Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NHẤT TÂM QUÁN TƯỞNG

 

ĐẠT LAI LẠT MA

Chuyển Ngữ: CHÂN HUYỀN

 

Khi bạn chú tâm vào một đối tượng, bạn có thể gặp khó khăn vì bị chia trí, nghĩ sang những chuyện khác.  Có hai nguyên nhân khiến cho tâm bạn không chú ý vào đối tượng được.  Đó là sự kích thích hoặc buông thả quá đáng.  Bị kích thích là một cản trở lớn khiến ta không chú tâm vào một đối tượng được.  Ta bị chia trí vì nghĩ tới một đối tượng khác bên ngoài hay nghĩ tới những ý niệm trong tâm.  Ta phải biết làm cho những vọng tưởng đó dừng lại.  Một trong những yếu tố chính khiến ta bị chia trí là vì tâm ta bị căng thẳng.  Khi tâm trí ta bị kích thích quá thì nó rất lanh lẹ, đối diện với một vấn đề, tâm ta vì quá nhậm lẹ mà ta bị khích động mạnh.  Trường hợp đó, ta nên thu tâm vào trong.  Để tránh bị khích động ta nên quán tưởng tới những hậu quả tiêu cực của sự bất an, quán về tính cách vô thường và thực chất của luân hồi.  Quán những thứ đó thì hơi nản chí, nhưng nó giúp ta tỉnh táo và biết thu tâm về nhà (có Chánh niệm).

Mặt khác nếu ta quá nản chí và xuống tinh thần, ta sẽ trở nên kém cỏi, mất khả năng phân tích và suy xét.  Ta không còn trí sáng suốt biết phân biệt.  Đó là sự trì trệ, buông lung.  Điều này không làm dừng sự vướng mắc của tâm đối với vật, mà nó làm cho tâm ta không còn sáng suốt. Khi không sáng suốt, thì dù vẫn chú tâm vào đối tượng, ta cũng không cảm nhận được nó rõ ràng.  Trường hợp này bạn nên rán làm cho tâm mạnh lên bằng cách quán tưởng những tính cách tích cực của tâm chánh niệm, quán về Phật tánh sẵn có trong tâm bạn và sự may mắn khi được làm một con người tự do.  Nghĩ như vậy, tâm trí bạn sẽ trở nên tươi mát, sáng sủa.

Đối tượng của thiền quán có thể là bất cứ vật gì, chẳng hạn một tảng đá hay một bông hoa.  Nếu bạn chọn bông hoa, trước hết, bạn hãy ngắm nó thật kỹ.  Nhìn vào màu sắc và hình tướng của bông hoa để tạo một hình ảnh nó trong tâm. Dù hoa có trong tầm nhìn hay không, bạn cứ thiền quán về nó bằng hình ảnh đã có trong tâm thức.  Trong muôn ngàn đối tượng để thiền quán, nếu bạn chọn hình ảnh một vị Phật thì rất có lợi.  Bạn sẽ được hưởng nhiều phần lợi lạc.  Bạn nên hình dung Đức Phật trước mặt mình, ngang tầm trán bạn khi đảnh lễ sấp xuống đất.  Bạn quán tưởng hình Phật rất sáng láng và trầm tĩnh, để đỡ bị kích thích quá.  Nhìn vào hình tượng sáng láng đó cũng làm cho tâm bạn không bị buông lung.  Đây là cách thiền quán theo kinh điển đã dạy.

Nếu bạn đã thọ giới theo một nghi thức Mật Tông và bạn quán tưởng theo phương pháp này thì bạn hình dung thân bạn như thân của một vị thần linh rồi thiền quá trên đó.  Khi bạn tới trình độ Du Già Mật Tông cao cấp thì không những quán thân nói chung mà bạn còn chú tâm vào từng điểm trên thân mình.  Một phép khác là ban quán tưởng vào bản chất tâm, vào sự sáng láng cùng hào quang của nó.  Bạn trước tiên phải không nghĩ tưởng tới những kinh nghiệm trong quá khứ, cũng không được lan man sang chuyện tương lai.  Khi bạn có thể ngừng các vọng tưởng, ý niệm thì tâm bạn sẽ được tự do để nhận biết bản chất thanh tịnh sáng láng của tâm.  Khi bạn làm được như vậy rồi, thì bạn để cho tâm an trú trong đó.  Tâm sẽ quán tâm.  Một tâm là chủ thể, một tâm là đối tượng.  Đó là cách dùng tâm làm đối tượng quán sát.

