Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

SINH MỆNH VĂN HÓA VIỆT

Con đường tiền nhân ta đi: Cứu nước để Dựng nước cho dòng Hồng Lạc muôn đời bất diệt
VŨ KÝ
Cổ nhân có nói: "Ôn cố từ tân". Một nhà sử học Pháp là Ernest Renan nhận định: "Những con người đích thực tiến bộ bao giờ cũng lấy khởi điểm từ lòng sùng bái sâu dậm dối với quá khứ". Andreievitch Markov, nhà toán học Nga vào cuối thế kỷ 19, chuyên nghiên cứu về tính xác suất, đã tìm ra một quá trình biến đổi ờ toán học mà người ta thường áp dụng để nghiên cứu văn hóa, lịch sử của một dân tộc: "Qua sự chuyển tiếp của trung gian Hiện tại, Tương lai nhất định phụ thuộc vào Quá khứ hay nói một cách khác, Quá khứ quyết định tương lai"..
Nghiên cứu về nền văn hóa việt, từ xưa đến nay, từ trong ra ngoài nước cho thấy rằng nền văn hóa chúng ta, có nhiều đặc trưng nổi bật: các tính nhân bản, dân tộc, đại chúng, khai phóng, giao lưu đều là bao nhiêu yếu tố quyết định bản mệnh tinh thần phong phú cùng sự trường tồn hiển nhiên của nòi giống Việt.
Dân tộc Việt đã trải qua bao nhiêu giai đoạn lịch sử, biến cố văn hóa, từ văn minh Đông Sơn (Văn Lang) đến Văn minh Đại Việt rồi đến các thời cận đại, hiện kim.
Tiền nhân ta từ một lãnh thổ khởi nguyên nhỏ hẹp đã tranh đấu với thiên nhiên, tiếp đến chiến thắng kẻ thù khổng lồ phương Bắc, rồi lấn át thổ dân phía Nam trên đường sinh lộ khó khăn của mình; để mờ rộng đất đai về phương Nam mà chiếm lĩnh cả một giải giang sơn gấm vóc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ núi rừng dựng đứng sừng sững phương Tây đến sông dài biển rộng ờ phương Đông đó vậy.
Mảnh lúc tạo sinh, tự vệ của ông bà chúng ta thực vĩ đại vô cùng.
* Cuộc chiến cho tinh thần Việt Nam, cho văn hóa Việt Nam của ông bà ta còn khó nhọc gấp vạn lần:
Có lãnh thổ, có giang san rồi, còn phải trang bị cho nó một linh hồn, một vận mệnh nữa. Cuộc chiến sau này khổ cực và kiên trì khôn tả hơn cuộc chiến để mở mang bờ cõi cùng gìn giữ lãnh thổ. Tuy hết sức cam go, nguy hiểm nhưng cuối cùng cuộc chiến tổng lực trường kỳ ấy đã thắng lợi. Và thắng lợi của ông bà chúng ta về mật tinh thần trên dòng sinh mệnh của lịch sử quốc gia và nhân loại, như vượt qua được 1000 năm chư hầu văn hóa chưa hẳn là sự thành công hoàn toàn và cuối cùng. Mà đó mới là sự bắt đầu. Các thế kỷ 19, 20 với bao nhiêu biến cố lịch sử cực kỳ nghiêm trọng tiếp nối theo, thách thức sinh lực của giống nòi chứng minh thật hùng hồn điều nhận xét nói trên. Ngày nay đồng bào ta lại đang chấp nhận một cuộc chiến vô cùng ác liệt hơn nữa, trong cái thế một mất một còn để chống đối một nền mạo hóa toàn cầu xuất phát từ ngoại lai đang đè nặng trên quê hương và dân tộc chúng ta. Các thế hệ hậu sinh về lâu về dài ở trong nước và trên bước đường lưu vong lại phải vừa cương quyết bảo tồn, phát huy các giá trị đạo đức tinh thần của nền văn hóa cổ truyền, vừa gạn lọc tinh hoa văn hóa các nước ngoài để tô bồi và phong phú hóa nền văn hóa dân tộc với một thái độ thông minh, linh động và khôn ngoan nhiều hơn nữa.
Phân tích nền văn hóa cổ truyền Việt Nam chống ngoại bang và ngoại xâm, ta phăng ra được lợi khí tinh thần, văn hóa muôn đời của dân tộc, có hiệu quả quyết định quật ngã bao kẻ xâm lược bạo ngược từ Trung Hoa, đến Pháp. rồi đến Cộng Sản: Đó là tính bất khuất. Ông bà chúng ta và rồi chúng ta biết tận dụng đức tính quí hóa ấy rất thông minh, sáng suốt, linh động. Có khi vừa đánh vừa đàm, có khi tiến để mà thối, hàng mà thắng. văn yểm trợ võ, vừa đấu lý vừa dụng võ. vừa tiêu cực mà tích cực, hay ngược lại để dẫn đến thành công cuối cùng. Trên dòng văn hóa sử, đối với tiền nhân, tính bất khuất là một công thức sinh tồn dân đạo chủ yếu. Nhờ đó trở lực nào trên con đường giữ nước và cứu nước của ông bà ta cũng là một điểm tựa cho vinh quang cả. Tính bất khuất ấy vừa có tác động đối kháng vừa có tác động hỗ trợ và vừa là chủ yếu chiến thắng nữa. Còn cái quyền lực tinh thần ấy, dân Việt quyết không bao giờ quy hàng mà nhất định thắng lợi. Cộng Sản Việt Nam gian ngoan khai thác đức tính bất khuất ấy để phụng sự cho ngụy nghĩa của họ suốt từ 1945 đến nay.
