Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

RÈN LUYỆN TÂM THỨC

ĐỨC DALAI LAMA

NHẬT NGUYÊN Dịch

 

 

Với quyết tâm đạt mục đích tối thượng

Vì lợi lạc cho mọi chúng sinh

Còn quý hơn cả viên ngọc như-ý,

Mong sao tôi lúc nào cũng tôn quý họ.

Bốn câu kệ này nói lên tấm lòng trân quý mọi chúng sinh.Điểm chính của câu kệ này nhấn mạnh đến sự phát triển thái độ khiến cho bạn xem chúng sinh khác là những gì đáng quý, như là đồ trang sức quý báu.Câu hỏi có thể được nêu ra là, “Tại sao chúng ta lại phải trau dồi ý tưởng xem chúng sinh khác là quý trọng và đáng giá?”

Với ý nghĩa, chúng ta có thể nói rằng chúng sinh khác thật ra là nguồn gốc chính yếu của mọi kinh nghiệm về sung sướng, hạnh phúc, thịnh vượng, và không những chỉ trong việc giao tiếp hàng ngày của chúng ta với mọi người. Chúng ta còn có thể thấy rằng mọi điều mong ước mà chúng ta ấp ủ hay khao khát đều tùy thuộc vào sự hợp tác và hỗ tương với chúng sinh khác. Đó là một sự thật hiển nhiên.Tương tự như vậy, từ quan điểm của một người hành đạo, nhiều mức độ thực chứng cao mà bạn có được và sự tiến bộ mà bạn tạo nên trên bước đường tâm linh đều tùy thuộc vào sự hợp tác và hỗ tương với chúng sinh khác. Hơn nữa, ở kết quả trạng thái của Phật Đạo, hành vi chân chính của một vị Phật có thể đến một cách tự nhiên không cần một nỗ lực nào mà chỉ trong sự quan hệ với chúng sinh, vì họ là kẻ nhận và thừa hưởng những hành vi giác ngộ đó.  Vậy người ta có thể xem chúng sinh khác, trong một ý nghĩa, là nguồn gốc thực sự của sự sung sướng, vinh quang, và hạnh phúc của chúng ta. Sự sung sướng và tiện nghi căn bản của cuộc sống như thức ăn, chỗ ở, quần áo, và sự đồng hành, tất cả đều lệ thuộc vào chúng sinh khác, cũng như tên tuổi và tiếng tăm. Cảm giác thoải mái và cảm giác an toàn của chúng ta đều tùy thuộc vào quan niệm của người khác và tình thương của họ đối với chúng ta. Hầu như tình thương của con người là cơ sở chính nơi sự tồn tại của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta không thể bắt đầu mà không có tình thương, và sự nuôi nấng, sự trưởng dưỡng, v.v..của chúng ta đều lệ thuộc vào nó. Để đạt được tâm thanh tịnh, nếu bạn cảm thấy quan tâm cho kẻ khác nhiều hơn, thì bạn sẽ có được sự thỏa nguyện sâu sắc hơn.Tôi nghĩ rằng ngay khi bạn phát triển cảm giác quan tâm, thì những người khác lại xuất hiện một cách tích cực hơn.Đây là bởi vì thái độ của chính riêng bạn.Về mặt khác, nếu bạn từ chối kẻ khác, họ sẽ xuất hiện trong một cách tiêu cực hơn. Một điều khác rất rõ ràng đối với tôi là lúc mà bạn nghĩ chỉ cho riêng mình, thì sự tập trung toàn bộ tâm trí bạn sẽ bị thu hẹp, và bởi vì sự tập trung hạn hẹp này mà những điều khó chịu có thể xuất hiện rất lớn và mang lại cho bạn sự sợ hãi, khó chịu và một cảm giác choáng ngợp bởi đau khổ. Lúc mà bạn nghĩ về kẻ khác với cảm giác quan tâm, từ đó, tâm bạn lại mở rộng.Với góc độ mở rộng đó, những khó khăn của chính bạn lại trở nên không đáng kể, và điều này tạo ra sự khác biệt lớn.Nếu bạn có cảm giác quan tâm cho kẻ khác, bạn sẽ thể hiện một thứ sức mạnh bên trong cho dù bạn có các trạng huống và các vấn đề khó khăn.Với sức mạnh này, những vấn đề của bạn sẽ bớt vẻ quan trọng và phiền toái. Đi xa hơn, những khó khăn của riêng bạn và quan tâm cho kẻ khác, bạn có được sức mạnh nội tâm, sự tự tin, lòng can đảm, và cảm giác yên tịnh. Đây là một thí dụ rõ ràng là làm sao mà cách suy nghĩ của một người lại có thể thực sự tạo ra sự khác biệt.