Người với ta tuy hai mà một.

Có một phương pháp khác để nuôi dưỡng tâm chánh niệm là đánh đổi sự an lạc của bạn lấy những khổ đau của chúng sanh.  Bạn tập nhìn mình và chúng sanh đều có cùng một bản chất.  Phép quán này rất mãnh liệt.  Nó phát khởi được là nhờ có lý trí trợ lực, nhưng cũng có là do ánh sáng của những thực chứng trong sự hành trì hằng ngày.

Khởi đầu bạn quán tưởng về sự bình đẳng của bạn với tất cả chúng sanh.  Bạn sẽ hiểu là chúng sanh giống hệt bạn, không muốn khổ đau, chỉ mong có hạnh phúc.  Họ không những có ước vọng mà cũng có quyền được hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau.  Rồi giữ tâm không phân biệt, không tham sân si, bạn nuôi dưỡng tâm ý muốn độ cho tất cả chúng sanh.  Họ cũng như bạn, có khả năng tìm được hạnh phúc, vượt thoát được khổ đau.  Họ không khác gì bạn trong phương diện này.  Bạn sẽ dễ dàng hiểu được chuyện này khi dùng óc quan sát.  Ngay cả những loài sâu bọ nhỏ xíu chúng cũng giống như bạn.  Một con sâu đang bò về phía bạn và bạn để ngón tay chạm vào nó, nó sẽ quay đầu và thu mình lại để tự vệ.  Dù đó là con sâu cái kiến rất yếu đuối, chúng cũng rán tránh khổ, tìm vui.  Nhìn những loài vật tội nghiệp đó, tôi không thể không buồn.

Ngay cả Thượng Đế hay các bậc thần thánh cũng giống chúng ta trong sự tìm cầu hạnh phúc, tránh né khổ đau.  Chúng ta thường cho rằng những bất hạnh là do quỷ quái gây ra.  Nhưng thay vì buộc tội chúng, ta hãy quán tưởng rằng chúng cũng như ta, chỉ mong có hạnh phúc chứ không muốn bị khổ đau.  Nếu bạn có thể Thấy được chúng sanh đều cùng một bản thể, bạn sẽ thấy không cần nhờ các thầy làm lễ trừ tà ma nữa.  Bạn sẽ không bị tốn tiền bạc và năng lực.

Một lần tôi được mời đi trừ ma quỷ đang lộng hành ở một địa điểm gần nơi tôi cư trú tại Dharamsala.  Tôi phải đồng ý, làm như tôi biết phép trừ tà vậy, vì tôi không có cách nào khác.  Tôi tới đó và quán từ bi, chú tâm hết sức vào sự bình đẳng: mọi chúng sanh đều có bản chất giống nhau, đều sợ khổ, mong hạnh phúc.  Tôi đặc biệt nghĩ tưởng tới những gì bị gọi là ma quỷ nơi đó, quán rằng chúng cũng có cùng bản thể với mình.  Kết quả: dân chúng cho biết tà ma đã rời đi, không còn quấy nhiễu họ nữa.  Có thể đó chỉ là sự trùng hợp vô tình, hoặc tôi đã đạt được chút kết quả do quán từ bi,  Trong đa số trường hợp như vậy, quán từ bi thực sự có thể giúp cho những loài chúng sanh đó.  So sánh những hồn ma bóng quế ấy với các nạn nhân chúng quấy nhiễu thì chúng khổ đau hơn nhiều.  Dù sao, đó cũng là dịp cho chúng ta thực tập và phát triển tâm từ bi.  Vì tất cả chúng sanh đều có bản chất như chúng ta nên ta phải rán bảo vệ chúng.  Thân thể ta có nhiều phần: chân, tay v.v..Dù chúng là những phần khác nhau nhưng vì chúng thuộc cùng một cơ thể nên ta muốn bảo vệt tất cả thân mình.  Trong dòng sinh diệt có hằng hà sa số chúng sanh. Vì mọi loài đều giống như ta, muốn được hạnh phúc và xa lánh đau khổ, nên ta cố gắng giúp cho chúng sanh đỡ khổ.  Bạn có thể hỏi: chân và tay tôi là những thứ  khác nhau nhưng ít nhất chúng cùng là thân tôi, khi chúng bị đau, tôi cảm được, còn người khác đau, tôi đâu có cảm nhận thấy?  Họ khổ đau không làm cho tôi đau, vì sao tôi lại phải bảo vệ hay giúp đỡ để họ đỡ khổ?  Tât nhiên cái khổ của người khác không trực tiếp làm cho bạn đau.  Nhưng nếu nghĩ họ là những chúng sanh như bạn, thì bạn sẽ rán giúp họ.  Vô số chúng sanh đã tử tế với bạn, vậy nên sự khổ đau của họ cũng giống như của bạn vậy.  Khi bạn nhìn họ là người ân cần, dễ thương, tử tế với bạn, bạn sẽ thấy mình phải rán giúp cho họ bớt khổ, làm như bạn đang lầm vào cảnh ấy.  Bạn và họ đều mong có hạng phúc, thì sao bạn lại phân biệt mình với người?  Sao bạn lại chỉ lo cho an lạc của chính bạn?  Khi bạn và họ đều không thích bị đau khổ, thì sao bạn lại phân biệt mình với người, chỉ lo bảo vệ mình thôi?