* Và các địch thủ, đối phương của dân tộc ở mỗi giai đoạn, đều áp dụng mỗi chính sách, mỗi chiến lược thực dân thống trị khác nhau nhằm trấn áp và tiêu diệt vũ khí tinh thần, văn hóa nói trên của ông bà chúng ta và của chúng ta ngày nay, bằng nhiều sách lược thích ứng với mưu đồ của họ. Trung Hoa, để bành trướng thế quyền, quyết lật đổ, hạ bệ uy thế các triều đại vua chúa Việt Nam mà họ khinh thường, xem như những chư hầu muối mòng được quyền lực tối cao của họ. Do đó, vua chúa của ta đối ngoại, chấp nhận thân phận nhược tiểu, dâng cống phẩm, quỳ gối bệ kiến thiên triều. Còn đối nội, uy quyền thế lực vua chúa ta sụp đổ trước trăm họ, vì thế triều thần ta khó bề trị nước, an dân.
Nhưng rồi cuối cùng:
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng...
Đến Pháp thực dân thì mở rộng thuộc địa bằng đại bác súng đồng, thực hiện chinh sách tàm thực (tằm ăn dâu): chẳng những biểu dương và sử dụng tối đa vũ lực làm cho triều đình và nhân dân ta phải quy hàng, còn tìm mọi cách tiêu diệt các truyền thống yêu nước của dân tộc. Điều cần nhấn mạnh là thực dân Pháp hiểm độc quyết giết chết nhân cách, tâm thuật cùng khí tiết muôn đời của sĩ phu nước Việt. Mà họ khẳng định ông từ các con người nho sĩ bất khuất ấy dấy lên cuộc khởi nghĩa, cái nôi kháng chiến chống đối họ.
Đến Cộng Sản Việt Nam thì tinh vi và độc ác hơn, họ tiêu diệt mầm mống phản kháng và nhồi nhét ngụy nghĩa, tà đạo ngay từ trong trứng nước. Họ hạ bệ tất cả những gì là cổ truyền, là truyền thống tốt đẹp trên tấm bảng các giá trị tinh thần, văn hóa Việt Nam nghìn đời. Họ lật ngược xã hội, tôn vinh anh hùng dân tộc "giả tạo", lãnh tụ của chế độ bằng cách truy nguyên lý lịch tam đời bần cố, vô sản để chỉ tuyển trạch trong đám vô học, vô đạo, ngu đần ấy những tên tay sai đích thực cho chủ nghĩa. Có như thế mới biến thành tín đồ cuồng tín, trung kiên phục vụ đắc lực chủ thuyết tam vô được. Hồng hơn chuyên là vậy đó. Càng mất cội rễ với quá khứ dân tộc, càng dốt nát về kiến thức thì càng đắc thế, tiến nhanh lên các nấc thang giá trị vô sản.
Một nhà báo quốc tế, H. Louis sang thăm Việt Nam vào năm 1980 đã viết: "Hiện nay ở Việt Nam là cả một sự nhồi sọ khổng lồ và cao độ về chủ nghĩa cộng sản, ngay từ trong cái bào thai mới thành hình!".
Cộng Sản Việt Nam phần thư khanh nho ("đốt sách chôn học trò" như đời Tần, Trung Hoa, đều được chứng minh ở phần IV của sách), đốt sạch, quét sạch, cốt xóa bỏ quá khứ, văn hóa để gieo lại từ đầu và từ thuở bé hạt giống của tà thuyết, của mạo hóa phản dân tộc.
Tất cả nỗi trầm luân, thống khổ tột trời của dân tộc Việt trong hiện tại, còn kéo dài suốt hạ bán thế kỷ này, phải chăng do hậu quả của một sự áp đặt khốn nạn, tàn bạo, trọn vẹn một tà thuyết ngoại lai quái gở trên đầu cổ dân tộc mà gia phả giống nòi, lý lịch văn hóa Việt Nam nhất quyết từ chối và tiêu diệt.
"Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà
Đã tới lúc lũ tông đồ phải lôi ra pháp trường tất cả..."
Nguyễn Chí Thiện
* Trong công cuộc hội nhập vào nền văn minh xứ người để được thích nghi, "đồng hóa" một cách tốt đẹp, cần chú ý đến một hệ lý của tính chất hợp lưu, giao lưu văn hóa mà thể hiện sự gạn lọc và tuyển trạch rất sáng suốt và bình tĩnh bản chất tinh thần cùng các thể hiện văn hóa ngoại lai. Chúng ta phải biết khai thác tính chất cộng sinh (symbiose) và thấu nhập (osmose) này của văn hóa, với thái độ thông minh và thông thái. Chúng ta không nhắm mắt chấp nhận, mù quáng bắt chước các tư trào, nhân sinh quan, triết lý xa lạ, vong bản tai hại mà ta lầm tưởng cấp tiến, tiền phong của một nền văn minh vị lai nào... để được gọi là tiến bộ, thức thời chóng hội nhập với cuộc sống lưu vong chúng ta hiện nay ở nước ngoài. Đó là những thời bịnh cần phải bài trừ gấp.
Như chủ nghĩa cá nhân của Tây phương, quá đề cao cá nhân mà quên tập thể, lôi cuốn con người vào bao thói hư tật xấu thị dục, thú tính sa đọa thấp hèn, cốt thỏa mãn cuộc sống vật chất của riêng mình, mong hưởng thụ hiện tại mà thiếu hẳn một lý tưởng cho tương lai, cho đại cuộc, cho đất nước, cho nòi giống. Một số người tôn thờ chủ nghĩa cá nhân ấy cố tình tìm hiểu và thực hiện phần thấp cạn nhất của chủ nghĩa hiện sinh để sống mạnh, sống mau và sống nhiều, trong một thế giới bị dao động toàn diện bởi thế lực của vật chất, của kim tiền, của khoa học vạn năng. sau cơn lôi vũ của các trận thế chiến.
