Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

KIÊN NHẪN TRONG

PHẬT GIÁO

VÀ TRONG VĂN CHƯƠNG

CỦA RILKE FAULKNER

VÀ NGUYỄN DU

 

PHẠM CÔNG THIỆN

 

Từ nhan đề và chủ đề này cho đến sự khai triển thành hình cụ thể xuất hiện như một tiếng gọi lên đường trở về Hy Mã Lạp Sơn của tâm thức, người viết phải trải qua một lộ trình kiên nhẫn của chữ nghĩa và của sự tự phá hủy của chính chữ nghĩa để đối mặt với sự vô nghĩa lớn rộng của mọi kiến trúc ý niệm xoay tròn bên ngoài mà không hẳn là cái ở bên ngoài và bên trong, “trong” và “ngoài” lôi kéo mọi sự vận hành điên đảo của tâm thức. Nếu chương này viết có giọng điệu khô khan và đây đó đột hiện đôi ba chữ Phạn, Chữ Pàli, chữ Tây Tạng, chữ Đức hay chữ Hy Lạp thì người đọc cũng nên kiên nhẫn suy nghĩ rằng mọi sự phô trương chữ nghĩa chỉ lường gạt được những hạng người thích phô trương chữ nghĩa, rằng chính thể tính của chữ nghĩa là tự phô trương ra cái vô nghĩa của tất cả sự tự biệt lập, tự ngăn cách và tự mãn của cái mà người ta quen gọi là “cá thể”, “cá vật”, “cá nhân”, “cá nhân vận năng chủ nghĩa” hay cái người ta thường gọi là “cá tính”. Nói một cách khác, người viết và người đọc cần phải kiên nhẫn suy nghĩ đôi ba lần đáng được suy nghĩ xoay tròn bên ngoài cái mà người ta quen gọi là đức kiên nhẫn mà chính đức kiên nhẫn không hẳn là cái ở bên trong lôi kéo một sự vận hành điên đảo của ý thức tiềm thức, vô thức, hạ thức, thượng thức, trí thức, lập thức, ẩn thức, hiện thức, siêu thức. Đức kiên nhẫn không phải là một cái gì đằng xa lôi kéo sự vận hành của một cái gì rất gần như cái gọi là “cá thể”, “cá nhân”, “cá vật”, và “cá tính”; đức kiên nhẫn cũng không phải là một cái gì đó rất gần như là “tâm thức”, “tâm trạng” và “tâm lý” mà cái gọi là “chủ thể” có thể làm chủ được mỗi khi cái gọi là “cá thể” tự giải thích phô trương là “chủ thể”.

Bỏ ra ngoài ý niệm thông thường của thung lũng ý thức như “chủ thể”, “khách thể”, “cá thể”, “tập thể”, “biệt thể”, “lập thể”, “siêu thể”, và tất cả những dạng thể và biến thể có thể có được cái gọi là “hiện thể”, chúng ta cùng nhau kiên nhẫn lên đường trở về thể tính và tính thể của đức kiên nhẫn trong ý nghĩa siêu việt của Phật Giáo. Vừa đọc tới đây, người ta có thể thiếu kiên nhẫn, bực mình, ngáp và tự hỏi không biết người viết sẽ dẫn mình đi đến đâu.

