Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

GIÁO DỤC CON NGƯỜI

VỀ CUỘC ĐỜI

 

AJAHN SUMEDHO - SUTANA NGUYỄN dịch

 

Trong tiếng La tinh, "giáo dục" là "educere," có nghĩa là "dẫnđến" hay "hướng đến."Hiểuđược nghĩa gốc của từ nầy, chúng ta có thể suy rộng ra ý nghĩa của hai chữ "giáo dục".Nếu giáo dục là "dẫn dắt hay hướng con ngườiđến một cái gìđó, thì nó sẽ dẫn và hướng chúng tađến cái gì? Mục tiêu của người làm giáo dục là gì? Tôi cũng xin nói thêm về ý nghĩa của giáo dục, nhóm từ "hướng dẫn con người" gợi cho chúng ta một cái gìđó nhẹ nhàng phải không các bạn? Khi bạn hướng dẫn người nào đó, bạn không thể ép buộc họ.Và muốn hướng dẫn aiđó, bạn phải là tấm gươngđể họ kính trọng và tự nguyện noi theo.

HƯỚNG DẪN BẰNG CÁCH LÀM GƯƠNG

Không ai muốn học bất cứđiều gì, cho dùđó là những ý tưởng caođẹp nhất, từ một ông thầy mà bản thân ông ta không sống và thể hiện thật sự những gì ông ta thuyết giảng. Dưới con mắt của học trò, ông ta chỉ là một ngườiđạo đức giả.Chúng ta chán ghét và phẫn nộ khi có aiđó bảo chúng ta phải sống tốt trong khi bản thân họ lại xấu xa đê tiện. Vì thế, nếu người làm giáo dục mà không xứngđáng với vai trò của họ, thì thay gì hướng dẫn, họ phải ép buộc và cưỡng bức người khác. Kết quả là chúng ta sẽ có một nền giáo dục ápđặt, mua chuộc, và chỉ biết kích thích bản năng ganh đua và tranh chấp giữa con người.

Phần lớn ai cũng có xu hướng muốn chứng tỏ mình giỏi hơn người khác. Khi khuynh hướng nầyđược khuyến khích trong giáo dục, nó sẽ kích thích mạnh mẽ sự ganh tỵ, mặc cảm tự ty, hay thái độ tự mãn và tự tôn giữa con người với nhau. Đây là những tình cảm sẽ đưa con người đến khổ đau và tuyệt vọng. Trong hệ thống giáo dục dựa trên sự tranhđua, điều quan trọng là phải thắng lợi và thànhđạt, và trong cuộcđua nầy, chỉ có một người được thắng cuộc.Nhưng hệ thống giáo dục dựa trên sựđoàn kết và hợp tác sẽ giúp mọi người phát triển tiềm năng để trở thành hữu ích cho bản thân họ và xã hội. Vì thế, trong nền giáo dục lấy sựđoàn kết và hợp tác làm căn bản, việc giáo dục hay "hướng dẫn con người" cũng có nghĩa là chúng ta phải quan tâmđến từng con người cá nhân trong đó.

Trongđời đi học, tôi đã gặp nhiều vị thầy không thật sự làmđúng bổn phận của "người hướng dẩn."Vì ai cũng phảiđi làmđể sống nên nhiều ngườiđã chọn nghề dạy họcđể sống.Khi hồi tưởng lại những ngàyđi học, tôi nhớ là có rất ít vị thầyđã thật sự cống hiếnđời mình cho học trò và hiếm khi họ là những người thật sựđáng kính trọng. Nhưng thông thường, nhà trường cũng khôngđòi hỏi các thầy giáo phải trở thành những người hướng dẫn xứngđáng.Trường học chỉ trả lươngđể các thầy dạy học trong một thời gian rồi sau đó về nhà nghỉ. Trong môi trườngđó, người thầy sẽ xem dạy học làđể kiếm tiền như bao nhiêu việc làm khác, thay vì là cái nghề mà quađó, họ có thể hiến dâng và phục vụ cho xã hội.