Tây phương ngày nay cũng đã thức tỉnh về hậu quả xấu xa của sự buông thả cá nhân theo chủ nghĩa vị kỷ quá trớn này, có thể dẫn đến sự sụp đổ đạo lý cá nhân. tập thể, còn gây nên một quan niệm dân chủ, dân quyền quá khích, cực đoan phương hại đến chính nghĩa Quốc Gia, Dân Tộc. Cũng như hiện nay, vào gần cuối thế kỷ 20 này, mặc dù chủ thuyết cộng sản sụp đổ trên toàn thế giới, nhưng chế độ phi nhân ấy vẫn còn ngự trị trên đất nước chúng ta. Vẫn còn một số người ngoan cố, một là vì đắm say ngu muội với ảo tưởng, hai là vì quyền lợi vật chất nhất thời nên không dứt bỏ, ly khai với chủ nghĩa mà mình trót lỡ lầm tin theo và phục vụ.
Trong khi chủ nghĩa và chế độ ấy từ lâu mất mô hình kiểu mẫu ở đất mẹ của chúng là Nga Sô thì quy luật tất nhiên của cuộc tiến hóa lịch sử sớm muộn gì cũng đào thải chúng ở Việt Nam. Chúng sẽ tan biến, để không dùng một uyển tử là thoát xác đại vận tốc đi đến tiêu vong, trước sự reo hò vui sướng của toàn thể dân tộc ta và cả thế giới.
Đó là lời nguyện cầu tối cao khẩn thiết của mọi người Việt hiện nay trong cũng như ngoài nước. Có được như thế, nền văn hóa cổ truyền với các giá trị tinh thần sáng rạn trong một quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến như Việt Nam mới có hy vọng phục hưng trọn vẹn với những tinh hoa căn bản cao đẹp đầy dân tộc tính. Một nền văn hóa được thể hiện qua nhân sinh quan, vũ trụ quan của người Việt, được xây dựng kiên trì vững chắc lâu đời mặc bao trở lực và thử thách. Nhờ vào sự tôn thờ các ý niệm thần linh siêu hình cùng tình nghĩa gia đình thắm thiết, tình cha mẹ, con cái, nghĩa vợ chồng, thân bằng quyến thuộc, hàng xóm, láng giềng, tình đồng bào, đồng loại cùng tình quê hương, đất nước thiêng liêng cao quí, nhất là vào thời điểm này mà quê hương gấm vóc chúng ta bị quân thù giày xéo và sinh mạng của đồng bào như treo đầu sợi tóc!
Các ý thức truyền thống gần như bẩm sinh ấy về nhân bản, về tình tự dân tộc, về đoàn kết, về sống còn... của con người Việt Nam muôn thuở đang bị chủ nghĩa cộng sản cuốn phăng đi như làn bão tố khốc liệt thổi tạt qua xã hội Việt Nam hiện tại.
Triết lý Mác-xít gồm có nền duy vật biện chứng pháp và duy vật sử quan căn bản lập thuyết thực hoàn toàn nghịch lý với truyền thống nhân ái tín nghĩa trong nền văn hóa sử quan của dân Việt.
Tính đấu tranh giai cấp thường trực, cái xương sống của chủ thuyết Mác-Lê, các cuộc đấu tố độc hại phục vụ cho chuyên chính vô sản thắng lợi đã thẳng tay tiêu diệt cái Tình Việt Nam, cái Nghĩa Việt Nam đến rã rời tan nát: Truyền thống về Tình Người Nghĩa Nước ấy cao trọng vô cùng! Mà mất cái Tình, cái Nghĩa, nói chung mất cái tinh thần Việt Nam, cái tình tự dân tộc bất khả ly ấy của người Việt Nam, tức là luôn cả nền văn hóa Việt cũng không còn nữa. Trọng tội của Cộng Sản Việt Nam chính là ở đây.
Chúng ta cũng không nên tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, không lặp lại hoài là Con Rồng Cháu Tiên để rồi quên đi thực tại tủi nhục đau buồn: Hiện dân Việt là một dân tộc đại bất hạnh trên quả đất này! Giống nòi tan nát, đất nước xác xơ, văn hóa biến chất, phi nhân bản. Chúng ta không đuổi đau buồn hiện tại bằng hoài niệm vàng son quá khứ. Hãy nhìn nhóm Ngũ Long (năm con rồng kinh tế) vùng trời Đông Á ngày nay mà có lẽ có thành viên đã thoát ra từ cái khối chung dòng Bách Việt chúng ta thuở nào. Trên con đường văn minh họ đi đôi hài vạn dặm. Còn ta, nền văn hóa ngoại lai mà kẻ "chiến thắng" bất xứng đem phủ trên mình cái mặc cảm tự mãn, tự tôn vô lối để đối xử tàn tệ, trả thù tiểu nhân với người anh em mà họ xem là kẻ thù trước đây của mình ở bên kia hàng giậu, nền văn hóa đã lấy khỉ làm thủy tổ của loài người, nền văn hóa truy nguyên tam đại bần cố về nguồn gốc gia tộc để đánh giá tinh hoa của giống nòi, nền văn hóa ấy chắc hẳn phải là của người vong bản và của bộ lạc man rợ.
