Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

HOA VÀ THIỀN HỌC

Trong cuộc sống nhiều khi ta cứ tưởng là ta trong hiện hữu, nhưng quả thực ta chưa hề được tiếp xúc với ta. Bởi vì tâm ta cứ rong ruổi chạy đuổi theo ảo ảnh của quá khứ, hiện tại và tương lai. Chưa bao giờ chúng ta được ngừng nghỉ. Chỉ có một phương pháp duy nhất để tiếp xúc với sự sống đích thực là bằng cách trở về với giây phút hiện tại và lúc đó ta mới có cơ hội tìm lại được ta. Trong sự trở về này ta thoát ly được sư hơn thua còn mất, ta có thể bình yên nhìn được cánh hoa đang nở, những đọt lá xanh tươi trên cành, nụ cười ngây thơ của em bé, nền trời xanh có ánh mây vừa bay qua. Tất cả chính là những sự mầu nhiệm của cuộc sống mà chúng ta đã từng đánh mất nó.
Cuộc đời là phù du giả tạm, giống như một cánh cửa địa ngục hay thiên đường đang mở đóng ở trước mắt, nó lôi cuốn con người vào vòng huyễn hóa đó. Nếu có người ý thức được điều đó thì khi nhìn lại lòng mình, chỉ có giờ phút hiện tại mới là hạnh phúc đích thực. Trong thiền học có câu chuyện về một cái hoa mà trong giới thiền sinh tụ tập qua nhiều thế hệ ai ai cũng biết chuyện này. Câu chuyện như sau: Một hôm trong pháp đàm tại Pháp Hội Linh Sơn, với sự tham dự của 1250 vị Tỳ kheo Đại Đức Tăng Ni và chư thiện nam tín nữ. Lúc đó Đức Phật cầm một cái hoa sen đưa lên và hoàn toàn yên lặng, ngài không nói gì cả. Tất cả các đệ tử phải ngạc nhiên suy nghĩ, họ không hiểu Đức Phật làm như thế là có ý gì. Trong chúng hội lúc bấy giờ, có ngài Ma Ha Ca Diếp nở một nụ cười, Đức Phật bảo: Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Pháp Môn mầu nhiệm chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi phải khéo giữ gìn chánh Pháp này, truyền trao mãi đừng dứt, đến sau này truyền trao lại cho A Nan. “Đức Phật đến trước tháp Đa Tử gọi Ma Ha Ca Diếp rồi nói kệ truyền Pháp:
Pháp bổn Pháp vô Pháp
Vô Pháp Pháp diệc Pháp
Kim phó vô Pháp thời
Pháp Pháp hà hằng Pháp
Dịch:
Pháp gốc Pháp không Pháp
Pháp không Pháp cũng Pháp
Nay khi trao không Pháp
Mỗi Pháp đâu từng Pháp
Câu chuyện đó cho đến nay, vẫn còn là đề tài làm cho mọi người mọi giới thảo luận, và có không được bao nhiêu người đã hiểu ý nghĩa của câu chuyện “Niêm Hoa Vi Tiếu”
Từ ý nghĩa câu chuyện đó, và để đóng góp một vài ý nghĩ cho hành giả tu tập, chúng tôi thử đưa ra một vấn đề đơn giản để tìm hiểu ý nghĩa và bổ túc cho sự tụ tập hiện tại. Như có một người nào đó dâng lên một đóa hoa, họ muốn trình bày ra trước mặt quý vị, mục địch là họ muốn quý vị nhìn thấy cái hoa đó. Nếu quý vị bận vào sự suy nghĩ khác, dĩ nhiên quý vị sẽ không thấy cái hoa ấy. Chỉ trừ khi quý vị không bận rộn, tâm hồn thanh thản không vướng bận thì quý vị sẽ bắt gặp và thưởng thức vẻ đẹp cái hoa ấy một cách trọn vẹn. Như vậy cái hoa đó vừa đến và mọi người có khả năng tiếp xúc với nó trong sự chú ý đồng nhất thì những nét đẹp đã đến với họ rất sâu sắc và họ thưởng thức trọn vẹn cái đẹp thuần khiết của hoa. Một ví dụ khác: có một em bé đang cười một nụ cười hồn nhiên với quý vị, quý vị sẽ không thực sự thấy nó khi đang suy nghĩ về quá khứ, hoặc tương lai hay đang lo lắng một vấn đề khác trong hiện tại, quý vị sẽ không thưởng thức được nụ cười hồn nhiên của nó, và sẽ đánh mất nó. Như vậy quý vị sẽ không thấy được em bé đó thật sự có trước mặt.
