Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

LO SỢ VÀ ĐAU ĐỚN

 

THIỀN SƯ AJAHN BRAHM

TRẦN NGỌC BẢO DỊCH

 

Lo sợ là gì

Lo sợ là cố tìm và bắt lỗi tương lai. Chỉ cần chúng ta luôn nhớ rằng tương lai của chúng ta cực kỳ bất định thì chúng ta sẽ không còn cố dự đoán chuyện gì xấu sẽ xảy ra. Sự lo sợ chấm dứt ngay đó.

Hồi nhỏ có dạo tôi rất sợ phải đi nha sĩ. Tôi đã xin một cái hẹn rồi mà cứ dùng dằng không muốn đi. Tôi lo sốt vó. Tới khi đến phòng khám thì mới biết cuộc hẹn đã bị hủy. Tôi nhận ra rằng lo sợ làm lãng phí biết bao thì giờ quí báu!

Lo sợ tiêu tan trong sự bất định của tương lai. Nhưng nếu chúng ta không sử dụng trí tuệ thì lo sợ có thể làm cho chúng ta tiêu ma. Nó làm cho một chú tiểu có tên là Little Grasshopper, trong một chương trình truyền hình có tên là Kung Fu (Võ Thuật) gần như tiêu ma luôn. Trước khi đi xuất gia tôi rất mê chương trình này.

Trong một đoạn phim, vị sư phụ mù của chú tiểu Little Grasshopper dẫn chú vào trong một phòng nhỏ phía sau điện thờ, phòng này thường hay khóa cửa. Trong phòng có một hồ bơi nhỏ, chiều rộng khoảng 6 mét và một tấm ván nhỏ bắc ngang từ bên này sang bên kia. Sư phụ bảo chú tránh xa mép hồ vì nó không phải chứa nước mà chứa một loại axít rất mạnh.

Sư phụ bảo chú: “Trong vòng bảy ngày nữa con sẽ được kiểm tra. Con phải bước đi và giữ thăng bằng trên tấm ván đó để vượt qua hồ a xít. Nhưng coi chừng đó. Con có thấy dưới đáy hồ xương cốt nằm rải rác không?”

Chú Grasshopper ngao ngán nhìn mép hồ và thấy rất nhiều xương bên dưới.

“Đó là xương của những chú tiểu giống như con vậy.”

Vị sư phụ dẫn chú ra khỏi căn phòng gớm ghiếc đó và đưa đến một sân đầy ánh nắng phía sau chùa. Ở đó quí thầy xếp một tấm ván cùng kích cỡ như chiếc cầu băng qua hồ, nhưng đặt trên mấy cục gạch. Trong suốt bảy ngày kế đó, nhiệm vụ của chú là tập đi trên tấm ván đó.

Không có gì khó khăn cả. Chỉ trong vài hôm chú tiểu đã có thể bước qua lại và giữ thăng bằng một cách hoàn hảo, ngay cả khi bị bịt mắt cũng vượt qua được.

Sau đó đến ngày kiểm tra.

Chú Grasshopper được sư phụ dẫn vào phòng có hồ axít. Xương của các chú tiểu bị ngã xuống hồ hiện ra lờ mờ. Chú bước lên một đầu tấm ván rồi ngoái cổ lại nhìn sư phụ. Vị thầy này ra lệnh “Bước.”

Tấm ván bắc qua hồ hẹp hơn tấm ván ở trên sân nhiều.

Chú bắt đầu bước, nhưng chân đi không vững. Chú bắt đầu nghiêng qua nghiêng lại. Chú đi chưa được nửa đường. Chân chú bắt đầu run. Hình như chú sắp sửa bị ngã vào hồ.

Phim chợt ngừng lại và người ta bắt đầu chiếu những đoạn quảng cáo.

Tôi cố chịu đựng những phim quảng cáo ngu ngốc đó trong niềm lo âu, không biết chú tiểu có giữ được bộ xương của mình không.

Những đoạn quảng cáo tạm dừng và khán giả được đưa trở lại vào căn phòng có hồ a xít. Chú tiểu Grasshopper bắt đầu mất tự chủ, chú bước không vững, và . . . lắc lư và thế rồi . . ùm, ô thôi rồi!