* Nền văn hóa việt, tiền nhân có dày công tô bồi cũng không ngoài hai ý niệm thâm hậu và thần kỳ: Cứu nước để dựng nước.
Ta thử tìm hiểu sơ lược sự biểu dương và minh chứng quan niệm của ông bà ta qua một số rất ít chứng liệu văn hóa, văn học điển hình.
Các tác phẩm của tiền nhân chúng ta, bất kỳ về loại nào, lịch sử, địa lý, văn học, quân sự v.v... trước hết đều là công trình suy tư sâu sắc đầy hảo ý về văn hóa Việt Nam, xoáy chung quanh tôn chỉ, lý tưởng tuyệt vời của các cụ đả nói ở trên là Dựng Nước và Cứu Nước. Cho nên bài học văn hóa mà các thế hệ hậu sinh trên dòng sử Việt có thể đào sâu để thấm nhuần và suy gẫm từ đấy thực bổ ích, lợi thú và giàu có vô cùng.
Tử các văn thi phẩm đời Trần vào thế kỷ 13 trong Toàn Việt Thi Lục của Lê Quí Đôn, như Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Ích, Hịch Tướng Sĩ Văn của Trần Quốc Tuấn, Thất Trảm Sớ của Chu An, Vạn Ngôn Thư của Lê Cảnh Tuân, Bạch Động Giang Phú của Trương Hán Siêu v.v... Toàn bộ tác phẩm đủ loại của văn hào Nguyễn Trãi (thế kỷ 14. 15) như Ức Trai Tập, Quân Trung Từ Mệnh Tập trong đó có các bài Hịch Tướng Sĩ và đặc biệt là bài Cáo Bình Ngô bất tử, các truyện ký như Lĩnh Nam Trích Quái, Truyền kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ 15, 16) v.v... rồi tiếp đến các bộ Sử Ký vĩ đại của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Công Trứ, các áng văn của văn hào Lê Quí Đôn vào thế kỷ 18 v.v... đến các tác phẩm chữ Nôm, chữ Hán đủ loại vào thế kỷ 19 mà Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du là một tuyệt tác v.v… (Xin kể chừng ấy, có thể còn sót nhiều, nhưng biết dừng lại chỗ nào cho khỏi hối tiếc và được gọi là đầy đủ!), nền văn học kiến quốc cứu quốc Việt Nam quả thực phong phú quá chừng!
Nghiên cứu lịch sử, văn học Tây phương như Pháp, Đức, Hoa Kỳ... không tự tôn và tự hào quá đáng, ta có thể long trọng mà tuyên bố rằng bài Hịch do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sáng tác vào cuối thế kỷ 13, ngoài một áng văn về quân sự, về tâm lý chiến, hẳn nhiên còn là một tác phẩm văn hóa không tiền khoáng hậu (-cũng giống như sau này, cách một thế kỷ nữa, bài cáo của Ức Trai tự Nguyễn Trãi-), vừa sôi sục hùng khí, dũng lược quyết tâm nêu lên các đức tính văn hóa của nhà lãnh đạo cũng như toàn dân Việt; vừa uy nghiêm, khích động "tâm thần" binh sĩ trước nạn ngoại xâm nghiêm trọng biết là dường nào! Thực là khí phách của một đại vương quán thế khó tìm thấy trong các hùng tráng ca và văn thơ đấu tranh, động binh, tuyên chiến của các nền văn học và văn hoa sử nước ngoài!
Bên cạnh bài Hịch nói trên, bộ Binh Thư Yếu Lược của Người quả đúng là một pho sách quân sự về chiến lược chiến thuật mà mãi hơn bảy thế kỷ về sau, từ ấy đến nay, các bộ óc lớn về binh lược Việt Nam không sáng tạo thêm được chút gì để gọi là bổ sung, đúc kết thành một pho Binh Thư của Việt tộc hòng nối chí người xưa.
Hỡi các bạn trẻ Việt Nam! Có những lúc nào, các bạn và chúng tôi cảm thấy đau buồn, tủi nhục vì thân thế điêu linh của kẻ mất nước. Chán nản, bất động về nỗi bất lực cá nhân trước sức mạnh của kẻ thù cuồng bạo - bất kỳ từ đâu đến - thất vọng và thối chí trên hành trình của đại nghĩa muôn vạn chông gai, nguy hiểm, đến nỗi các bạn thoáng muốn ngã lòng, buông xuôi và đào ngũ trước nghĩa vụ con người và sứ mệnh công dân, xin mời các bạn cùng chúng tôi hãy tìm dọc lại một vài chương về lịch sử chiến đấu đời Trần vào thế kỷ 13-14... là nhiệm mầu thay! Tức khắc nhuệ khí, hùng chí của tiền nhân trỗi dậy, vang rền, truyền cho tất cả chúng ta sinh lực và tâm lực của một thời tột vời oanh liệt trong dĩ vãng!
Và cũng chỉ cần 4 câu thơ ngắn của bậc anh hào Lý Thường Kiệt đủ làm nên một quyết tâm thư dựng cao ngọn cờ độc lập, là một lời thách đố uy nghi trước quân thù để giữ nước với cái thế của kẻ bách chiến bách thắng.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư...
Trong khi Đặng Dung, vào thế kỷ thứ 14, thở than về nỗi bất lực chưa làm xong sứ mệnh của mình trước địch quân mà tuổi già đã đến:
Quốc thù vị phục đầu tiên bạch,
Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.
Dịch nôm:
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày!