Các thầy giáo và trường học nên thấy rằng giáo dục là một cái gìđó cao hơn là việcđào tạo nghiệp vụ. Tuy các thầy cô không phải là nam hay nữ tu sĩ, nhưng nhiệm vụ của họ cũng gần giống như thế,đó là hiến dâng và bố thí. Họ phải có tâm nguyện cao cảđể trở thành người hướng dẫn xứngđáng; họ phải được người khác kính trọng và tin tưởng. Đây là thể hiện quan trọng nói lên bản chất của xã hội, phải không các bạn? Xã hội cần có những người công dân gương mẫu, không những gồm các tu sĩ mà cả thầy giáo, các vị có nghiệp vụ chuyên môn như kỹ sư, bác sĩ, luật sư, và công chức nhà nước -- thậm chí cả vị Thủ Tướng hay Tổng thống và tất cả những công dân bình thường ở lứa tuổi trưởng thành.

GIÁO DỤC LÀ CÁI GÌ CAO HƠN VIỆCĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ

Lý tưởng mà nói, giáo dục phải chuẩn bị cho con ngườiđi vào cuộcđời.Nhưng thông thường người ta chỉ nhìn giáo dục như một quá trình dạy cho học sinh biếtđọc và biết viết. Mụcđích của giáo dục thường chỉ là dạy học sinh học hành, thi cửđỗ đạt, kiếm được việc làm, và làm ra tiền rất sớm. Ngoài ra, nó không chuẩn bị con người khả năng đối diện với tuổi già hay thất nghiệp. Trong chừng mực nào đó, giáo dục không đáp ứng được nhu cầu của nhiều người vì nó không chuẩn bị cho họ gì hết ngoại trừ tìmđược việc làm.

Nhưng cóđược việc làm chỉ là một phần của cuộc sống. Chúng ta chỉ làm việc một số giờ nàođó trong ngày, và một số năm tháng nàođó trong đời.Và hiện nay, xã hộiđang phát triển theo hướng là sẽ giảm số giờ và số năm làm việc của con người; hiện nay, người ta có khả năng về hưu sớm.Nhưng cũng chính khả năng nầy lại làm cho nhiều người lo sợ. Họ than vãn, "Tôi sẽ phải làm gì với thời giờ còn lại nếu phải về hưu lúc năm mươi lăm tuổi?"Các tu sĩ Phật giáo không thể nghỉ hưu lúc năm mươi lăm tuổi.Lúc năm mươi lăm tuổi, tôi xin phép về hưu nhưng Giáo hội đã từ chối. Tuy nhiên,đối với những người không phải là tu sỉ, khả năng không phải làm việc suốtđời là có. Đây là khả năng có thật.

Tuy nhiên, chúng ta luôn xem thất nghiệp là con bệnh của xã hội. Chúng ta thường nói, "Nạn thất nghiệp thật là kinh khủng", chứ không bao giờ nói, "Thất nghiệp làđiều tốtvàđáng mừng vì công nhân sẽ không phải làm việc trong những hãng xưởng hay văn phòng buồn bã và tẻ nhạt nữa, không phải lậpđi lập lại những công việc nhàm chán, thiếu hứng thú và chỉ mang lại bực bội và phiền não." Chúng ta không cho thất nghiệp làđiều đáng hoan hỷ; chúng ta cho đó là cái gì rất kinh khủng. Khi có thất nghiệp, chúng ta tự trách làđã không làm tròn trách nhiệmđối với giới trẻ vìđã không tạo cho họ những việc làm mà thực chất là nhàm chán, lậpđi lập lại, và không hứng thú chút nào, và quađó đã không giúp họ kiếm ra tiền. Nền giáo dục hiệnđại làm cho chúng ta tin rằng nếu không làm ra tiền, thì về thực chất, chúng ta không làm gì cả. Trong mứcđộ nàođó, nhân phẩm chúng ta sẽ bị hạ thấp hoặc chúng ta sẽ mất hẳn giá trị làm người.