Có thể tạm cho một định nghĩa về sự thìếu kiên nhẫn là: không chịu đựng nổi cái ý thức rằng mình thiếu kiên nhẫn. Từ đó đẻ thêm một giả định nghĩa về sự thiếu kiên nhẫn: không chịu đựng nổi sự chịu đựng Nói một cách gọn trong tinh thần triết lý chơi chữ và ngôn ngữ Việt Nam: không chịu nổi tất cả cái mà người Việt Nam gọi là nổi như: nổi về, nổi ở, nổi đi, nổi đứng, nổi nhớ, nổi thương, nổi buồn, nổi đau, nỗi lòng, nỗi niềm, nỗi nào, nông nổi, khó nổi, lắm nổi, mỗi nổi. Trong tinh thần triết lý Vĩệt Nam, sự không kiên nhẫn và sự thiếu kiên nhẫn và sự đánh mất kiên nhẫn là sự thay đổi chuyển hóa từ chữ nổi (dấu hỏi) đến chữ nỗi (dấu ngã). Nói một cách triết lý hơn nữa, tất cả câu hỏi đều bị té ngã thành một nỗi, mọi nông nỗi của con người hiện nay. Tất cả các triết lý về sự kiên nhẫn là sự kiên nhẫn của chính triết lý: triết lý chịu đựng nổi tất cả dấu hỏi, chịu đựng nổi tất cả mọi nông nỗi và hỏi cho tới nơi: “Biết hỏi có nghĩa là: biết chờ đợi dù là chờ đợi trọn một đời người. Điều chính yếu là đúng thời, nghĩa là đúng giây phút, đúng lúc và có được một sự Kiên Nhẫn chính đáng.” (Heidegger, Einfuehrung in die metaphisik, trang 157: “Fragen Koennen heist: warten koennen, sogar ein leben lang. Die rechte Zeit, d.h. der rechte Augenblik und das rechte ausdauem”). Bây giờ chúng ta có thể đi đến một ý thức mơ hồ nào đó rằng sự kiên nhẫn có nghĩa là: “biết chờ đợi, dù là chờ đợi trọn một đời người”. Và ý thức có thể rõ ràng hơn nữa: sự kiên nhẫn chính đáng là kiên nhẫn thì có nghĩa rằng ăn ở, đi đứng, lưu trú với tiết nhịp thời gian chính yếu, trúng tiếp, trúng nhịp, ăn khớp với sự biến dịch tự nhiên của tất cả trong tất cả, của một trong một, của tất cả trong tất cả, của một trong tất cả, của tất cả trong một. Sự kiên nhẫn bùng lóe chiếu rực lên trong giây phút liên thu, không phải chỉ bùng lên rồi tắt, mà ngược lại: cháy bùng lên và lặng lẽ soi rực chiếu sáng liên tục tất cả lộ trình của sự vận hành tâm thức. Sự kiên nhẫn chính là sự kiên nhẫn của thời gian chính yếu không phải là thời gian của đồng hồ và niên lịch: “hãy chờ đợi một cách khiêm tốn và kiên nhẫn, đợi giờ phút khai sinh ánh sánh rực ngời mới lạ”. Ở đây thời gian không thể làm tiêu chuẩn đo lường. Một năm có kể gì: khi mình là nghệ sĩ thì có nghĩa là nảy nở như cây lá không hề bức thúc nhựa cây, đứng vững lại một cách tín thành trong tất cả ngọn gió lớn của mùa xuân, không hề sợ hãi nao núng rằng mùa hạ không trở lại nữa. Mùa hạ nhất định sẽ đến. Nhưng mùa hạ chỉ đến cho những kẻ nào biết chờ đợi, chờ đợi một cách trầm lặng và cởi mở như là mình đã có cả vĩnh cửu trước mắt mình. Tôi đã học được điều ấy mỗi ngày bằng bao nhiêu cơn đau đớn, bằng bao nhiêu nỗi đau khổ mà tôi vẫn cảm tạ: KIÊN NHẪN VẪN LÀ TÂT CẢ - “GEDULD IS ALLES” (rainer Maria Rilke, xin đọc Rilke của Phạm Công Thiện, trang 27, 1969, Cornell University Library, Wason PT 2635, 165, 275, NUL 72-2451). Những lời nói dẫn của đại thi hào Đức Rilke đáng được kiên nhẫn trích lại một lần nữa nơi đây vì chính Rilke là mộl thi sĩ suốt đời ăn nằm trọn vẹn tất cả những ý nghĩa của sự kiên nhẫn. Và cũng chính Rilke là nhà thơ đã sống trọn vẹn với tinh thần đạo lý Phật Giáo mà chúng ta còn nhìn thấy lại trong mấy bài thơ tuyệt vời của Rilke về Đức Phật như bài thơ nhan đề: “Đức Phật trong sự quang vinh hiển ngời”; Rilke tôn kính gọi Đức Phật là “trung tâm điểm của tất cả mọi trung tâm điểm, căn nguyên của mọi căn nguyên” (Mitte Aller Mitte, Kern Der Kerne) và ca tụng: “Trong pháp thân Đức Phật đã bắt đầu/một cái gì đó mà sáng rực lâu dài hơn những mặt trời...” Vài suy nghĩ kiên nhẫn về đức kiên nhẫn trong Phật giáo đã được viết ra trong ánh sáng của Kinh luận Phật giáo từ nguyên thủy cho đến toàn bộ Đại thừa Phật giáo gồm luôn cả Kim Cương thừa của Mật tông Tây Tạng; ngòi bút của người viết đã được hướng dẫn bởi một thế lực khủng khiếp của “một cái gì đó sáng rực lâu dài hơn tất cả những mặt trời”. Vâng lệnh theo truyền thống tôn nghiêm của luận thuyết Phật giáo, người viết tôn kính khởi đầu bằng sự quăng bỏ cả thân, khẩu, ý của mình xuống dài sát mặt đất để phụng ngưỡng đức Phật qua câu kệ tán tụng của đại sư Nàgàrjuna (Long Thọ) trong phần mở đầu của Trung Luận (Mùlamadhya-makakàrika) mà tư tưởng vĩ đại khủng khiếp đã soi đường ngườì viết bước đi từng bước một một cách kiên nhẫn trên con đường trở về đỉnh núi cao nhất của nhân loại, Hy Mã Lạp Sơn của triết lý Tuyết sơn của đạo lý từ Đông sang Tây, một cái gì cao ngất mà tất cả ý thức con người phải sụp đổ:

Anirodham Anutpàdam Anucchedam Asàsvatam /

Anekàrtham Anànàrtham Anàgramam Amrgamam /

Yah Pratityagamutpàdam Prapancopasamam Sivam /

Desayàmàsa Sambuddhah Tam Vande Vandatàm Varam.

Việt dịch:

Con xin phụng ngưỡng đấng Toàn Giác, bậc Tôn Sư siêu việt nhất, người đã thuyết giảng cái không ngừng cái không khởi, cái không tiêu mất, cái không còn lại, cái không giống, cái không khác, cái không đi; người đã thuyết giảng lý duyên khởi, cái tương phát tương khởi đồng nhịp (pratìyasamutpàda), sự an nghỉ tuyệt vời của những vọng thức, vọng niệm, vọng tưởng, vọng ý, vọng ngữ, vọng ngôn, hý ngôn, hý luận, dị tưởng, biệt tưởng, động tưởng, tán ý, hoằng tương, động ý-sự an dịu của những động niệm, những tư tưởng tản mạn (prapancopasama), sự an dịu giải thoát diệu huyền tuyệt diệu tốt lành (siva) (toàn thể quyển Trung Luận của Long Thọ đã được tôi dịch xong từ chữ Phạn từ 3 năm nay mà tôi vẫn kiên nhẫn giữ lại vì chưa tiện xuất bản. P.C.T. 1994).

Chỉ có bốn câu kệ mở đầu trên của Long Thọ (Nàgàrjuna) mà phải dịch ra Việt ngữ dài dòng như trên, thế mà người viết vẫn chưa diễn được hết tất cả ý nghĩa súc tích của Long Thọ, bốn câu kệ trên của Nàgàrjuna có sức mạnh công phá đữ dội gấp triệu lần phương trình nguyên tử của Einstein (thực ra Einstein không đáng được đem ra so sánh ở đây với Nàgàrjuna, vì Einstein nằm ở bình diện khác của kiến trúc vọng niệm, còn Nàgàrjuna thì phá hủy tất cả mọi bình diện và phá hủy tất cả sự vận hành của động niệm). Không phải tình cờ ngẫu hứng người viết mở đầu bài viết vài suy nghĩ kiên nhẫn về đức kiên nhẫn bằng sự trích dẫn và diễn dịch bốn câu kệ trên của Long Thọ, vì chính bài kệ tán mở đầu trên Trung Luận (Mùlamadhyamakakàrika) chính là “trung tâm điểm của tất cá mọi trung tâm điểm, căn nguyên của tất cả mọi căn nguyên” để chúng ta nhảy thẳng vào tính thể và thể tính của sự kiên nhẫn trong Phật giáo.

