Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

LẦN ĐẦU TIÊN HỘI NGỘ

TIẾN SĨ  D. T. SUZUKI

 

RICHARD DEMARTINO

HẠNH VIÊN dịch

 

Trong cuộc đời, đôi khi có một người đặc biệt hay một cuộc gặp gỡ đặc biệt với một người đặc biệt nào đó, sẽ là yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Trong đời tôi, Tiến Sĩ Suzuki là con người đặc biệt đó, và lần đầu gặp ông vào tháng 3 năm 1947 chính là cuộc gặp gỡ hy hữu đó.

Tôi đã biết cái tên này, Daizets Teitaro Suzuki, từ hai năm trước, vào mùa xuân năm năm 1945. Lúc ấy, đang phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng, tôi tận dụng thời  gian còn lại để dự thính một  khóa học về Triết Đông Phương.  Khóa học do Khoa Triết Viện Đại Học Hawaii tổ chức và Giáo Sư Khoa Trưởng Charles A. Moore giảng dạy. Tài liệu cho khóa học do chính Giáo Sư Moore biên soạn, có nhan đề Triết Học - Đông và Tây. Đó là tuyển tập những tham luận được trình bày tại Hội Thảo đầu tiên các triết gia Đông - Tây, do Viện Đại Học Hawaii tổ chức vào mùa hè năm 1939.

Tiến Sĩ Suzuki đã được mời dự cuộc hội thảo này, nhưng ông đã không thể tham dự vì bịnh tình  của vợ ông - bà Neatrice Lane Suzuki - người  đã mất trong cùng năm đó. Tuy nhiên, ông đã gởi đến một bản tham luận. Chính bản tham luận này, "Một cách diễn giải kinh nghiệm Thiền", đã  dẫn tôi đến với Suzuki - và với  Thiền Tông.

Phải thú nhận sự dẫn dắt này đã không gây ảnh hưởng nhiều đối với tôi. Đơn giản là bài tiểu luận vượt quá phạm vi hiểu biết của tôi. Nếu sự tiếp xúc của tôi với Tiến Sĩ Suzuki - và với Thiền - chỉ giới hạn trong bản tham luận này, thì kết quả cuối cùng hẳn sẽ hoàn toàn không đáng kể.

Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào tháng 8 năm 1945, tôi được điều đến Nhật Bản.  Lúc đến chào từ biệt GS Moore trước khi lên đường, ông đã bảo tôi: "Đến Nhật, nếu anh gặp được  Tiến Sĩ Suzuki, cho tôi gởi lời vấn  an ông ấy". Tôi đáp nếu gặp được chắc chắn tôi sẽ chuyển lời.

Tôi biết Tiến Sĩ Suzuki sống ở Kyoto và giảng dạy tại Viện Đại Học Otani. Mà nhiệm vụ của tôi tại Nhật Bản, từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 2 năm 1946, lại đóng ở quần đảo phía nam đảo Kyushu. Cho nên mãi đến tháng 3 năm 1946, cuối cùng tôi mới đến Kyoto, mà chỉ là ghé tạt qua  trên trường đi Tokyo để chuẩn bị về nước.

Ở Tokyo, trong lúc chờ tàu về nước, tôi đã quyết định nhận một nhiệm vụ dân sự của chính phủ Hoa Kỳ, làm chuyên viên lịch sử trong Bồi  Thẩm Đoàn của Tòa Án Quân Sự  Quốc Tế vùng Viễn Đông. Đây là phiên tòa sẽ xét xử nguyên Thủ Tướng Tojo và 27 thành viên lãnh đạo tối cao của Nhật bị xét xử như là tội phạm chiến tranh. Công việc  trong cương vị mới này bận bịu  đến nỗi ý tưởng tìm gặp Tiến  Sĩ Suzuki tạm thời phai mờ trong tâm  trí tôi, nhưng nó không bao giờ mất  hẳn, và một năm sau nó bỗng sống  dậy vào một buổi sáng Thứ Hai trong  tháng 2 năm 1947.