Vị sư phụ cười phá lên khi nghe tiếng quẫy đạp dưới hồ. Trong hồ không có a xít mà chỉ là nước. Xương được bỏ vào hồ chỉ để gây “hiệu ứng đặc biệt”. Chúng đã đánh lừa chú tiểu Grassopper và đánh lừa cả tôi.

Sau đó sư phụ hỏi một cách nghiêm trang: “Vì sao con ngã vậy?” “Sợ làm cho con ngã đó, Grasshopper à, chỉ vì lo sợ mà thôi.”

Sợ nói trước công chúng

Nhiều người cho rằng một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của họ là nói trước công chúng. Tôi cũng phải nói trước công chúng khá nhiều, ở chùa và ở các hội nghị, ở đám cưới và đám ma, trong các chương trình phát thanh và cả chương trình trực tiếp truyền hình. Đó là một phần trong công việc của tôi.

Tôi nhớ có một lần nọ tôi phải thuyết giảng trước đám đông, còn có năm phút nữa, tôi bỗng nhiên lên cơn hốt hoảng. Tôi chưa chuẩn bị gì cả. Tôi không biết sẽ nói gì đây. Khoảng chừng ba trăm người đang ngồi chờ trong giảng đường để được truyền cảm hứng. Họ đã bỏ ra cả buổi tối để nghe tôi nói chuyện. Tôi bắt đầu nghĩ ngợi lan man “Sẽ như thế nào đây nếu như tôi chẳng nói được gì cả? Sẽ ra sao đây nếu như tôi nói trật bậy? Sẽ ra sao đây nếu tôi ăn nói như một thằng ngốc?

Mọi nỗi lo sợ đều bắt đầu từ ý nghĩ sẽ ra sao và tiếp tục bằng một điều gì đó khủng khiếp. Tôi đang dự đoán tương lai, với thái độ tiêu cực. Tôi thật là ngu ngốc; tôi biết mình khi ấy thật ngốc. Tôi biết mọi lý thuyết nhưng lúc đó chúng không có tác dụng gì cả. Lo sợ cứ nổi lên. Tôi gặp rắc rối rồi.

Chiều hôm ấy tôi nghĩ ra một “chiêu” mà trong giới tu sĩ gọi là “phương tiện thiện xảo” để khắc phục nỗi lo sợ, và kể từ đó chiêu này đã phát huy hiệu quả. Tôi quyết định rằng nếu thính giả không thích cuộc nói chuyện của tôi thì cũng chẳng làm sao, miễn tôi thích là được. Tôi quyết định đùa vui.

Bây giờ thì bất cứ khi nào tôi nói chuyện tôi đều đùa vui. Tôi tự thưởng thức. Tôi kể những câu chuyện vui, tự chế giễu mình và cùng cười với thính giả.

Một lần nọ trong một chương trình trực tiếp truyền thanh ở Singapore tôi kể chuyện ngài Ajahn Chah tiên đoán về loại tiền dùng trong tương lai (người Singapore rất thích những thứ liên quan đến kinh tế).

Ajahn Chah đoán rằng một lúc nào đó thế giới sẽ không còn giấy để in tiền, không còn nguyên liệu để làm tiền kim loại vì thế người ta phải tìm ra một thứ gì khác làm phương tiện giao dịch. Ngài đoán người ta sẽ lấy cứt gà làm tiền. Người ta sẽ đi lại xuôi ngược với cứt gà trong túi. Các ngân hàng sẽ chứa đầy thứ ấy và kẻ trộm cũng cố cướp cho được thứ ấy. Người giàu tự hào về việc sở hữu rất nhiều cứt gà, còn người nghèo thì ao ước trúng số ăn được một đống cứt gà thật to. Các chính phủ sẽ tập trung thảo luận “tình hình cứt gà” trong nước, và sẽ xếp những vấn đề môi trường, xã hội xuống hàng thứ yếu chỉ bàn sau khi có đủ phân gà để lo cho việc quốc phòng.

Có gì khác giữa tiền giấy, tiền kim loại, và cứt gà nào? Chẳng khác gì cả.