(Phan Kế Bính dịch)
thì vị danh tướng đời Trần có công lớn trong việc dẹp quân Nguyên vào thế kỷ 13 là Trần Quang Khải, khi chiếm lại Thăng Long thành đã hùng tráng thét lên về công cuộc giữ nước (2 câu đầu), dựng được (2 câu sau) của mình trước ba quân bằng đôi vần thơ ngắn:
Đoạt sáo Chương Dương (1) độ
Cầm hồ Hàm Tử (2) quan
Thái bình tu nỗ lục
Vạn cổ thử giang sơn.
Dịch nôm:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu.
(Trần Trọng Kim dịch)
Chú thích:
(1) Chương Dương: một xã nay thuộc phủ Thường Tín, Hà Đông).
(2) Hàm Tử: một xã nay thuộc xã Khoái Châu, Hưng Yên).
"Thành nhân" không những là nguyên lý làm người cao trọng của đạo đức Khổng Mạnh mà còn là con đường đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam để trở thành anh hùng liệt sĩ sáng ngời công nghiệp muôn đời như 13 cái đầu siêu nhân rơi ở pháp trường Yên Bái. Có cái thành công của tên đạo tặc bán nước nhưng chúng không bao giờ thành nhân được. Thành công thấp giá hơn thành nhân là vậy đó.
Có bức thông điệp nào hùng hồn hơn, xây dựng nền văn hóa cứu nước, tráng lệ như kim cương cẩm thạch, bất diệt như danh ngôn trối trăng tâm huyết của nhà lãnh tụ Nguyễn Thái Học khi bước lên máy chém của thực dân mà còn căn dặn các thế hệ hậu sinh:
"Chúng tôi đi trả nợ trước đây!
Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu.
Hoa tự do phải tưới bằng máu!
Tổ Quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa, nhiều nữa.
Rồi thế nào cách mạng cũng thành công...".
* Lại nữa, xin trưng dẫn bất chợt một cuốn truyện mà các nhà văn học sử chỉ nhắc sơ qua và chắc rằng có một số ít người biết đến là Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ vào thế kỷ 15, tác phẩm này tuy thế bao hàm rất nhiệt tình ý hướng, chủ đích văn hóa cô đọng của người viết truyện.
Người học trò lỗi lạc của Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nguyễn Dữ sống vào thời kỳ suy loạn của triều Tiền Lê, quốc thế nghiêng ngửa, cường thần tăng tiếm, kỷ cương đổ nát, phong hóa suy đồi nên sử dụng văn tài mỹ diệu của nhà tiểu thuyết cốt sửa đổi phong giáo bấy giờ. Hãy nghe Trúc Khê, Ngô Văn Triện, một học giả Việt Nam vào thượng bán thế kỷ 20 luận bàn về tác phẩm nói trên:
"Toàn bộ văn viết có những chỗ biện luận hùng hồn, có những chỗ điêu khắc tỉ mỉ, chỗ tươi đẹp như bức tranh màu lộng lẫy, chỗ vang dội như dòng suối chảy lô xô; các chuyện phần nhiều có thơ hay đoạn văn tứ lục chen vào mà những thơ văn đó đều là mỹ diệu tiêm tế lắm".
Tóm lại bộ sách này, về phần văn chương, thật có đúng như lời ông Vũ Khâm Lân (Tước Ôn đình hầu, người làng Ngọc Lạc, huyện Tứ Kỳ) đời Lê đã khen là "thiên cổ kỳ bút".
Nay ta lại xét đến phần tư tưởng của tác giả.
Trong tất cả hai mươi chuyện, tuy có phần thần quái hoang đường cả, song phần nhiều các chuyện, tác giả trong khi muốn được thỏa cái ý thích múa mênh mông ngòi bút phun hoa nhả gấm, nhưng vẫn dụng ý ký thác vào đó một cái ý nghĩa về đạo đức luân lý. Hay một lời châm biếm về những chính tục của đương thời. Chẳng hạn như ở trong "Câu chuyện ở đền Hạng Vương", có những câu nói như thế này:
"Làm người ta không ngoài trời đất để mà sống, làm chính trị không ngoài cương thường để dựng nước".
Trong "Chuyện gã Trà đồng giáng sinh", có những câu:
"Đức là nền từ thiện, của là kho tranh giành. Tích đức như mầm non rỏmột giọt nước, sẽ nảy nở lên; tích của như lửa đỏ gieo một khối băng, sẽ tàn lụi xuống".
"Đạo trời công minh như cái cân, cái gương, có thần minh để ghi dấu vết có tạo hóa để giữ công bằng; gương tất soi suốt mà không riêng, lưới tuy thưa thớt mà không lọt"..
Trong "Chuyẹn Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào" có những câu:
"Xưa nay bàn về kẻ sĩ, tất phải kể về đức hạnh".
"Sự báo ứng luân hồi ở trong trời đất chỉ có thiện ác đôi đường: kẻ chăm làm thiện, tuy hãy còn sống, tên đã ghi ở Đế đình; kẻ hay tích ác, dù đã chưa chết, án đã thành ở Địa Phủ".
Trong "Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang" có những câu:
"Tôi nghe thành nhân trị vì, càn khôn trong sáng, minh vương tu đức chim muông yên vui. Nay chúa thượng đang kỳ thái hanh, làm chủ dân vật, tưởng nên chăng lưới mà thu vét lấy những người hiền sĩ trong thiên hạ, cùng mưu hạnh phúc cho thương sinh. Cớ sao lại giết gấu săn hươu, lấn cướp cả công việc của kẻ Sơn-ngu (Kinh thư: Vua Thuấn sai ông Bá Ích làm chức Ngu Công, giữ việc núi đầm) như vậy!".