Trên chuyến xe bus đặc biệt chở phái đoàn từ khách sạn Daiichi đến Tòa Án Quân Sự sáng hôm đó, tôi thoáng nghe vị chỉ huy Hải Quân Mỹ, Tướng Denzel Carr, Trưởng Ban Phiên Dịch của Đoàn Công Tố Quốc Tế tại Tòa Án, kể cho ai đó về cuộc viếng thăm Tiến Sĩ của ông hồi cuối  tuần qua. Tôi lập tức nhổm dậy đến cuối xe chỗ Tướng Carr đang ngồi, và hỏi ông địa chỉ của Tiến Sĩ  Suzuki ở Kyoto. Thật thú vị bất ngờ  khi Tướng Carr nói Suzuki không còn ở  Kyoto nữa, mà hiện đang sống tại  Kita-Kamakura (Bắc-Liêm Thương) chỉ cách  Tokyo vài dặm, trong một ngôi nhà nhỏ  trong khuôn viên chùa Engakuji (Viên Giác  Tự). Ngay giây phút ấy, tôi biết cuối cùng thời cơ để viếng thăm Tiến Sĩ Suzuki và chuyển lời chào của Giáo Sư Moore không còn xa vời nữa.

Vài ngày sau, trước khi kịp thu xếp  cụ thể chuyến viếng chùa Engakuji, tôi  đã được người bạn thân, Philip Kapleau, cũng làm trong Tòa Án Quân Sự Quốc Tế, mời đi nghỉ cuối  tuần với một người bạn Nhật  của anh. Tôi sung sướng nhận lời.  Cho đến khi cả 3 chúng tôi lên xe lửa ga Tokyo, tôi mới biết hóa ra vị khách Nhật mà chúng tôi đến thăm, sống  tại Kamakura (Liêm Thương). Tôi nghĩ ngay đến khả năng nhân chuyến đi này sẽ đi luôn tới Kita-Kamakura (Bắc-Liêm Thương); nhưng vì ngại đề nghị này có thể làm phật lòng người bạn Nhật mới quen, nên tôi quyết định cứ để đấy xem sao.

Khi chuyến tàu rời ga Ofuna và bắt đầu  rẽ lối về hướng Tokaido, người bạn Nhật (rất tiếc, tôi không nhớ  tên anh) bỗng đề nghị chúng tôi nên xuống ga kế tiếp - tuy chưa đến Kamakura  - nhưng vì anh muốn chúng tôi cùng đến  thăm một người sống gần đó.  Bước xuống sân ga này, tôi mới biết đó là Kita-Kamakura.

Người bạn trẻ dẫn chúng tôi đi dọc theo lối mòn dơ bẩn đầy xỉ than nằm song song với đường rầy xe lửa, rồi leo lên một bậc tam cấp bằng đá dẫn đến một cổng chùa sừng sững. Phía trên mái tam quan, tôi thấy tấm biển gỗ đề tên: "Engakuji".

Tôi vẫn chưa biết mình sẽ đến thăm ai ở đây, nhưng tôi nghĩ dù sao cũng không phải là bất nhã  nếu tôi đề nghị viếng thăm Tiến  Sĩ Suzuki. Và khi tôi nói ra, không biết ai là người sửng sốt hơn - anh bạn Nhật hay chính tôi - vì đó cũng là người anh muốn đưa chúng tôi  đến gặp.

Trong lúc vòng qua ngôi chùa Engakuji hướng về am Shoden, tôi nhanh chóng tóm tắt cho Phil Kapleau biết chút ít về Tiến Sĩ Suzuki, đồng thời cố tưởng tượng ra hình ảnh của ông. Tôi hình dung một ông già cao lớn với chồm râu dài phất phơ bạc trắng, dáng vẻ thanh tao, xa cách trong tư thái mơ hồ nào đó, rất thật là "Đông phương".

Sau khi đi độ một quãng, lần này người bạn Nhật dẫn chúng tôi leo lên những bậc đá sắp thành  từng nhóm thấp hơn, xuyên qua một  cái cổng nhỏ bằng gỗ, rồi qua một  khu vườn nhỏ. Khi chúng tôi đi qua  khu vườn và rẽ về phía ngôi nhà,  tức thì, xuyên qua khung kính của cánh  cửa trượt shoji (loại cửa kéo  làm bằng giấy của người Nhật)  của một thư phòng khiêm tốn, chúng  tôi nhìn thấy rất rõ, một cụ già  nhỏ người, đầu cạo láng, khoác  chiếc kimono màu đen, đang ngồi theo kiểu  quỳ gối của người Nhật, trước  mặt là một máy đánh chữ phương  Tây mà ông đang mổ ngón trỏ của  cả hai bàn tay, nhìn xuống qua cặp kính  râm, loại kính che mắt màu xanh kiểu  dáng phương Tây.

