Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

BÀI HỌC VỀ TÌNH THƯƠNG

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

PHƯƠNG DUNG Chuyển Dịch

 

 

Trong nhiều thế kỷ người Tây Phương thường có quan niệm xem vật chất và tinh thần là hai thứ hoàn toàn khác biệt. Tôi hy vọng rằng ngày nay chúng ta không nên xem thường cảm xúc của nội tâm cũng như các kinh nghiệm sống. Mặc dù thế giới bây giờ đã tiến bộ rất nhiều về khoa học, nhưng chúng ta cũng đừng vì quá ham chuộng khoa học mà quên đi tình người. Bởi vì hạnh phúc thật sự phải đến từ bên trong nội tâm của chúng ta. Nếu cuộc sống của chúng ta chỉ dựa vào thành công của khoa học và sự thỏa mãn vật chất thì hạnh phúc có được thật là nhất thời và phù du nếu không muốn nói sau đó thường là khổ não.Vì vậy khi chúng ta sống với tình thương và lòng nhân đạo, tâm hồn của chúng ta sẽ lạc quan hơn và sự sống của chúng ta cũng nhiều hy vọng hơn. Nhưng nếu chúng ta chỉ hy vọng xuông mà không đưa tới hành động thì hy vọng đó cũng sẽ không mang lại lợi ích gì.Là một tu sĩ Phật Giáo, nên tôi thường hay cầu nguyện, thế nhưng tôi lại thành thật tin tưởng rằng chỉ có hành động thực sự mới mang lại kết quả còn chỉ cầu nguyện không thôi thì cũng chưa đủ, vì kết quả thực sự thường là do hành động chứ không phải chỉ do niềm hy vọng mà thôi.Là thân phận con người, không ai có thể tránh được khổ não. Nhưng nếu chúng ta chịu nhìn cuộc đời với một quan niệm lạc quan, thì chúng ta sẽ giảm thiểu đi rất nhiều sự căng thẳng, lo âu và phiền muộn. Nếu chúng ta chỉ nhìn cuộc đời ở một góc cạnh và bi quan thì đau khổ sẽ nhận chìm chúng la. Về phương diện nầy Đạo Phật dạy rằng khi có người nào đó làm hại chúng ta, cơn giận của chúng ta sẽ bốc lên dữ dội nếu lúc nào chúng ta cũng nghĩ rằng đó là người xấu ác làm hại mình. Nhưng nếu chúng ta nhận người đó ở góc cạnh khác và thấy họ cũng có những điều tốt hoặc đã từng làm những điều tốt trong đời thì lúc đó chúng la sẽ bớt đi tức giận và cảm thấy lòng mình bao dung hơn.Như vậy đạo Phật đã dạy chúng ta phương pháp quán chiếu vấn đề một cách sâu sắc hơn ở nhiều góc cạnh khác nhau, để từ đó chúng ta có thể mở rộng lòng vị tha đối với kẻ đã từng làm hại và gây nhiều đau khổ cho ta. Khi chúng ta làm được việc nầy thì bi kịch cũng chấrn dứt, khổ não vì thế cũng lan đi, tâm hồn chúng ta sẽ trở thành an vui vì chúng ta đã hóa giải được vấn đề một cách tích cực.Trong thực tế, tất cả chúng ta sinh ra đều bình đẳng và được quyền thọ hưởng hạnh phúc giống như nhau. Cũng như chúng la phải cùng nhau chung sống trên quả địa cầu và không thể hủy diệt những sinh vật khác. Dù chúng ta không thích người bạn láng giềng, chúng ta vẫn phải sống cạnh họ. Về mặt kinh tế cũng vậy, chúng ta vẫn phải giữ moi tương quan với các nước khác kể cả các quốc gia thù nghịch. Vì lẽ đó chúng ta cần phải sống với tâm hồn vị tha và bao dung hơn để chúng ta có thể tìm được hạnh phúc cho chính bản thân mình.Theo các nhà khoa học, con người phải có tình thương thì bộ óc mới có thể phát triển đúng mức. Điều nầy cũng cho thấy bản chất của con người là thương yêu, nhân từ và lòng tử tế. Khi chúng ta phát triển bản chất nầy một cách tốt đẹp thì ngay cả các loài thú chúng ta cũng đừng nên giết hại nữa. Thật là đáng buồn nếu chúng ta cố tình quên đi sự đau khổ của một sinh vật, trong khi chúng cũng mong muốn được sống và sợ hãi cái chết như chúng ta.Nói đến sự khổ đau thì đạo Phật có chia ra ba loại. Loại thứ nhất là sự đau đớn của thể