Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

HAM MUỐN LÀ TỰ HỦY

 

ĐẠT LAI LẠT MA

CHÂN HUYỀN chuyển dịch

 

Trong thế giới này và các thế giới khác, ham muốn làm cho ta dễ bị chia trí.  Khi bạn ham muốn một vật gì, hoặc ham có tiếng tăm danh vọng, lòng ham muốn đó có thể làm cho bạn mất mạng.  Nó làm cho bạn bị gò bó trong đời này và đọa vô địa ngục những kiếp sau.  Một trong những ham muốn mạnh nhất là ham sắc dục.  Khi hôn nhau, ta chỉ đụng vào bộ xương có da và thịt che phủ, có gì khác nữa đâu?  Hình thức đẹp đẽ của người ta yêu không tự nó hiện hữu, cũng không phải có đó từ vô thủy.  Khi nhìn bộ xương thì ta sợ hãi, dù là nó không di chuyển được nữa; vậy mà vì sao ta lại không sợ bộ xương đó khi nó còn sống và biết đi lại?  Thay vì ràng buộc vào một thứ xấu xí như bộ xương, sao ta không chú tâm vào sự an lạc vĩnh cửu của Niết Bàn?

Không nhận thấy những gì bẩn thỉu trong thân người khác là chuyện không đáng ngạc nhiên, nhưng nếu nghĩ thân mình không dơ bẩn thì thật kỳ lạ.  Tại sao ta lại yêu thích cái thân mình với bao nhiêu chất nhơ tiết ra bên ngoài đó?  Sao ta lại yêu thân mình hơn là yêu bông hoa sen tươi đẹp đang hé cánh trong ánh sáng, khi mặt trời ló ra khỏi đám mây?  Chúng ta thường chùn lại khi thấy đất có dính phân.  Sao ta lại thích vuốt ve thân thể một con người, là nơi sản xuất ra phân?  Ta không thích con sâu, con bọ sống trong đống phân, sao ta lại ham muốn cái thân bất tịnh của người yêu?

Không những chúng ta không thấy rõ được cái thân bất tịnh của mình mà ta còn bị vướng mắc và thân bất tịnh của kẻ khác.  Ngay cả những thứ hấp dẫn và tương đối sạch như rau trái, thuốc thang, ngay khi ta bỏ chúng vô miệng là chúng thành nhơ bẩn rồi.  Khi ta nhổ nó ra, ta làm nhơ mặt đất.  Có nhiều dấu hiệu có thể giúp cho ta hiểu vì sao thân ta bất tịnh.  Nếu bạn vẫn không thể hiểu như vậy thì bạn nên tới một cái nhà xác để mà coi.  Khi bạn sợ không muốn sờ vào da người chết, sao bạn lại vuốt ve vào thân thể người kia?

Thực tánh của thân thể là khi ta để nó tự nhiên thì tóc và móng chân móng tay sẽ mọc dài khủng khiếp.  Vì vậy ta phải rán vuốt chải tóc tai – y như đánh bóng khí giới của ta vậy.  Để tự nhiên, chúng ta không đẹp mà xấu xí.  Vì xấu xí nên ta rán thay đổi, bôi trét phấn son lên cơ thể ta.  Ta tạo ra bề ngoài hấp dẫn đối với những người vô minh.  Bị những cảm thọ mê muộn hướng dẫn, chúng ta hành sử như những người điên.

Một số người quá nhiều tham vọng phải làm việc cực tới độ khi về tới nhà là họ kiệt lực, chỉ còn lên giường đi ngủ.  Đó là vì họ bị ràng buộc vào tiền tài, là thù lao của công việc họ làm.  Có người sau khi lập gia đình lại phải đi ra ngoại quốc làm việc kiếm sống.  Xa người mình yêu mến là một nhân duyên lớn để khổ đau.  Họ chỉ có thể gọi điện thoại hay viết thư.  Thoạt đầu họ rán biện hộ cho việc đi xa, nhưng sau một thời gian dài, họ cảm thấy như họ đã phải bán mình cho công việc.  Bạn có thể hài lòng với công việc nhưng xa vợ con lâu ngày khiến cho bạn không thể vui.  Nếu được tự do, bạn có thể ưa thích cuộc sống an hòa trong gia đình.  Bạn vốn là người cởi mở tử tế nhưng xa gia đình lâu, bạn có thể  không còn là người tốt đối với lối xóm kế bên và đi đến sự phản bội.

Thỉnh thoảng có những người đau khổ vì không có con. Họ đi khám bác sĩ hay tới gặp các đạo sư để mong sanh đẻ được.  Họ cầu nguyện và dùng thuốc chỉ để sanh được con.  Một số người khác thì ngược lại.  Họ đau khổ vì sắp có con, họ nghĩ tới chuyện phá thai.  Những người thích có con, khi có thì coi như tìm được kho tàng.  Nhưng khi trẻ ra đời rồi lớn lên, trở nên một đứa con vô kỷ luật, không biết nghe lời, thì nó trở thành nguồn gốc của phiền não.  Trẻ lớn lên là bạn phải nghĩ tới chuyện học hành của nó một cách nghiêm túc.  Bạn sẽ thấy mình không thể gửi con tới trường tốt như bạn muốn, hoặc không biết chọn trường nào.  Rồi sau khi cố gắng để cho con vô trường rồi, bạn thấy rằng con bạn học không giỏi gì cả.  Hoặc là học xong đó nhưng không có việc tốt.  Ngay cả khi có công việc tốt rồi, bạn lại bận tâm lo tìm vợ tìm chồng và làm đám cưới cho nó.  Đời sống của chúng ta tiếp diễn như vậy. Chúng ta chăm sóc cho các con quá nhiều.  Sau khi nuôi và dạy chúng, khi ta già yếu, phải chống gậy, mắt mờ chân chậm rồi thì ta sẽ cần nương tựa vào chúng.  Nếu chúng từ chối giúp đỡ, ta chỉ còn nước than thở và nói rằng “chẳng thà không có con!”.  Vậy nên Phật Thích Ca đã nói: “lập gia đình cũng giống như ta bị một chứng bệnh vậy!”.