Tôi thích kể câu chuyện ấy. Nó đưa ra một lời bình phẩm chua chát về văn hóa hiện nay của chúng ta. Và nó vui. Các thính giả Singapore thích nó.

Tôi hình dung ra rằng nếu như quí vị quyết định vui đùa khi nói chuyện trước công chúng thì quí vị được thư giãn. Về mặt tâm lý không thể nào vừa vui vừa lo sợ cùng lúc được. Khi tôi thư giãn, ý tưởng tuôn trào ra trong đầu óc trong khi tôi đang nói, và rồi đi qua cửa miệng tôi một cách trôi chảy. Hơn nữa thính giả không bị chán khi nghe chuyện vui.

Một nhà sư Tây Tạng có lần đã giải thích tầm quan trọng của việc làm cho thính giả cười trong cuộc nói chuyện như sau: “Một khi họ há miệng,” vị ấy nói, “thì ta có thể ném vào một viên thuốc thông não.”

Sợ đau

Sợ là thành phần chính của cái đau. Nó làm cho cái đau trở thành bức bực bội. Buông bỏ được cái sợ thì chỉ còn cảm giác đau mà thôi.

Vào cuối thập niên 1970, khi đang sống trong một tu viện trong rừng ở một vùng xa xôi hẻo lánh miền đông bắc Thái Lan tôi bị đau răng. Ở đó chẳng có nha sĩ, chẳng có điện thoại, và cũng chẳng có điện. Chúng tôi chẳng hề có lấy một viên aspirin hay tylenol trong tủ thuốc. Đã làm thầy tu trong rừng thì phải chịu đựng thôi.

Vào khuya hôm đó, dường như bệnh tật thường trở nặng vào giờ ấy, cơn đau răng trở nên càng lúc càng tệ hại. Tôi tự đánh giá mình là một ông thầy tu khá vững vàng rồi, ấy thế mà cơn đau ấy đã thử thách trình độ tu hành của tôi. Một bên miệng của tôi cứng ngắc vì đau. Từ trước tới nay tôi chưa từng có một cơn đau nào ghê gớm như thế. Tôi cố thoát khỏi cái đau bằng cách chú tâm vào hơi thở. Tôi đã học cách tập trung vào hơi thở khi bị muỗi đốt; thỉnh thoảng tôi đếm có tới bốn mươi con đậu trên thân tôi cùng một lúc, và tôi đã vượt qua cảm giác bị đốt bằng cách chú tâm vào hơi thở. Nhưng cơn đau răng ấy quả là hết sức đặc biệt. Trong tâm tôi đã cảm nhận được hơi thở ra vào nhưng chỉ được hai ba giây, rồi cơn đau đá văng cánh cửa tâm mà tôi đã đóng lại, và rồi nó bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.

Tôi đứng dậy, bước ra ngoài đi thiền hành. Nhưng rồi tôi cũng bỏ cuộc. Tôi không “đi” thiền được mà “chạy” thiền thì đúng hơn. Tôi không thể nào bước chậm rãi được. Cơn đau điều khiển tôi: nó đẩy tôi chạy. Nhưng chẳng có nơi nào để mà chạy đến cả. Tôi chỉ còn biết là mình đang đau. Đau như điên như dại.

Tôi chạy về lại thất, ngồi xuống và bắt đầu tụng kinh. Tôi thường nghe nói là việc tụng kinh có năng lực kỳ diệu. Kinh Phật có thể đem lại may mắn, xua đi ác thú và chữa lành bệnh tật – đại loại là thế. Nhưng tôi không tin. Tôi đã được đào tạo để trở thành nhà khoa học kia mà. Những khả năng mầu nhiệm đó đối với tôi chỉ là trò huyền hoặc dành cho những người dễ tin mà thôi. Nhưng tôi cũng bắt đầu tụng, hy vọng một cách mơ hồ là sẽ có hiệu quả. Nhưng cuối cùng tôi cũng tuyệt vọng và bỏ cuộc vì tôi thấy mình không phải đang tụng kinh mà đang hét kinh thì có. Lúc đó đã khuya rồi nên tôi sợ tôi sẽ đánh thức mấy thầy khác vì kiểu tụng kinh bất thường ấy. Với kiểu tụng như la như hét ấy thì tôi có thể sẽ làm cho cả làng ở cách xa hàng mấy ki-lô-mét thức dậy hết. Cơn đau nhức làm cho tôi không thể nào tụng một cách bình thường được.

