Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

Chúa Sinh Ra Đời

 

Mây-cao-Nguyên

 

Cây thông 20 tuổi được trồng tại một nông trại ở bang Pennylvania, thuộc loại Douglas, cao 5.6m, được chở trên một chiếc xe ngựa đến tòa Bạch Ốc (vào ngày thứ Sáu 26/11/2010)trong khi một ban nhạc tấu các bản nhạc mừng lễ Giáng Sinh. Bà Obama và hai cô con gái, với nụ cười rạng rỡ trên môi, đưa ngón tay trỏ lên cao một cách thông thường để bày tỏ chấp nhận cây thông và chúc hai vợ chồng người nông dân trồng cây thông này một mùa lễ hội vui vẻ. Còn ông Obama đứng lấp ló sau cánh cửa sổ nhìn ra. Đáng ly ông Obama là người đứng ra nhận lãnh cây thông, nhưng, trong một cuộc chơi bóng rỗ, ông đã bị ông Rey Decerega (giám đốc nghiên cứu của người Mỹ Châu La Tinh) vô tình tông cùi chỏ vào trúng ngay môi và bị khâu 12 mũi.
Bạn biết không? Kể từ khi đặt chân lên đất tạm dung này, tôi không phải là một tín đồ, nhưng mỗi năm đến ngày lễ Giáng Sinh tôi đều treo đèn và dựng cây Giáng Sinh bằng ny-lông để đón mừng Ngài ra đời. Năm nay, tôi dựng một cây Giáng Sinh thật, cao 5 feet, xanh tốt được trồng trong chậu. Phải tốn gần nửa ngày trời mới hoàn tất vấn đề trang trí. Tôi đứng nhìn ngắm cái công trình "vĩ đại" của mình một cách thích thú: nào là những thiên thần, những con nai, những ông già Noel, những cây kẹo móc câu, những dây điện với những bóng đèn đủ màu sắc tắt, mở tự động, những lồng đèn tròn nhỏ xinh xinh, một ngôi sao lớn trên đỉnh cây thông, những bông tuyết được xịt kỹ lưỡng, những gói quà, những thiệp chúc được xếp ngay ngắn chung quanh cây Giáng Sinh..
Và còn một điều nữa, sau mùa Giáng Sinh không cần phải chở cây đi bỏ. Chỉ cần bê nó ra ngoài sân tìm một góc vườn nào đó trồng nó xuống để làm cảnh. "Nhứt cử lưỡng tiện" phải không bạn? Mà lại diệt được chất cạc-bô-níc (CO2) để chỉ còn lại chất O-xy để cho hơi thở của con người được thoải mái. Đây cũng là điều mà các nhà bảo vệ môi sinh yêu cầu chúng ta nên trồng nhiều cây cối ngay cả trong vườn nhà của chúng ta.
Sau khi dọn dẹp sạch sẽ đâu vào đó, tôi cắm điện để thử tài nghệ của mình. Thật tuyệt vời! Nhứt là ngôi sao trên đỉnh cây thông đã cho tôi một cảm giác lâng lâng.
Bạn để y xem, trong tất cả tranh ảnh Chúa Giáng Sinh, trên bầu trời bao giờ cũng có một ngôi sao sáng rực rỡ, Kinh Thánh gọi đó là "Ngôi Sao Bethlehem", ngôi sao đã dẫn đường cho Ba Vua tới hang đá nơi Chúa Sinh Ra Đời. Ngôi sao này còn có tên là ngôi sao Giáng Sinh, từ lâu đã là mối tranh cãi của các nhà thiên-văn-học. Mới đây Nibel Henbest, một nhà khoa học người Anh đã dựa vào sự chuyển động của quỹ đạo trong Thái-dương-hệ, để giải tỏa câu hỏi tại sao chỉ có Ba Vua nhìn thấy ngôi sao đó, trong khi lịch sử thiên văn không ghi nhận được.
