Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MỘT NỀN TẢNG VỮNG CHẮC

MỘT TIẾP CẬN

THEO HỆ THỐNG

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Đặng Hữu Phúc dịch

 

Trước hết hãy trở lại một chút với bài cầu nguyện tôi đã viết, “Ca tụng mười bảy Đại sư Nalanda”, chúng ta đã đọc trước đây:

“Bằng sự lí hội thông hiểu nhị đế, thật tướng sự vật,

Tôi sẽ tìm thấy qua nỗ lực (ascertain) cách nào, xuyên qua bốn chân lí, chúng ta đi vào và thoát ra khỏi sinh tử luân hồi;

Tôi sẽ bền vững chính tín vào Tam Bảo và chính tín sinh từ suy lí hiệu quả.

Tôi cầu được gia hộ để an lập trong tôi gốc rễ vững chắc của đạo lộ giải thoát.

Nếu chúng ta tăng trưởng lí hội thông hiểu thâm mật ý nghĩa của Pháp căn cứ trên sự chiếu soi sâu sắc (deep reflection) giáo pháp mười hai chi duyên khởi và tri kiến tính không được trình bày trong các chương trước, chúng ta sẽ gieo hạt giống giải thoát trong tâm chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta bắtđầu với với lí hội thông hiểu tri thức do nghiên cứu học tập, nhưng một khi chúng ta có một chút lí hội thông hiểu có tính tri thức về sự quan trọng của tính không, chúng ta bắt đầu cảm thức tính khả hữu đạt được tự do cách tuyệt sinh tửluân hồi. Tính khả hữu của niết bàn hoặc giải thoát và các phương pháp để đạtđược nó trở thành nhiều hiện thực hơn cho chúng ta, nhiều khả năng tiếp cận hơn.

Với loại thông hiểu này, chúng ta lí hội thông hiểu sâu sắc hơn về Pháp nghĩa là gì. Đó là sự diệt tận thật của các phiền não. Đạo lộ(= con đường tu tập từ khi thức tỉnh cho tới giác ngộ) dẫn tới diệt tận các phiền não cũng là Pháp. Một khi chúng ta có lí hội thông hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của Pháp Bảo, chúng ta sẽ có lí hội thông hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của Tăng Già, những người hiện thân sự thật chứng về Pháp ở các mức độ sai biệt của kinh nghiệm. Và một khi chúng ta có sự lí hội thông hiểu loại đó, chúng ta có thể thấyđược trong tâm trí (envision) một Phật bảo thật, ngài tượng trưng toàn hảo của thật chứng và trí tuệ của Pháp. Như vậy chúng ta tăng trưởng chính tín sâu sắc vào Tam Bảo căn cứ trên lí hội thông hiểu sâu sắc về bản chất của Tam Bảo. Trong cách này, chúng ta an lập nền tảng của đạo lộ tới giải thoát.

Nếu chúng ta có một lí hội thông hiểu diệu nghĩa thâm mật như thế về bản chất của Tam Bảo, căn cứ trên thông hiểu sâu sắc về các giáo pháp của bốn thánh đế, và được đặt nền tảng trên lí hội thông hiểu về tính không, lúc đó chúng ta sẽ có một sự công nhận sâu sắc về bản chất bất giác vềhiện hữu của chúng ta. Trên căn bản này, khi chúng ta tăng trưởng một quyết tâm sâu sắc và một mong cầu thật để đạt được tự do cách tuyệt vô minh này, đó là xuất li siêu việt (true renunciation; xuất li thật; viễn li thật; từ bỏ thật). Đó cũng là mong cầu thật về giải thoát.

Một khi chúng ta đạt được thật chứng đó về xuất li và chúng ta chuyển hướng chú tâm của chúng ta vào các hữu tình khác và chiếu soi (reflect) vào các nhân duyên khổ đau của họ, điều này sẽ dẫn chúng ta đến thật chứng về đại bi. Khi chúng ta đào luyện đại bi thêm nữa, đại bi đó thâu nhận được một cảm thức mạnh mẽ về can đảm và tính trách nhiệm. Ở điểm đó, đại bi của chúng ta được biết đến là đại bi ngoại hạng hoặc quyết tâm vị tha ngoại hạng (extraordinary compassion or extraordinary altruistic resolve). Khi đại bi đó được tăng trưỏng thêm mãi, nó cuối cùng sẽ tớiđỉnh điểm trong thật chứng tâm bồ đề, tâm tỉnh biết vị tha (bodhichitta, the altruistic awakening mind), vốn có sẵn hai nguyện vọng -- nguyện vọng đem đến an sinh cho người khác và nguyện vọng tìm kiếm phật quả cho mục đích này. Đó là sự tiến bộ do chúng ta thật chứng tâm bồ đề thật.