Trong "Chuyện Lý tưởng quân" có những câu:
"Thiện ác tỏ ra, phải tích dần lại, báo ứng đem đến, có sai bao giờ. Cho nên luận số không bằng luận lý, tướng diện không bằng tướng tâm. Nay tướng quân ác có mà đức không, người khinh mà của trọng, muốn oai quyền mà làm dữ, vụ kiêu sa cho thỏa lòng, đã trái lòng trời, tất bị trời phạt, còn có cách gì mà tránh khỏi tội trời!".
Trong "Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa" có những câu:
"Sĩ quân tử ở trong danh giáo, thiếu gì cách vui! Hà tất lấy không làm có, trỏ phải ra trái, đem chữ nghĩa ra làm trò đùa".
Cứ những câu lược trích ở trên này, tỏ rằng ngòi bút của tác giả có ý khuyến giới châm quy cho nhân tâm phóng tục bấy giờ, và tỏ rằng tác giả tin tưởng cái lý thiện ác báo ứng của nhà Phật. Những câu nói như ở trên này, quyết nhiên không phải vô tình mà vào chuyện, và ai bảo là nó đã không từng có bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: Nguyễn Dữ, Truyền kỳ mạn lục toàn tập. Bản dịch của Trúc Khê, Ngô Văn Triện).
Đến như một đại tác phẩm tưởng rằng thuần túy có tính chất văn chương và giải trí như Kim Vân Kiều tức Đoạn Trường Tân Thanh của thi hào Tố Như Nguyễn Du mà cũng bộc lộ không ai phủ nhận được sự nối kết giữa tiếng nói của dân tộc, sinh huyệt văn hóa Việt Nam với linh hồn Đất Nước – cả một sự đấu tranh hòa bình về ngôn ngữ!- qua lời của nhà học giả Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn... Nước ta còn".
* Gần đây, nhà thơ họ Vũ cũng thừa hưởng tiềm thức bẩm sinh ấy, qua ý hướng văn hóa của tiền nhân, trong các sáng tạo dạt dào của mình. Tuy "SAY" với "MÂY" khói "RỪNG PHONG", trong mùa đại hội "HOA ĐĂNG", dập dìu hoa bướm, thi nhân vẫn dành những vần thơ trữ tình nồng đượm linh khí núi sông, bàng bạc hồn thiêng quốc sĩ bao trùm nền văn hóa sử Việt tự thuở nào.
Hoặc thi nhân ca tụng chiến công đối trần:
"Hội Diên Hồng đó nền Dân Chủ
Sóng Bạch Đằng kia Hịch Đại Vương".
(Chiến công đời Trần, Hoa Đăng, Vũ Hoàng Chương)
Hay tôn vinh nhà liệt sĩ từng danh thời cận đại:
"Một tiếng vang trai khét Việt Đông
Người Nam coi cái chết như không
Bút thơ dõi bước đường tranh đấu
Gan thép tung hoành chợt cảm thông".
(Vịnh Phạm Hồng Thái, Hoa Đăng, Vũ Hoàng Chương)
Nào đại sự réo gọi ai là trang thanh niên kiêu hùng của Đất Nước:
"Giờ điểm rồi đây, hỡi Tuổi Xanh
Có nghe nét chữ réo tung hoành?
Có nghe dòng mực sôi trang giấy
Nhịp bốn ngàn thu Sử Đấu Tranh?
(trích Giờ Đã Điềm, Hoa Đăng, Vũ Hoàng Chương)
thì hãy đứng lên trả lời tiếng gọi cấp cứu của núi sông bị ngoại nhân cướp mất:
"Trải bốn nghìn năm dựng nước nhà
Sông khoe hùng dũng, Núi nguy nga
"Trả ta Sông Múi!" Bao người trước
Gào thét đòi cho bọn chúng ta
Trả ta Sông Núi! Từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả Núi Sông ta?
...
Trả ta Sông Núi, câu hùng tráng
Là súng là gươm giữ đất đai...
(Trả Ta Sông Núi, Hoa Đăng, Vũ Hoàng Chương)
Và đây, Thăng Long xưa kia, đất nghìn năm văn vật, là Hà Nội, bây giờ là thủ đô của tội ác, chừ rên rỉ đau thương, quan quại phai mòn vàng son cổ kính của một thời nào văn hóa sử Lạc Hồng oanh liệt. Hồ Gươm, Chùa Một Cột là chứng nhân trầm lặng của một sự phá sản văn hóa trọn vẹn đạp đổ tinh thần dân tộc, từ khi chế độ vong bản hủy diệt tất cả để lên ngôi bạo Tần:
Hỡi ơi! Hà Nội bao đêm trắng
Từng đón lòng ta mỗi ngả đường
...
Hỡi gươm đáy sóng, rùa chân tháp!
Ta hiểu rồi, Người, nỗi đoạn trường!
Gió lại còn tanh mùi phấn sáp
Và mây còn đỏ máu hiền lương
...
Từng con mắt gỗ quen màu lệ
Tiếng khóc than dâng mỗi nách tường
Đá cũng nhàu gan bia Tiến Sĩ
Cây vươn Bách Thảo tóc phai hương.
(trích Tâm Sự Phố Phường, Hoa Đăng, Vũ Hoàng Chương)
(Thơ của Vũ Hoàng Chương trong đoạn này rút từ bài: "Vũ Hoàng Chương, mối tâm thơ lâm lụy" (Bốn mươi năm thơ Việt Nam 1945-1985) của Võ Văn Ái, Quê Mẹ, tháng 7/1991. Paris 1991. Say, Mây, Rừng Phong, Hoa Đăng... là những thi phẩm của Vũ Hoàng Chương).