Theo Nibel, thì vào năm 1604, nhà toán học Johannes Kepler đã tính được vị trí các hành tinh vào thời Chúa Giáng Sinh, cũng tìm được sự giao hội đặc biệt của các chòm sao trong nhóm Song Ngư vào năm thứ 7 trước công nguyên. Có nghĩa là, sao Mộc và sao Hỏa, biểu tượng của người Do Thái gặp nhau trên bầu trời nhưng vẫn cách nhau một khoảng gần bằng đường kính của mặt trăng. Vài năm sau đó một sự hội ngộ khác lại diễn ra vào tháng Tám năm O3 trước công nguyên, Mộc tinh tiến gần sao Vệ Nữ-một ngôi sao rất sáng.
Ngày 17/06 năm O2 trước công nguyên, hai sao trên lại gặp nhau nhưng không va chạm, nhưng tạo thành một ngôi sao lạ, sáng chói khắp miền Trung Đông mà Kinh Thánh đã gọi là ngôi sao Bethlehem. Ngoài ra, với người theo đạo Ky-tô xưa thì ngôi sao Vệ Nữ, tức là sao Hôm mọc trước bình minh, được coi là biểu tượng của Chúa Giê-su, còn sao Hải Sư lại được người Do Thái coi là sao hộ mạng. Đây là hai ngôi sao sáng nhất trong Thái-dương-hệ và hiện tượng hội ngộ giao thoa, chỉ xảy ra một lần trong hai ba thế kỷ, như giải thích ở trên, được xem là giả thuyết hợp ly về ngôi sao Bethlehem trong truyền thuyết.
Ngoài y nghĩa khoa học kể trên, ngôi sao Nô-Ên còn có một y nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với những người công giáo. Đó là ngôi sao dẫn lối chỉ đường cho họ đến với Đức Chúa. Người theo đạo Ky-tô tin rằng ngôi sao đó cũng chính là Chúa Giê-su và ánh sáng ngôi sao của Chúa sẽ xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.
Cách đây khá lâu, vợ chồng tôi lái xe qua Cali để dự một tiệc cưới cũng vào mùa Giáng Sinh. Rất may thời tiết lúc đó chỉ lạnh mà không có tuyết (thật hú hồn). Khi đến gần tỉnh lỵ Sanger, California, tôi thấy một cây thông khổng lồ cao 267 feet (1 foot=0m3048), chu vi 107 feet, già cỡ 4000 năm tuổi, đứng sừng sững tại King Canyon National Park. Cái cây này nếu được trang trí đèn Giáng Sinh đủ màu thì "tuyệt cú mèo", nhưng không thể nào thực hiện được, vì các nhánh cây thấp nhứt tỏa rộng 130 feet kể từ mặt đất-nhưng mỗi năm đến mùa Giáng Sinh, các công nhân chăm sóc công viên vẫn đặt những vòng hoa Giáng Sinh chung quanh cây cổ thụ. Kể từ năm 1867, cây cổ thụ này có tên gọi "Tướng Grant" (Một vị danh tướng trong cuộc nội chiến giữa Bắc, Nam của Hoa Kỳ).
Cây Giáng Sinh đối với các vị Tổng Thống của Hoa Kỳ: Andrew Jackson rất yêu thích Giáng Sinh và coi đây là một ngày lễ hội lớn. Năm 1835, vị đầu bếp người Pháp làm cho ông một cây thông bằng đường cát trắng với những con vật trang trí bằng nước đá, theo kiểu của người Pháp. Vào năm 1856, Franklin Pierce, người sinh quán tại New Hampshire, dựng cây Nô-Ên tại tòa Bạch Ốc. Vào năm 1895, Grover Cleveland là một vị tổng thống đầu tiên dùng đèn điện để trang trí cho cây Giáng Sinh tại tòa Bạch Ốc. Năm 1923, Calvin Coolidge bắt đầu truyền thống thắp sáng cây Nô-Ên tại khuôn viên tòa Bạch Ốc. Teddy Roosevelt là một vị tổng thống cổ hủ, vào năm 1902, ông cấm con cái của ông không được sử dụng cây Giáng Sinh. Nhưng thái độ của ông dịu lại khi một nhân viên trong Hội Đồng Nội Các cũng là người sáng lập đại học Yale, phân khoa lâm sản, ông Gifford Pinchot thuyết phục. Pinchot đoan chắc với Tổng Thống rằng làm thưa bớt đi những khu rừng rậm bằng cách đốn bớt đi những cây Giáng Sinh thật sự làm cho những cây khác được phát triển và sinh tồn; được thuyết phục, Roosevelt cuối cùng chịu cho các con dựng cây Giáng Sinh vào ngày vui trọng đại này.
