Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐỐI TRỊ VỚI

GIẬN DỮ VÀ SÂN HẬN

 

Đức ĐẠT LA LẠT MA

và Bác Sĩ HOWARD C. CUTLER

THÍCH TÂM QUANG dịch

 

Nếu ta tình cờ gặp một người bị tên bắn, ta không nên mất thì giờ băn khoăn xem mũi tên từ đâu bay đến, hay đẳng cấp xã hội của người bắn, hay phân tích mũi tên được làm bằng gỗ nào, hay cách chế tạo đầu mũi tên ra sao. Tốt hơn là ta phải nhắm ngay vào việc rút mũi tên ra.

 --Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

 

Nay chúng ta quay về một số "mũi tên", những trạng thái tiêu cực của tâm phá hoại hạnh phúc của chúng ta, và những thuốc giải độc tương ứng của chúng. Tất cả trạng thái tinh thần tiêu cực gây chướng ngại cho hạnh phúc của chúng ta, nhưng chúng ta lại bắt đầu bằng giận dữ, dường như đó là một trong những chướng ngại lớn nhất. "Giận dữ, được nhà hiền triết học Stoic (Chịu đựng) Seneca mô tả, là một cảm xúc ghê tởm và điên cuồng nhất trong tất cả các cảm xúc". Hậu quả phá hoại của giận dữ và sân hận đã được chứng minh bằng tài liệu bởi các công cuộc nghiên cứu mới đây. Đương nhiên ta không cần bằng chứng khoa học để nhận biết những cảm xúc này có thể làm lu mờ sự suy xét của chúng ta như thế nào, gây ra cảm giác khó chịu cùng cực hay tàn phá những mối quan hệ cá nhân. Kinh nghiệm cá nhân có thể nói cho chúng ta biết điều đó. Nhưng những năm gần đây, sự chứng minh bằng tài liệu những hậu quả thể chất tai hại của giận dữ và thái độ thù địch ngày càng phổ biến. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những cảm xúc này là nguyên nhân đáng kể của bệnh tật và chết non. Những nhà nghiên cứu như Bác Sĩ Redford Williams của Trường Đại Học Duke và Bác Sĩ Robert Sapolsky của Trường Đại Học Stanford đã tiến hành việc nghiên cứu chứng minh giận dữ, nổi nóng, và thù địch đặc biệt làm hại hệ thống tim mạch. Ngày càng có quá nhiều bằng chứng về những hậu quả tai hại của thái độ thù địch, thực ra, ngày nay nó được coi là một nhân tố nguy hiểm chính của bệnh tim, ít nhất cũng ngang bằng hay lớn hơn những nhân tố truyền thống được công nhận như chất cholesterol cao hay áp huyết cao.

Cho nên, một khi thừa nhận những hậu quả tai hại của giận dữ và sân hận, câu hỏi kế tiếp là: Làm sao khắc phục chúng?

Vào ngày đầu tiên làm chuyên viên tâm lý cho một cơ sở điều trị, tôi đang được chỉ đến văn phòng mới của tôi bởi một nhân viên hành chính thì tôi nghe thấy tiếng kêu thét khủng khiếp vang lại từ cuối tòa nhà ...

"Tôi giận lắm"

"Nói to nữa lên"

"TÔI GIẬN LẮM"

"NÓI TO NỮA LÊN, CHỈ CHO TÔI. ĐỂ TÔI XEM"

"TÔI GIẬN LẮM! TÔI GIẬN LẮM!! TÔI GHÉT ÔNG!!! TÔI GHÉT ÔNG!!!!"

Quả là thực đáng sợ. Tôi lưu ý nhân viên này rằng hình như có điều gì như thể là nguy cấp cần phải được lưu ý tới ngay.

"Xin đừng lo lắng gì về việc ấy," cô ta cười. "Vừa mới có một buổi điều trị cho một nhóm người ở cuối tòa nhà - giúp cho bệnh nhân tiếp xúc với cơn giận dữ của mình".

Vào cuối ngày hôm đó tôi gặp riêng bệnh nhân này. Bà ta có vẻ mệt lử.

"Tôi cảm thấy dịu đi rất nhiều", bà ta nói, " buổi điều trị thực tốt. Tôi cảm thấy hồ như tôi đã trút hết cả nỗi giận dữ của tôi ra ngoài".