 

Một tiếp cận theo hệ thống

Bạn có thể thấy rằng nền tảng của tâm bồ đề -- và thật ra của tất cả các thành tựu trong Phật giáo là xuất li siêu việt. Tuy nhiên một sự thật chứng xuất li như thế chỉ có thể sinh khởi trên căn bản của huấn luyện theo hệ thống thứ tự -- xuyên qua một chuỗi tu tập thứ tự. Trong giai đoạn thứnhất, bạn đào luyện vài phương pháp khác nhau để làm suy giảm sự bận tâm quá mức với các quan tâm của cuộc đời này. Một khi bạn đã đạt được điều đó, lúc đó bạn sẽ đào luyện các tu tập để vượt khỏi các bận tâm quá mức với các quan tâm vềcác cuộc sống tương lai. Với những tu tập này, bạn dần dần lưu xuất một mong cầu thật để đạt được tự do cách tuyệt sinh tử luân hồi.

Đại sư Vô Trước thuộc thế kỉ thứ tư, trong các bản viếtđã nói đến các hành giả với trình độ khác nhau -- các hành giả của các giai đoạn sơ khởi, các giai đoạn trung cấp, các giai đoạn tấn cấp và tiếp theo. Trên căn bản ngài Vô Trước phân biệt các trình độ của các hành giả, ngài A đề sa (Atisa, 982-1054), trong tác phẩm của ngàiNgọn đèn cho đạo lộ tới giác ngộ (Lamp for the Path to Enlightenment; Bodhipathapradipa; Bồ Đề Đạo Đăng), trình bày toàn bộ các yếu tố của đạo lộ của Phật trong khuôn khổ cấu trúc của các tu tập theo ba phạm vi -- phạm vi sơ khởi, phạm vi trung cấp, và phạm vi tấn cấp (initial scope, intermediate scope; and advanced scope) .

Tất cả bốn học phái của Phật giáo Tây Tạng đều theo cách tiếp cận theo thứ tự của ngài Atisa. Tỉ dụ, trong truyền thống Nyingma, Ngài Longchenpa (1308-64) , đặc biệt trong tác phẩm “Tâm tự tại” (Mind at ease) của ngài, trình bày một hệ thống thứ tự về cấu trúc căn bản của đạo lộ trong các phương diện “chuyển hướng tâm xa lìa bốn thái độ giả dối”, và chúng ta cũng tìm thấy cách tiếp cận như vậy trong tác phẩm “ Kho Tàng Ngọc Như Ý” (Treasury of the Wish-Fulfilling Gem) của ngài. Trong truyền thống Kagyu, ngài Gampopa (1079-1153) trong “Giải Thoát Trang Nghiêm” (Jewel Ornament of Liberation) trình bày một tiếp cận theo hệ thống thứ tự đối với đạo lộ, trong đó tiến trình luyện tâm được trình bày theo phương diện bốn tâm niệm chuyển tâm về với Pháp. Chúng ta cũng tìm thấy một tiếp cận tương tự trong truyền thống Sakya (Sakya: mộtđịa danh) trong các giáo pháp về con đạo lộ và thành quả (lamdré), trong đó nhấn mạnh vào vượt qua các sắc tướng/hiện tướng và các thứ theo cách thức có hệ thống thứ tự. Tác phẩm “Minh Giải Mục Đích Của Phật” (Clarifying the Buddhas Intent) của ngài Sakya Pandita cũng viết theo một tiếp cận hệ thống tương tự. Cuối cùng, nói đến học phái Geluk -- với các giáo pháp về các giai đoạn của đạo lộ tới giác ngộ (lamrim) -- rõ ràng thực hành theo cách tiếp cận của ngài Atisa.

Nếu chúng ta nhìn vào kinh nghiệm bản thân, chúng ta có thể cũng thấy giá trị của cách tiếp cận theo hệ thống để tu tập. Tỉ dụ, nếu chúng ta chiếu soi cẩn thận, chúng ta sẽ công nhận rằng, để tăng trưởng một nguyện vọng thật mong thoát khỏi sinh tử luân hồi, một nguyện vọng thật mong niết bàn, chúng ta phải tìm thấy một con đường vượt qua được tham luyến các thứ thượng hạng (excellences) hoặc các lạc thú của hiện hữu bất giác này. Chừng nào chúng ta vẫn không có cảm thức thật đó về xa lìa các phẩm chất và các phong phú của sinh tửluân hồi, ước nguyện cho giải thoát sẽ chẳng bao giờ thật. Điều này gợi ý rằng chúng ta phải tìm thấy một cách chuyển hướng tâm của chúng ta thoát khỏi bận trí cố hữu với thành quả cuối cùng về vị thế của chúng ta trong sinh tử luân hồi (from preoccupation with the fate of our status in samsara). Để chuyển hướng tâm của chúng ta thoát khỏi bận trí với các quan tâm về một cuộc sống tương lai, chúng ta trước nhất cần có khả năng chuyển hướng tâm của chúng ta thoát khỏi ámảnh với các sự vụ về cuộc sống này (affairs of this life). Vì nếu chúng ta hoàn toàn bị thấm hút với các quan tâm về đời sống này, sự mong cầu mãnh liệt cho một tương lai tốt đẹp hơn trong một đời sống tương lai sẽ không sinh khởi ngay từkhởi đầu.