xác và tinh thần. Loại đau khổ thứ hai là hạnh phúc và thú vui của mình bị biến đổi. Và loại thứ ba là khổ đau khi nhận thức được cuộc sống ngắn ngủi vô thương. Bất cứ trường hợp đau khổ nào nếu chúng ta nhẫn nại quán chiếu vấn đề với tâm bình an và sáng suốt thì những sự đau khổ về tinh thần cũng sẽ được giảm đi rất nhiều. Như trường hợp của đất nước Tây Tạng bao nhiêu năm đã phải sống đọa đầy và đau khổ cùng cực dưới sự cai trị của Trung Quốc. Thế nhưng nhờ nơi tu tập theo Phật Giáo, tôi luôn xem Trung Quốc là người bạn láng giềng có một nền lịch sử văn hóa lâu đời rất đáng kính. Cho nên thay vì thù ghét họ, tôi luôn hướng tâm về họ vui lòng kiên nhẫn và bao dung.Điều nầy không có nghĩa là tôi chấp nhận sự việc để cho người Hoa đàn áp người Tây Tạng, không phải như vậy. Tôi sẽ luôn luôn tranh đấu cho dân tộc tôi mà vẫn không mang lòng thù hận. Có lẽ đó cũng là bản chất của người Tây Tạng và theo giáo lý đạo Phật chúng tôi cũng tin tưởng nơi thuyết nhân quả nghiệp báo. Với đức tin nầy những đau khổ tột cùng của chúng tôi cũng nhờ vậy mà vơi bớt đi.Khi phải đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta sẽ phải hết sức nỗ lực và cố gắng. Sau đó nếu việc thành tựu thì thật là đáng mừng, còn nếu thất bại thì cũng không có gì hối tiếc, bởi vì chúng ta đã làm trọn vẹn hết sức mình.Chúng ta cũng cần ghi nhớ một điều, đó là khi bị xâm lấn một cách vô lý, chúng ta sẽ phải phản ứng, tự vệ hay chống đối. Nhưng dù bất cứ trong tình huống nào chúng ta cũng phải cố gắng để tâm đừng sân hận. Vì khi tâm bị cơn giận điều khiển chúng ta sẽ không còn sáng suốt nữa và cũng vì vậy mà hành động của chúng ta sẽ không còn đi đúng mục tiêu.Đau khổ là điều mà con người sợ hãi, nhưng đôi khi đau khổ lại là điều cần thiết vì nó có thể giúp cho con người tỉnh thức nhận biết được vấn đề. Cũng như, khi con người va chạm với khổ đau của cuộc sống thì ý thức về khổ đau sẽ đưa dẫn con người đi tới ý chí muốn thoát khổ. Đạo Phật dạy chúng ta tin là có đời sống sau khi chết và thuyết nghiệp báo nhân quả. Nếu thật sự tin tưởng vào điều nầy chúng ta cần phải luôn luôn sống tử tế với lòng nhân ái và trách nhiệm đối với mọi người chung quanh chúng ta. Điều nầy sẽ giúp tâm hồn chúng ta được bình an thanh thản trước mọi biến động của cuộc sống. Khi sống chân thật với người khác, chúng ta cũng phát triển được tâm từ bi không phân biệt vì nếu có tâm phân biệt, thì một lúc nào đó ta cũng sẽ lợi dụng người mà ta cho là thấp kém hơn.Khi đối diện với khổ đau của người khác, thay vì làm ngơ hay bất lực chúng ta hãy mở lòng bi mẫn chân thành chia sẻ nỗi khổ cùng họ với tất cả tình người, nhờ vậy nỗi đau của người ấy sẽ được dịu đi và chúng ta cũng đã làm được một điều tốt đẹp. Nếu chúng ta có lòng từ bi thật sự chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông được nỗi đau buồn của kẻ khác va tình thương nảy sinh từ đó. Có hai loại tình yêu và lòng từ bi. Lòng từ bi thật sự là tình yêu có lý trí, còn tình yêu thông thường của thế gian xuất phát từ lòng ham muốn và vướng mắc.Thí dụ như khi có một người đẹp xuất hiện, tâm ta liền nổi lên lòng ham muốn và mong ước người đẹp đó thuộc về mình. Loại tình yêu đó đến từ lòng ham muốn và vướng mắc, vì vậy nên không có thật mà chỉ là một loại vọng tưởng phát sinh. Đó là loại mà hôm nay ta có thể yêu người ấy say đắm nhưng chỉ cần một điều gì đó xảy ra thì lập tức tình cảm của ta cũng theo đó mà đổi thay. Do đó mà tình yêu hay lòng thương người bị vướng mắc