Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA TA

 

ACHANN CHAH SUMANA

LÊ THỊ SƯƠNG dịch

 

 

Thân này có thể ví như những  món đồ dùng trong nhà mà ta đã mua sắm từ lâu: những cái tách,  cái dĩa, cái tô, cái bát, v.v.. Khi mới  mua về thì nó sạch sẽ, bóng ngời.  Nhưng đến nay, sau một thời gian lâu  dài bị xử dụng, nó đã bắt  đầu hư cũ. Một mớ đã bể,  mớ khác bị thất lạc, mất đi,  và những món còn lại thì đang  dần dần hư hoại; nó không có một  hình thể ổn định, và bản chất  tự nhiên của nó là vậy. Cơ thể  của ta cũng dường thế ấy: luôn  luôn thay đổi. Ngay từ lúc mới  được sanh ra, xuyên qua thời niên  thiếu và tráng niên, chí đến khi  mà ta đã già, nó vẫn liên tục  biến đổi. Ta phải chấp nhận điều  này. Đức Phật dạy rằng các vật  hữu lậu (sankhara, hay vật tùy thế, tức  những vật chỉ hiện hữu nhờ  những gì khác tạo điều kiện.  Đó là tất cả những sự vật  trong thế gian hiện tượng này), dầu  ở bên trong, dầu thuộc về cơ thể,  hay dầu ở bên ngoài, đều là VÔ NGÃ, bản chất của nó là luôn  luôn BIẾN ĐỔI VÔ THƯỜNG. Hãy  quán tưởng chân lý này cho đến  khi ta nhìn thấy rõ ràng như vậy.

Nếu cái nhà của ta bị trận lụt cuốn  trôi đi, hoặc bị hỏa hoạn thiêu đốt  tàn rụi, dầu hiểm họa lụt lội hay  hỏa hoạn nào đe dọa, hãy để  cho cái nhà lo lắng. Những hiểm họa  ấy chỉ liên quan đến cái nhà. Nếu  có lụt lội, chớ nên để cho nó tràn ngập và lôi cuốn tâm ta. Nếu  có hỏa hoạn, chớ nên để cho  nó thiêu đốt tâm ta. Cái nhà là vật ở bên ngoài, hãy để cho  nó bị cuốn trôi theo dòng nước  lụt, hay cháy thành tro trong trận hỏa hoạn.  Hãy để cho tâm buông thả, không  bám víu vào cái nhà. Đức Phật dạy rằng, giàu hay nghèo,  trẻ hay già, người hay thú, không  có chúng sanh nào trên thế gian này  có thể giữ mình nguyên vẹn trong  bất cứ trạng thái nào trong một  thời gian lâu. Tất cả đều phải  đổi thay và trở thành một cái  gì khác. Đó là một thực tại  của đời sống mà ta không thể  làm thế nào để cứu vãn. Tuy  nhiên, Đức Phật dạy rằng, điều  mà ta có thể làm được là tự quán chiếu thân và tâm để  nhìn thấy đặc tướng VÔ NGÃ của nó, để nhìn thấy cả hai, thân  và tâm, không có cái nào là “TA” hay “CỦA TA”. Nó chỉ hiện hữu một  cách tạm thời. Cũng như cái nhà này, nó chỉ của ta trên danh nghĩa. Ta  không thể đem nó đi nơi nào khác  với ta được. Cùng thế ấy,  tài sản, sự nghiệp, thân bằng, quyến  thuộc của ta - tất cả đều chỉ là của ta trên danh nghĩa, trong lời nói,  chớ không thực sự thuộc về  ta. Nó thuộc về tự nhiên. Chân lý này không áp dụng riêng cho đơn độc  một mình ta - tất cả mọi người  đều cùng chung một hoàn cảnh, chí đến Đức Thế Tôn và các Thánh  Đệ Tử của Ngài cũng vậy. Có khác chăng là các vị ấy chấp nhận  rằng đó là bản chất tự nhiên  của sự vật: các Ngài thấy rằng  đường lối của sự vật là vậy, không có cách nào khác.