Tuy vậy vào buổi điều trị kế tiếp ngày hôm sau, bà ta thuật lại, "Tôi chắc rằng rút cuộc tôi chưa trút được hết tất cả giận dữ của tôi ra ngoài. Ngay khi tôi ra về ngày hôm qua, khi vừa ra xe khỏi bãi đậu xe thì một thằng xuẩn ngốc nào đó chặn đường tôi và tôi hết sức giận dữ. Và tôi không ngớt nguyền rủa thầm thằng xuẩn ngốc này suốt dọc đường trở về nhà. Tôi nghĩ rằng tôi cần phải có một vài buổi điều trị giận dữ nữa để có thể trút hết nó ra ngoài."

Bắt tay vào chinh phục giận dữ và sân hận, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu bằng cách điều tra bản chất của các xúc cảm phá hoại ấy. Ngài giải thích,

"Nói chung, có nhiều loại cảm xúc tiêu cực hay khổ sở khác nhau, như tự phụ, cao ngạo, ganh ghét, tham dục, tham lam, hẹp hòi vân vân... Nhưng ngoài những loại ấy ra, giận dữ và sân hận được coi là tai họa lớn nhất vì chúng là những chướng ngại lớn nhất cho việc phát triển từ bi và vị tha, và chúng phá hoại đức hạnh và sự tĩnh lặng của tâm.

"Suy xét về giận dữ, có thể có hai loại. Một loại giận dữ có thể là tích cực. Có thể chủ yếu là do động cơ thúc đẩy của người ta. Có một số giận dữ do từ bi hay ý thức trách nhiệm thúc đẩy. Ở nơi giận dữ được thúc đẩy bởi từ bi, nó có thể được dùng làm sự thúc đẩy hay chất xúc tác cho một hành động tích cực. Trong những hoàn cảnh ấy, cảm xúc của con người giống như giận dữ có thể hoạt động như một sức mạnh dẫn đến hành động mau lẹ. Hồ như nó có thể tạo ra nghị lực làm cho người ta có thể hành động nhanh chóng và dứt khoát. Nó có thể là một nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ. Cho nên, đôi khi loại giận dữ này có thể là tích cực. Tuy nhiên quá thông thường, là dù loại giận dữ này hồ như có thể hoạt động là vật bảo vệ và mang lại thêm sinh lực, thì sinh lực ấy cũng là mù quáng, cho nên cũng không chắc chắn nó sẽ trở thành xây dựng hay phá hoại lúc chung cuộc.

"Cho nên dù trong những trường hợp hiếm hoi, một số loại giận dữ có thể là tích cực, nói chung, giận dữ dẫn đến cảm nghĩ xấu và sân hận. Và trong chừng mực liên quan đến, nó chẳng bao giờ là tích cực cả. Nó không có lợi ích gì cả. Nó bao giờ cũng hoàn toàn là tiêu cực.

"Chúng ta không thể khắc phục giận dữ và sân hận chỉ bằng cách nén chúng xuống. Chúng ta cần tích cực trau dồi những thứ giải độc cho sân hận như nhẫn nại và khoan dung. Theo kiểu mà ta đã nói trước đây, để có thể trau dồi thành công nhẫn nại và khoan dung, bạn cần phải tạo ra lòng nhiệt tình, một sự ham muốn mạnh mẽ tìm kiếm nó. Lòng nhiệt tình của bạn càng mạnh thì khả năng chịu đựng những khó khăn gặp phải trong quá trình này càng lớn. Khi bạn dấn thân vào tu tập nhẫn nại và khoan dung, trong thực tế, cái đang xẩy ra là bạn dấn thân vào cuộc chiến với giận dữ và sân hận. Vì là trong tình trạng chiến đấu, bạn tìm cách chiến thắng, nhưng bạn cũng phải chuẩn bị khả năng bị thua trận. Cho nên khi bạn lâm trận, bạn không nên bỏ qua thực tế là trong tiến trình này bạn sẽ đương đầu với nhiều vấn đề. Bạn phải có khả năng chịu đựng gian khổ. Người chiến thắng được giận dữ và sân hận qua tiến trình cam go như vậy là một anh hùng thực sự.

"Chính bằng điều này trong tâm, chúng ta phát sinh lòng nhiệt tình mạnh mẽ. Nhiệt tình do học tập và suy ngẫm về những tác dụng của khoan dung, nhẫn nại, và sự tác hại hay hậu quả tiêu cực của giận dữ và sân hận. Và chính cái hành động ấy, chính trong cái nhận thức được, sẽ tạo được sự lôi cuốn hướng về cảm nghĩ khoan dung và nhẫn nại và bạn cảm thấy thận trọng hơn và đề phòng những ý nghĩ giận hờn và thù ghét. Thường thường, chúng ta không mấy bận tâm về giận dữ hay sân hận, cho nên nó đến bất chợt. Nhưng khi chúng ta phát triển một thái độ thận trọng đối với những cảm xúc này, thái độ miễn cưỡng tự nó hoạt động như một biện pháp phòng ngừa chống lại giận dữ và sân hận.