Trong Hướng Dẫn trong Cách Sống của Bồ Tát Đạo (Bodhicaryavatara) có nói rằng, có sự khác biệt về mặt hiện tượng giữa nỗi đau khi mà bạn cảm nhận từ nỗi đau của người khác vào bạn và nỗi đau trực tiếp từ nỗi khổ đau của riêng bạn. Trong nỗi đau trước, có yếu tố khó chịu là vì bạn chia xẻ nỗi đau của người khác; tuy nhiên, theo Shantideva nêu ra, cũng có phần an định ở trong đó, bởi vì, với ý nghĩa là bạn đã tự nguyện nhận vào nỗi đau đó. Trong sự tự nguyện chia xẻ nỗi khổ đau của người khác thì bạn lại có sức mạnh và cảm giác tự tin.Nhưng trong trường hợp sau, khi bạn trải qua nỗi đau khổ của riêng mình, thì không có yếu tố tự nguyện, và vì thiếu sự làm chủ, bạn lại cảm thấy yếu kém và hoàn toàn bị áp chế. Trong giáo lý Đạo Phật về lòng từ bi và vị tha, một số cách để diễn tả sự việc như thế này được nói tới là, “Người ta hãy coi nhẹ sự an sinh của mình và quý trọng sự an sinh của kẻ khác.” Điều quan trọng ở đây là phải thấu hiểu những câu nói này trong sự tình nguyện chia xẻ nỗi đau khổ của kẻ khác trong bối cảnh tương ứng của nó. Điểm căn bản là nếu bạn không có khả năng yêu thương lấy chính mình thì không đơn giản để có cơ sở nào tạo ra sự quan tâm đến kẻ khác. Yêu thương lấy chính mình không có nghĩa là bạn mắc nợ với chính mình. Mà đúng hơn, khả năng yêu thương lấy mình hay tử tế đối với mình phải được đặt căn bản trên thực tế trong sự hiện hữu của con người: tức là chúng ta đều có khuynh hướng tự nhiên là mong cầu hạnh phúc và muốn tránh khổ đau. Khi điều căn bản này có mặt trong sự tương quan với người ấy, thì người ấy mới có thể mở rộng đến với chúng sinh khác. Vì vậy, khi chúng ta thấy câu nói này trong giáo pháp như là “Coi nhẹ sự an sinh của chính bạn và coi trọng sự an sinh của kẻ khác,” thì khi đó chúng ta phải hiểu là trong phạm vi của sự tự luyện lấy chính mình thì phải dựa vào lý tưởng của lòng từ bi. Đây là việc quan trọng nếu chúng ta không chìu theo lối suy nghĩ mang đầy lòng tự-ái ích kỷ mà coi thường sức ảnh hưởng của hành động mà chúng ta đối với sinh vật khác. Như tôi đã nói lúc ban đầu, chúng ta có thể phát triển một thái độ là xem chúng sinh khác là đáng tôn quý bằng cách nhìn nhận sự góp phần quý hóa của họ vào những kinh nghiệm sung sướng, hạnh phúc, và thành công cho chính chúng ta. Đây là sự suy xét khởi đầu. Sự suy xét thứ hai như sau: xuyên qua sự phân tích và suy nghiệm bạn sẽ thấy rằng phần lớn những khốn khổ, khổ sở, và khổ đau thực sự là kết quả của lòng tự-ái ích kỷ mà coi trọng sự an sinh của riêng mình bằng sự tổn hại của kẻ khác, trong khi đó phần lớn sự sung sướng, hạnh phúc, và cảm giác an toàn trong đời sống của chúng ta phát sinh từ tư tưởng và cảm xúc trân quý tôn trọng sự an sinh của chúng sinh khác. Qua sự tương phản trong hai hình thức tư tưởng và cảm xúc này khiến chúng ta cần phải xem sự an sinh của kẻ khác là đáng tôn trọng.