Nền giáo dục hiệnđại không giúp chúng ta tìm hiểu những giới hạn củađời sống con người.Nó không nêu những vấnđề như, "Đời sống là gì? Mụcđích của cuộc sống là gì? Ý nghĩa của con người sống trên tráiđất nầy là gì?" Những câu hỏiđại loại như trênđòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và quán tưởng. Chúng ta phải mở rộng tâm thứcđể tiếp nhận và ý thức về những tình cảm, tư duy, kinh nghiệm, và cảm giác của chúng ta -- nói khácđi, để tiếp cận với những giới hạn của kiếp sống con người.Nếu không biết giới hạn của mình, chúng ta sẽ không tự lượngđược sức và dễđi đến chỗ quá đà. Hoặc ngược lại, chúng ta sẽ bị mặc cảm tự ti và co rút lại trongđời.Cả hai thái cực nầyđều dẫn con người đến những khó khăn tâm lý và tình cảm về sau nầy.

Trong con người thường có nhiều loại xung lực tâm lý, có loại tốtđáng được trân trọng; có loại xấu cần loại bỏ.Những xung lực tâm lý nầy nối kết với nhau thành một chuỗi liên tục từ cái cao thượng nhấtđến cái hạ tiện nhất.Vì thế, trong khi hành thiền và thực hành giáo Pháp, chúng ta sẽ tiếp cận và làm quen với những xung lực tâm lýđáng được trân trọng bên trong chúng ta. Thấyđược những xung lực tâm lý nầy trong nội tâm và tìm cách thể hiện chúng ra trong cuộc sống làđiều rất quan trọng.Suy nghĩ và quán tưởng về những vấnđề như "Làm người trong xã hội nầy, tôi phải sống như thế nào? Như một người cha, mẹ, vợ, chồng, thầy giáo, luật sư, nhà kinh doanh, người buôn bán, thợ thủ công, hay bất cứ nghề nàođi nữa, tôi nên sống như thế nào? Làm sao tôi có thể hướng những khả năng và đức tính của mìnhđến những mục tiêu mà tôi hằng kính trọng?" là rất quan trọng. Khi nêu lên và tìm giảiđáp cho những câu hỏi này,đó chính là lúc mà chúng tađang "giáo dục" hay "hướng dẫn" chúng ta về cuộc đời và hướng cuộcđời chúng ta đến những mục tiêu cao cả; lúcđó nhận thức của chúng ta sẽ thống nhất và hòa làm một với Sự Thật và Sự Thánh Thiện.

Ngược lại, chúng ta có thểđưa một cá nhân hay cả một dân tộc vào conđường sai lầm.Tâm chúng ta có thểđầy ắp với những mê tín dịđoan hay với những niềm tin và nhận thức hoàn toàn sai lạc về cuộc đời.

Khác với những xã hội sơ khai, xã hội hiệnđại dễ đi vào conđường sai lầm.Trong thế giới hiệnđại, môi trường sống của con người ít nhiều rất giả tạo và có nguy cơ là sẽ cắtđứt chúng ta khỏi quá trình phát triển tự nhiên của cuộc sống; để cuối cùng chúng ta sẽ rơi vào những tháp ngà đầy ô nhiễm và ảo tưởng. Chúng ta có thể xem thường những bộ lạc sơ khai, cho thế giới của họ làđầy dị đoan và mê tín, nhưng chúng ta nên nhớ rằng họ vẫn sống gần gủi với thiên nhiên. Thế giới quan của họ có thể khác với chúng ta, nhưng họ rất ý thức, tỉnh giác và thường xuyên sống nhu thuận và hòa hợp với môi trường tự nhiên chung quanh.

