Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TỪ BI HỶ XẢ

NGUYỄN VĂN PHÚ

 

 

BÀN VỀ TỪ BI

Phật tử không ai là không biết kinh Phổ Môn và Bồ-tát Quan Thế Âm.  Các ngày vía của Ngài là 19 tháng 2, 19 tháng 6, và 19 tháng 9 Âm lịch. Không phải chỉ riêng vào các ngày đó, các Phật tử mới tụng kinh Phổ Môn (thường gọi là kinh Cầu An) mà gần như tháng nào hay gặp dịp cần là Phật tử tụng kinh Phổ Môn, niệm danh hiệu Ngài, chẳng khác trẻ thơ cầu mong mẹ hiền về che chở.

Quả thật, đối với chúng ta, Bồ-tát Quan Thế Âm là một người mẹ hiền thương yêu các con rất mực. Tượng Ngài hình người nữ đứng trên hoa sen, tay mặt cầm cành dương, tay trái cầm bình thanh tịnh, trong bình đựng nước cam lộ.

Bồ-tát Quan Thế Âm là hiện thân của đức Từ Bi.

Không tình thương nào tha thiết hơn tình mẹ thương con, chân thành, thâm thúy, bao la. Bồ-tát Quan Thế Âm là người mẹ hiền của chúng sinh, dù bận việc giáo hóa ở đâu, một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sinh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Thật vậy, danh hiệu của Ngài là Quan Thế Âm có nghĩa là quán sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Vì thế trong các khóa lễ chúng ta vẫn tụng:

“Nam mô đại từ đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ-tát Ma-ha- tát”.

Cành dương liễu mà Ngài cầm bên tay mặt tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Tại sao vậy? Vì cành dương liễu không mềm quá đến nỗi gió nhẹ cũng gục, mà cũng không cứng quá đến nỗi gió lớn phải gãy, trái lại, nó dẻo dai chỉ uốn theo gió mà vẫn vươn lên, nó theo hoàn cảnh mà không bị hoàn cảnh chi phối. Nhờ đức nhẫn nhục con người tùy thuận chúng sinh rồi uốn nắn chúng sinh theo chánh đạo. Thoạt nhìn, con người nhẫn nhục có vẻ như con người yếu đuối, hèn kém, sự thực người đó vượt lên trên kẻ phàm tục, không giận không hờn.

Nước cam lộ thơm ngọt chẳng những giúp người ta qua cơn khát cháy cổ mà về tinh thần mang lại niềm an vui vô tận. Chúng sinh bị phiền não thiêu đốt, nhờ nước cam lộ của Ngài Quán Thế Âm mà qua cảnh lửa cháy tâm can. Do lòng từ bi, Ngài đã dùng nước cam lộ để dập tắt lò phiền não.

Nước cam lộ được đựng trong bình thanh tịnh, tượng trưng cho ba nghiệp thanh tịnh. Từ bi mà không thanh tịnh thì còn đâu là từ bi. Bố thí mà còn mong đền đáp, cầu khen ngợi, muốn lợi danh thì đâu còn là bố thí!

Nói tóm lại, đức Bồ-tát “đại từ đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn” thực hiện công hạnh từ bi của Ngài qua thân khẩu ý thanh tịnh và con đường nhẫn nhục để tùy thuận chúng sinh dìu dắt họ ra khỏi khổ não.

Đức Phật đã từng dạy Ngài Ca-Diếp rằng: “Bốn tâm vô lượng của bồ-tát có thể làm cội gốc cho tất cả hạnh lành”... “Chỉ có bốn tâm vô lượng có thể làm cho bồ-tát được đầy đủ sáu pháp ba-la-mật, những công hạnh khác chẳng quyết định được như vậy”.

Bốn tâm vô lượng mà đức Phật nói đó chính là từ, bi, hỷ, xả.