Chúng ta chưa đủ chuẫn bị tinh thần để hiểu ra ngay ý nghĩa súc tích của bốn câu kệ trên. Chúng ta cần phải kiên nhẫn chờ đợi một giây phút nào đó bất ngờ khi tất cả điều kiện đã được thể hiện đúng lúc thì bốn câu kệ trên bừng vỡ sáng ngời lên “hơn cả những mặt trời”. Hai chữ Phạn nặng nghĩa nhất trong bốn câu chữ Phạn trên của Long Thọ là chữ Pratityasamutpàda và chữ Prapancopasama; thực ra Pratityasamutpàda chỉ có nghĩa quen thuộc “lý duyên khởi” và Prapancopasama có nghĩa không quen thuộc là “an định những động niệm vọng thức”, tuy nhiên, tất cả vấn đề không phải chỉ giản dị như thế, và vấn đề của chúng ta không phải chỉ là vấn đề tìm hiểu ý nghĩa chính xác, mà vấn đề căn bản nhất, vấn đề sống chết chính là sự vận hành di động liên tục của tất cả những kiến thức tâm thức, và chính sự vận hành chuyển động của tất cả ý niệm tản mạn là cái đi ngược lại đức kiên nhẫn; sự kiên nhẫn đúng nghĩa siêu việt trong Phật giáo chính là: làm an nghỉ, làm an định những động tưởng tán ý, tức là ý nghĩa của chính chữ Prapancopasama trong bốn câu kệ chữ Phạn ở trên của Long Thọ. Khi suy nghĩ về đức kiên nhẫn trong Phật giáo và khi mở đầu trích dẫn bốn câu kệ của Long Thọ để ngưỡng phụng đấng Thế Tôn, hốt nhiên chúng ta đã được nhảy thẳng vào trung tâm điểm của đức kiên nhẫn trong Phật gíáo: Kiên Nhẫn là sự an nghỉ của tất cả vận hành ý niệm; Kiên Nhẫn là đi ngoài sự phân biệt ý niệm, đi ra ngoài sự vọng tưởng tán mạn, đi ra ngoài sự phân biệt ý niệm, đi ra ngoài sự tưởng tượng sai lạc, đi ra ngoài sự phóng đại của tâm thức, đi ra ngoài tác động của ngôn ngữ và ý niệm, đi ra ngoài sự đùa chơi của chính chữ nghĩa đối với chữ nghĩa, đi ra ngoài tất cả kiến trúc vọng thức mà chữ Phạn gọi là Nisprapanca và chữ Tây Tạng gọi là Sprospa medpa. Điều quan trọng nữa khiến cho chúng ta cần phải kiên nhẫn lưu ý: sự đi ra ngoài cũng chỉ là sự kiến trúc của vọng thức và vọng tưởng. Như thế chúng ta cần phải kiên nhẫn đi lại từ bước đầu, đi lùi lạỉ xa hơn nữa và thể hiện một cách kiên nhẫn sự vận hành của chính ý niệm kiên nhẫn trong sự tu hành của Phật giáo nguyên thủy và của Đại thừa cùng với Mật tông Tây Tạng.