Thương hại cho ông bà chúng ta thuở trước và chúng ta ngày nay vô cùng (?!): luôn luôn phải nuôi dưỡng một tâm lý và một ý chí đấu tranh đối kháng thường trực không rời khỏi sinh mệnh của mình! Trải qua bao chiến loạn thảm khốc, đến những thời bình trị huy hoàng để dựng nước với tất cả những nhiệt khí của toàn dân như dưới triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn, tiền nhân vẫn phải võ trang một nhãn quan viễn thị cảnh giác trường kỳ: Phía chân trời kia, sau lớp bụi mù của thời vị lai nào đó, vẫn ẩn hiện những đạo quân ngoại bang hùng hổ sẵn sàng chờ dịp mình sơ ý là tràn đến cửa ngõ mình, giẵm nát lãnh thổ để đày đọa con dân mình! Các địch thù ấy - nào ai biết trước được! có thể còn tàn bạo man rợ hôn quân xâm lăng mà ông bà chúng ta đã đại thắng tuy khổ cực nhưng oai hùng vô cùng! "luôn luôn cảnh giác để đối phó, tự vệ": một nhật lệnh sinh tồn của dân Việt.
* Văn hóa Việt Nam, truyền thống Việt Nam:
Chủ yếu biểu dường công nghiệp đấu tranh giữ nước và dựng nước của người xưa truyền mãi đến nghìn sau. Nền văn hóa Đông Phương trong đó có Việt Nam được cấu tạo bởi các yếu tố tinh thần và siêu hình đặc thù do nhiều triết thuyết như Phật, Khổng, Lão. Tất cả đều bắt nguồn từ cái Tâm con người. Và dấy lên từ cái tâm vô hình ấy. nhiều giá trị tinh thần truyền thống trường cửu. Người phương Đông chúng ta cảm thức, suy nghiệm vạn vật bằng trực giác (esprit infinitif) nội quan sâu thẳm để bắt cho kỳ được bản chất và tâm linh sự vật trong khi nền văn hóa phương Tây lý giải bản chất, nội tâm sự vật bằng một trí thức suy lý, phân thân và minh giải (esprit cartésien). Một Omar Khayyam, một Rabindranath Tagore, một Phật Thích Ca, một Lão Tử, một Khổng Tử... huyền diệu, mênh mang, hàm dưỡng (mà muốn lĩnh hội thấu lý đạt tình các tư tưởng ấy, phải nhắm mắt lại trầm mặc trong cái thế thiền vị "tập trung tâm ý" triền miên, cao độ) –hơn nhiều một Platon, một Aristote, một Socrate... bộc lộ, mẫn giác, khai phá và khám hiệu (tức là xem xét, tra cứu, so sánh xem có sai lầm không).
Từ hồi còn trẻ, tôi vốn có định kiến (có thể sai lầm!) là các nhà học giả tây Phương dù có nghiên cứu uyên bác đến đâu đi nữa vẫn không bao giờ bắt được cái sâu thẳm mà cũng là cái chập chờn cao vời vợi của nền triết phương Đông. Vì họ không làm sao có được cái hồn chữ nghĩa (của Tàu, của Ấn...) cái Thần nhập lý, cái Thức trực giác và cái Tâm linh ứng của người Á Đông ta. Do đó, họ biết thức mà không Giác, có tâm mà không ứng, có lý mà không Thần thì khó mà nhập Đạo và Cảm Ứng với triết thuyết Đông Phương.
Tổng quan, chúng ta phải biết hội tụ để rồi đúc kết một cách hài hòa, thông thái cái Tâm thâm nghiêm và cái Lý khúc triết ấy của hai nền văn hóa Đông Tây để tạo dựng một tổng hợp tinh thần hoàn hảo cho văn hóa Việt Nam ta đó vậy.
Được sống đủ đầy bao vinh nhục của tiền nhân, bao kinh nghiệm đau thương và phấn chí của dòng văn hóa sử trong quá khứ, toàn dân Việt bây giờ nhất quyết cùng nhau hợp quần đốt sáng niềm tin trường cửu vào nền văn hóa dân tộc bất diệt, mục thách đố của thăng tham quốc vận để tái tạo vào thời hậu Cộng Sản trên Đất Nước cái THẦN TRÍ VIỆT, cái hồn việt gần như bị suy vong chối bỏ. Với tâm, với chí, với ý lực bẩm sinh của giống nòi.
Soạn giả Cao Thế Dung trong tác phẩm "Tự Hào Là Người Việt Nam" diễn tả tâm tư thiêng liêng và kỳ vọng bất diệt ấy của dân tộc Việt Nam như sau:
"Trong sự hiện lưu biến đổi bất tận của tạo vật, dối với Việt Nam có cái không hề biến đổi là hồn người, hồn tiên tổ trong lòng gia đình tôn tộc. Hồn ấy tụ lại thành hồn nhài, hồn nước. Nước Sông Hồng, sông Đồng Nai chảy xiết dòng nước thay đổi mỗi phút mỗi giây, nhưng lòng sông vẫn thế, có thể sâu hơn, rộng hơn hay nông hơn, nhưng vẫn là dòng sông. Biển có thể cạn như Biển Chết, nhung lòng cát của biển và vị măn vẫn còn. Hồn người, hồn tiên tổ, hồn núi sông -nói một cách khác, tín ngưỡng Việt Nam, đức tin dân tộc của người Việt Nam chính là lòng sông lòng biển, là nền cát, vị mặn của biển.