Có một sự kiện khác liên quan đến sự trau dồi tư tưởng và cảm xúc có sự quý trọng đến sự an sinh của kẻ khác là: tư-lợi và sự mong cầu của chính mình được đáp ứng như là một sản phẩm phụ từ việc làm thực sự cho chúng sinh khác. Như Ngài Je Tsong Khapa nêu ra trong Đại Luận về Con Đường Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) của ngài như sau, “nếu hành giả tham dự nhiều vào các hoạt động và tư tưởng nhắm vào và hướng về việc chu toàn sự an sinh cho kẻ khác, thì sự chu toàn và thực hiện các ước vọng của chính người ấy sẽ đến như là một sản phẩm phụ không cần phải làm thêm cố gắng nào nữa.” Một số các bạn có lẽ đã thật sự nghe qua nhận định này, mà tôi thường nhắc đến, trong một vài ý nghĩa, các vị Bồ Tát, những người thực hành hạnh từ bi của Phật Đạo, là những người ích kỷ khôn ngoan, trong khi đó, những người như chúng ta thì lại là người ích kỷ dại dột. Chúng ta chỉ nghĩ đến mình mà không để ý gì đến kẻ khác, và kết quả là chúng ta luôn không hạnh phúc và có thời gian khốn khổ.Đã đến lúc chúng ta cần phải suy nghĩ khôn khéo hơn, có phải không?Đây là niềm tin của tôi. Ở vài điểm câu hỏi được nêu ra, “Liệu chúng ta có thể thực sự thay đổi được thái độ của mình hay không?”

Câu trả lời dựa vào kinh nghiệm ít ỏi của tôi, một cách không ngần ngại, là “Có!” Điều này thật rõ ràng đối với tôi. Cái mà chúng ta gọi là “tâm” thì khá kỳ lạ.Đôi khi nó rất cứng đầu và rất khó thay đổi. Nhưng với sự cố gắng liên tục và với niềm tin dựa trên lý lẽ, tâm ta đôi lúc cũng khá thành thực. Khi chúng ta thực sự cảm thấy rằng có vài điều cần phải thay đổi, khi đó tâm chúng ta có thể thay đổi.Cầu mong và cầu nguyện không thôi sẽ chẳng chuyển hóa được tâm của bạn, nhưng với niềm tin và lý lẽ tột cùng dựa trên chính kinh nghiệm của bạn, thì bạn mới có thể chuyển hóa được tâm của bạn.Ở đây, thời gian là yếu tố khá quan trọng, và với thời gian trạng thái tinh thần của chúng ta chắc chắn có thể thay đổi.Một điểm mà tôi cần phải nêu ra ở đây là có một số người, đặc biệt là những người tự coi mình là rất thực tế và thực dụng, là quá thực tế và bị ám ảnh với tính thực dụng. Họ có thể nghĩ, “Ý tưởng này trong sự mong cầu cho hạnh phúc của mọi chúng sinh và ý tưởng này trong sự trau dồi tư tưởng tôn trọng sự an sinh của mọi chúng sinh là không thực tiễn và quá lý tưởng. Chúng không đóng góp gì trong sự chuyển hóa tâm của một người hay đạt đến sự rèn luyện tinh thần nào bởi vì chúng hoàn toàn không thể nào thực hiện được.” Một số người có thể nghĩ theo lối này và cảm thấy rằng có lẽ cách hữu hiệu hơn là phải bắt đầu giao tiếp với những người trong vòng gần gũi với họ. Rồi sau đó mở rộng và tăng trưởng vòng giao tiếp đó lớn hơn. Họ cảm thấy không đơn giản để nghĩ đến mọi chúng sinh vì con số chúng sinh là vô cùng tận. Có lẽ họ có khái niệm vài sự liên quan với loài người trên hành tinh này, nhưng họ cảm thấy rằng vô vàn chúng sinh trong muôn vàn thế giới và vũ trụ không có liên quan gì đến những kinh nghiệm của riêng cá nhân họ.Họ có thể hỏi, “Trọng điểm trong sự cố gắng trau dồi tâm trí để gắng bao gồm hết mọi chúng sinh vào trong vòng của nó là gì?”Với cách nào đó có thể đây là một sự phản đối hợp lý, nhưng sự quan trọng ở đây là để hiểu được ảnh hưởng trong sự nuôi dưỡng cảm giác vị tha đó như thế nào.