Cây Giáng Sinh đầu tiên được dựng lên như thế nào?. Nếu hỏi câu này thì có rất nhiều người tranh công đưa tay lên để tự cho mình là người đầu tiên dựng nên cây Giáng Sinh. Giữa năm 1832 và năm 1851, và có lẽ trước đó nữa, rất nhiều cây Giáng Sinh "đầu tiên" bắt đầu xuất hiện khắp nơi trên lãnh thổ Hoa Kỳ- từ Philadelphia, Pennsylvania, cho đến Pasadena, California-mỗi một tiểu bang đều muốn vỗ ngực cho rằng mình là người tiên phong.
Một loại cây như vậy được trang hoàng vào năm 1832 do một người tỵ nạn chính trị gốc Đức, ông Charles Follen của thành phố Boston, dành cho con trai của ông. Trong cuốn hồi ky của vợ ông vào năm 1842, bà đã viết: "Mỗi một mùa Giáng Sinh khi Charles được hai tuổi, thân phụ của ông đều làm một cây Giáng Sinh cho ông, dựa theo thời trang của nước Đức. Đây chính là ngày hạnh phúc nhất trong năm đối với ông. Thân phụ của ông đã không quản ngại khổ nhọc, thì giờ, tiền bạc để làm một cây Giáng Sinh tuyệt vời cho ông".
Và mọi người trong gia đình cũng có công đóng góp công sức. Rồi sau đó, ông dùng những miếng băng keo bằng sáp để cột mỗi cành cây lại một cách cẩn thận để khi đốt sáng cây Nô-Ên không gây ra hỏa hoạn. Tất cả những đứa con nít thuộc những gia đình quen biết được mời đến để chiêm ngưỡng cây Giáng Sinh; sau tuần trà, họ rung chuông, cánh cửa nơi đặt cây Giáng Sinh mở ra, bọn trẻ đi vào…."Chính trong đôi mắt của đám trẻ thơ là cái điều mà tôi ưa thích nhất để nhìn cây Giáng Sinh" ông phát biểu. Sau khi những ngọn đèn trên cây Giáng Sinh lụn tắt, và những giỏ kẹo mận được gắn trên cây bắt đầu đem xuống để phân phát, đám trẻ nít nhảy nhót, vui đùa hoặc chơi những trò chơi suốt đêm.