Khi nền văn minh hiện đại phát triển và con người bị tácđộng bởi những hệ tư tưởng khác nhau, chúng ta có khuynh hướng bị lệ thuộc vào các phương tiện truyền thôngđại chúng.Khi xem truyền hình, tâm chúng ta chỉ tiếp thu những loại tin tức rác rưởi và vô ích. Chúng ta sống một thế giới hoàn toàn giả tạo và quên hẳnđi những dòng vậnđộng tự nhiên của tráiđất nầy.Thậm chí, chúng ta mất hẳn liên hệ với thân thể vật chất của chính mình. Nếu không nhờ giađình, truyền thống tôn giáo, hay nhà trường nhắc nhở, chúng ta sẽ mất hẵn ý niệm về sự thiêng liêng của cuộc sống; chúng ta sẽ bị chìmđắm trong những thú vui thô thiển của ngũ dục, những trò tiêu khiển giải trí, hay những cuộc phiêu lưu tình cảm. Và dĩ nhiên, sau khiđắm mình trong những dục lạc trên, chúng ta sẽ càngđiên loạn và sụpđổ tinh thần.Tất cả những vấnđề của xã hội hiệnđại đều bắt nguồn từ những ô nhiễm và ảo tưởng trong tâm chúng ta và từ việc chúng tađã mù quáng chấp nhận những cái giả tạo mà xã hội nầy cung cấp.

Trở lại chuyện vềĐức Phật, Ngài luôn khuyên các tu sĩ vừa thọ giới tỳ kheo nên vào rừngđể sống. Ngài khuyên như thế với mụcđích gì? Hãy tưởng tượng khi ngắm cảnh núi rừng, tâm bạn sẽ như thế nào? Kinh nghiệm của riêng tôi cho thấy là khi nhìn và tiếp cận với thiên nhiên chưa bị tàn phá, chưa bị hoen ố bởi dục vọng và lo sợ của con người, tôi thường cảm thấy bình an và thanh tịnh. Cùng thế ấy, nếu sống lâu trong rừng, bạn sẽ cảm thấy an tịnh. Cây cỏ vàđời sống ở rừng không làm ô nhiễm tâm chúng ta. Chúng chỉ là chúng; chúng không giả vờ và ngụy tạo. Trong khiđó, rất nhiều điều mà con người tạo tác, xây dựng, hay tái tạo lại giả tạo và khó có thể mang lại sự thanh tịnh cho tâm hồn chúng ta.

GIÁO DỤC VỀ TÍNH CHẤT CHUNG NHẤT CỦA CON NGƯỜI

Tuy nhiên, xã hội hiệnđại cũng có thuận lợi của nó.Nhờ vào khoa học kỹ thuật mà chúng ta cóđược cái nhìn toàn cầu. LuânĐôn không xa Băng Cốc, Hoa Thịnh Đốn, hay bất cứ nơi nào khác trên tráiđất nầy.Đã có thời nước Anh chỉ dành cho người Anh; phần đông dân chúng Anh theo đạo Ky Tô, và thuộc Giáo Hội Anh Quốc. Lúcđó người Anh rất dễ đoàn kết, vì họ có chung một văn hóa, tôn giáo, và giá trịđạo đức.Nhưng hiện nay, nước Anhđã mấtđi sự thống nhất và ổnđịnh đó.Không ai biết được những mong ước, cảm nhận và sở nguyện của phầnđông dân chúng Anh hiện nay.Sự thống nhất vàđoàn kết về tôn giáo không còn nữa. Nước Anh trở thànhđa tôn giáo, đa màu da,đa nguyên vàđa dạng trong mọi lãnh vực. Và trong chừng mực nàođó, đây cũng là xu hướng phát triển chung của toàn thế giới.

Xu hướngđa nguyên này có những thuận lợi và bất thuận lợi. Một trong những bất thuận lợi là sự rối loạn và mất phương hướng của xã hội. Xã hội Anh có những lý tưởng của nó; Người Anh cũng muốn làm nhữngđiều đúng đắn và hợp lý. Chắc chắn nó không phải là một xã hội hạ tiện, ích kỷ, chỉ biết bo bo bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng hiện nay nước Anhđang mất hướng vì cơ sở chung của toàn xã hộiđang sụp đổ.Các giai cấp và tôn giáo không ngừng tranh chấp lẫn nhau. Không aiđồng ý với ai về bất cứ vấn đề gì.