Nhiều khi người thường nói nhiều về đức kiên nhẫn lại là người thiếu mất kiên nhẫn nhiều nhất. Chính người viết đã phải tự nhận “thân chứng” sự thiếu mất kiên nhẫn trong đủ mọi dạng thái tế nhị và phức tạp. Càng thiếu kiên nhẫn thì càng thấy thấm thía ý nghĩa cô quạnh của hai chữ “kiên nhẫn”. Tìm cho ra tất cả lý do để cắt nghĩa sự thiếu mất kiên nhẫn thì cũng khó khăn như tìm cho ra tất cả lý do để cắt nghĩa sự hiện diện của đức kiên nhẫn. Có lẽ ý thức (hay tiềm thức) đã thôi thúc khiến mình đi tìm lý do để cắt nghĩa cái này (và cái kia), đó là một sự thiếu mất kiên nhẫn của chính tâm thức bất mãn trong giây phút hiện tại. Sự bất mãn bùng dậy từ ý thức leo lét của hiện diện đìu hiu, lôi kéo bóng tối của tương lai vồ chụp lên không gian lung lay và nghiền nát quá khứ thành tro tàn đầy khói trắng. (Đôi khi cũng cần nói “văn chương” một tí để phủ lấp sự thiếu mất kiên nhẫn của chính ngôn ngữ diễn đạt). Người thiếu kiên nhẫn thường khi hay nói nhiều, nói “phóng đại”, nói nhừa nhựa lòng thòng như văn phong của Faulkner (chỉ khi viết văn thì Faulkner mới viết lê thê lòng thòng còn trong đời sống thường nhật thì Faulkner rất ít nói. Đôi khi cũng cần ăn nói lạc đề một chút, đang lúc viết về đức kiên nhẫn trong đạo Phật mà lại đề cập Faulkner, không khác gì gián tiếp đề nghị với người đọc đừng đọc bài viết này và hãy đi tìm đọc Faulkner để thể nghiệm đức kiên nhẫn cho đôi mắt mỏi mệt sau một ngày lao lung với sinh kế chịu đựng; lạc đề mà vẫn nhập đề: chỉ có Faulkner là nhà văn Mỹ duy nhất đã sử dụng chữ “endurance” và chữ “endure” một cách thiên tài u ẩn mà một ngàn trang giải thích ý nghĩa của đức kiên nhẫn cũng không đủ lôi dậy ma lực kỳ quái của âm hưởng ngữ động trong văn chương kiên nhẫn của Faulkner, một trong vài ba bút pháp lì lợm kiên nhẫn nhất của nền văn học hiện đại).