thì sẽ không bền bỉ vì nó có thể từ yêu rồi mai kia lại trở thành ghét. Còn với tình thương của lòng từ bi thật sự thì chúng ta có thể thấy được nỗi đau khổ của người khác. Với loại tình thương nầy chúng ta sẽ không phân biệt ai là kẻ thù ai là bạn, mà tất cả đều là anh chị em với nhau.Nhiều người, khi gặp cảnh quá đau khổ, họ đã nghĩ tới thuyết nghiệp báo và cho rằng các điều xảy ra ở hiện tại thường là do nghiệp cũ. Chúng ta phải phân biệt hai mức độ khác biệt nhau, nếu không sẽ hiểu sai về thuyết nghiệp báo. Bởi vì có duyên chính và duyên phụ. Chẳng hạn khi chúng ta đau khổ vì những bất công của xã hội, chúng ta có thể nghĩ rằng duyên chính là nghiệp dĩ của các cá nhân liên hệ. Còn duyên phụ khiến cho duyên chính chín mùi phải là những bất công của xã hội. Như dân tộc Tây Tạng, sự đau khổ của họ bắt nguồn từ nghiệp dĩ mà họ đã gây ra từ tiền kiếp nào đó. Nhưng các duyên phụ làm cho nghiệp chín mùi chính là sự đàn áp của người Trung Hoa. Vì vậy theo tôi, tranh đấu để chống lại sự áp bức và bất công là điều phải nên làm. Tuy nhiên, nhiều khi trải qua kinh nghiệm nào đó quá khổ đau, con người có thể thay đổi, trở thành từ bi hơn. Đó cũng là bản chất của khổ đau. Nhưng chúng ta nên nhớ cho dù bất cứ nguyên nhân nào, khi đối diện vui sầu khổ chúng ta cũng cố tránh đừng để rơi và tình trạng bi quan và suy sụp tinh thần. Chúng ta cần có can đảm để có thể giải quyết vấn đề và không nên làm cho vấn đề nặng nề hơn nữa.Đối với cảm xúc về những sự xung đột tình cảm cũng vậy. Nếu chúng ta không có được cơ hội để bộc lộ những xung đột tình cảm thì thật là nguy hiểm, vì về sau nầy trong cuộc đời, khi có dịp thế nào chúng ta cũng bộc phát tất cả sự giận dữ và thù hận lên người khác. Vì thế để tránh cực đoan nầy, không nên che dấu hay đè nén sự đau khổ từ bên trong, nhưng cũng không nên bộc lộ những cơn nóng giận hoặc thù hằn một cách tai hại.Một khi cơn giận nổi lên chúng ta hãy cố suy nghĩ thử xem giận có mang lại lợi ích nào không hay là hậu quả của nó có thể thật là kinh khủng. Một con người tệ hại và đáng ghét đến đâu nhưng nếu chúng ta chịu tìm hiểu, họ cũng vẫn có những điểm tốt. Khi chúng ta nghĩ về những điều tốt của họ, lập tức cơn giận sẽ vơi đi. Đó cũng là phương cách tốt để giảm đi sự giận dữ và thù hận trong lòng. Ngược lại, nếu chúng ta nuôi dưỡng lòng nhẫn nhục và từ ái thì nội tâm của chúng ta lúc nào cũng cảm thấy tươi vui và hạnh phúc.Nếu cơn giận quá lớn thì sao? Lúc ấy chúng ta nên hướng tâm trí của mình vào một việc gì tốt đẹp khác. Hoặc chúng ta thực hành phương pháp đem hơi thở của Phật Giáo là nhắm mắt lại và chú ý theo dõi hơi thở ra vào một cách nhẹ nhàng. Đếm hơi thở sẽ giúp cho cơn giận của chúng ta từ từ nguôi dần đi. Cũng đừng nên cố gắng đè nén và che dấu cơn giận vì làm như vậy chẳng khác nào nuôi dưỡng thù hận càng ngày càng to lớn trong tâm ta. Như vậy thà rằng nói ra mấy câu khó nghe nhưng rồi sẽ dễ chịu hơn.Sống trên đời, niềm vui và hạnh phúc nào cũng tương đối. Vì vậy chúng ta cần sự thực tập để có được cuộc sống bình an không bị rơi vào hai thái cực vui quá hoặc khổ quá. Nếu cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng căng thẳng với nhiều khích động của hai trạng thái vui và buồn cũng là điều không tốt. Khi tinh thần được bình an tâm trí của chúng ta sẽ vững vàng, sáng suốt không bị ngoại cảnh xô đẩy. Sống với trí tuệ nầy sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc giải quyết những khó khăn và thích nghi với cuộc đời.