"Những tai hại của sân hận rất dễ thấy rõ ràng và trực tiếp. Thí dụ, khi một ý nghĩ sân hận mạnh mẽ phát sinh trong con người bạn, chính vào lúc ấy nó hoàn toàn tràn ngập và phá hoại sự an tĩnh trong tâm bạn, sự nhanh trí của bạn hoàn toàn mất hẳn. Khi giận dữ và sân hận dữ dội nổi lên, nó tàn phá phần tốt nhất bộ não của bạn, phần này chính là khả năng phán xét giữa đúng và sai, và hậu quả trước mắt hay dài hạn về những hành động của bạn. Sức phán xét của bạn trở nên hoàn toàn bế tắc, nó không còn hoạt động được. Hầu như như bạn trở thành mất trí. Cho nên giận dữ và sân hận này có khuynh hướng ném bạn vào tình trạng bối rối làm cho những vấn đề và khó khăn của bạn tệ hại hơn.

"Ngay cả về mặt thể chất, sân hận dẫn đến sự biến đổi thể chất rất xấu và đáng ghét cho một cá nhân. Chính vào lúc cảm giác giận dữ và sân hận phát sinh, dù người ấy cố gắng giả cách hay làm điệu bộ có tư cách thế nào đi nữa, nhưng rõ ràng mặt của người đó trông nhăn nhó và xấu xí. Có một sự biểu lộ thật khó chịu, và người ấy toát ra sự rung cảm rất thù nghịch. Những người khác có thể cảm thấy điều đó. Dường như họ có thể cảm thấy hơi toát ra từ thân thể người ấy. Đến nỗi không những con người có thể cảm giác thấy, cả đến thú vật, chó mèo cũng cố tránh người đó vào lúc ấy. Hơn nữa khi một người chất chứa những ý nghĩ sân hận, những tư tưởng này có khuynh hướng góp nhặt vào trong tâm người ấy, và có thể gây ra những vấn đề như ăn mất ngon, mất ngủ, và chắc chắn làm cho người ấy cảm thấy căng thẳng và bực dọc hơn.

"Vì những lý do như trên đây, sân hận được so sánh như một kẻ thù. Kẻ thù trong bên trong này, kẻ thù trong nội tâm này, không có chức năng nào khác ngoài việc gây tổn hại. Nó thật sự là kẻ thù của chúng ta, kẻ thù đích thật. Nó không có nhiệm vụ nào khác hơn ngoài việc chỉ để phá hoại chúng ta, cả trước mắt lẫn lâu dài.

"Nó rất khác với một kẻ thù bình thường. Mặc dầu là một kẻ thù bình thường, người mà ta coi như kẻ thù, có thể có những hành động có hại cho chúng ta, ít nhất người ấy cũng có những chức năng khác, như người đó cũng phải ăn, phải ngủ. Cho nên người đó có nhiều nhiệm vụ khác và không thể bỏ 24 giờ một ngày trong cuộc sống vào kế hoạch phá hoại chúng ta. Mặt khác, sân hận không có nhiệm vụ nào khác, không có mục đích nào khác, ngoài việc phá hoại chúng ta. Cho nên nhận thức được sự thật này, chúng ta phải kiên quyết không bao giờ để cho kẻ địch có cơ hội sân hận phát sinh trong chúng ta."

Đối trị với giận dữ, Ngài nghĩ gì về một vài phương pháp điều trị tâm lý của người Phương Tây, phương pháp nào khuyến khích việc bộc lộ giận dữ của người ta?

"Nơi đây, tôi nghĩ chúng ta phải hiểu rằng có thể có những tình trạng khác nhau," Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích,

"Trong một số trường hợp, người ta nuôi dưỡng những cảm giác mạnh mẽ về giận dữ và đau đớn căn cứ vào điều gì đó đã gây cho họ trong quá khứ, một sự lạm dụng hay bất cứ điều gì và cảm giác này cứ bị nén lại trong lòng. Có một thành ngữ Tây Tạng nói rằng nếu có bệnh gì trong cái vỏ ốc, bạn có thể làm sạch bằng cách thổi nó đi. Nói một cách khác, có thứ gì cản trở trong vỏ ốc, hãy thổi nó đi, và nó sẽ sạch. Cho nên tương tự như vậy, có thể tưởng tượng một tình trạng do nén lại một cảm xúc nào đó hay một giận dữ nào đó, thì tốt hơn hãy giải thoát nó và bộc lộ nó ra.