Từ là lòng thương tất cả mọi người, tất cả chúng sinh, sẵn sàng giúp cho họ được sự vui, sướng, lợi ích về vật chất và về tinh thần. Tấm lòng bình đẳng, không nhiễm mọi sự khổ, sướng. Đối với chúng sinh không phân biệt kẻ oán thù, người thân thích, không lựa kẻ thông minh, người ngu độn, kẻ hiền hậu, người ác trược. Với ai, cũng thương tất cả và giúp đỡ cho tất cả. Lòng Từ của chư Phật, chư bồ-tát mênh mông, vô tận, phổ khắp tất cả mười phương các cõi thế giới nên cũng kêu là Đại từ.

Trong kinh Đại Bát-niết-bàn, đức Phật có giảng về “từ” và “đại từ”. Ngài nói: “... Lúc bấy giờ, bồ-tát đối với cha mẹ và keœ oán ghét bậc nhất, tâm được bình đẳng, không sai khác.  Như trên đây, gọi là được tâm từ... Bậc sơ địa bồ-tát lúc tu đại thừa thấy keœ hung ác bất tín (nhất xiển đề), tâm không phân biệt, không thấy lỗi của họ nên không sinh lòng sân. Do nghĩa này mà gọi là “Đại từ... ”

Còn bi nghĩa là gì?

“Bi là lòng thương xót của chư Phật, chư Bồ-tát đối với sự đau khổ của chúng sinh. Thấy chúng sinh mê lầm, sa ngã, đau đớn, khổ não, hoạn nạn thì các Ngài lấy làm cảm động, mong cho họ mau thoát khỏi các cảnh ấy và hằng tìm dịp mà giúp, nâng đỡ, độ thoát họ nữa. Bi khác với đại bi như thế này: còn tu tập, chưa đắc đạo thì có lòng bi. Chư Phật, chư đại bồ-tát, chư vị thành đạo các Ngài có lòng đại bi tràn trề, không bờ bến... ”

Hai chữ từ và bi thường đi đôi với nhau thành từ bi. Phân tích kỹ một chút, chúng ta thấy hai khía cạnh: thấy chúng sinh đau khổ, động lòng thương, tìm cách trừ đau khổ đi cho họ, đó là bi. Thương yêu hết thảy chúng sinh, mưu cầu cho họ được lợi ích, an vui, đó là từ.  Rút lại, trừ khổ, cho vui, đó là từ bi.

Bồ-tát Quán Thế Âm là bậc đại từ đại bi, Ngài độ chúng sinh như thế nào?

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phổ Môn của Bồ-tát Quán Thế Âm, đức Phật dạy Bồ-tát Vô Tận Ý rằng: “Nếu có vô lượng chúng sinh phải chịu mọi sự khổ não, được nghe Bồ-tát Quán Thế Âm đây mà dốc lòng xưng danh hiệu Ngài, thì Ngài tức thời quán xét tiếng của người ấy để họ được giải thoát...

Ai nhiều lòng dục, thường cung kính niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thì lìa được lòng dục. Ai nhiều hờn giận, thường cung kính niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thì lìa được lòng sân. Ai nhiều vô minh, thường cung kính niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thì lìa được ngu si...

Ngài dùng sức phương tiện nói pháp. Nếu cần hiện thân Phật mới độ được chúng sinh thì Ngài hiện thân Phật mà nói pháp, nếu cần hiện thân trưởng giả thì Ngài hiện thân trưởng giả, nếu cần hiện thân phụ nữ thì Ngài hiện thân phụ nữ v.v... nghĩa là Ngài dùng hết thảy thân hình dạo đi các cõi để độ chúng sinh... Bồ-tát Quán Thế Âm đối với chúng sinh ở trong tai nạn nguy cấp sợ hãi, Ngài hay ban cho nhũng điều không lo sợ, cho nên ở cõi sa-bà này đều gọi Ngài là bậc Thí Vô Úy... Trong bài kệ ở cuối phẩm, có những câu này:

Sức diệu trí Quán Âm

Hay cứu đời thoát khổ

Rộng tu trí phương tiện

Các cõi nước mười phương

Đều hiện thân khắp cả...