Các sử gia đều đồng y rằng người Mỹ tiên phong trong vấn đề dựng nên cây Giáng Sinh do đám lính Hessian đóng tại các thuộc địa của Hoa Kỳ trong cuộc Chiến Tranh Cách Mạng. Nhưng với sự phong phú về lâm sản, cây Giáng Sinh về lối trang trí có tính cách thời thượng, rực rỡ phải do bàn tay khéo léo của các người tỵ nạn chính trị gốc Đức, như ông Charles F.E Minnegrode, đem lại tập tục cổ truyền về cây Giáng Sinh cho tỉnh Williamsburg, thuộc tiểu bang Virginia. Vào năm 1842, Minnegrode, một vị giáo sư dạy môn ngoại ngữ tiếng Hy-lạp và tiếng La-tinh tại trường Cao Đẳng William và Mary, đốn một cây thông trong một khu rừng gần nhà ông quan tòa Nathaniel B. Tucker. Ông và các con của Tucker trang trí cây thông bằng cách dùng dây nhợ treo những gói bắp ran và những gói hạt dẽ mạ vàng. Họ cột những cây nến vào các nhánh cây, các người hàng xóm và con nít xúm nhau lại xem. Vị quan tòa Tucker tiếp tục truyền thống này cho đến khi ông qua đời. Ngày nay, khi tỉnhWilliamsburg dựng lại cây Giáng Sinh truyền thống, họ đặt cây này gần nhà ông cố quan tòa Tucker, và cũng nên hiểu rằng đây cũng là một tập tục thắp sáng "cây Giáng Sinh cộng đồng" tại những tỉnh lỵ và thành phố lớn khắp nơi trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Một người thợ may thuộc diện di dân ở Wooster, Ohio, cũng được kể như người tiên phong mang cây Giáng Sinh lại cho thành phố này. Năm 1847, ông August Imgard, quyết định chứng tỏ cho các đứa cháu cả trai lẫn gái của ông Giáng Sinh đã được tổ chức ăn mừng như thế nào tại quê hương của ông. Câu chuyện của ông bắt đầu: "Tôi lặn lội đến dòng duối Apple, quẹo sang hướng Bắc bây giờ là đập Spruce. Khi tôi đến vùng cây mà tôi muốn tìm, ở đây mặt nước cao quá, tôi không thể nào băng qua được. Vì vậy tôi đi dọc theo đập nước cho đến khi tôi tìm được một cái cây ngã vắt ngang từ bờ bên này sang bờ nước bên kia và tôi dựa vào cây đó để băng qua suối. Tôi đốn một cây và trở lại chỗ gốc cây ngã. Nhưng muốn băng qua suối trên gốc cây ngã này, tôi phải cột cái cây vừa đốn vào cổ và bò cả tay lẫn chưn để được qua bên kia bờ. Dân chúng nhìn tôi một cách tò mò, tưởng tôi là một thằng điên khi tôi mang cả một cây thông lớn đi vào thành phố".
Vào giữa thế kỷ thứ 19, cây Giáng Sinh được coi như biểu tượng cho ngày lễ trọng đại này được dựng nên khắp nơi xuống sâu tận miền Nam. Trong đám cây Giáng Sinh này có một cây được trang hoàng lộng lẫy đặc biệt dành cho nữ ca sĩ người Thụy Sĩ, cô Jenney Lind, do các mệnh phụ tại tỉnh Charleston, tiểu bang South Carolina. Cô ca sĩ Lind có một sô diễn tại thành phố này. Khi cô đến, hàng trăm các người ham mộ chạy chen lấn nhau trên đường để nhìn dung nhan người danh ca nổi tiếng này khi cô từ phi trường thẳng đến khách sạn Charleston nơi đây các vị mệnh phụ đã chuẩn bị cây Giáng Sinh đặt ngay cửa sở khách sạn.
Jenny Lind được biết là một người dù đi bất cứ nơi nào cũng đều gìn giữ, gắn bó với phong tục, tập quán của quê hương Thụy Sĩ của mình, đặc biệt, cô rất thích ngày lễ Giáng Sinh, vì vậy cô sẽ lấy làm cảm kích về cách đối xử của các mệnh phụ phu nhân đã mang lại cho cô.
Nhật ky của bà James Roach, cháu của Jefferson Davis, cho biết cây Giáng Sinh đầu tiên ở tại tiểu bang Mississippi vào năm 1851. Bà viết: "Những đứa con trong gia đình đã nhận rất nhiều quà vì vậy tôi phải làm một cây Giáng Sinh cho chúng: Mẹ, dì và những người lớn đến xem và họ cho biết lần đầu tiên trong đời mới thấy loại cây này. Tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy một cây Giáng Sinh nào hết ngoại trừ đọc và biết được trong một vài câu chuyện kể của người Đức".