"Tuy nhiên, tôi tin rằng nói chung, giận dữ và sân hận là những loại cảm xúc nếu bạn bỏ mặc không kiềm chế và không lưu ý, có khuynh hướng trầm trọng thêm và cứ tăng lên. Nếu bạn hoàn toàn ngày càng để chúng xẩy ra và cứ bộc lộ chúng, điều này thường làm cho chúng phát triển chứ không giảm bớt. Cho nên tôi cảm thấy là bạn càng áp dụng một thái độ thận trọng và tích cực cố giảm bớt mức độ sức mạnh của chúng càng tốt."

"Vì thế nếu Ngài cảm thấy bộc lộ hay giải thoát giận dữ không phải là câu trả lời, thế thì điều gì là câu trả lời?" tôi hỏi Ngài.

"Trước hết cảm giác giận dữ và sân hận phát sinh từ cái tâm lo phiền bởi bất toại nguyện và bất mãn. Cho nên bạn cần phải chuẩn bị trước bằng cách không ngừng cố gắng thực hiện việc xây dựng mãn nguyện nội tâm và trau dồi lòng tốt và từ bi. Điều này mang lại sự bình tĩnh nào đó cho tâm vì thế giúp ngăn chặn giận dữ phát sinh ngay từ lúc đầu. Và khi một tình thế phát sinh làm cho bạn giận dữ, bạn phải trực tiếp đối đầu với giận dữ và phân tích nó. Điều tra xem những nhân tố nào đã gây ra trường hợp giận dữ và sân hận đặc biệt này. Rồi phân tích xa hơn nữa, xem điều đó có phải là một phản ứng thích đáng không và nhất là nó có tính chất xây dựng hay phá hoại. Và bạn cố gắng sử dụng một số kỷ luật bên trong nào đó và kiềm chế, tích cực chiến đấu với nó bằng việc áp dụng các loại giải độc để chống lại những cảm xúc tiêu cực bằng những ý nghĩ kiên nhẫn và khoan dung"

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng một chút, rồi với tính thực dụng thường lệ. Ngài thêm,

"Đương nhiên khi cố gắng khắc phục giận dữ và sân hận ở giai đoạn đầu, bạn vẫn còn thấy những cảm xúc tiêu cực. Nhưng có nhiều mức độ khác nhau, nếu là mức độ giận dữ vừa phải, thì vào lúc đó bạn có thể cố gắng trực tiếp đối đầu và chiến đấu với nó. Tuy nhiên nếu là một cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ đang bùng lên, thì vào lúc đó, có lẽ là rất khó thách thức hay đối đầu với nó. Nếu đúng là như vậy, thì vào lúc đó, tốt nhất là cố quên nó đi. Hãy nghĩ đến chuyện khác. Một khi tâm bạn bình tĩnh lại một chút, bạn có thể phân tách, bạn có thể lý luận."

Nói một cách khác, tôi ngẫm nghĩ, Ngài đang nói, "Cứ thong thả?". Ngài tiếp tục,

"Trong việc tìm cách loại bỏ giận dữ và sân hận, ý định trau dồi kiên nhẫn và khoan dung rất cần thiết. Bạn có thể nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của kiên nhẫn và khoan dung trong câu sau: Trong chừng mực liên quan đến những hậu quả phá hoại của ý nghĩ giận dữ và sân hận liên hệ, bạn không được bảo vệ trước những điều đó bằng của cải. Dù cho bạn là triệu phú, bạn vẫn phải chịu những hậu quả phá hoại của giận dữ và sân hận. Giáo dục không thôi cũng chẳng bảo đảm cho bạn sẽ được bảo vệ trước những hậu quả ấy. Tương tự như thế, luật pháp cũng không cho bạn sự bảo đảm hay che chở như vậy. Thậm chí cả vũ khí hạt nhân, dù hệ thống phòng thủ có tinh vi đến thế nào đi nữa, cũng không thể cho bạn sự che chở hay phòng thủ trước những hậu quả ấy."

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng lại một chút để lấy đà, rồi với một giọng chắc nịch, rành rọt, Ngài kết luận, " Nhân tố duy nhất cho bạn nơi nương tựa hay che chở, trước những hậu quả phá hoại của giận dữ và sân hận, là tu tập khoan dung và kiên nhẫn".