Qua hai thí dụ trên cho chúng ta thấy, vấn đề của sự sống, khi chúng ta không hoàn toàn trở về với mình, sống thật sự trong cuộc sống hiện tại thì chúng ta sẽ mất hết tất cả. Do đó kỹ thuật trở về với chính mình là một giải pháp mầu nhiệm, như một phép lạ làm cho cái hoa, em bé, và mọi sự vật hiện thành sự thật. Đến đây chúng tôi xin trình bày một bài thơ của Thi sĩ Quách Thoại. Anh mất ở Sàigòn vào năm 1956, lúc đó tác giả mới 28 tuổi, tính đến nay cũng đã hơn 40 năm. Bạn bè tìm lại thấy anh có rất nhiều bài thơ hay, một trong những bài thơ đó là bài Hoa Thược Dược:
Đứng yên ngoài hàng giậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhìn em kinh ngạc
Vừa thoáng nghe em hát
Lời ca em thiên thâu
Ta sụp lại cúi đầu
Mặc dầu bài thơ ngắn gọn, ít chữ nhưng ý thơ rất súc tích. Mỗi chữ đều tượng thanh tượng hình, làm cho người đọc dễ dàng hình dung được cái bối cảnh của hoa, đều đó chứng tỏ tác giả bị thu hút bởi cái hoa Thược Dược khi đi ngang qua hàng giậu, anh ta dừng lại nhìn hoa và cảm hứng viết nên bài thơ trong lúc anh chàng rất thanh tịnh và sống trọn vẹn với cái hoa đó.Quách Thoại chết lúc còn trẻ, anh sống rất đam mê và cuồng nhiệt, không biết anh đã có dịp đọc hoặc nghe Hoa Nghiêm Kinh, hay Diệu Pháp Liên Hoa Kinh hay chưa mà tư tưởng của anh giống như người tỉnh thức như thế. Khi tôi đọc bài thơ này, tôi thấy huyền bí lạ lùng, vì tự nó toát ra một cái đạo, đó là cái đạo của sự tỉnh thức và cái nhìn thật sâu thẳm mà một người thường tình khôn bao giờ có. Ngài Huyền Quang đời nhà Trần có nói:
Thế nhân khai thị túy man man
Có nghĩa là:
Người đời mắt mở nhưng vẫn say nồng.
Ở đây người nghệ sĩ mà linh hồn thơ lại giống như một nhà tu, nên nhà văn André Malrau thường nói Artiste c'est un Chretieu là như vậy. Người thi sĩ có cái nhìn khác biệt với mọi người, khi họ nhìn mọi sự vật bằng trực giác. Họ dùng cái trực giác thanh tịnh của mình để xúc chạm đến nét đẹp thiên nhiên, hòa mình với vũ trụ, lúc đó họ tìm thấy sự giải phóng toàn diện trong lúc họ tuyệt đối sống với chính mình trong giây phút hiện tại.