Do đó, Đức Phật tự quán chiếu  và tỷ mỷ khảo sát thân này từ  lòng bàn chân lên đến đỉnh đầu,  và từ đỉnh đầu xuống trở  lại lòng bàn chân. Hãy thử nhìn.  Ta thấy những gì? Có cái chi mà tự  nó tinh khiết không? Ta có thể tìm được  trong đó một thể chất nào thường  còn không? Toàn thể thân này vững  vàng tiến dần đến tan rã. Đức  Phật dạy ta thấy rằng nó không thuộc  về ta. Lẽ dĩ nhiên, cơ thể này phải  là vậy, bởi tất cả hiện tượng  hữu vi, đều có tính cách phải  đổi thay. Ta có thể làm gì khác hơn  được? Thật ra, bản chất của thân  là vậy thì không có gì sai. Chính  đường lối suy tư sai lầm của ta  làm cho ta đau khổ. Khi ta nhìn điều phải  một cách sai lầm thì đương nhiên  ta bị nhầm lẫn và đau khổ. Dầu ta  có làm gì đi nữa, đường  lối suy tư sai lầm ta cũng không để  cho tâm trí ta được yên ổn, an  lạc, thanh tịnh. Ta bất toại nguyện vì quan kiến của ta sai lầm.

Hãy buông bỏ. Không bám vào điều  gì, bất luận gì. Hãy để tâm tập  trung vào một điểm duy nhất và dùng  tâm an trụ ấy theo dõi hơi thở. Chỉ  hay biết hơi thở. Hơi thở là đối  tượng duy nhất của tâm. Ngoài hơi  thở không hay biết gì khác. Tập trung  tư tưởng như vậy cho đến khi tâm  trở thành ngày càng vi tế, cảm giác  ngày càng không đáng kể và chừng  ấy ta sẽ thấy nội tâm trở nên  giác tỉnh và vô cùng trong sáng. Chừng  ấy, khi cảm giác đau khổ tan biến. Cuối  cùng ta sẽ nhìn hơi thở như người  bà con đến viếng. Khi người bà con ra về, ta đưa ra cửa để tiễn  chân và nhìn theo cho đến khi người  ấy, đi bộ hay lái xe, khuất dạng, rồi  ta trở lại, vào nhà. Ta cũng theo dõi  hơi thở cũng cùng như thế ấy.  Nếu hơi thở thô, ta hiểu biết rằng  nó thô. Nếu là vi tế, ta hiểu biết  rằng vi tế, cứ tiếp tục theo dõi,  tâm luôn luôn giác tỉnh. Đến một  lúc nào đó, hơi thở hình như  mất luôn, và tất cả những gì còn lại chỉ là cảm giác tỉnh thức.  Đó gọi là gặp Đức Phật.  Ta có sự hay biết rõ ràng trong trạng  thái tỉnh thức gọi là “Buddho”, người  hay biết, người tỉnh thức, người  minh mẫn sáng suốt. Đó là gặp và ở với Đức Phật, cùng với  tri kiến và giác ngộ. Bởi vì chỉ  có vị Phật lịch sử, bằng xương  bằng thịt, bằng da, nhập Đại Niết  Bàn (Paranibbana), còn vị Phật thật sự,  vị Phật toàn giác toàn tri, ngày nay  ta vẫn còn có thể chứng nghiệm và đạt đến, và vào lúc ấy, tâm  chỉ là một.

Như vậy, hãy buông bỏ, đặt xuống  tất cả, tất cả, ngoại trừ sự  hay biết. Chớ nên để bị mê hoặc  nếu có hình ảnh hoặc âm thanh khởi  phát trong khi hành thiền. Hãy bỏ xuống  tất cả. Không nên giữ bất cứ  gì. Chỉ an trú trong trạng thái tỉnh thức  vô nhị ấy. Chớ nên lo âu cho quá khứ hay vị lai, chỉ ở yên bất  động và ta sẽ đạt đến nơi  mà không còn tiến, không còn thối  và không còn dừng, nơi mà không  còn gì để bám vào hoặc đeo níu.  Tại sao? Bởi vì KHÔNG CÒN TỰ  NGÃ, KHÔNG CÒN “TÔI” HAY “CỦA TÔI”.  Tất cả đều bị bỏ lại, mất đi.  Đức Phật dạy ta nên, bằng phương  cách này, làm cho mình trở nên rỗng  không, không có gì cả, không mang theo  bất cứ gì. Hay biết và đã biết,  hãy buông bỏ.