Một lần nữa, sự thông thái truyền thống của Đức Đạt Lai Lạt Ma hoàn toàn trùng hợp với dữ kiện khoa học. Tiến Sĩ Dolf Zillmann của Trường Đại Học Alabama đã tiến hành các cuộc thí nghiệm cho thấy những ý nghĩ giận dữ hay tạo ra tình trạng khuấy động sinh lý làm cho chúng ta dễ giận dữ hơn. Giận dữ xây dựng trên giận dữ. Và khi trạng thái khuấy động tăng lên, chúng ta dễ dàng bị kích hoạt bởi tác nhân - kích thích trong môi-trường gây-giận dữ.

Nếu không được kiềm chế, giận dữ có khuynh hướng leo thang. Cho nên, làm sao để xả giận? Như Đức Đạt Lai Lạt Ma góp ý, trút cơn giận thịnh nộ và sân hận có lợi ích rất giới hạn. Biểu lộ giận dữ để trị bệnh là cách giải thoát xúc cảm mạnh dường như bắt nguồn từ lý thuyết về xúc cảm của Freud, mà ông thấy nó hoạt động theo kiểu thủy lực: Khi áp lực tăng, nó phải giải thoát ra. Khái niệm loại bỏ giận dữ bằng cách giải thoát nó có một sự hấp dẫn khá ấn tượng và ở mức độ nào đó, thậm chí có vẻ như trò đùa, nhưng vấn đề này là phương pháp hoàn toàn không hữu hiệu. Nhiều cuộc nghiên cứu trong bốn thập niên vừa qua đã không ngưng cho thấy biểu lộ giận dữ bằng lời nói và thể chất không xua tan nó được chút gì mà còn làm cho sự việc tệ hại hơn. Tiến Sĩ Aaron Siegman, nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu về giận dữ của Trường Đại Học Maryland, tin rằng, chẳng hạn, chính kiểu biểu lộ lập đi lập lại sự giận dữ và cơn thịnh nộ gây ra hệ thống khuấy động bên trong và phản ứng sinh hóa gây tai hại cho mạch máu của chúng ta.

Trong khi việc trút giận, rõ ràng không phải là câu trả lời, cũng đừng bỏ qua cơn giận của mình hay làm ra vẻ không giận dữ. Như chúng ta đã thảo luận, cố né tránh những vấn đề của mình không làm cho chúng nhạt phai. Vậy thì, lối giải quyết nào tốt nhất? Đáng chú ý là có sự nhất trí trong số nhà nghiên cứu giận dữ hiện đại, như Tiến sĩ Zillman và Williams, là những phương pháp tương tự phương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ ra hữu hiệu nhất. Vì toàn bộ tâm trạng căng thẳng hạ thấp mức gây giận dữ, bước đầu là đề phòng: trau dồi sự mãn nguyện nội tâm và làm cho tâm bình tĩnh hơn, như khuyên nhủ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhất định có ích. Và khi giận dữ nẩy sinh, sự nghiên cứu cho thấy tích cực chống lại, phân tích hợp lý, và đánh giá lại những ý nghĩ gây giận dữ có thể xua tan nó. Có bằng chứng đã được thử nghiệm là những kỹ thuật mà chúng ta bàn thảo trước đây, như thay đổi cách nhìn hay nhìn tình hình dưới những góc độ khác, cũng có thể rất hữu hiệu. Đương nhiên những cách này thường dễ thực hiện hơn ở mức độ giận dữ thấp hoặc vừa phải, cho nên thực hành sự can thiệp sớm những ý nghĩ giận dữ và sân hận trước khi chúng leo thang là một nhân tố quan trọng. Vì tầm quan trọng to lớn của chúng trong việc khắc phục giận dữ và sân hận, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói chi tiết về ý nghĩa và giá trị của nhẫn nại và khoan dung.

Trong kinh nghiệm sống hàng ngày của chúng ta, khoan dung và nhẫn nại có những lợi ích to lớn. Chẳng hạn, phát triển chúng cho phép chúng ta có sự chống đỡ và duy trì sự nhanh trí của chúng ta. Cho nên nếu một cá nhân có khả năng khoan dung và nhẫn nại, thì bất chấp sống trong môi trường rất điên cuồng và căng thẳng, miễn là người đó có khoan dung và nhẫn nại thì sự bình tĩnh và an của tâm người ấy sẽ không bị xáo trộn.