Sự bất mãn đối với nỗi im lặng nặng nề của đời sống làm cho mình trở nên ồn ào (ồn ào âm thầm trong đầu hay ồn ào thể hiện ra ngoài trong cử chỉ điệu bộ), lúc nào mình cũng cảm thấy bức bách; có cái gì thường xuyên thôi thúc mình động đậy không ngừng; lúc nào mình cũng cảm thấy bận rộn và không có thì giờ (hoặc có thì giờ quá nhiều để lúc nào cũng thấy thì giờ là cơn bức bách nghẹt thở), lúc nào cũng mong đợi một cái gì khác xảy đến và thường tình thì chẳng có gì xảy đến; và thế rồi một hôm bỗng có cái gì thực sự xảy đến: cái chết vùng vẫy xuất hiện một cách lì lợm kiên nhẫn; cái chết xuất hiện một cách đúng mẹo luật văn phạm, đúng chính tả, như chữ nhẫn phải viết dấu ngã. Cái chết xuất hiện một cách tàn nhẫn như chữ nhẫn trong chữ Tàu: tất cả ý nghĩa hình nhi hạ học của đức kiên nhẫn đã được sử dụng một cách cụ thể hữu hình và rất gợi hình qua chữ nhẫn với bộ đao đè lên trên bộ tâm: cái đao thêm một nét, thành mũi dao nhọn (nhận) đặt lên trên trái tim; kiên nhẫn có nghiã là chịu đựng cho lưỡi dao nhọn kề sát lên trên trái tim. Tinh thần kiên nhẫn Việt Nho đã lộ nguyên hình trong chữ nhẫn (muốn thấy nhẫn gợi hình một cách rùng rợn thế nào, xin kiên nhẫn nhìn cái hình vẽ lưỡi dao đời thái cổ ở Tàu trong quyển sách đáng nhớ của L. Wieger, Chinese Characters, Their Origin. Etym Ology, Histori, Classification and Signification. A Thorough Study from Chinese Documents, 1965, trang 141-142, và nhất là trang 365). Còn tinh thần kiên nhẫn của Việt đạo được thể hiện và bao dong chứa đựng trong chữ “súc” của Đạo Đức Kinh (chương 51: “Đạo sinh chi, đức súc chi. . . Cố Đạo sinh chi, đức súc chi...), bất ngờ lóe bừng lên sự “thụ nhận”, chịu đựng mũi dao nhọn, chịu đựng gánh lấy sự tự trách nhiệm trước nỗi ly hương cùng độ của dân tộc trong sự kiên nhẫn của ánh sáng tâm linh: “thụ quốc chi cấu, thị vi xã tắc chủ, thụ quốc bất tường thị vi thiên hạ vương” (Đạo Đức Kinh, chương 78: “chịu đựng những sự nhơ bẩn ô nhục, hoạn nạn của quê hương, chịu đựng những điều không làm tai họa, hoạn nạn của quê hương...”); lúc nào cũng phải chịu đựng “chính ngôn nhược phản”, thực hiện đức kiên nhẫn việc thống trị cái khí, “chuyên khí” (Đạo Đức Kinh, chương 10), thường luôn “dốc một lòng giữ sự trầm lặng” (thủ lĩnh đốc, DDK, chương 16) trong cơn gió bàng bạc thổi từ rặng núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) của đất Việt Nam, ứng hiện trong quẻ Khiêm trong đất có núi địa chung hữu sơn của Việt Dịch. Sự Khiêm Nhẫn đã được thành tựu trọn vẹn trong thân thế sự nghiệp của một triết gia vĩ đại nhất của quê hương tức là Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ XVI, (không phải tình cờ ngẫu nhiên mà đỉnh núi cao nhất của Triết Lý Tư Tưởng Việt Nam lại mang tên là Bỉnh Khiêm). Ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm, Việt Nam còn giữ lại mãi mãi lời thơ giấu kín của Nguyễn Du, người đã thể hiện toàn triệt Việt Phật trong bài thơ bất ngờ “Lương chiêu minh thái tử phân kinh thạch đài” mà tinh thần của Việt Phật đã được nói lên trong câu “ngã độc kim cương thiên biến linh” (ta, Nguyễn Du, đã đọc kinh Kim Cương đến hàng ngàn lần). Tất cả ý nghĩa của hai chữ kiên nhẫn trong ngôn ngữ Việt Nam đã tựu thành quyết liệt và quyết định trong ý thức ly tướng (ly nhất thiết chư tướng) của thi hào Nguyễn Du với mấy chữ “vô tự thị