Chân quán, thanh tịnh quán

Trí tuệ quán rộng lớn

Bi quán và từ quán

Thường nguyện thường chiêm ngưỡng

Sức thanh tịnh không nhơ...

Bi thể ran như sấm

Từ ý diệu như mây

Tuôn mưa pháp cam lộ

Dập tắt lửa phiền não...

Quán Âm bậc Tịnh thánh

Hay làm nơi nương tựa

Cho nạn chết, khổ não...

Đứng trước tượng Ngài, người Phật tử nào cũng cảm thấy một thứ gì dịu hiền, gần gũi, trang nghiêm, kính mến đến nỗi bật thành lời xưng tụng chân thành, van cầu thiết tha. Trí Khải Đại Sư, tổ sáng lập tông Thiên Thai, đã viết đoạn văn sau này (do HT.Thanh Từ ghi lại):

“Cầm nhành dương Ngài rưới nước cam lộ lên khắp cả, trừ nhiệt não làm cho mọi người được tắm trong dòng suối thanh lương. Nghe tiếng kêu mà cứu khổ cho tứ sanh, Ngài thuyết pháp để độ thoát cho lục đạo. Sẵn tâm niệm từ bi kiên cố, đủ dáng veœ tự tại trang nghiêm, không ai cầu mà chẳng ứng, không nguyện nào chẳng thành. Cho nên, chúng con là keœ xuất gia, an trụ trong tịnh quán, chí thành đọc lại mật ngôn và gia trì pháp thủy. Tịnh thủy này vuông tròn tùy theo bình chứa đựng, có hay không cũng tùy tiết tùy thời. Mùa xuân là loãng, mùa đông thì đặc, khi chảy khi đọng thật là mênh mông; nguồn sâu khó lường, chảy mãi thao thao, thật là dòng linh khôn tuyệt. Ở trong khe đá, nước ngâm bóng loài rồng, ở dưới ao thu, nước tẩm lấy bóng nguyệt. Tịnh thủy này hoặc đọng dưới ngòi bút của đấng quân vương để rồi làm tràn ngập sóng âm, hoặc nằm trên đầu nhành dương liễu của vị giác hữu tình để rưới thành cam lộ linh diệu. Chỉ cần một giọt nước rưới lên là mười phương đều sạch trong. ”

Phật tử chúng ta tụng kinh Phổ Môn, nhân ngày vía Bồ-tát Quán Thế Âm, cần học, hành tinh thần từ bi của Ngài.

Không phải chỉ có đấng quân vương hay vị bồ-tát mới có thể rưới nước cam lộ cho sinh dân. Những kẻ còn tu tập như chúng ta từng ngày từng giờ có thể phát tâm từ bi. Dứt được một điều đau khổ tinh thần hay vật chất cho đồng loại, đem lại một niềm an vui nhỏ nhít đến cho người bên cạnh, ấy là thực hành từ bi. Không phải đợi xuất gia, không phải đợi mặc áo tràng, ngày nào giờ nào cũng tu tập được như vậy. Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm, trái lại cứ làm và tăng trưởng nó lên, căn lành ở đó, nhân lành là thế, tích lại, trữ lại, rồi dần dà với thân khẩu ý thanh tịnh, ta tạo thêm duyên để nhân lành thành quả tốt. Nếu cứ gõ mõ tụng kinh Phổ Môn, nếu cứ cầu xin Ngài Quán Thế Âm, mà bản thân chưa thanh tịnh, căn lành chưa gây, thì làm sao mà có cảm ứng cho được.

Có văn, phải có tư rồi phải có tu nữa. Có giáo, có lý thì phải có hành kèm theo. Nếu không, có người sẽ tự hỏi: Ngài Thiên Thai nói rằng “cầu nào mà chẳng ứng, nguyện nào mà chẳng thành”, tại sao tôi chẳng thấy ứng, thấy thành gì cả? Cần phải nhớ rằng Ngài Thiên Thai có nói thêm: “vuông hay tròn tùy theo bình chứa đựng, có hay không cũng tùy tiết, tùy thời”.