 

Phục vụ cho niềm vui và hạnh phúc của người khác với tấm lòng vị tha không vụ lợi cho mình cũng là phương cách mang đến cho chúng ta một tinh thần yên vui lành mạnh. Bởi vì trong con người, ai cũng có những hạt giống của từ bi và yêu thương, chỉ cần chúng ta nuôi dưỡng và phái triển đức tin nầy thì chúng ta có thể giúp được những kẻ bất hạnh, những kẻ thiếu tình thương, những kẻ thiếu hạnh phúc có khả năng sống vui vẻ như những người may mắn khác.Nhưng chúng ta cũng đừng quên là nếu chúng ta sống và mong cầu nhiều quá thì có ngày chúng ta sẽ thất vọng thì cuộc đời cũng không còn vui nữa. Là con người mong muốn được hạnh phúc là chuyện tự nhiên. Nhưng nếu chúng ta vì hạnh phúc của cá nhân mình mà coi thường hạnh phúc của người khác hoặc làm đổ vỡ hạnh phúc của họ là điều mà chúng ta phải tránh.Thế giới văn minh ngày nay phải đương đầu với nhiều sự khủng hoảng trầm trọng. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu tình thương và lòng nhân từ. Nhìn sâu vào vấn đề chúng ta thấy rằng hiểm họa của vũ khí nguyên tử thật là khủng khiếp cho loài người. Nhưng muốn chấm dứt được thảm họa nầy con người thật sự phải có lòng yêu thương lẫn nhau và quý trọng mạng sống của kẻ khác. Điều quan trọng là chúng ta phải chú ý đến vấn đề giáo dục trẻ thơ để chúng có được môi trường thân cận với những người bạn tử tế và nhất là gần gũi với cha mẹ anh em trong gia đình. Tình thương của gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ em khỏe mạnh thể xác lẫn tinh thần và phát triển tình yêu thương đối với những người chung quanh. Vì tình thương và lòng nhân ái không phải chỉ là sự phát triển của loài người, mà nó còn là sự sống còn của nhân loại.