Khi ấy tôi hoàn toàn cô độc, cách xa quê nhà hàng ngàn dặm, trong một khu rừng sâu, chẳng có chút tiện nghi, mà lại chịu một cơn đau khủng khiếp không có lối thoát. Tôi đã cố gắng bằng mọi cách mà tôi biết, ấy thế mà không chịu nỗi. Tình trạng là như thế.

Giây phút tuyệt vọng như vậy khai mở cánh cửa vào tuệ giác, cánh cửa mà bình thường không hề thấy. Một cánh cửa như thế đã mở cho tôi và tôi bước vào. Thành thật mà nói là tôi chẳng còn lựa chọn nào khác.

Tôi nhớ có hai chữ ngắn ngủi mà thôi : “Buông bỏ”. Tôi đã được nghe những chữ ấy nhiều lần. Tôi cũng đã thảo luận với bạn bè về ý nghĩa của hai từ ấy và tôi cho rằng tôi đã hiểu được: đó chỉ là ảo tưởng mà thôi. Tôi đã sẵn sàng thử hết mọi cách, thế cho nên bây giờ tôi chỉ còn một cách là thử buông bỏ một trăm phần trăm. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi thật sự buông bỏ.

Những gì xảy ra kế tiếp làm tôi chấn động mạnh. Cơn đau khủng khiếp ấy biến mất ngay lập tức. Thay vào đó là một niềm vui sướng vô bờ. Từng đợt sóng hạnh phúc dâng trào trong người tôi. Tâm trí tôi chìm vào một trạng thái bình yên sâu lắng, khỏe khắn. Tôi thiền định một cách dễ dàng, không cần một chút gắng sức. Sau khi ngồi thiền cho đến sáng sớm, tôi nằm xuống nghỉ ngơi một lát. Tôi ngủ thật sâu, thật ngon lành. Khi thức dậy vừa kịp để làm những việc thường ngày của một tu sĩ, tôi nhận ra là mình bị đau răng. Nhưng không gì có thể sánh với tối hôm qua.

Buông bỏ cơn đau

Trong câu chuyện ấy, tôi đã buông bỏ cái sợ đau. Tôi chào đón cơn đau và ôm ấp nó, cho phép nó ở cùng với tôi. Đấy là lý do vì sao nó bỏ đi.

Nhiều bạn bè của tôi trong khi đau cũng đã thử cách này nhưng không có hiệu quả. Họ đến bảo tôi rằng cơn đau răng của tôi chẳng thấm gì so với cơn đau của họ. Điều đó không đúng. Vì cơn đau mỗi người đều cảm thấy nhưng không làm sao đo đạc được. Tôi giải thích cho họ vì sao buông bỏ không có kết quả qua câu chuyện của ba người đệ tử của tôi.

Người đệ tử thứ nhất, khi đau, đã thử buông bỏ bằng cách như sau:

“Buông đi,” sư chú nói một cách nhẹ nhàng, và chờ đợi.

“Buông!” chú lặp lại và chẳng thấy điều gì xảy ra cả.

“Hãy buông đi!”

“Nào nào, hãy buông bỏ.”

“Tôi ra lệnh: Hãy buông bỏ!”

“BUÔNG BỎ!”

Chúng ta có thể thấy điều này là buồn cười, nhưng đó lại là điều mà ai cũng thường làm. Chúng ta buông bỏ không đúng cái cần buông. Chúng ta nên buông bỏ cái người ra lệnh buông ấy đi. Chúng ta nên buông bỏ cái con người “điều khiển” kỳ quặc trong chính chúng ta, mà ai cũng biết người đó là ai rồi. Buông bỏ có nghĩa là “không có người điều khiển”.