Năng lễ sở lễ tính không tịch, Cảm ứng đạo giao nan tư nghị     dịch là

Phật, chúng sinh tính thường rỗng lặng, Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.

Chúng ta cầu xin đức Quán Thế Âm, mong được cảm ứng. Mà sự cảm ứng này, chắc chắn có, không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên muốn có thì phải “rỗng lặng” đã, nếu tham sân si đầy mình thì cảm ứng vào đâu được!

Bốn tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả, ấy là căn bản của các công hạnh khác, đức Phật đã dạy rõ như vậy.

***

Tứ vô lượng tâm, còn gọi là Bốn tâm vô lượng hay Bốn đức hạnh quảng đại gồm có: từ, bi, hỷ, xả. Trước đây, chúng tôi đã nói về tâm Từ và tâm Bi. Hôm nay, chúng tôi xin trình bày về tâm Hỷ và tâm Xả.

Nói ngắn nhất, Hỷ là vui. Có thể nói không ngoa rằng hàng ngày chúng ta trông thấy rất nhiều chữ Hỷ viết theo kiểu chữ triện vuông vuông, và hai chữ Hỷ đi với nhau, gọi là Song Hỷ, đặc biệt là trong các đám cưới hay các tiệc cưới. Thật ra thì con người ta lúc nào cũng mong vui, nghiã là ao ước những điều làm cho mình bằng lòng, thỏa thích.

Nhưng khi học Phật, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn nhiều. Trong tiếng Pali, Hỷ là muditâ. Phân tích chữ ấy theo nghĩa gốc thì Hỷ nghĩa là tâm vui thích trước sự thành công của người khác, vui thích trước hạnh phúc của người khác và xa hơn nữa, vui thích trước sự thành công của một chúng sinh, bất luận chúng sinh đó ở cảnh giới nào. Hỷ là mừng cho sự thành đạt của người, công nhận ưu điểm của người, cầu mong cho người được mọi điều tốt lành như khỏe mạnh, thịnh vượng, tiến bộ ...

Hỷ không phải là các hình thức tán dương theo kiểu xã giao, lịch sự. Ganh tỵ là kẻ thù trực tiếp của Hỷ. Nhờ tâm Hỷ mà người ta lần lần triệt tiêu được mấy tính xấu như là so sánh, phân bì và ganh tỵ.

Thành thực mà nói, trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội Việt Nam chúng ta, lòng ganh tỵ, ghen ghét phổ biến nhiều hơn là tâm Hỷ, lúc thì ngấm ngầm, khi thì bộc lộ. Chúng ta thấy không thiếu gì người chẳng vui gì khi thấy những bước thăng tiến, những thành công của người khác! Có khi còn chê bai, dè bỉu, thậm chí còn bóp méo sự thật để dìm người ta xuống.

Thật đáng buồn khi thấy rằng không phải chỉ có các cá nhân mới hay ganh tỵ. Các dân tộc ganh tỵ nhau, các nước ganh tỵ nhau, các dân khác màu da ganh tỵ nhau, các tôn giáo ganh tỵ nhau, các gia đình ganh tỵ nhau, thậm chí cả những người trong một gia đình, một làng, một xóm cũng ganh tỵ nhau, đến cả ganh ghét nhau nữa!

Khi tu tâm Hỷ, dần dần người Phật tử dẹp được lòng ganh tỵ, dễ mở rộng lòng thành thực vui chung với những cái vui của người chung quanh. Thoạt đầu, hành giả thực hành tâm Hỷ đối với những người thân, với bạn bè, sau mở rộng ra đến những người xung quanh, quen và không quen. Sau, thực hiện tâm Hỷ đối với những kẻ coi mình là thù địch. Đến đây là một bước rất dài trên đường tu. Nói rất dài, rất lớn mà cũng rất khó, bước này đòi hỏi cả lòng can đảm lẫn chí cương quyết nơi hành giả.