Cá nhân hay chúng sanh quan trọng?

Bây giờ nếu bạn so sánh mình với chúng sanh coi bên nào quan trọng hơn thì bạn sẽ thấy bạn chỉ là một cá nhân trong khi chúng sanh thì vô lượng.  Hơn nữa khi bạn nói về mình và chúng sanh, bạn làm như hai bên không có liên hệ gì.  Thực ra hành động của họ ảnh hưởng tới bạn và bạn làm gì cũng có hậu quả trên tâm họ.  Hạnh phúc và đau khổ bạn trải qua thì họ cũng đã nếm mùi.  Hai bên liên hệ với nhau nhưng nếu kể về số lượng thì cái vui, khổ của chúng sanh lớn lao hơn cá nhân bạn nhiều lắm.  Tất nhiên là ta phải để sang bên cạnh sư an lành của cá nhân (thiểu số) và quan tâm tới đa số chúng sanh.  Người khôn ngoan phải biết hy sinh một ngón tay để cho 9 ngón kia được an toàn.  Thật là điên rồ nếu ta hy sinh 9 ngón tay để cứu lấy một.  Tương tự vậy, nếu có 10 người bị xử tội, thì người khôn ngoan phải biết hy sinh một người nếu cứu được 9 người kia.

Bạn có thể nói nếu những khổ đau của người khác không trực tiếp làm hại bạn thì bạn không cần phải giúp họ.  Nhưng dù trong thời gian gần, nó không ảnh hưởng tới bạn thì nó cũng sẽ có hậu quả gián tiếp về sau.  Thông thường nếu người khác sung sướng thì bạn có hạnh phúc.  Biết lo cho mình trong niềm an lạc của chúng sanh thì đương nhiên bạn sẽ có hạnh phúc.  Nếu bạn không kể gì tới an vui của kẻ khác, nếu bạn giết người, cướp của hay đoạt người phối ngẫu của họ thì bạn làm khổ họ rất nhiều.  Ngay trên bình diện pháp luật, nếu bạn giết người là sẽ bị trừng phạt. Nếu bạn cứu người chết đuối thì bạn sẽ được ca ngợi và tưởng thưởng.  Đây là chuyện hiển nhiên trong đời sống hàng ngày, không phải chuyện tâm linh.

Bạn có thể nghĩ mình không cần để ý tới nỗi khổ của người khác vì họ không phải là bạn, thì bạn không thể thực nghiệm giùm họ được.  Trong khi đó, vì tin ở chuyện tái sinh, bạn lại tin rằng trong các kiếp sau, có thể mình sẽ phải kinh  qua nhiều đau khổ, nên bạn cố gắng để có thể tránh những cái khổ đó.  Nghĩ như vậy là sai, vì như vậy bạn đã tin rằng bạn trong hiện tại và bạn trong tương lai là một.  Có sự tiếp nối giữa hai kiếp, nhưng đó là hai sinh mệnh riêng biệt.  Đời sống kiếp trước và kiếp sau giống như những thành tố của một dây chuỗi.  Vì không có tự tánh riêng biệt nên ta và người kia chỉ là những tên gọi khác nhau để tạm phân biệt các phần tử trong tập hợp dây chuỗi đó.