Một lợi ích khác khi phản ứng trước những tình thế khó khăn bằng kiên nhẫn chứ không phải giận dữ là bảo vệ mình trước những hậu quả rắc rối tiềm tàng có thể xẩy ra nếu bạn phản ứng bằng giận dữ. Nếu bạn phản ứng tình thế bằng giận dữ hay sân hận, không những nó không che chở trước tổn thương hay tổn hại đã gây ra cho bạn - tổn thương và tổn hại đã xẩy ra rồi- mà ngoài ra còn gây ra thêm lý do cho sự khổ đau của bạn trong tương lai. Tuy nhiên nếu bạn phản ứng trước sự tổn thương bằng nhẫn nại và khoan dung, thì dù bạn có phải đối đầu tạm thời với khó chịu và đau đớn, nhưng bạn vẫn tránh được những hậu quả nguy hiểm tiềm tàng về lâu dài. Bằng cách hy sinh những điều nho nhỏ, bằng cách chịu đựng những khó khăn nhỏ hay gian khổ, bạn có thể bỏ được những điều đã kinh qua hay khổ đau có thể rất to lớn hơn trong tương lai. Để minh họa, nếu một người tù đã bị kết án có thể cứu đời mình bằng cách hy sinh một cánh tay làm hình phạt, phải chăng người đó không cảm thấy biết ơn vì cơ hội này? Bằng cách chịu đựng đau đớn và khổ đau có một cánh tay bị chặt, người đó sẽ cứu được mình khỏi chết còn đau khổ hơn nhiều.

Tôi nhận xét, "Với đầu óc người Phương Tây, nhẫn nại và khoan dung chắc chắn được coi là đức hạnh, nhưng khi Ngài trực tiếp bị phiền muộn bởi người khác, khi một người nào đó chủ động hại Ngài, phản ứng bằng 'nhẫn nại và khoan dung' dường như là có hương vị nhu nhược thụ động chăng?"

Lắc đầu không đồng ý, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói,

"Vì nhẫn nại hay khoan dung bắt nguồn từ một khả năng kiên quyết và vững vàng, không phải bị quá áp đảo trước tình hình trái ngược hay hoàn cảnh mà ta phải đối đầu, ta không nên coi khoan dung hay nhẫn nại là dấu hiệu nhu nhược nhượng bộ, đúng hơn là một dấu hiệu của sức mạnh, bắt nguồn từ khả năng sâu xa kiên quyết. Đối phó tình thế căng thẳng bằng nhẫn nại và khoan dung, thay vì phản ứng bằng giận dữ và sân hận đòi hỏi đến sự kiềm chế tích cực mà nó là sản phẩm của tâm kỷ luật tự giác mạnh mẽ.

"Đương nhiên, bàn luận về khái niệm nhẫn nại, như trong hầu hết mọi vấn đề, có thể có những loại nhẫn nại tích cực hay tiêu cực. Nôn nóng không phải lúc nào cũng xấu. Chẳng hạn, nó có thể giúp bạn làm ngay cho xong việc. Ngay cả những việc lặt vặt hàng ngày như dọn dẹp căn phòng của mình, nếu bạn có quá nhiều kiên nhẫn, bạn sẽ quá chậm chạp và chỉ làm được ít việc. Hoặc, nôn nóng để giành được hòa bình thế giới - điều này chắc chắn là tích cực. Nhưng trong những tình thế khó khăn và thử thách, kiên nhẫn gíúp duy trì ý chí và trợ giúp bạn."

Càng trở nên sinh động khi Ngài đi sâu vào việc nghiên cứu ý nghĩa của kiên nhẫn, Ngài thêm vào,

"Tôi nghĩ rằng có sự liên hệ rất mật thiết giữa khiêm nhường và kiên nhẫn. Khiêm nhường đòi hỏi đến khả năng có một lập trường đương đầu, có khả năng trả đũa nếu bạn muốn, nhưng chủ ý quyết định không làm như vậy. Điều đó có thể gọi là sự khiêm nhường chân chính. Tôi nghĩ là khoan dung thực sự hay kiên nhẫn có một thành tố hay thành phần của kỷ luật tự giác và kiềm chế - hiểu rõ điều đó nên bạn có thể hành động cách khác dù bạn có thể áp dụng cách giải quyết hung hăng hơn, nhưng quyết định không làm như vậy. Mặt khác bị bắt buộc áp dụng một phản ứng thụ động nào đó do cảm giác không tự lo liệu được hay bất lực - điều đó tôi không thể gọi là khiêm nhường đích thực. Hồ như điều đó có thể là loại nhu mì, chứ không phải là khoan dung chân chính.

"Bây giờ, khi chúng ta nói về tính cách phát triển lòng khoan dung với những kẽ hãm hại ta, chúng ta không nên hiểu nhầm điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ ngoan ngoãn chấp nhận bất cứ điều gì đã được làm chống lại ta", Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngưng một chút rồi cười, "Đúng hơn là, nếu cần thiết, điều tốt nhất, cách khôn ngoan nhất có lẽ là bỏ đi- xa chạy cao bay!"