Con đường chúng ta đi tắt để tránh né sự bận trí quá mứcđó là bằng cách chiếu soi sâu sắc trên sự vô thường và bản chất chuyển dịch nhanh chóng của đời sống (transient nature of life). Khi chúng ta chiếu soi (reflect) trên bản chất chuyển dịch nhanh chóng của đời sống, tâm niệm chăm sóc về thành quả cuối cùng trong tương lai (future fate) trở thành quan trọng nhiều hơn. Tương tự, sự bận trí quá mức với các quan tâm về các đời sống tương lai thì được giảm bớt đi bằng cách chiếu soi trên các nguyên nhân và hiệu quả theo hành nghiệp, và đặc biệt trên các khiếm khuyết của sinh tử luân hồi.

Về phương diện các nguồn văn bản có tiếp cận theo hệ thống trong luyện tâm, chúng ta có thể kể đến “Bốn trăm tụng về Trung Đạo của ngài Thánh Thiên (Aryadevas Four Hundred Stanzas on the Middle Way). Ngài Thánh Thiên là một học trò chính yếu của ngài Long Thọ, và tác phẩm của ngài mở đầu với lời thệ nguyện biên tập, và tiếp đến tiến thẳng vào tâm điểm bản văn. Đây là mộtđiểm nổi bật đáng chú ý vì không có bài tụng ca ngợi theo như truyền thống, do ngài có ý định tác phẩm này chỉ là một phụ bản cho “Các tụng căn bản về Trung Đạo” (Trung Luận) của ngài Long Thọ.

Trong “Bốn trăm tụng về Trung Đạo”, ngài Thánh Thiên viết như sau:

Trước nhất, chúng ta phải ngăn ngừa các hành động bất thiện;

Thứ nhì, chúng ta phải ngăn ngừa chấp thủ ngã;

Và cuối cùng, chúng ta phải ngăn ngừa các tri kiến.

Người nhận biết như thế thật là người trí.

Bài tụng này trình bày hệ thống thứ tự về tu tập luyện tâm.

Nói tổng quát, ngài Tsong Khapa đã viết ba bản văn quan trọng về các giai đoạn của đạo lộ tới giác ngộ (lamrim): “Bản Đại Luận về Các giai đoạn của Đạo lộ” (bản viết dài), “Các giai đoạn của đạo lộ” ( bản viết dài trung bình), và bản ngắn nhất , “Các tụng về Kinh Nghiệm” (Lines of Experience). Tất cả các bản văn này về các giai đoạn tu tập cũng đều trình bày một hệ thống thứ tự về luyện tâm. Tỉ dụ, tất cả đều bắtđầu với thiền quán về giá trị và năng lực tiềm ẩn của cuộc sống làm người, cuộc sống thì vốn sẵn có các cơ hội và các thời gian nhàn hạ (leisures) không làm cho đi vào cuộc sống các cõi thấp (3 cõi thấp súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Sauđiều này là thiền quán về tính xác thật và sự xảy ra cấp bách của cái chết (the certainty and imminence of death) -- bản chất chuyển dịch nhanh chóng của đời sống - và kế tiếp là tìm nơi nương tựa trong Tam Bảo, thực hành các nguyên tắc tổng quát của nương tựa (quy y), đó là sống tuân theo luật nguyên nhân và hiệu quả.Kết hợp chung các thiền quán này và các hành nghiệp (actions) trình bày nguyên bộ tu tập cho các hành giả của nguyện vọng có phạm vi sơ khởi.

Theo cách nói trong các bản văn đạo lộ theo giai đoạn thứ tự (lamrim texts), tập hợp chuyên biệt các tu tập tương ứng cho mỗi cá nhân-- dù là phạm vi sơ khởi, trung cấp, hoặc tấn cấp -- có thể được thấy là hoàn tất trong chính chúng. Thế nên, tỉ dụ, phần mục về phạm vi sơ khởi trình bày các yếu tố hoàn tất của đạo lộ hoàn thành mong cầu tâm linh của phạm vi sơ khởi, đó làđạt được tái sinh phúc duyên (favorable rebirth). Cũng vậy, phạm vi trung cấp gồm có phạm vi sơ cấp trong nó, gồm tất cả các tu tập cần thiết để đạt được mụcđích của nó, đó là giải thoát cách tuyệt sinh tử luân hồi. Cuối cùng, các tu tập cho phạm vi tấn cấp, khi kết hợp với các tu tập của hai phạm vi đứng trước, làđầy đủ để đem hành giả tới mục tiêu giác ngộ hoàn toàn. Bản văn ngắn mà chúng ta đang nghiên cứu ở đây, “Ba phương diện chính yếu của đạo lộ”, mặc dầu thuộc vào thể văn các giai đoạn của đạo lộ, trình bày vài yếu tố của các tu tập theo một thứ tự khác biệt đôi chút. Tỉ dụ, thiền định về nghiệp được trình bày trong ngữ cảnh của vượt trên các bận trí với các quan tâm về các cuộc sống tương lai.