Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

ĐỨC PHẬT GIÁNG TRẦN ĐỂ GIẢI THOÁT CHÚNG SANH

THÍCH NHƯ TẤN

 

 

Mùa sen lại nở, mùa hoa Vô Ưu lại về. Người con Phật khắp năm châu, lòng tràn đầy hân hoan, đón chào ngày đản sanh của đấng Giác ngộ.

Theo dòng chảy thời gian, biết bao tang thương dâu bể. Trải qua 25 thế kỷ, Phật pháp cũng đâu nằm ngoài cái qui luât “thành, trụ, hoại, không”, từ 500 năm chánh pháp, 1.000 năm tượng pháp và 1.000 năm đầu của 10.000 năm mạt pháp.

Hôm nay, hương sen thoảng bay, gợi nhớ mùa hoa Vô-Ưu ngày cũ. Đã là Phật tử, chúng ta ai chẳng nhớ đến trang sử của Đức Bổn sư, một  đấng Giáo chủ tối cao, một bậc Đạo sư của trời người, cha lành trong bốn loài. Một trang sử chưa từng có trong thế giới hôm nay. Trang sử sáng ngời của đấng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi.

Vì sự giải thoát của vạn loại hàm linh mà Ngài đản sanh, vì sự an lạc của nhân thiên mà Ngài xuất hiện, vì thoát ly khổ não cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh mà Ngài thị hiện nơi cõi đời nầy.

Nhân ngày Đản sanh của Đức Từ phụ, chúng ta cùng nhau nhắc nhở lại trang sử đời Ngài, rồi ngẫm lại mình, thử xem chúng ta đã tự thanh tịnh cho mình bao nhiêu nghiệp chướng, oan trái tiền khiên, trên bước đường trở về với “bản lai diên mục”

Kính thưa chư liệt vị

Trước đây 2553 năm, cũng vào ngày trăng tròn tháng tư (năm 623 trước dương lịch), trong vườn Lâm-Tỳ-Ni  tại Ca-Tỳ-La-Vệ, bên ranh giới Ấn độ của xứ Népal ngày nay, có một hoàng tử đươc hạ sanh mà về sau, trở thành bậc giáo chủ vĩ đại nhất thế gian. Cha Hoàng tử là đức vua Tinh phạn, thuộc quí tộc Thích Ca và mẹ là Hoàng hậu Ma da. Sau khi hạ sanh Hoàng tử được 7 ngày thì hoàng hậu Ma da băng hà, người em gái là Ma ha Ba-xà-ba-đề thay hoàng hậu chăm sóc dưỡng dục hoàng tử.

Tin hoàng tử chào đời được loan truyền, tất cả thần dân trong vương quốc đều vui mừng khôn xiết. Lúc bấy giờ có vị tiên tên A-tư-đà xin được vào thăm Hoàng tử. Vua Tịnh Phạn rất lấy làm hân hỷ, cho bồng hoàng tử ra gặp đạo sĩ. Hoàng tử bỗng nhiên hướng về đạo sĩ và đặt hai chân lên đầu tóc ông. Đang ngồi trên ghế, đạo sĩ chổi dậy, chắp tay xá chào hoàng tử. Ông tiên tri rằng, về sau Hoàng tử sẽ trở thành một bậc vĩ nhân cao quí nhất của nhân loại. Đức vua cũng làm theo, xá chào Hoàng tử.

Sau đó tiên A-tư-đà, thoạt tiên cười khan, cười rồi lại khóc. Mọi người đều ngạc nhiên trước thái độ của ông. Đạo sĩ A-tư-đà giải thích rằng, ông cười vì biết sau này Hoàng tử sẽ đắc quả Phật, và ông khóc vì không được phước lành, thọ giáo với bậc trí tuệ cao minh, Chánh đẳng Chánh giác.

Lễ quán đảnh : (đặt tên)

Khi Hoàng tử sanh được năm ngày, vua Tịnh Phạn đặt tên là Sĩ-đạt-ta có nghĩa : người được toại nguyện. Cồ-đàm là họ ngài. Theo phong tục, vua cho thỉnh nhiều vị Bà-la-môn học rộng tài cao vào triều nội,  để dự lễ đặt tên cho Hoàng tử. Trong đó có 8 vị Bà-la-môn đặc biệt lỗi lạc. Sau khi quan sát tướng hảo của Hoàng tử, 7 vị cùng giải thích rằng : Nếu làm vua, thì trở thành Hoàng đế vĩ đại nhất thế gian ; Nếu xuất gia tu hành sẽ đắc quả vị Phật. Nhưng vị đạo sĩ tên Kiều-trần-như quả quyết rằng, Hoàng tử sẽ thoát tục và chứng đắc quả Phật.

Lễ Hạ điền : 

Để khuyến khích nông dân, nhà vua tổ chức một cuộc lễ gọi là Hạ điền. Đây là cuộc lễ để nhân dân cầu nguyện và vui chơi, trước khi bắt tay vào công việc ruông nương đồng áng.

Sáng sớm, đức vua và quần thần ăn mặc triều phục ra tận nơi hành lễ. Hoàng tử Sĩ-đạt-ta cũng được đi theo dự.

Quang cảnh buổi lễ nhộn nhịp tưng bừng, mọi người hân hoan vui thích. Trái với cảnh buổi lễ, nơi dưới bóng cây râm mát, khung cảnh êm đềm như mời mọc sự tĩnh lặng quán niệm. Hoàng tử ngồi tréo hai chân theo lối kiết già, trầm ngâm lặng lẽ gom tâm an trụ và đắc sơ thiền.