Trên thế gian nầy, không có yếu tố chung nào hết giữa con người với nhau ngoại trừ cái "chất người" trong mỗi con người chúng ta. Là con người, chúng tađều có chung một loại đau khổ.Đó là tất cả chúng ta đều sẽ già, bệnh, rồi chết. Tất cả chúng tađều sầu bi và khổ não, cho dù chúng ta nói những thứ tiếng khác nhau, có hình dáng khác nhau, cách thứcăn uống khác nhau, và những phản ứng khác nhau với cuộcđời.Vì thế, chúng ta cần nhận thức rõ về cái "chất người" chung nầy, nói khácđi, cần ý thức rõ về kinh nghiệm khổđau chung nầy của con người.Vàđây làđiều mà những ai làm công tác giáo dục phải lưu ý và nhấn mạnh. Chúng ta cần ghi nhớđiều nầy trong tâm và nhắc nhở người khác nhớ vềđiều này. Chúng ta cần nhận thức về kinh nghiệm khổđau chung nầy của con người, cho dù kinh nghiệm khổđau đang xảy ra ở Ethiopia hay tại cung điện hoàng gia Anh Buckingham, ở Tòa Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ hay tại Baghdad bên TrungĐông, tất cả kinh nghiệm khổ đau đều giống nhau.Con người, cho dù nam hay nữ, của tất cả các chủng tộc hay quốc giađều có cùng một kinh nghiệm,đó làđược sanh ra, đau đớn, bệnh tật, già nua, rồi chết. Là con người, chúng ta bị kiềm chế và giam hãm liên tục trong một trạng thái bất toại nguyện, và cũng chính vì thế mà chúng tađã dành phần lớn cuộcđời mìnhđể phấn đấu đi tìm sự thoải mái và toại nguyện. Chúng ta phấnđấu một cách tuyệt vọng để được hạnh phúc và thoải mái -- và cuộcđấu tranh giành hạnh phúc và thoải mái nầyđã biến thành mụcđích của toàn bộ cuộcđời chúng ta.Tuy nhiên, ngay cả những lúc chúng tađã cóđược an toàn và hạnh phúc, lo âu và sợ hãi vẫn không rời chúng ta. Vì thế, khổđau là kinh nghiệm chung của tất cả con người.

Và tâm từ và tâm bi cũng thế. Khái niệm tâm từ haymettatrongđạo Phật có nghĩa là khả năng kham nhẫn và chịuđựng những bất toàn của cuộcđời, xã hội, và của chính chúng ta. Tháiđộ từ bi nầy là giá trị chung và phổ biến cho tất cả mọi người. Bạn có thể từ bi với người Công giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, với bất cứ hộiđoàn chính trị nào, và với tất cả giai cấp trong xã hội.

Tất cả mỗi người trong chúng tađều có tâm từ nầy.Vấnđề là chúng ta thường không nhận ra nó, bỏ quên nó trong lúc chạy theo những ham muốn và thôi thúcđiênđảo của chúng ta.Chúng ta bị cuốn hút trong cuộc sốngđến nỗi chúng ta quênđi những đức tính có công năng đem lại sự quân bình trong tâm như nhẫn nhục, tha thứ, tử tế, và dịu dàng. Nhưng khi mở rộng và giải phóng tâm khỏi những ô nhiễm và ảo tưởng về cuộc sống, chúng ta sẽ tiếp cận với tâm từ. Tâm từ là tâm chung và phổ biến có mặt trong tất cả mọi người cho dùđó là người có học hay dốt nát, là nam hay nữ. Tâm từ không phải làđặc quyền của bất cứ giai cấp thống trị hay nhóm tôn giáo nào. Một tâm thức mở rộng bao la và phủ trùm tất cả là mảnhđất chung cho tất cả mọi người;chính từ mảnhđất đầy từ bi nầy, chứ không phải từ những lập trường cực đoan, mà chúng ta có thể nhận diện cuộcđời một cách trong sáng và rõ ràng.

Nền giáo dụcđúng đắn là nền giáo dục hướng dẫn trẻ con, người lớn, nam hay nữ tu sĩ, người Ky tô giáo, người Ấnđộ giáo, người Hồi giáo-- và cùng bao nhiêu người khác nữa -- tiến về cái chung và phổ biến của con người, thay vì hướng về sự chia rẽ và phân liệt.