"Ngài thường không thể tránh khỏi bị hại bằng cách chạy trốn!".

Ngài đáp lại,

"Đúng, điều đó đúng, đôi khi bạn có thể chạm trán những tình huống cần có biện pháp đối phó mạnh mẽ. Tuy nhiên tôi tin rằng, bạn có thể có một lập trường mạnh mẽ và có cả biện pháp phản ứng mạnh vì cảm nghĩ từ bi, hoặc ý thức quan tâm cho người khác chứ không phải vì giận dữ. Một trong những lý do tại sao cần phải áp dung biện pháp phản ứng rất mạnh mẽ chống lại người nào đó là nếu bạn bỏ qua - bất cứ cái tai hại hay tội ác nào đang được thực hiện chống lại bạn- rồi thì có một nguy cơ là người ấy quen theo cung cách tiêu cực, trên thực tế, sẽ là nguyên nhân sa sút cho người ấy và rút cuộc là rất có thể tổn hại cho chính người ấy. Cho nên, biện pháp phản ứng mạnh rất cần thiết, nhưng với tư tưởng ấy trong tâm trí, bạn có thể làm điều đó do từ bi và lo lắng cho người ấy. Thí dụ trong chừng mực liên quan đến việc đối phó với Trung Hoa dù cho có khả năng một số cảm giác sân hận nào đó phát sinh, chúng tôi vẫn chú ý kiềm chế mình và cố gắng giảm bớt điều đó; chúng tôi cố phát triển một cách có ý thức, cảm nghĩ từ bi đối với Trung Hoa. Và tôi nghĩ rằng những biện pháp đối phó này cuối cùng sẽ hữu hiệu hơn nếu không có cảm nghĩ giận dữ và sân hận.

"Bây giờ, chúng ta khảo sát phương pháp phát triển nhẫn nại và khoan dung và buông bỏ giận dữ và sân hận, những phương pháp như dùng lập luận để phân tích tình hình, áp dụng cách nhìn rộng lớn hơn, và nhìn tình hình bằng nhiều góc độ khác nhau. Kết quả cuối cùng, hay một sản phẩm của kiên nhẫn và khoan dung, là sự tha thứ. Khi chúng ta thực sự kiên nhẫn và khoan dung, thì sự tha thứ tự nhiên đến.

"Mặc dù chúng ta có thể đã kinh qua nhiều biến cố tiêu cực trong quá khứ, với sự phát triển kiên nhẫn và khoan dung, chúng ta có thể buông bỏ cảm giác giận dữ và sân hận. Nếu bạn phân tích tình hình, bạn sẽ hiểu rằng quá khứ là quá khứ, cho nên chẳng ích gì cứ tiếp tục cảm thấy giận dữ hay sân hận khi nó không thay đổi tình hình mà chỉ gây nên rối rắm trong tâm và tiếp tục gây ra bất hạnh. Đương nhiên, bạn vẫn có thể nhớ đến những biến cố. Quên và tha thứ là hai điều khác nhau. Không có gì sai khi chỉ nhớ đến những biến cố tiêu cực, nếu bạn có một đầu óc nhạy bén, bạn sẽ lúc nào cũng nhớ "Ngài cười,'Tôi nghĩ Đức Phật nhớ đến tất cả mọi thứ.' Nhưng với sự phát triển kiên nhẫn và khoan dung, nó có thể buông bỏ các cảm nghĩ tiêu cực liên tưởng với các biến chuyển ".

 

THIỀN ĐỊNH VỀ GIẬN DỮ

Trong nhiều cuộc thảo luận, phương pháp đầu tiên của Đức Đạt Lai Lạt Ma là khắc phục giận dữ và sân hận đòi hỏi đến việc sử dụng lý luận và phân tích để điều tra nghiên cứu những nguyên nhân của giận dữ, chiến đấu chống lại tình trạng tinh thần tai hại này nhờ sự hiểu biết. Trong một ý nghĩa nào đó, cách giải quyết này có thể được coi như sử dụng sự hợp lý để vô hiệu hóa giận dữ và sân hận, trau dồi thuốc giải độc kiên nhẫn và khoan dung. Nhưng đó không phải là chỉ là kỹ thuật duy nhất của Ngài. Trong những buổi nói chuyện với công chúng, Ngài có bổ sung cuộc thảo luận của Ngài bằng cách trình bày hai cách thiền đơn giản nhưng hữu hiệu để khắc phục giận dữ.