Các cung phi nhìn thấy Hoàng tử ngồi trầm tư tĩnh lặng, họ ngạc nhiên đến tâu lại cho đức vua. Vua Tịnh Phạn đến nơi thấy hoàng tử vẫn còn tham thiền. Đức vua xá chào Hoàng tử và nói : Hỡi con yêu quí, đây là lần thứ nhì phụ vương đảnh lễ con.

Kết hôn:

Khi trưởng thành, Hoàng tử kết duyên cùng công chúa Da-du-đà-la, sống cuộc đời vương giả, không hay biết chi đến cảnh khổ của nhân loại bên ngoài. Tuy nhiên, trong những lần đi du ngoạn quanh bốn cửa thành, Ngài đã mục kích những cảnh sanh già bệnh chết, và hình ảnh một bậc sa môn. Với bản chất từ bi và trí tuệ vô lượng, Ngài luôn trầm tư và không yên lòng hưởng thụ những lạc thú tạm bợ của cuộc đời vương giả, Ngài nhận định được rằng thế gian là vô thường là đau khổ.

Xuất gia:

Hoàng tử cảm nhận đươc sự chi phối của sanh, lão, bịnh, tử đối với cuộc sống của con người. Cái vô thường luôn cận kề rình rập quanh cái ước mong vĩnh hằng của nhân sinh vạn loại. Ý niệm xuất ly với lòng đại bi cứu khổ đã nung nấu trong Ngài cho dầu chung quanh có biết bao sự lôi cuốn mãnh liệt của dục lạc trần gian.

Đời sống vương giả không còn thích hợp với vị Phật tương lai, Ngài quyết định xuất gia. Giờ đã điểm. Ngài lệnh cho Xa-Nặc, người đánh xe thân tín, thắng yên ngựa Kiền-trắc, thẳng đến cung điện công chúa. Ngài nhìn vợ con yên giấc, với lòng từ ái, bình thản không chao động, không trìu mến, rồi ra đi.

Ngài ra đi giữa đêm khuya, bỏ lại sau lưng cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, bỏ lại sau lưng hạnh phúc tạm bợ của cuộc đời. Ngài ra đi tìm cầu chân lý, với lòng trĩu nặng một tình thương bao la rộng khắp đến mọi người, bao trùm tất cả nhân loại, chúng sanh.

Tìm chân lý:

Ngài đã tìm đến đạo sĩ A-la-lam ; đạo sĩ Uất-đầu-lam-phất. Với phương pháp của các đạo sĩ này, trong thời gian ngắn ngài đã chứng đến cảnh thiền cao nhất của thiền Vô sắc giới, cảnh giới Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ. Tuy nhiên đạo sĩ Gotama (Hoàng tử) cảm thấy rằng, đó cũng chưa phải là mục tiêu cứu cánh. Không thoả mãn với phương pháp tu tập của Uất-đầu-lam-phất. Ngài lại ra đi. Nhận thấy không ai có thể dẫn dắt mình thành tựu mục tiêu giải thoát, vì tất cả, đều chưa thoát khỏi vòng vô minh. Từ đó Ngài không tìm sự giúp đỡ bên ngoài nữa.

Cuộc chiến đấu:

Luôn gặp trở ngại, nhưng Ngài không nản chí. Một ngày kia Ngài đến Uru-vela, thị trấn xứ Senami. Ngài quyết định lưu lại tại đây để thành tựu nguyên vọng. Ở đây, Ngài đã kết bạn với Kiều-trần-như và 4 đạo sĩ khác tên Ma-ha-bạt-đề, Ma-nam-câu-lỵ, A-xả-bà-thệ, Thập-lực-ca-diếp cũng đi tìm Ngài để tu học.

Người Ấn độ thuở ấy, rất thiết tha trung thành với các nghi lễ, các hình thức khổ hạnh và các thể thức cúng tế. Theo quan niệm đó. Nếu không khép mình vào nếp sống khắt khe khổ hạnh thì không thể giải thoát. Với niềm tin trong tín ngưỡng này, Ngài cùng với 5 anh em Kiều-trần-như, bắt đầu cuộc chiến đấu phi thường, kéo dài 6 năm trường, khép mình vào nếp sống khổ hạnh cùng cực. Đến lúc thân thể tráng kiện của Ngài chỉ còn da bọc xương. Sự khổ hạnh càng đưa Ngài xa rời mục tiêu đi tìm chân lý. Kinh điển ghi chép lại sự nỗ lực kiên trì tinh tấn, những phương pháp khác nhau, mà Ngài đã áp dụng và sự thành công cuối cùng của Ngài trong cuộc tranh đấu vạn phần cam go gian khổ này.

Con đường Trung đạo:

Sau 6 năm, tự bản thân kinh nghiệm, Ngài nhận thức lối tu khổ hạnh không thể đem lại lợi ích cũng như đạt được quả vị giải thoát. Ngài liền từ bỏ lối tu ấy, cũng như trước kia đã từ bỏ lối sống lợi dưỡng, chỉ làm chậm trễ quá trình giải thoát chứng đạo. Ngài chọn con đường “Trung đạo” mà sau sẽ trở thành một trong những điểm đặc biệt của giáo lý Ngài.

Ngài nhận định: Chỉ có tinh thần mạnh mẽ trong một thân thể tráng kiện. Nên quyết định không nhịn đói, mà dùng những vật thực thô sơ.

Những bạn đồng tu khổ hạnh thấy vậy cho rằng Ngài đã đã thối chí và đã quay về đời sống lợi dưỡng. Và họ bỏ Ngài ra đi. Nhưng Ngài không ngã lòng.