Người đệ tử thứ hai, khi đau, nhớ tới lời khuyên này và buông bỏ người điều khiển. Chú ngồi yên với cơn đau, và cho rằng nó sẽ ra đi. Sau mười phút cơn đau vẫn như cũ, thế là chú phàn nàn là buông bỏ chẳng có hiệu quả gì. Tôi giải thích cho người đệ tử ấy rằng buông bỏ không phải là buông bỏ cơn đau mà là làm hòa với cơn đau. Sư chú này đã cố điều đình với cơn đau và nói : “Tôi sẽ buông trong mười phút, còn anh, cơn đau, sẽ biến đi. Được chưa?”

Như vậy chưa phải là buông bỏ mà là cố buông bỏ cơn đau.

Người đệ tử thứ ba, khi bị đau đã nói với cơn đau như thế này: “Này đau, tôi mở cánh cửa lòng tôi ra đây, anh cứ vào mà làm gì cũng được. Xin mời.”

Người đệ tử thứ ba này sẵn lòng cho phép cơn đau tiếp tục đến chừng nào cũng được, suốt cả quãng đời còn lại cũng được, tệ hại hơn cũng được. Chú cho phép cơn đau hoàn toàn tự do. Chú buông bỏ mọi sự chống cự. Thật sự buông bỏ. Dù cơn đau có ở lại hay ra đi cũng chẳng có gì quan trọng. Chỉ lúc đó cơn đau mới biến mất.

Thương hiệu, hay làm sao để vượt qua thuốc men nha khoa

Một nhà sư trong tu viện của chúng tôi có một cái răng hư. Sư đã phải nhổ nhiều răng hư nhưng lại không thích dùng thuốc tê. Cuối cùng, sư tìm ra một nha sĩ ở Perth sẵn lòng nhổ răng cho sư không dùng thuốc tê. Sư đã đến ông nha sĩ này vài lần. Sư thấy chẳng có vấn đề gì.

Để cho nha sĩ nhổ răng mà không dùng thuốc tê có lẽ cũng gây ấn tượng kha khá, nhưng tính cách này của sư còn đưa đến một cách hay hơn. Sư tự nhổ răng mà không dùng thuốc tê.

Chúng tôi đã nhìn thấy sư đứng bên ngoài nhà xưởng của tu viện, với một chiếc răng mới nhổ máu me be bét nằm trong một cái kềm bình thường. Cũng chẳng có gì làm điều: sư rửa sạch cái kềm trước khi trả lại cho nhà xưởng.

Tôi hỏi sư làm sao có thể làm như vậy. Điều sư nói cũng cho thấy sợ là thành phần chính của cái đau: “Khi tôi quyết định tự nhổ răng – phải chạy đến nha sĩ thật là một việc phiền phức – việc ấy đâu có gây đau. Khi tôi đi đến nhà xưởng, việc này cũng không gây đau. Khi tôi cầm lấy cái kềm, nó cũng không gây đau. Khi tôi dùng kềm kẹp lấy chiếc răng, nó cũng không làm đau. Khi tôi bắt đầu lắc lắc cái kềm và giật mạnh thì nó mới thật sự đau, nhưng cơn đau chỉ kéo dài chỉ vài giây. Khi đã nhổ răng ra rồi, thì đau không nhiều lắm. Bị đau chỉ trong vòng năm giây, thế thôi.”

Các bạn, độc giả của tôi, ắt phải nhăn mặt khi đọc câu chuyện thật này. Vì lo sợ, có lẽ các bạn sẽ cảm thấy đau hơn sư. Và nếu bạn thử nhổ răng theo kiểu ấy chắc là đau khủng khiếp, thậm chí trước khi bước đến nhà xưởng để lấy kềm đã thấy đau ghê gớm rồi. Lo lắng – sợ hãi – là thành phần chính của cái đau.

Không lo lắng

Buông bỏ “người điều khiển”, tiếp xúc nhiều hơn với giây phút hiện tại và sẵn sàng hơn đối với sự bất định của tương lai giải phóng cho chúng ta khỏi nhà tù của sự lo sợ. Nó giúp chúng ta đáp ứng với những thách thức của cuộc đời với tuệ giác sẵn có của mình, và đưa chúng ta ra khỏi tình huống khó khăn một cách an toàn.