Thiền Định Về Giận Dữ - Bài Tập 1

"Chúng ta hãy tưởng tượng một cảnh, trong đó một người mà bạn biết rõ, một người rất gần gũi hay thân cận với bạn, đang ở trong tình trạng nổi nóng. Bạn có thể tưởng tượng nó đang xẩy ra hoặc trong mối quan hệ chua cay, hoặc người đó đang trong tình trạng rối loạn. Người đó nóng giận đến nỗi mất hết tinh thần bình tĩnh, gây ra những rung cảm rất tiêu cực, thậm chí đi đến mức đánh đập mình hay đập phá đồ vật. Rồi, hãy suy ngẫm về những hậu quả tức khắc về cơn thịnh nộ của người ấy. Bạn sẽ thấy sự biến đổi thể chất đang xảy ra đến cho người ấy. Người mà bạn cảm thấy gần gũi với bạn, người mà bạn thích, người mà trước đây bạn rất vừa ý, thì nay trở thành xấu xí, thậm chí nói về bề ngoài. Lý do tại sao bạn nên quán tưởng điều xẩy ra cho người khác là vì nhìn thấy lỗi của người khác dễ hơn thấy lỗi của chính mình. Cho nên, dùng trí tưởng tượng của bạn, hãy hành thiền và quán tưởng (hình dung, tưởng tượng) một vài phút.

"Vào lúc cuối cùng khi quán tưởng, hãy phân tích tình hình và liên hệ những hoàn cảnh ấy với kinh nghiệm riêng của chính bạn. Hãy hình dung chính bạn đã ở trong tình trạng ấy nhiều lần. Hãy kiên quyết là tôi sẽ không bao giờ để mình rơi vào ảnh hưởng của cơn giận dữ và sân hận dữ dội như vậy, vì lẽ nếu tôi làm như vậy, tôi sẽ cũng ở trong vị thế như vậy. Tôi cũng sẽ chịu tất cả những hậu quả ấy, mất an lạc nội tâm, mất bình tĩnh, phô bày thể diện xấu xí vân vân... Cho nên một khi bạn có quyết định đó, vào những phút cuối cùng của buổi thiền tập, hãy tập trung tâm bạn vào kết luận ấy, không cần phải lý giải thêm nữa, đơn giản là để tâm bạn tiếp tục quyết tâm không để rơi vào ảnh hưởng của giận dữ và sân hận".

Thiền Định Về Giận Dữ - Bài Tập 2

"Hãy thiền tập nữa bằng cách sử dụng quán tưởng. Bắt đầu quán tưởng đến một người mà bạn không thích, một người quấy rầy bạn, gây nhiều khó khăn cho bạn hoặc làm bạn bực mình. Rồi tưởng tượng một cảnh người ấy chọc tức bạn, hay làm việc gì đó tấn công hay quấy nhiễu bạn. Và trong tưởng tượng, khi bạn quán tưởng chuyện này, hãy để phản ứng tự nhiên của bạn xẩy ra, hãy để nó trôi chảy tự nhiên. Rồi xem bạn cảm thấy ra sao, hãy xem nó có khiến nhịp tim của bạn tăng lên không, vân vân...Quan sát xem bạn thoải mái hay không thoải mái, hãy xem liệu bạn có tức khắc bình tâm nhiều hơn không hay liệu bạn có phát triển một cảm giác khó chịu tinh thần không. Bạn hãy tự phán xét, điều tra. Như vậy trong vài phút, có lẽ ba đến bốn phút, phán xét, và thử nghiệm. Và rồi vào lúc cuối của cuộc điều tra, nếu bạn khám phá thấy, 'Đúng, không ích gì để sự cáu kỉnh đó phát triển. Tức khắc tâm tôi mất an lạc,' và nói với mình: 'Trong tương lai, tôi không bao giờ làm như thế nữa.' Hãy phát triển sự quyết tâm này. Cuối cùng, vào những phút cuối cùng của bài tập, hãy tập trung tâm bạn vào sự kết luận hay quyết tâm ấy. Như thế là thiền định".

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng giây lâu, rồi nhìn chung quanh những học sinh thành thật trong phòng đang sửa soạn thiền tập, Ngài cười và nói thêm, "Tôi nghĩ nếu tôi có năng lực nhận thức, khả năng, hay mẫn cảm rõ rệt, có thể đọc được ý nghĩ người khác, thì nơi đây phải là một cảnh tượng tuyệt vời? "

Tiếng cười rì rầm trong số thính giả nhanh chóng tắt biến và những thính giả bắt đầu cuộc thiền tập, bắt đầu công việc nghiêm túc chiến đấu với giận dữ.

T