Nghe tiếng, rồi nhìn thấy chúng tôi đang đến gần, ông ngừng đánh máy, đứng dậy - khi đứng, ông chỉ  cao hơn năm bộ - bước đến đón  chúng tôi. Ông chìa tay mặt chào Phil Kapleau trước, rồi đến tôi bằng  tiếng Anh ngay trước khi người bạn  Nhật của chúng tôi hoàn thành nghi lễ  chào hỏi, giải thích và giới thiệu  bằng tiếng Nhật. Sau khi được giới thiệu trịnh trọng, sau sự chào hỏi  bất thần ban đầu này, tôi liền chuyển  lời thăm hỏi của Tiến Sĩ Moore. Tiến Sĩ Suzuki hơi ngạc nhiên nhưng tỏ ra rất vui mừng, và đáp lại, ông hỏi thăm Tiến Sĩ Moore.

Mặc dù Tiến Sĩ Suzuki vẫn nài ép chúng tôi vào nhà chơi, nhưng chúng tôi cảm thấy vì đây là một cuộc viếng thăm không hẹn trước nên không tiện ở lại lâu. Vì vậy ông vẫn đứng ở hành hiên,  còn ba chúng tôi vẫn đứng dưới  sân trò chuyện trong vài phút. Nhưng  trong vài phút đó, tôi cảm thấy  rõ rệt là dù đã hoàn thành "sứ mệnh" chuyển lời vấn an của  Tiến Sĩ Moore, tôi vẫn mong muốn quay lại  đây gặp lại con người đặc biệt khả ái này. Tôi ngõ lời với Tiến Sĩ Suzuki. Ông nhiệt tình  và lịch sự mời tôi trở lại.  Ba chúng tôi bèn từ giã.

Tuy hình ảnh lãng mạn đầy chất tưởng tượng ngây thơ của tôi tan biến, thay vào đó là một gương mặt  hiền hòa, khiêm tốn và thân hình  của một người nhỏ bé trong bộ  kimono đen, mang cặp kính râm Tây phương,  và nói tiếng Anh lưu loát một cách  duyên dáng; tất cả không những mang  lại hiệu quả tích cực mà còn  tạo sức thu hút kỳ lạ. Lúc ấy tôi hầu như chưa biết gì về Thiền  hay, dĩ nhiên, về Phật Giáo. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi chưa đả động tới những đề tài này. Tuy nhiên,  qua lần tiếp xúc thoáng chốc này, tôi  mang theo mình một cảm giác không thể  cưỡng rằng có cái gì đó nơi  khuôn mặt lôi cuốn này khiến tôi  rất khát khao muốn tiến xa hơn nữa.

Tôi trở lại thăm Tiến Sĩ Suzuki lần  thứ hai, rồi lần thứ ba, thứ  tư, cho đến khi trở thành đều  đặn mỗi tuần một lần, sau đó  mỗi tuần hai lần - vào năm 1948 - vào  các dịp nghỉ cuối tuần. Tôi trở thành học trò riêng của ông, bắt đầu mối thâm giao kéo dài gần 20  năm cho đến khi ông từ trần vào  ngày 12 tháng 7 năm 1966.

Trong suốt thời gian đó, đối với  tôi, đặc biệt nổi bật ba hình ảnh  hay "họa tiết" về Tiến Sĩ Suzuki mà tôi  hoặc chứng kiến trực tiếp, hoặc nghe kể lại. Lạ thay, cả ba chuyện đều quy về khoảng thời gian đầu thập niên 1950 khi ông đang sống và giảng dạy tại Mỹ.