chân kinh” (ngã độc kim cương thiên biến linh / Kỳ trung áo chỉ đa bất minh / Cập đáo phần kinh thạch đài hạ / Tài tri vô tự thị chân kinh). Trước bốn câu thơ này, Nguyễn Du đã nhắc lại Huệ Năng, lục tổ Thiền tông nhân loại, đại thiền sư Việt Nam sinh tại Lãnh Nam, miền đất xưa của Việt Nam. Từ Huệ Năng đến Nguyễn Du, tất cả dòng Thiền tông Việt Nam đều được khai phát bí mật từ kinh Kim Cương, Bát Nhã ba la mật đa. Đức kiên nhẫn và khiêm nhẫn của Việt Phật (được thể hiện từ Huệ Năng đến Nguyễn Du qua kinh Kim Cang) đã cưu mang và chuyển hóa toàn triệt Việt Nho, Việt Lão và Việt Dịch, không phải để trở thành một thứ “tam giáo đồng nguyên” như thiên hạ lầm tưởng mà là một cái gì rất bướng rất bỉnh, rất bướng bỉnh mà Nguyễn Du gọi là “vô tự”. Do đó, triết lý (viết thường) và Triết Lý (viết hoa) của Việt Nam có thể được gọi là “Triết Lý Vô Tự” mà đức Kiên Nhẫn và Khiêm Nhẫn đã được chuyển tính qua “nhẫn nhục ba la mật” của Kinh Kim Cang: Nhẫn Nhục không phải là Nhẫn Nhục, mới được gọi là Nhẫn Nhục. Kiên nhẫn đọc đi đọc lại kinh Kim Cang đến hàng ngàn lần, kiên nhẫn thấy rằng mình mù mờ không hiểu gì cả, rồi cứ tiếp tục kiên nhẫn đọc đi đọc lại Kinh Kim Cang đến vài trăm ngàn lần nữa, một hôm bỗng nhiên hàng trăm ngàn triệu chữ nghĩa bỗng bùng vỡ nát bấy ra và thị hiện thành ra “vô tự”. Kiên nhẫn đi và kiên nhẫn lại, cố gắng kiên nhẫn trong từng giây phút mà vẫn không thấy đâu là kiên nhẫn cả; mình ý thức một cách tàn nhẫn cả trăm ngàn lần rằng mình không có kiên nhẫn, rằng mình vẫn thiếu mất kiên nhẫn. Cứ tiếp tục xô đẩy sự thiếu mất kiên nhẫn đến độ cuối cùng thì bỗng nhiên sự thiếu mất kiên nhẫn cùng độ chính là sự kiên nhẫn lâu dài nhất nằm ẩn giấu trong ý thức nẩy lửa hừng hực rằng sự kiên nhẫn không có thực và sự thiếu mất kiên nhẫn chỉ là sự thiếu mất của một cái gì vốn bản tính là thiếu mất, tức là thiếu mất cái thiếu mất. Cái gì đó đã bị thiếu, bị mất, cái gì có mà thiếu mất thì chà đạp thống trị mình, bức bách mình; nhưng cái không có lại càng bức bách chà đạp mình còn nặng nề hơn tất cả hữu thể. Cái có và cái không, cái vừa có vừa không có, cái không có và không không, vừa không không có vừa không không không, chính tất cả lý luận văn tự tứ cứ này xô đẩy mình trong vòng điên đảo đốt cháy của cái gọi là “sự thiếu mất kiên nhẫn”. Đức Kiên Nhẫn trong đạo Phật không phải kiên nhẫn hiểu theo bất cứ phạm trù tứ cú nào (lý luận sơ đẳng mà bất cứ người nào mới bắt đầu học Phật đều phải thân chứng, khẩu chứng và ý chứng toàn diện thì mới mong bước vào mảnh đất nhỏ nhất của sơ địa để tiêu diệt trí thức “thông thái, uyên bác, đa văn, đa kiến” của phàm phu tính). . .

Bước đầu tiên đi vào đức kiên nhẫn trong đạo Phật là: “có một cái gọi là kiên nhẫn” (hữu nhi bất không); bước thứ hai là: “không có cái gọi là kiên nhẫn” (không nhi bất hữu); bước thứ ba là: “vừa có cái gọi là kiên nhẫn vừa không có cái gọi là kiên nhẫn” (diệc hữu diệc không; chữ Phạn gọi là “ubhayasamkì-rnàtma"; bước thứ tư là: vừa không có cái gọi là kiên nhẫn vừa không có cái không có kiên nhẫn” (bất hữu bất không, phi hữu phi không) chữ Phạn gọi là: ubhayaprati-sedhasvabhàvatà). Đây là bốn bước đầu tiên thấp nhất để bước vào đức Kiên Nhẫn trong đạo Phật. Tất cả mọi sự xuyên tạc và hiểu sai ý nghĩa đức Kiên Nhẫn trong đạo Phật đều bị kẹt trong tứ cú phân biệt.