Trọng điểm ở đây là cố gắng phát triển phạm vi cảm thông của con người qua phương cách như vậy để nó có thể mở rộng ra trong mọi trạng huống của cuộc sống hầu có khả năng cảm nhận được sự đau đớn và thể nghiệm được niềm hạnh phúc. Đây là vấn đề xác nhận một sinh vật như là một chúng sinh.Loại tình cảm này rất mạnh mẽ, và không có nhu cầu để có thể xác nhận, trong điều kiện cụ thể, với mỗi một sinh vật để cho nó có hiệu quả.Lấy thí dụ, tính chất phổ quát của sự vô thường.Khi chúng ta nuôi dưỡng ý tưởng rằng sự vật và sự kiện là vô thường, chúng ta không cần phải nhận diện từng sự vật một nó hiện hữu trong vũ trụ để mà chúng ta nhận ra được sự vô thường.Đó không phải là cách mà cái tâm làm việc.Vì vậy, điều quan trọng là nhận thấy rõ điều này.

Trong câu kệ đầu tiên, có nêu ra rõ ràng tác nhân “tôi”. “Cầu mong sao cho tôi luôn xem kẻ khác là tôn quý.” Có lẽ có sự thảo luận ngắn gọn trong quan niệm Phật Giáo đối với cái “tôi” đề cập ở đây có thể giúp ích trong giai đoạn này. Nói chung, không ai tranh cãi rằng con người - bạn, tôi, người khác – là hiện hữu. Chúng ta không đặt câu hỏi về sự hiện hữu của một ai đó trải qua sự khổ đau.Chúng ta nói, “Tôi thấy như vầy và như vầy” và “Tôi nghe như vầy và như vầy,” và chúng ta luôn dùng đại danh từ ngôi thứ nhất trong lời nói của chúng ta.Không có sự tranh luận gì về sự hiện hữu ở mức độ quy ước của cái “ngã” mà chúng ta đều thể nghiệm trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, câu hỏi được đưa ra là, khi chúng ta cố gắng hiểu những gì mà cái "ngã" hay cái "tôi" thực sự là. Trong sự thăm dò những câu hỏi này, chúng ta có thể thử mở rộng sự phân tích ra một chút ngoài cuộc sống hằng ngày - ví dụ, chúng ta có thể nhớ lại chính mình trong thời tuổi trẻ. Khi bạn nhớ lại một cái gì đó từ thời tuổi trẻ, bạn có cảm giác gần gũi xác định với trạng thái của thân thể và cảm giác của bạn về cái "ngã" ở thời đó. Khi bạn còn trẻ, đã có một cái "ngã."Khi bạn già hơn có một cái "ngã."Ngoài ra còn có một cái "ngã" thấm nhập vào cả hai giai đoạn.Một cá nhân có thể nhớ lại những kinh nghiệm thời tuổi trẻ của mình.Một cá nhân có thể nghĩ về những kinh nghiệm tuổi già của mình, và vân vân.Chúng ta có thể thấy một sự nhận diện tương cận với trạng thái cơ thể và cảm giác về cái "ngã" của chúng ta, cái ý thức “tôi” của chúng ta. Nhiều triết gia và, đặc biệt, nhiều nhà tư tưởng tôn giáo đã cố gắng tìm hiểu bản chất của một cá nhân, mà cái "ngã" hay cái "tôi", trong đó duy trì tính liên tục của nó theo thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng trong truyền thống Ấn Độ. Các trường phái Ấn Độ không Phật Giáo nói về atman, được tạm dịch là cái "ngã" hay "linh hồn"; và trong các truyền thống tôn giáo không thuộc Ấn Độ khác, chúng tôi nghe thấy có thảo luận về "linh hồn" của con người và vân vân. Trong bối cảnh Ấn Độ, atman mang ý nghĩa riêng biệt của một tác nhân độc lập với các sự kiện thuộc về kinh nghiệm của cá nhân.Ví dụ, trong truyền thống Hindu, có lòng tin vào sự luân hồi, đã gợi cảm hứng cho rất nhiều cuộc tranh luận. Tôi cũng đã tìm thấy các tài liệu tham khảo cho các hình thức nhất định về sự thực hành thần bí trong đó một ý thức hay linh hồn chiếm lấy thân thể của một người mới chết. Nếu chúng ta thấy có luân hồi, nếu chúng ta thấy có một linh hồn chiếm lấy một thân thể khác, cho nên một số tác nhân độc lập của các sự kiện kinh nghiệm của cá nhân phải được thừa nhận.Về tổng thể, các trường phái Ấn Độ ngoài Phật Giáo đều có ít nhiều đi đến kết luận rằng cái "ngã" thực sự là đề cập đến cái tác nhân độc lập hay atman này.Nơi đây đề cập đến cái gì độc lập với thân và tâm của chúng ta. Toàn bộ truyền thống Phật Giáo đã từ chối sự lôi cuống thừa nhận một cái "ngã", một atman, hay một linh hồn độc lập với thân và tâm của chúng ta. Trong các trường phái Phật Giáo, có sự đồng thuận về quan điểm cho rằng cái "ngã" hay cái "tôi" phải được hiểu theo nghĩa của sự kết hợp, nhóm các uẩn của thân và tâm. Nhưng bằng cái gì, một cách chính xác, mà chúng ta đề cập đến khi chúng ta nói về cái "tôi" hay cái "ngã", thì đã có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà tư tưởng Phật Giáo. Nhiều trường phái Phật Giáo cho rằng trong phân tích cuối cùng, chúng ta phải xác định được cái "ngã" là cái ý thức của con người. Xuyên qua phân tích đó, chúng ta có thể cho thấy là làm thế nào cơ thể của chúng ta là một loại thực tế không chắc chắn và rằng cái gì liên tục đi theo với thời gian thực sự là cái ý thức của con người.