Quả thật giây phút hiện tại là giây phút mầu nhiệm tuyệt vời, nếu chúng ta biết quý mến nó. Như chúng ta biết, nhờ có hiện tại mà chúng ta có thể suy đoán được quá khứ ta đã tu tập, hoặc đã tạo ra phước, nghiệp báo gì, và ta cũng có thể suy đoán vào kiếp tương lai ta sẽ làm gì. Nhất cử nhất động đều căn cứ vào sự kiện hiện tại trong đời này và hiện tại của từng mỗi niệm mỗi sát na, chính những giây phút hiện tại ta mới kiểm soát và sống thật với lòng. Như Đức Phật lúc đưa bông sen trước pháp hội, chỉ có ngài Ca Diếp lãnh hội được ý của Phật, đây không phải là các vị Tỳ Kheo, La Hán ...v.v... không có giác tánh, hoặc không sống trong giây phút hiện tại. Các vị khác cũng có, tuy nhiên có thể là phản ứng chậm, hoặc chưa đạt tới mức độ thượng thừa như ngài Ca Diếp. Cũng như hoa Thược Dược nở bên hàng giậu, trong lúc đã có nhiều người đi ngang qua, nhưng không có một người nào viết thơ ca ngợi, và nghe được tiếng hát của hoa Thược Dược. Không có người viết thơ về hoa và diễn tả tiếng hát của hoa Thược Dược không có ý nghĩa là không có người biết thưởng thức cái đẹp của hoa. Có thể có nhưng những người không phải là thi sĩ thì không đủ sức văn chương để diễn tả cho dù họ có cái nhìn thanh tịnh. Quách Thoại vừa là thi sĩ, vừa có tài nghệ thưởng thức với cái nhìn nhất quán thanh tịnh nên đã viết thành thơ. Từ sự việc này tôi không dám nói: hoa Thược Dược nở bên hàng giậu giống như cành sen Đức Phật đưa ra trước đại chúng trong pháp hội, hàng giậu nơi hoa Thược Dược đúng là Linh Sơn thánh địa, và Quách Thoại là ngài Ca Diếp mà tôi muốn nói: hoa Thược Dược nở bên hàng giậu là sự hiển nhiên của Bồ Tát đạo, là con đường trở về nội tâm, hàng giậu nơi hoa Thược Dược đứng đó là căn bản của sự phát sinh ra Bồ Tát đạo, và Quách Thoại là người có khả năng trực giác tiếp thu đường về với Bồ Tát đạo. Tôi có ý nghĩ như thế vì theo trong kinh nói: giảng giải một câu kinh, đưa mọi người tiếp xúc lạc thú bằng nghệ thuật trong việc tu tâm dưỡng tính để tìm lại cái chân như thanh tịnh của thuở ban đầu đó là một lạc thú cao cả, là một hành động của Bồ Tát mà Kinh Kim Cang gọi là hành động Bát Nhã.
Riêng tôi, tôi có thói quen hay ngả mũ cúi đầu khi đi ngang qua ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng cũ, mặc dầu thời gian và chế độ đã xóa hết những vết tích nơi tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức để bảo vệ chánh pháp hồi năm 1963. Đối với tôi nơi đó vẫn là thánh địa, và hình ảnh của Hòa Thượng Thích Quảng Đức xa xưa là một vị Bồ Tát không bao giờ quên được.
Cành hoa Sen không những nở trong pháp hội Linh Sơn mà nó còn nở trong lòng ngày Ca Diếp đệ tử của Phật. Cái hoa Thược Dược không những nở bên hàng giậu mà nó còn nở trong tâm hồn thi sĩ Quách Thoại. Hoa Vô Ưu, hoa Đạo Pháp không những đã nở cách đây mấy ngàn năm về trước tại Ấn Độ, và cả trên quê hương Việt Nam vào các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, và những năm trước đây qua hình ảnh tự thiêu để bảo vệ Đạo Phật của Bồ Tát Quảng Đức tại ngã tư Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng mà còn nở mãi mãi trong lòng các người con Phật có tâm hồn yêu đạo mến đời.
HIẾU ĐỆ