Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THI HÀO NGUYỄN DU

NƠI CỬA PHẬT

 

NGHIÊM XUÂN HỒNG

 

 

Từ lâu, tôi vẫn thầm coi cụ Nguyễn Du như Đệ Nhất Thi Bá của Việt Nam, có lẽ Đệ Nhất Thi Bá của cả thế giới. Lý Thái Bạch có cái hào sảng thoát tục của một nhà thơ đã thể nhập Đạo Học, nhưng không thể có cái lâm ly trác tuyệt và đa dạng của Nguyễn Du. Các thi hào khác ở phương Tây cũng vậy, như Homere, Milton, Byron... mỗi người đều có thứ văn phong đặc biệt của mình, nhưng vẫn không có nổi cái tâm lý trác tuyệt ấy.

Tôi không phải là người có xu hướng quốc gia cuồng tín (Chauvin), không ưa nghĩ rằng cái gì của dân tộc mình cũng là nhất. Nhưng đối với những áng văn chương như Kim Vân Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung Oán, tôi thấy khó tìm ở trên thế giới những áng văn chương tương tự... Tiềm năng ngàn đời của dân tộc có lẽ cũng không đủ để giải thích những sự kết tinh ấy. Cho nên, tôi vẫn coi những áng văn ấy như một "phép lạ" về văn học của dân Việt.

Song song với phép lạ ấy, có lịch sử dân Việt còn ghi dấu 2 phép lạ khác: Phép lạ quân sự tức là việc đã ba lần đánh bại quân Nguyên, tức là đạo quân đã dẫm nát hai cõi lục địa Âu-Á. Phép lạ thứ 3 là phép lạ về Đạo Học: Sau khi đánh Đông dẹp Bắc, một số những vua tôi nhà Trần đã quăng gươm, cởi giáp, bỏ ngôi vua, khoác áo nhà Thiền để suy ngẫm về lẽ màu nhiệm của cái Tâm vi diệu. Các vị đó đã viết nên những áng văn như Phóng Cuồng Ca, hoặc Khóa Hư Lục...

Thiết tưởng trên lịch sử thế giới, khó mà có thể tìm thấy những bậc anh tài trác tuyệt như vậy.

Tôi vốn tin ở lẽ Luân Hồi và thuyết Giáng Thai. Nên trộm nghĩ rằng ở những giai đoạn ấy, đã có những vì sao ở các cõi khác tự nguyện giáng thai nơi đây để soi sáng những khúc quanh trong cái định mệnh phiêu bồng của dân Lạc Việt này.

Nay bước sang vấn đề tư tưởng Nguyễn Du và giáo lý nhà Phật. Từ khi cầm bút, tôi vẫn ngần ngại không dám viết gì về Nguyễn Du. Vì nhiều lẽ.

Lẽ thứ nhất là văn chương của cụ quá hay. Đọc những câu thơ như:

 

Nửa vành tuyết ngậm, bốn bề trăng soi..

 

hoặc

Đánh tranh lợp mái thảo đường,

Một gian nước biếc mây vàng chia đôi

thì mình còn biết nói gì nữa đây?

 

Lẽ thứ hai là tâm thức của cụ quá đa dạng. Lẽ thứ ba là muốn phê phán một người, mình cần phải biết rõ cuộc sống của người ấy, về những trợ duyên bên ngoài, về tâm thức, về những chủng tử trong tiềm thức và vô thức của người ấy. Những điều đó, tôi điều không biết rõ về cụ Nguyễn Du.. Cũng như Trang Tử xưa kia từng nói với người bạn: "Anh không phải là con cá đương tung tăng bơi lội kia, thì làm sao anh biết được là nó sung sướng?"

Bởi vậy, nên những dòng viết sau đây chỉ là mạo muội nói lên một vài ý nghĩ đơn sơ của riêng tôi khi đọc Chiêu Hồn Ca và Kim Vân Kiều:

Tôi thiển nghĩ rằng cụ Nguyễn Du am hiểu rất sâu xa về Đạo Phật. Hình như trong một bài thơ nào đó, cụ nói rằng đã đọc 1000 lần Kinh Kim Cương và tin ở cuộc hành trình mệnh mạng của thần thức qua các hình hài và các cõi. Mở đầu truyện Kiều, cụ đã giới hạn ngay và rõ ràng câu chuyện của cụ:

Trăm năm trong CÕI người ta...

Trong Chiêu Hồn Ca cụ mô tả những cô hồn chờ đợi giờ đầu thai:

 

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt

Toát hơi may lạnh buốt sương khô

Não người thay, buổi chiều thu!

Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng

Hàng bạch dương bóng chiều man mác

Dậm đường lê lác đác sương sa,

Lòng nào lòng chẳng thiết tha

Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm...

Trong trường dạ tối tăm trôi dạt

Có khôn thiêng phảng phất u minh,

Thương thay thập loại chúng sanh

Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người...

 

Trong vòng trầm luân mênh mang ấy, cụ hiểu rằng tất cả đều là do nghiệp lực dẫn dắt. Cho nên, khi vãi Giác Duyên hỏi:

 

Người sao hiếu nghĩa đủ đường,

Mà sao chịu những đoạn trường khắc khe?