Một đội quân hay một xây chuỗi cũng vậy, tự nó không hiện hữu riêng biệt.  Khi chân tay liên hợp với nhau, ta có một thứ gọi là thân thể.  Khi xâu nhiều hạt vào với nhau ta có một xâu chuỗi.  Nhiều binh lính tập họp lại thành ra một đội quân.  Con người đang đau khổ kia cũng chỉ là một biểu hiện, tự nó không có bản chất riêng.  Nếu ta quan tâm tới nỗi khổ của ta trong kiếp tới, thì ta cũng nên để ý tới sự đau khổ của kẻ khác trong thời này.  Sự thật tối hậu là không có cái gì hiện hữu với tự tánh riêng biệt, không có ai là chủ nhân đích thực của sự đau khổ.  Khổ chỉ là cái khổ và ta cần giải trừ nó đi.

Bạn cũng có thể hỏi tại sao bạn cần nuôi dưỡng liên tục lòng từ bi, giúp chúng sanh bớt khổ?  Vì như vậy, bạn có thể bị khổ hơn chăng?  Câu trả lời là khi quan tâm tới khổ đau của người khác, bạn cũng thấy được lý do vì sao bạn muốn giúp họ.  Bạn phát khởi lòng từ bi một cách tự nguyện, nên bạn sẽ không bị những khổ đau của người khác vận vào mình.  Thông thường ta bị khổ vì ta không cam lòng nhận nó.  Nó tràn ngập tâm ta và làm ta tuyệt vọng.  Ngược lại khi bạn tự nguyện chịu khổ để tu tập thì quyết tâm của bạn khiến cho chuyện đó không còn gây phiền não nữa.  Thay vì chịu thua những khó khăn, bạn lại thấy mình cản đảm hơn.  Bạn biết rõ lý do vì sao bạn gặp phiền não nên nó không làm cho bạn nản chí mà ngược lại, nó sẽ làm cho bạn sung sướng.

Khi nuôi dưỡng lòng từ bi bạn nên quán tới những khổ lụy của chúng sanh, nghĩ tưởng tới sự tử tế lân mẫn của họ, và những lý do khiến bạn muốn giúp họ thoát khổ.  Bạn sẽ không bị nản chí, mà chỉ hơi khó chịu khi trực diện với những khổ đau của họ mà thôi.  Vậy nên có sự khác biệt rất rõ ràng giữa cái khổ vì cuộc đời luân hồi của bạn với những khó khăn mà bạn tự nguyện đối đầu để mang lại lợi lạc cho chúng sanh.  Khi tự nguyện như vậy mà bạn có thể giải trừ được vô số niềm đau nỗi khổ thì đó là điều thật nên làm.  Người có lòng từ bi sẽ thấy mình nên bỏ công tập hứng chịu những nỗi khổ của chúng sanh vào lòng mình.  Nếu bạn có thói quen luyện tâm bạn được như thế thì bạn sẽ rất sung sướng vì giúp được chúng sanh bớt khổ.  Bạn sẽ thấy mình hạnh phúc như con thiên nga được bơi torng hồ sen.  Hạnh nguyện này giúp cho bạn vui lòng tái sanh ngay cả trong địa ngục để giúp cho chúng sanh bớt khổ não.  Khi họ được giải thoát hết, niềm vui sẽ rộng lớn như đại dương, phải thế không?

Khi giúp cho chúng sanh hoàn thành được ý nguyện của họ ta cũng chẳng có gì đáng tự hào. Bạn không cần phải kiêu hãnh về chuyện đó.  Vì mục tiêu của bạn là giúp chúng sanh đạt được sở nguyện của họ, bạn đừng mong cầu được đền bù gì hết.  Khi bạn cẩn trọng để tránh những phiền não nhỏ như không nói lời thô lỗ bạn cũng cần phát triển cái tâm muốn bảo vệ mọi loài.  Đó là tâm từ bi bạn nên hướng tới.  Khi bạn đã quen thuộc với sự tu tập như vậy, bạn sẽ coi người khác như chính mình.

Nếu bạn chưa làm thì nên thực hành ngay phương pháp phát triển tâm tỉnh thức bằng cách để tâm tới nhu yếu của người khác nhiều hơn mình.  Nếu bạn đang tu tập như vậy thì nên cố gắng thêm.  Bạn nên nhìn mình như một cái bị đầy lầm lỗi, mà người khác thì có tính thiện nhiều như nước biển.  Hãy coi ngã chấp của mình là một lầm lỗi và người khác là nơi phát xuất ra nhiều tính thiện.  Và bạn nên tu tập để đặt mình vào địa vị người khác.  Xả bỏ ngã chấp và thiền quán để chấp nhận được chúng sanh.