Lòng ganh tỵ dẫn đến ghét bỏ, thù hận và mưu hại. Trong lịch sử, người ta đã thấy nhà hiền triết Socrate bị bắt buộc phải uống thuốc độc; chúa Ki Tô bị đóng đinh trên thánh giá; thánh Gandhi bị ám sát; đức Phật bị lăn đá đến độ bị thương. Mấy năm gần đây, và ngay cả mấy ngày gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều cảnh giết người thật bi thảm nguyên do là ganh tỵ, ghét bỏ và hận thù.

Nói về chữ Xả, thông thường chúng ta hiểu rất gọn là bỏ đi, bỏ qua đi, không chấp. Nói vậy, chúng ta chớ nên hiểu Xả là ù lì, lãnh đạm, không màng đến thế sự, mặc việc đời ra sao thì ra. Xả cũng không phải là cái cảm giác vô ký, không vui không buồn.

Đối nghịch trực tiếp của Xả là tánh thiên vị; đối nghịch gián tiếp của Xả là tinh thần lãnh đạm, dửng dưng, bất cần.

Chữ Xả dịch từ chữ pali upekkhâ, theo nghĩa gốc thì Xả là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, suy luận vô tư tức là không luyến ái cũng không ghét bỏ, không ưa thích cũng không bất mãn, không tham cũng không sân.

Xả là buông bỏ các chấp thủ vẫn thường trói buộc mình như các thành kiến, định kiến, nhất là tà kiến về “cái tôi” quá lớn, quá quan trọng. Tâm Xả là trạng thái quân bình tự nhiên, có khả năng suy luận vô tư, nhận định chân thật, thẩm xét công bằng, coi mọi việc bình thường như nhau. Tâm Xả tương đương với tinh thần “quên mình, vì người”. 

Người trí tuệ luôn luôn thể hiện tâm Xả, an nhàn và tự tại giữa sự thăng trầm của thế sự. Có tâm Xả thì người ta tiếp xúc với cuộc đời một cách trung thực, không say mê mà cũng chẳng bất mãn. Trong bốn tâm vô lượng, tâm Xả khó thực hành nhất vì tâm Xả hỗ trợ cho ba đức hạnh kia. Tại sao? Vì nếu không biết quên mình để mở rộng tấm lòng, chúng ta khó có thể đem niềm vui đến cho người khác, sẵn sàng cứu giúp người khác khi họ bị nguy khốn, hay hoan hỷ khi việc của chúng sinh được thành tựu.

Từ điển Phật học Đoàn Trung Còn ghi thêm: “Xả có bốn thứ gọi là tứ xả :1/ Tài xả: đem của cải, đồ vật thí xả cho người ta.  2/ Pháp xả: đem pháp lý mà thí xả cho người ta. 3/ Vô úy xả: đem đức không sợ mà thí xả, mà phổ cập cho người ta. 4/ Phiền não xả: tự mình xả bỏ hết các mối phiền não.”

Học kỹ như vậy, chúng ta mới thấy rằng chữ Xả không chỉ có nghĩa đơn giản là buông bỏ các trói buộc, các phiền não mà chính thật ra có nghĩa sâu hơn là tha thứ và sâu hơn nữa là tu vô ngã. Vì thế mới nói rằng tu hạnh Xả khó nhất!

Đối với Phật tử sơ cơ như chúng ta, chúng ta chưa dám đề cập đến những điều cao xa, nếu ngay từ hôm nay mà bắt đầu tập bỏ qua những oán ghét, giận hờn, tức bực, hối tiếc, ham muốn, đam mê, lo lắng … thì cũng là tốt lắm, tốt lắm lắm! Lại luôn luôn tha thứ cho người đã làm hại hay xúc phạm đến mình, đến gia đình mình...; như thế thì không những bản thân mình thấy nhẹ nhàng mà mọi người xung quanh cũng thoải mái. Đố là chưa kể đến những trường hợp cảm hóa được kẻ xấu bụng!