Thì Tam Hợp Đạo Cô trả lời theo nghiệp lực:

Đã mang lấy NGHIỆP vào THÂN,

Thời đừng trách lẫn trời gần, trời xa...

Có trời mà cũng có ta

Tu là cõi phúc, tình là dây oan.

Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành,

Lại mang lấy một chữ TÌNH,

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong...

 

Nghiệp lực của chúng  sanh đã dệt nên những nỗi đau triền miên ấy rồi, cụ Tố Như cũng tin rằng thần lực của Chư Phật có thể cứu độ chúng sanh ra khỏi biển trầm luân ấy:

 

Mười loài là những loài nào,

Trai, gái, nhớn, bé, hãy vào nghe Kinh.

Nhờ PHÉP PHẬT siêu sinh Tịnh Độ...

 

Những câu thơ trên đây phảng phất trong phong vị và ý nghĩa của lời dạy trong Kinh Hoa Nghiêm: "Hoa tạng thế giới này, cùng thân tâm của chúng sanh đều là do nghiệp-lực-hải của chúng sanh, do nguyên-lực-hải của chư Phật chiêu cảm mà khởi lên..."

Hoặc lời nói trong Kinh Lăng Nghiêm: "Nếu tình nhiều mà tưởng ít, sẽ dễ bị đọa xuống những cõi dưới. Nếu tưởng nhiều, sẽ dễ bay bỗng lên các cõi trên..."

Nhưng tâm thức của cụ Tố Như chưa phải là một tâm thức thuần nhất, mà là một tâm thức đa dạng.

Nó là một thứ lăng kính phản chiếu nhiều hào quang. Không phải riêng thứ hào quang chói lòa của Đạo Phật, mà còn hai thứ hào quang le lói nhưng êm dịu khác: hào quang nhẹ nhàng tiêu dao của Lão-Trang, và hào quang bồng bột say đắm của kẻ sĩ phu Nho học. Nên nhớ cụ Nguyễn sống giữa một thời kỳ tuy nhiễu nhương, nhưng chìm đắm trong một bầu không khí sĩ phu khoa cử... Nếu giáo lý Phật bao trùm trong vô thức cùng tiềm thức của cụ, thì tiềm thức vẫn còn nuối tiếc ít nhiều Lão Trang, và những giấc mộng sĩ phu vẫn đè nặng trên ý thức.

Do đó. TÌNH ĐỜI của cụ khá nặng. Thoảng nhớ câu thơ tiền chiến của Huy Cận:

 

Mỗi năm hoa lại về

Hoa nói gì với người?

Tình người chắc nặng lắm,

Hoa nói hoài không thôi...

 

Vậy Tình Đời của kẻ sĩ phu là gì? Đó chỉ là nghiệp lưu luyến về thanh sắc, hoặc là giấc mộng công danh... Do đó, cụ Nguyễn đôi khi muốn làm Kim Trọng, đôi khi muốn làm Thúc Sinh, nhiều khi muốn làm Từ Hải, đôi khi muốn sống đời mây ngàn hạc nội, có khi muốn làm Thiền sư... Cũng như Kiều khư khư ôm lấy nghiệp Tình, cụ Nguyễn vẫn nuối tiếc cái nghiệp sĩ phu.

Tôi đôi khi thoảng nghĩ cụ Nguyễn Du hơi tương tự như Tô Đông Pha: trong một tiền kiếp nào đó, từng làm một vị Thiền sư lỗi lạc, nhưng trong một cơn Thiền Định, bỗng động niệm thanh sắc, hoặc động niệm công danh, nên bị đọa xuống làm một văn nhân lừng lẫy một thời... Khi chợt nghĩ đến thân thế mình, cụ hạ bút:

 

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Hoặc khi nói đến Thiền Duyệt hoặc Thiền Vi, cụ viết:

Đã đem mình gởi am mây

Thân này sánh với cỏ cây cũng vừa...

Mùi thuyền đã bén muối dưa

Mầu thuyền ăn bận đã ưa nâu sòng,

Sự đời đã tắt lửa lòng

Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!

 

Hay thì hay thiệt, nhưng có lẽ vẫn chưa phải đúng là thái độ tâm thức của người Phật tử chân chính. Vẫn có sự đành tâm, vẫn còn sự nuối tiếc chốn bụi hồng... Người Phật tử không nghĩ tới những giọt lệ hậu thế, dù là 300 năm hay 3000 năm, không nuối tiếc chốn bụi hồng, luôn luôn muốn làm người khách lạ, ra vào tự tại trong các cõi, không luyến tiếc cũng như không sợ hãi, vẫn bất tử, và Diệu Tâm của mình cũng là Diệu Tâm của tất cả chúng sanh. Nhưng cũng cần ghi rằng chính sự giằng co của tấm lăng kính đa dạng ấy, mà lối thơ của cụ Tố Như đã đến chỗ tuyệt vời... Và tuy chưa bộc lộ được đúng mức thái độ tâm thức của người Phật tử, những vần thơ tuyệt diệu của cụ vẫn gieo sâu nhiều ý niệm Phật Giáo và tâm khảm của toàn thể dân tộc, và như thế, công hoằng dương giáo lý của cụ thực mêng manh rộng lớn.