Vì có quan niệm đó nên các tăng ni thọ giới xuất gia, rời khỏi cuộc sống gia đình.  Xuất gia không phải là chuyện đi buôn, chuyện lừa gạt người khác hay bắt dầu một dự án.  Mục tiêu duy nhất là tu luyện tâm linh.  Nếu bạn làm như vậy và không lo âu gì về thực phẩm, áo quần, của cải, chỉ chuyên tu và thực hành thiền định, thì cuộc đời xuất gia thật là huyền diệu.  Bạn có thể dậy sớm vì bạn không bị phụ thuộc vào ai.  Khi buồn ngủ thì đi ngủ.  Phiến diện thì bạn không bị vướng bận vào những công chuyện vô nghĩa tầm thường.  Trên bình diện sâu xa hơn, bạn sẽ được dâng hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải thoát.  Không bao lâu sau khi tu tập nghiên chỉnh, bạn đã có thể sống rất an vui.  Có ngạn ngữ đã dạy: “Nếu bạn tu tập đàng hoàng thì dù sống trong gia đình, bạn cũng sẽ tới Niết Bàn được.  Nhưng nếu bạn sống như loài sóc trong rừng sâu nhiều năm dài mà không chịu tu tập thì bạn cũng chẳng đi tới đâu.”

Ham muốn tiền tài, của cải là nguyên nhân gây khổ não.  Khi không có tiền chúng ta không làm chi được.  Ta phải tìm được việc làm để được trả lương cao.  Nhưng muốn có lương cao, ta phải đi học.  Do đó, người ta tới trường học, và một số ít người còn làm cả bằng cấp giả.  Chuyện buôn bán nhỏ nào cũng cần vốn liếng.  Nhiều dân tỵ nạn Tây Tạng bán áo thung trên hè phố Ấn Độ, thật là cực khổ.  Nhưng có nhiều người làm ăn cực như vậy là để có thể theo đuổi con đường tu tập tâm linh.  Tương tự như vậy, người ta cầu nguyện và tham dự các nghi lễ tôn giáo.  Nhưng không có nhiều người tới nhờ các ông thầy để xin họ “cầu nguyện giùm cho chúng tôi được giác ngộ và lên cõi Niết Bàn”.  Họ thường xin các thầy “cầu nguyện để chúng tôi được buôn may bán đắt”.  Khi bạn kiếm được chút tiền rồi thì bạn sẽ phải bận tâm bảo vệ nó, phải biết để nó vào nhà băng nào.  Thời này có rất nhiều ngân hàng. Bạn sẽ phải làm sao để tìm nhà băng cho bạn mức lời cao nhất.  Trong khi đó thì bạn có thể mất hay bị ăn cắp số tiền kiếm được bất cứ lúc nào.

Có nhiều cách dùng tiền.  Tôi nghĩ  tới một người Tây Tạng đặc biệt đã xin tôi thọ lễ Điểm Đạo và ông ta sẽ xin bảo trợ cho buổi lễ.  Sau khi nghe tôi nói về nhu cầu giáo dục trẻ em và sự cần thiết bảo trợ cho trẻ được học hành, ông đổi ý, xin tôi cho phép bảo trợ giáo dục chứ không bảo trợ lễ điểm đạo nữa.  Đây là một tấm gương tốt. Mất công sức làm ra tiền, những người đó biết cách dùng tiền sao cho có phúc lợi.  Nơi nào tôi cũng nghe nói tới chuyện người ta cúng tuần cho người mới chết rồi thường ăn uống linh đình.  Thật là ngu dại.  Sao lại ăn mừng khi có tang?  Khi chúng ta thu góp được tiền bạc và khá giả hơn về tài chánh, ta nên tiêu xài nó một cách tích cực vào việc giáo dục, y tế v.v..chứ đừng tiêu phí tiêu hoài.  Đời người là cơ may rất lớn và khó gặp, nhưng nếu ta chỉ dùng đời ta để theo đuổi dục lạc như loài vật thì thật đáng mắc cỡ.  Làm người, ta có nhân duyên để đạt đạo lớn.  Thật là vô phúc nếu ta chỉ dùng nó để nuôi sống cái thân này thôi.

Khi gãi ngứa, ta cảm thấy dễ chịu, nhưng thay vì gãi cho thích, ta đừng ngứa thì hơn.  Không ai muốn ngứa để gãi cho vui.  Tương tự vậy, khi bạn có ham muốn mà đạt được thì bạn hài lòng trong chốc lát.  Nhưng tốt hơn là ta không ham muốn hay vướng mắc chi hết để cho tâm thực sự an lạc.