Chứng ngộ Giáo Pháp, con đường  giải thoát ra khỏi vòng sanh tử triền  miên, là công việc mà TẤT CẢ CHÚNG  TA PHẢI LÀM ĐƠN ĐỘC, MỖI NGƯỜI  CHO RIÊNG MÌNH. Như vậy, ta cố gắng buông  bỏ và lãnh hội đầy đủ những  lời dạy của Đức Bổn Sư, thật  sự tận lực quán niệm. Đức  Phật dạy ta hãy đặt xuống tất cả  những gì không chứa đựng thực  chất. Nếu đặt xuống tất cả ta sẽ  thấy chân lý, nếu không, sẽ không  thấy. Nó là vậy, và nó như vậy  đối với tất cả mọi người,  vì thế ta chớ nên lo âu hoặc bám  víu vào bất cứ gì. Bất luận gì  mà tâm hướng về, ta nên suy tư  và hiểu biết với trí tuệ, ắt  ta sẽ buông bỏ và sẽ không đau khổ.  Tâm minh mẫn sáng suốt, hoan hỷ và an  lạc, không bị khuấy động, không bị  phân tán. Ngay trong lúc này, điều mà ta có thể tìm đến nương nhờ  để được hỗ trợ và nâng  đỡ là hơi thở của ta. Nhiệm vụ duy nhất của ta hiện giờ  là gom tâm lại và đưa nó an trú trong trạng thái vắng lặng. Tất cả những  gì khác, hãy để người khác  lo. Những hình sắc, những âm thanh,  mùi vị? Hãy để cho người khác  lo. Hãy bỏ tất cả lại sau lưng và làm công việc của mình, viên mãn  hoàn thành trách nhiệm của mình. Bất  luận gì phát sanh trong tâm, dầu đó là lo sợ đau nhức, lo sợ chết,  băn khoăn lo lắng cho người, hay gì gì khác, ta hãy nói với nó: “Chớ  có khuấy rầy tôi! Các người  không còn là công việc của tôi  nữa.” Ta cứ nói như vậy với  chính ta khi các pháp (dhamma) ấy khởi  phát.

Danh từ “dhamma”, pháp, bao hàm ý nghĩa  gì? Tất cả đều là dhamma, pháp. Không  có cái chi mà không phải là dhamma.  Còn “thế gian” là gì? Thế gian chính là trạng thái tâm đang làm cho ta giao động  hiện tại. “Người này sẽ làm  gì? Người kia sẽ làm gì? Khi ta chết  rồi ai sẽ chăm sóc trông chừng chúng  nó? Chúng nó sẽ xoay xở như thế  nào?” Tất cả những điều ấy chỉ  là “thế gian”. Dầu chỉ là sự phát  sanh suông của một ý tưởng lo sợ  chết hay lo sợ đau nhức, cũng là thế gian. Hãy vứt bỏ thế gian đi!  Thế gian là vậy. Nếu ta để cho nó khởi phát trong tâm và dần dần xâm  chiếm tiềm thức, tâm ta sẽ trở  nên lu mờ và không tự thấy chính  nó. Vì thế ấy, bất luận gì phát  hiện trong tâm, ta cứ một mực nói:  “Cái này không phải công việc của  tôi. Nó vô thường, đau khổ và vô ngã.” Bất cứ ai cũng có thể xây dựng  một ngôi nhà, bằng gỗ hay bằng gạch,  nhưng Đức Phật dạy rằng loại  nhà ấy không phải thật sự là của ta, mà chỉ là của ta trên danh nghĩa.  Nó là một cái nhà trong thế gian và nó phải theo đường lối của thế  gian. NGÔI NHÀ THẬT SỰ CỦA CHÚNG  TA LÀ TRẠNG THÁI AN TĨNH BÊN TRONG. Một  cái nhà vật chất ở ngoại cảnh  có thể thật đẹp, nhưng nó không  mấy an tĩnh. Nó là nguyên nhân tạo  lo âu này đến lo âu khác, băn khoăn  tư lự nọ đến áy náy buồn  phiền kia. Do đó, ta nói rằng, nó không  phải là ngôi nhà thật sự của  ta. Nó ở ngoài ta và sớm muộn  gì rồi ta cũng phải bỏ lại. Nó không  phải là nơi chốn mà ta có thể sống  vĩnh viễn trong đó, bởi vì không  thực sự thuộc về ta mà là phần  của thế gian. Cơ thể của chúng ta cũng  vậy, ta chấp là tự ngã, là “ta” và “của ta”. Nhưng trên thực tế,  không phải vậy. Nó là một cái nhà khác của thế gian. Thân ta đã biến  đổi theo diễn tiến tự nhiên của  nó từ lúc được sanh ra đến  ngày nay, già và bệnh và ta không thể  cấm cản nó đổi thay, vì bản chất  của nó là vậy. Muốn cho nó phải  khác đi cũng điên rồ như muốn  con vịt giống con gà. Khi nhận thức rằng  điều này không thể được,  con vịt phải là con vịt, và con gà phải  là con gà, và thân này phải già nua và chết, ta sẽ hồi phục sức  mạnh và năng lực. Dầu ta có thiết  tha mong muốn cho thân này tiếp tục tồn  tại lâu dài như thế nào, nó sẽ  không làm được như vậy.