Cách mạng Việt Nam đang tiền phong quyết tâm đi tới trước hết là để lật độ bạo quyền sau là trả lại dân tộc hồn người, hồn nước cùng tinh thần mà tiền nhân ta đã bảo trọng tự thuở vua Hùng. Cách mạng Việt Nam đang lãnh nhiệm vụ thiêng liêng là đấu tranh giành lại vũ trụ hoa gấm đầy tình người cho Tổ Quốc Việt Nam"..
(Cao Thế Dung, Tự hào là người Việt Nam. Nxb Hưng Đạo, 1989. trang 120-121).
Và chúng tôi thêm: "Và đấu tranh để phục hồi nền văn hóa truyền thống mỹ lệ, lương hảo cho dân tộc Việt Nam do vậy".
Nhắc đến các tiếng: "Hồn Việt, thần trí Việt, tinh thần Việt Nam..." hoặc một từ mới, rộng nghĩa hơn các tiếng nói trên, chịu ảnh hưởng của Pháp ngữ là Lý Lịch Việt Nam (identité vietnamienne), tức là nói đến một ý niệm. Mà đã là ý niệm thì khó định nghĩa hay định tính một cách đơn giản và hàm súc. Lý Lịch Việt Nam chủ về hướng ngoại cũng như Hồn Việt Nam thiên về hướng nội là một cái gì rất khái quát, vô hình, mênh mông mà không mơ hồ, bao gồm nhiều điều trừu tượng đã thăng hoa trong tâm linh con người Việt, qua dòng thời gian và đã đúc tạo vững chắc nên bản sắc Việt Nam, thần trí Việt Nam đã nói ở trên.
Đó là ý chí sinh tồn chung của cả một dân tộc, phát sinh từ một cội nguồn tiên tổ thời tiền sử, cùng lên núi, cùng xuống biền, sống chết gắn liền nhau thành một tập đoàn cùng một huyết thống bởi một lịch sử dựng nước, cứu nước hơn bốn ngàn năm lập quốc nổi trôi theo vận nước. Hiện dân tộc ấy cũng cùng mang những ưu tư, khát vọng, hoài niệm bi hùng vinh nhục trên nền quốc sử, cùng tranh đấu giành mảnh đất tạo sinh dọc theo ven biển, trải dài ở một miền Đông Nam Á. Nói làm sao cho đủ ý! Cùng có lý lịch Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, những người đứng trong một cộng đồng cùng chung xây dựng bản mệnh tinh thần cho dân tộc mình trên dòng văn hóa sử Việt Nam, theo một quan niệm nhân sinh, một triết lý sống còn đặc thù của nòi giống.
Và từ ý niệm triết học đó bao gồm cảm tình, trí thức, ý chí của con người Việt Nam diễn trình từ quá khứ đến hiện tại, chúng tôi đề nghị các nhà văn hóa sử Việt Nam cùng nhau xây dựng trên cơ sở nhận thức nói trên một chủ Nghĩa Nhân Văn Việt Nam (Humanisme Vietnamien).
Chủ nghĩa này chẳng những gồm những đặc trưng văn hóa của Việt tộc mà còn cô đọng những tinh hoa Đông Tây kim cổ mà nước Việt ta -do một vị thế địa lý chính trị đặc biệt, cái bao lớn của biển Thái Bình và còn do những đứa con của "Toàn Cầu Nghĩa Thục" hiện đại hồi xứ nữa- đã trở thành một điểm hội tụ bất dịch trên các đường kỷ hà châu Á.
Trong sâu thẳm của thời gian và mênh mông của vùng trời kéo dài dọc theo ven biển Thái Bình, các nghiên cứu mới nhất về khảo cổ và sử học phát hiện rằng chỉ có nhóm Lạc Việt tức là tổ tiên chúng ta, thoát thai từ khối Bách Việt- là dần dần tiến về phía Nam để rồi kiên trì xây dựng lãnh thổ, nuôi chí lập quốc và hun đúc bản sắc riêng biệt cho cộng đồng mình. Và còn chói lòa hào quang của nền văn hóa xây dựng bằng tâm linh, xương máu mình tỏa rạng, chiếu sáng khắp vùng Đông Nam Á.
Nền văn minh Đại Việt trước kia sáng lạn do công trình huyết lệ của tiền nhân khôn ngoan hòa hợp tinh hoa của người cộng với sáng tạo thần tình của mình. Ngày nay dân Việt cũng thế, quyết tâm với Thần, Trí, Tâm, Lực tổng hợp, hãnh diện phát huy lý lịch quốc gia hầu đóng góp tinh hoa của Rồng Tiên Hồng Lạc vào dòng sinh mệnh chung của một vùng trời bao la, từ thời tiền sử chính là quê hương của nền văn hóa Trống Đồng.
Ta không quên nhắc lại nền văn minh Đại Việt trước kia tuyệt vời, sáng lạn là do công trình huyết lệ tinh thần của ông bà chúng ta hun đúc hòa hợp những tinh hoa của người cộng với thành quả sáng tạo của chính mình, để dựng nước, cứu nước và giữ nước thành công: Biểu lộ và kết tinh THẦN và LỰC vẻ vang của con cháu Rồng Tiên, Hồng Lạc vào dòng sinh mệnh văn hóa chung rạng rỡ của một vùng Đông Á. Nhớ đến bài học thành công ấy của văn hóa sử phong phú và đầy hiệu nghiệm, chúng ta lại có quyền hãnh diện và tin tưởng vào tương lai dân tộc.
"Mỗi người chúng ta đi qua để lại một dấu chân.
Dấu chân văn hóa.
Dấu chân chúng ta đi rồi sẽ trở thành đường"