Nói đến Xả, người ta hay nhắc đến ngài Di Lặc, vị Bồ-tát tươi cười (Ngài là đức Phật trong thời vị lai). Coi tượng cuả Ngài, có năm (hay sáu) đứa trẻ chọc phá Ngài, Ngài coi như không (5 hay 6 đứa trẻ tượng trưng cho ngũ căn hoặc lục căn). Mọi thứ do lục căn mang lại không ảnh hưởng gì đến tâm Ngài được vì Ngài xả hết, Ngài ung dung tự tại. Ngài tươi cười là vì thế.

Người ta cũng hay nhắc đến Hòa thượng Bố Đại (một hóa thân của bồ-tát Di Lặc) vai đeo một túi vải lớn đựng đồ chơi để phát cho trẻ con. Khi người ta hỏi về đạo Phật, Ngài bèn bỏ cái bị xuống đất. Hỏi thêm rằng đạo Phật chỉ có thế thôi ư, thì Ngài quảy ngay cái bị lên vai. Có ý nghĩa gì trong chuyện này? Hòa thượng muốn bảo chúng ta rằng: “Hãy buông bỏ hết cả đi, khi đã buông bỏ tất cả rồi thì sẽ được cả”. Được cái gì? Giàu sang, quyền quý, sống lâu ... hay sao? Không phải! Được tất cả đây là được thứ cao quý nhất. Đó chính là Phật tánh vậy.

Tâm Từ bao trùm mọi chúng sanh, tâm Bi bao trùm những chúng sanh đau khổ, tâm Hỷ bao trùm những chúng sanh hạnh phúc, tâm Xả phủ khắp những gì tốt đẹp và những gì xấu xa, những điều khả ái và những điều khả ố, những thích thú và những nghịch lòng.

Nếu xã hội thấm nhuần “từ, bi, hỷ, xả” thì cuộc sống nhẹ nhàng tươi đẹp biết bao!

Ngày nay, con người còn bon chen quá nhiều, nhắm thành công với mọi giá, chạy theo vật chất hơn là chú ý đến giá trị tinh thần và trau giồi đời sống tâm linh.

Đạo Phật mở đường cho chúng ta bằng cách bảo rằng: “Tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành” và “Tâm bình thì thế giới bình”.

CHÚ THÍCH.

1/ Chúng tôi đã tham khảo và chép lại nhiều đoạn trong Tứ Vô Lượng Tâm (The Four Sublime States) của Hòa Thượng Nârada, do Phạm Kim Khánh dịch.

2/ Socrate (470-399 trước Công nguyên) là một nhà hiền triết Hy Lạp. Ông không để lại tài liệu viết, nhưng được nhớ đến do cái tài liệu cuả Aristote và Xénophon và những người khác viết về ông, nhất là do một đệ tử của ông là Platon đã nhắc đến ông rất nhiều trong tác phẩm Đối Thoại. Ông bị kết tội không có lòng tin nơi thần linh và làm băng hoại tuổi trẻ; các kẻ thù ông bắt ông uống thuốc độc tự tử. (tiếng Pháp ghi tên ông là Socrate, tiếng Anh ghi là Socrates).

3/ Gandhi (1869-1948) - phiên âm là Cam-Địa - tức là Mahâtma Gandhi, người Ấn Độ, lãnh tụ đấu tranh giành độc lập với phương pháp bất bạo động từ năm 1920, sau nhường vai lãnh đạo cho Nehru vào năm 1928. Ông bị một kẻ quá khích ám sát. Trước khi chết ông nói hãy tha tội cho kẻ giết ông.

4/ Có thể coi thêm trong Phật học Từ điển Đoàn Trung Còn (mục XẢ) để biết thế nào là bẩy thứ xả (thất chủng xả).