Có lần tôi đang đứng giữa một trong sáu dòng người xếp hàng trước thanh chắn của bộ phận quản lý nhập cảnh tại sân bay Perth. Lúc ấy tôi vừa trở về từ Sri Lanka quá cảnh Singapore. Dòng người di chuyển một cách chậm chạp; rõ ràng là người ta đang kiểm tra gắt gao. Một nhân viên hải quan chợt xuất hiện từ cánh cửa bên của hành lang, dẫn theo một con chó nghiệp vụ được huấn luyện để tìm ma túy. Các hành khách vừa đến mỉm cười một cách hồi hộp khi nhân viên hải quan dẫn con chó đi lên đi xuống dọc theo dòng người. Mặc dầu họ không mang ma túy nhưng sau khi con chó dừng lại ngửi rồi bỏ đi ai cũng thở phào nhẹ nhõm.

Khi con chó nhỏ đi đến sát tôi và ngửi, nó dừng lại, rúc cái mõm nhỏ xíu của nó vào lưng áo của tôi và vẫy đuôi thành vòng tròn. Viên sĩ quan phải giật mạnh sợi dây để lôi nó đi nơi khác. Người hành khách đứng trước tôi trong hàng trước đây có vẻ thân thiện bây giờ bước lên một bước tránh xa ra. Và tôi biết chắc hai người ở phía sau tôi cũng bước lui một bước.

Sau đó năm phút, khi tôi đứng gần quầy kiểm tra hơn thì người ta lại dẫn con chó đi lên một vòng nữa. Con chó đi lên, đi xuống dọc theo hàng người, dừng lại trước từng hành khách, ngửi ngửi, rồi bỏ đi. Khi nó đến sát bên tôi nó lại dừng lại, rúc đầu vào áo của tôi và vẫy đuôi lia lịa. Người nhân viên hải quan lại phải giật mạnh sợi dây để lôi nó đi. Tôi thấy mọi cặp mắt đều đổ dồn vào tôi. Mặc dầu trong tình huống như vậy nhiều người có thể đâm ra lo lắng, nhưng tôi thì vẫn thản nhiên. Nếu tôi phải vào nhà giam thì cũng được, ở đó tôi có nhiều bạn bè và họ có thể cho mình ăn ngon hơn ở tu viện!

Khi tôi đến quầy kiểm soát họ kiểm tra tôi rất kỹ. Tôi không có ma túy, nhà sư cả rượu cũng không uống kia mà. Họ không bắt tôi cởi áo tôi đoán vì tôi không tỏ ra lo lắng. Họ chỉ hỏi tôi rằng tại sao con chó lại chỉ dừng lại bên tôi. Tôi nói các nhà sư có tình thương đối với mọi loài súc vật và có lẽ đó là cái mà con chó đánh hơi thấy; hay có thể trong kiếp trước, con chó này là một nhà sư. Sau đó họ để cho tôi đi qua.

Một lần khác tôi suýt bị đấm vào mặt bởi một anh chàng người Úc to cao lúc ấy đang nổi giận và hơi say. Sự không sợ hãi đã cứu nguy cho tình thế và cái mũi của tôi.

Chúng tôi vừa mới chuyển đến tu viện mới trong thành phố về phía bắc của Perth. Chúng tôi sắp sửa tổ chức một buổi lễ khánh thành, và có một điều ngạc nhiên thú vị là thống đốc bang Tây Úc lúc đó là Sir Gorden Reid cùng với phu nhân đã nhận lời mời của chúng tôi, hứa sẽ đến dự. Tôi được giao nhiệm vụ lo thuê rạp và ghế cho quan khách. Thầy trị sự dặn dò tôi phải kiếm cho được thứ tốt nhất và sắp xếp cho thật đàng hoàng.

Sau một hồi tìm kiếm tôi tìm ra một công ty cho thuê đồ rất đắt tiền. Nó ở trong khu ngoại ô giàu có phía tây của Perth và cho thuê rạp cho những bữa tiệc ngoài trời của các triệu phú. Tôi giải thích ý định và lý do vì sao phải thuê đồ tốt nhất. Người phụ nữ tiếp chúng tôi nói hiểu rồi, và thế là chúng tôi đặt hàng.