Tất nhiên, các nhà tư tưởng Phật Giáo khác đã từ chối việc đi đến sự xác nhận cái “ngã” là cái ý thức. Các nhà tư tưởng Phật Giáo như Budd-hapalita (Phật Hộ) và Chandrakirti (Nguyệt Xứng) đã từ chối sự đòi hỏi đi tìm kiếm một cái “ngã” nào vĩnh cửu, tồn tại, hoặc lâu dài. Họ lập luận rằng cứ theo lối lý luận đó, trong ý nghĩa nào đó, thì bị lún sâu nhu cầu bám víu vào một cái gì đó. Một sự phân tích về bản chất của cái "ngã" trong những dòng này sẽ không mang lại điều gì cả vì sự tìm kiếm ở đây là siêu hình; đó là sự tìm kiếm về một cái ngã siêu hình, mà trong đó, Phật Hộ và Nguyệt Xứng cho rằng, chúng ta đang vượt ra ngoài tầm hiểu biết về ngôn ngữ và kinh nghiệm thường ngày. Vì vậy, cái “ngã”, con người, và tác nhân phải được hiểu thuần túy trong ý nghĩa là làm thế nào chúng ta thể nghiệm cảm giác của mình về cái “ngã”. Chúng ta không nên đi xa hơn trình độ hiểu biết quy ước về cái "ngã" và con người. Chúng ta nên phát triển sự hiểu biết qua sự tồn tại của chúng ta về mặt hiện hữu của thể xác và tinh thần của mình, hầu cái “ngã” và con người qua sự hiểu biết nào đó là lệ thuộc vào tâm thức và thân thể. Nguyệt Xứng đã sử dụng ví dụ về chiếc xe ngựa trong Hướng DẫnTrung Đạo (Mad-hyamakavatara). Khi bạn lấy khái niệm của chiếc xe ngựa để đem ra phân tích, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một cái gì siêu hình hoặc cơ bản mang thực chất của cỗ xe đó mà độc lập với các bộ phận cấu thành của chiếc xe. Nhưng điều này không có nghĩa là chiếc xe không tồn tại. Tương tự như vậy, khi chúng ta đề cập đến cái "ngã", bản chất của cái "ngã", để phân tích như vậy, chúng ta không thể nào tìm thấy một cái "ngã" độc lập với tâm trí và thân thể tạo nên sự hiện hữu của một cá nhân hoặc một con người. Sự hiểu biết này về cái “ngã” là một chúng sanh có nguồn gốc phụ thuộc, cũng phải được mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về chúng sanh khác.Chúng sanh khác, một lần nữa, chỉ là phụ thuộc vào sự hiện hữu của thân thể và tâm thức.Sự hiện hữu của thân thể và tâm thức lại dựa trên các uẩn, là những cấu thành tâm-vật-lý của chúng sanh.