Đức Phật dạy:

“Anicca vata sankhara

Uppadavayadhammino

Uppajjit va nirujjhanti

Tesam vupasamo sukho”.

 (Các vật cấu tạo là vô thường

Phải sanh rồi hoại

Đã sanh tức có hoại diệt

Ngưng nó được là hạnh phúc)

Danh từ “sankhara” được phiên dịch ở đây là các vật cấu tạo,  hay các pháp hữu vi? hàm ý thân  và tâm này. Các vật cấu tạo đều  vô thường và không bền vững,  bất ổn định. Được cấu thành  nó liền tan biến, sanh rồi diệt. Mặc  dầu vậy, mọi người đều muốn  nó thường còn. Đó là điều  điên rồ. Hãy nhìn hơi thở. Di  chuyển vào trong rồi đi ra ngoài, đó là tự nhiên, nó phải là vậy.  Hơi thở vào và hơi thở ra tiếp  nối xen kẻ nhau, thở vào rồi thở  ra, thở ra rồi thở vào, phải có sự thay đổi. Các vật cấu tạo  hiện hữu được là do sự  biến đổi. Ta không thể ngăn ngừa  điều này. Chỉ nên suy tư như sau: Có thể nào thở ra mà không thở  vào được chăng? Nếu thở ra  mà không thở vào có nghe dễ chịu  không? Hay có thể nào chỉ thở vào  mà không thở ra? Chúng ta muốn rằng  sự vật phải thường còn, nhưng  nó không thể tồn tại lâu dài, không  thể được. Một khi hơi thở  đi vào, nó phải trở ra; khi nó đi  ra, nó phải trở lại, đó là tự  nhiên. Có phải vậy không? Đã được  sanh ra, tức chúng ta phải già nua, bệnh  hoạn, rồi chết. Điều này hoàn toàn  tự nhiên và thông thường. Đó là bởi vì các vật cấu tạo đã làm phận sự của nó. Cũng như  hơi thở vào và những hơi thở  ra đã xen kẻ tiếp nối nhau đều đặn  mà loài người tồn tại đến  ngày nay.

Anicca vata sankhara, tất cả các pháp hữu  vi đều vô thường. Nói một  cách đơn giản: vô thường là Buddha, Phật. Nếu thật sự rõ ràng  thấy một hiện tượng là vô thường  ta sẽ thấy rằng nó thường còn,  thường còn trong ý nghĩa, “ĐẶC  TÍNH BIẾN ĐỔI CỦA NÓ KHÔNG BAO GIỜ  ĐỔI THAY.” Đó là trạng thái thường  còn mà chúng sanh có được. Có sự đổi thay không ngừng từ  lúc còn thơ ấu, xuyên qua thời niên  thiếu, chí đến tuổi già. Chính trạng  thái vô thường của bản chất  phải biến đổi ấy là thường  còn, bất di dịch. Nếu nhìn sự vật  với nhãn quan ấy, tâm ta sẽ bình  thản, thoải mái dễ chịu. Không chỉ  riêng ta phải trải qua thực trạng này,  mà tất cả mọi người đều  phải trải qua.

Khi mà không có một ngôi nhà thật  sự, chúng ta cũng tựa hồ như  người khách lữ hành lang thang bất  định trên con đường, hướng  về lối này một lúc rồi quay sang ngã khác, dừng lại ít lâu rồi lại  cất bước lên đường. Chí đến khi trở về ngôi nhà thật  sự của mình, dầu có làm gì đi  nữa, chúng ta luôn luôn cảm nghe thoải  mái, giống như người rời bỏ  xóm làng quê quán của mình để  dấn thân vào một cuộc hành trình  xa xôi. Chỉ đến khi người ấy về  nhà trở lại mới có thể cảm  nghe dễ chịu và thoải mái. Đó mới  chính là ngôi nhà thật sự của  chúng ta.

ACHANN CHAH

(SUMMANA - LÊ THỊ SƯƠNG dịch từ  bản tiếng Anh “Our Real Home”)