Khi rạp và ghế được chở đến vào chiều tối thứ sáu, thì tôi lại bận giúp đỡ người khác ở sân sau tu viện. Khi tôi ra trước để kiểm tra thì chiếc xe tải và nhân viên của họ đã đi rồi. Nhìn tình trạng của chiếc rạp tôi không thể tin vào mắt mình. Nó lấm lem đất đỏ. Tôi lấy làm thất vọng, nhưng vấn đề vẫn có thể được giải quyết. Chúng tôi bắt đầu lấy vòi nước xịt thật sạch. Rồi tôi kiểm tra ghế dành cho khách - chúng cũng dơ bẩn như thế. Thế là chúng tôi phải tìm giẻ và nhiều tình nguyện viên xúm vào giúp lau chùi. Tôi nhìn những ghế cho khách VIP. Chúng rất đặc biệt: không có ghế nào có chân bằng nhau! Ngồi lên là lắc lư, nghiêng ngã.

Thật không thể tin được. Như vậy là quá đáng. Tôi chạy đến điện thoại, gọi cho công ty cho thuê và gặp ngay người phụ nữ sắp sửa ra về để nghỉ cuối tuần. Tôi giải thích tình hình, và nhấn mạnh rằng không thể để ông thống đốc bang Tây Úc ngồi lắc lư trên một chiếc ghế gập ghềnh suốt buổi lễ như thế được. Lỡ ông ta ngã thì sao? Bà ta nói hiểu rồi, xin lỗi, và hứa sẽ thay ghế trong vòng một tiếng đồng hồ.

Lần này thì tôi đứng chờ chiếc xe tải giao hàng. Tôi thấy nó chạy vào con đường dẫn đến tu viện. Chạy chưa được nửa đường, còn cách tu viện khoảng sáu mươi mét, một người đàn ông nhảy ào xuống và chạy đến phía tôi, mắt đỏ lừ và tay nắm lại.

“Tay phụ trách ở đâu?” y la hét. “Tôi muốn gặp tay phụ trách ở đây.”

Sau này tôi mới biết chuyến giao hàng đầu tiên cho chúng tôi là chuyến giao hàng cuối cùng của họ trong tuần. Sau khi giao hàng, họ đã dọn dẹp và đi vào quán rượu để bắt đầu nghỉ cuối tuần. Họ đã uống khá nhiều rồi khi viên quản lý đi vào quán và ra lệnh cho họ quay về làm việc. Các nhà sư Phật giáo muốn họ đổi ghế.

Tôi bước đến gần anh chàng ấy và nói nhẹ nhàng, “Tôi là tay phụ trách đây, tôi có thể giúp gì được cho ông đây?”

Y chồm mặt sát với mặt của tôi, bàn tay phải vẫn nắm chặt, đưa gần sát mũi của tôi. Mắt y ngầu đỏ vì giận dữ. Tôi ngửi thấy mùi bia trong miệng y nồng nặc xông ra, chỉ cách tôi vài xăng ti mét. Tôi không cảm thấy sợ hãi, cũng không tự kiêu. Tôi cứ thản nhiên.

Những đạo hữu dừng tay lau chùi để xem. Không ai chạy đến giúp tôi cả. Cám ơn các bạn.

Sự đối đầu xảy ra chỉ trong vài phút. Tôi cảm thấy rất thú vị về những gì xảy ra. Trước phản ứng của tôi, gã công nhân nóng giận này đờ người ra. Ắt hẳn y chờ đợi một thái độ sợ hãi hoặc gây hấn chống lại. Đầu óc y không biết phản ứng ra sao trước một người vẫn thản nhiên khi nắm đấm của y đã đưa lên gần lỗ mũi người đó. Tôi biết y không thể nào đấm tôi, cũng không thể bỏ tay xuống được. Thái độ không sợ hãi của tôi đã làm y bối rối.

Trong mấy phút đó, chiếc xe đã đỗ lại và người chủ bước xuống, đi về phía chúng tôi. Ông ta đặt tay lên vai của gã công nhân đang đứng ngẩn người và nói, “Nào, hãy bốc dỡ ghế xuống.” Mệnh lệnh này gỡ cho y ra khỏi tình trạng bế tắc.

Tôi nói, “Được rồi, tôi sẽ giúp một tay.” Và chúng tôi cùng nhau mang ghế xuống. Mọi việc đều xong xuôi.