Chuyện đầu tiên xảy ra ở Claremont, bang California, khi Tiến Sĩ Suzuki làm Giáo Sư Thỉnh Giảng tại Ban Cao Học, Đại Học  Claremont. Một buổi tối khi đang dùng cơm, ông kể với tôi về việc ông  vừa được phóng viên của một  trong những tờ nhật báo Los Angeles phỏng  vấn. Hình như anh này khởi đầu  bằng câu hỏi "Thiền là gì?", với câu hỏi này, Tiến Sĩ Suzuki đáp:  "Thiền là Thiền!". Nhà báo có  vẻ chưng hửng, tuy nhiên anh vẫn cố  gắng, và hỏi tiếp: "Vâng, thế nó  khởi đầu từ khi nào?" Tiến  Sĩ Suzuki kể, lần này ông đáp: "Từ  quá khứ vô khởi!" Đoạn ông  quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi, với  gương mặt trẻ thơ sáng ngời, dịu  hiền, với nụ cười dễ thương,  ông bảo: "Lúc ấy tôi chợt cảm  nhận ra điều đó."

Chuyện thứ hai được kể lại nhiều tháng sau khi xảy ra ở Viện Đại Học Columbia, nơi ông cũng đang là Giáo  Sư Thỉnh Giảng. Vào một buổi chiều ông được giới thiệu với một nhà nữ tâm trị học, người  đặc biệt hôm đó đến dự  cuộc thuyết trình chuyên đề của ông.  Trong thời gian vấn đáp sau khi diễn thuyết, nhà nữ tâm trị học này bắt đầu chất vấn ông về sự liên hệ  giữa Thiền và những năng lực  thấu thị khác nhau. Không hài lòng lắm với thái độ tiêu cực chung chung  của Tiến Sĩ Suzuki trước những  câu hỏi như vậy, bà ta gặng hỏi, với phần nào hiếu chiến, là liệu bản thân Tiến Sĩ Suzuki đã có được  những năng lực thấu thị đó  không? Ông trả lời không có! Nhưng  bà này cố chấp, và dù ông đã  cởi mở nhận là không có, bà vẫn khăng khăng hẳn ông phải đọc  được tâm ý của người  khác. Với trách cứ nhẹ nhàng - thay vì phẩn nộ hay phấn khích - ông  quay lại nói với bà: "Biết tâm ý của người khác thì có ích  gì? Biết tâm mình mới là điều  quan trọng!"

Chuyện thứ ba - mang nét tiểu họa đặc thù nhất trong ba chuyện - xảy ra vào một  buổi chiều giá rét của tháng 3 New York,  vào khoảng cùng thời gian. Một nhóm người Nhật mời Tiến Sĩ Suzuki  đi ăn tại nhà hàng Miyako cổ nổi  tiếng ở trung tâm phố Manhattan. Sau đó một người trong số họ đã kể lại với tôi câu chuyện này.

Với tuyết rơi đầy trong cái lạnh âm độ của tiệm đó, những  bậc thềm bằng đá mài dẫn lên  cổng vào nhà hàng Miyako ở lầu trên  trở thành trơn tru một cách nguy hiểm.  Biết điều đó, người chủ nhà hàng lo lắng đã cẩn thận dìu Tiến Sĩ Suzuki - người đã ở tuổi 80 - bước lên từng bậc thang, và  càng lo ngại hơn khi sau đó, lúc tan tiệc,  dìu ông bước xuống.

Sau khi mọi người đã xuống hết, họ đứng bên vệ đường hàn huyên chia tay nhau, tạm thời không  để ý đến Tiến Sĩ Suzuki. Ông chợt nhìn thấy một con mèo nhỏ băng qua và lủi thẳng lên cầu thang. Nhưng đến đầu cầu thang thì cánh cửa đã đóng kín, con mèo không thể vào được. Trong lúc những người kia còn đang bận rộn tiễn chào nhau,  Tiến Sĩ Suzuki lẳng lặng thận trọng bước  lên từng bậc thang đóng băng, đến  mở cánh cửa cho con mèo, rồi từ  từ bước trở xuống, làm cho  nhóm người bên dưới bất ngờ  trông thấy, họ hốt hoảng đổ xô đến bên ông. Và phản ứng duy  nhất của ông vẫn là một nụ cười  rạng rỡ đến say lòng.

Những hình ảnh đầy ấn tượng và khó quên như thế đã và sẽ còn lại mãi mãi, nhưng hình ảnh đáng nhớ nhất, hằn sâu trong tâm trí tôi  nhất vẫn mãi là hình ảnh đầu  tiên tôi nhìn thấy Tiến Sĩ Suzuki - tháng  3 năm 1947 - ngồi xếp bằng trên gối  trong am Shoden, cúi xuống mổ cò lên bàn  máy đánh chữ, khoác bộ kimono đen và mang kiếng râm.