lôi được Nguyễn Du thành con người của ngày hôm nay, hiểu theo Đảng và Marx, với nào “nhân dân tính,” tính lạc-quan, “triết lý hành động, tư tưởng nhân đạo tích cực” v.v. Song Nguyễn Du, nhất là trong Truyện Kiều, Nguyễn Du với những câu thét lên “Đau đớn thay phận đàn bà”—câu thơ duy nhất được lập lại trong tổng-tác-phẩm của ông—liệu có phải là con người như Cao Huy Đỉnh muốn mô-tả không? Nguyễn Du mà trước khi chết còn hỏi người trong gia-đình xem chính thân ông đã lạnh đến đâu để nói “Thôi được” rồi đi, liệu con người Nguyễn Du thật ấy có phải là Nguyễn Du như Cao Huy Đỉnh mường tượng không? Và rồi giải thích làm sao câu “Thiện căn ở tại lòng ta, / Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” mà Nguyễn Du dùng để kết-luận Truyện Kiều?
Thành thử, theo Cao Huy Đỉnh, Truyện Kiều là “một khối triết lý hỗn tạp” dù như trong đó Nguyễn Du có một “mối thiện cảm đặc biệt đối với Phật giáo.” Điều đó có thể đúng phần nào nhưng tôi thiết nghĩ, ta khó lòng có thể chấp-nhận được kết-luận của Cao Huy Đỉnh khi ông tuyên-bố: “Qua ba mâu thuẫn vừa phân tích, ta thấy Nguyễn Du tự mình phủ định những quan điểm tôn giáo của chính mình và khẳng định một cách chân thành chủ nghĩa nhân đạo tích cực của nhân dân.” Vô lý!
Một bộ óc lớn như của Nguyễn Du không thể tự mâu thuẫn một cách thô lậu như thế được. Cả ba điều mà Cao Huy Đỉnh nêu ra đều có một nguồn gốc đơn sơ hơn nhiều: Cũng tựa như Nguyễn Du lấy một truyện từ đời nhà Minh trước thời ông gần 300 năm để nói về xã-hội đương-thời, hoặc lý-thuyết về kịch-nghệ cổ-điển của Pháp đòi hỏi toàn-thể câu chuyện phải diễn được ra trong vòng 24 giờ đồng-hồ, những nhượng bộ của Nguyễn Du đối với cảm-quan và công-thức của truyện Nôm—nghĩa là của người bình-dân—không thể coi là ý-tưởng thâm sâu hay mâu thuẫn của ông được. Cả ba điều Cao Huy Đỉnh nêu ra đều có thể giải thích như thế được: người bình-dân mong được thấy “ác-giả ác-báo” nhỡn-tiền, chấp nhận nghiệp xấu hay tốt là do chính mình tạo ra hay mang lấy vào thân, và con người khó gác bỏ sang bên cái “tài” Trời cho cũng như cái “tình” mà đến với mình. Do vậy mà truyện của Kiều có một tính-cách bắt buộc—cái gì đến tất phải đến—như bi-kịch của Hy-lạp vậy!
Vì thế cho nên dù bài viết của Cao Huy Đỉnh viết khá nghiêm túc, song ta vẫn phải hỏi: Ai mâu thuẫn hơn, Nguyễn Du như ta được biết—qua lịch-sử, qua tác-phẩm, qua Truyện Kiều—hay Nguyễn Du như Cao Huy Đỉnh cố gượng ép và khiên cưỡng mà vẽ ra? Không lẽ ta tin thật lời của Nguyễn Du khi ông nói về đại-tác-phẩm của ông: “Mua vui cũng được một vài trống canh”?