Khởi đầu trong cuốn nhật ky Giáng Sinh của bà thì vào năm sau đó cây Giáng Sinh này được cải tiến và coi như tiêu biểu cho khởi đầu ngày lễ truyền thống dành cho một gia đình tại tỉnh lỵ Vicksburg, tiểu bang Mississippi.
Nói cho đúng ra, đó không phải tiêu biểu cho câu chuyện Giáng Sinh đầu tiên, cũng có một sử liệu khác cho rằng sự xuất hiện đầu tiên về cây Giáng Sinh là câu chuyện của bác sĩ Constantin Hering của Philadelphia. Vào năm 1852, bác sĩ Hering, gốc từ Leipzig, bên này sông Delaware băng qua đến New Jersey, chính nơi đây ông và một người bạn, Friedrich Knorr, đốn một cây. Họ kéo nó trên đường phố để về nhà trong những con mắt thích thú, những khuôn mặt rạng rỡ, vui mừng của đám trẻ con, lẫn người lớn đang đứng chờ để xem cây Giáng Sinh. Bác sĩ Hering đã không phụ lòng của họ, cây Giáng Sinh đã được dựng lên trước hàng trăm con mắt của tất cả các bệnh nhân, bạn bè và dân chúng đến chiêm ngưỡng. Và ông tiếp tục cái truyền thống đó ít nhất trong vòng năm chục năm.
Và cũng vào năm 1851-cùng thời gian này tại Cleveland, Ohio- Mục sư Henry Schwan, dự định trang trí cây Giáng Sinh trong nhà giảng của ông. Hành động này đã tạo ra một sự tai tiếng làm cho ông suyt mất chức Mục Sư vì Hội Đồng Truyền Giáo đã cho rằng những đồ dùng để trang trí là những loại tà ma ngoại đạo và phản thiên nhiên. Những sự tố cáo cực đoan đó đã làm cho cuộc đời của vị mục sư thật khốn khổ. Không nãn lòng, ông đã thu thập tất cả những dữ kiện và bằng chứng hiển nhiên để chứng minh việc làm của ông là vô tội. Một sự hỗ trợ mạnh mẽ đó là lá thư của Đức Giáo Hoàng Gregory I gửi cho Đức Cha Augustine của Canterbury vào năm 597, khuyến khích chấp nhận những trang sức để trang hoàng cho cây thông, cùng với những nghi thức khác, trong những cuộc Thánh lễ như một phương tiện để biến cải những người Anh quốc theo Công giáo. Mục Sư Schwan đã dùng hết khả năng hùng biện và ly giải cho Hội Đồng và ông đã thắng, năm sau đó ông và Ban Trị Sự Hội Thánh trang hoàng cây Giáng Sinh một cách xinh đẹp, rực rỡ mà không bị trở ngại gì cả.
Khu buôn bán cây Giáng Sinh được lập ra vào năm 1851 tại thành phố New York (Nửu Ước) do ông Mark Carr, một tiều phu từ vùng núi Catskill. Lúc đầu bà vợ cười "chọc quê" về cái y tưởng ngộ nghĩnh của ông, chẳng để y gì đến mụ vợ, ông chất một đống cây thông trên chiếc xe do hai con bò kéo vào thành phố, ông mướn một chỗ trên hè đường với giá một đô la. Những khách hàng thức thời không phí phạm thời gian đã mua hết. Năm sau ông trở lại, mang theo nhiều cây hơn, lần này ông phải trả 100 đô la để mướn một khu trên lề đường. Không một chút suy nghĩ, lo lắng, ông Carr đã kiếm lời khấm khá. Công việc buôn bán cây Giáng Sinh bắt đầu từ đây, và vào thập niên 1890, nhóm tiều phu tại dãy núi Catskill đã cung cấp hai trăm ngàn cây Giáng Sinh mỗi mùa Đại Lễ này.
Tôi xin kể cho bạn nghe tinh thần của ông già Nô-Ên (Noel) trong ngày Chúa Giáng Sinh. Ông ta có thật chứ không phải là huyền thoại. Cách đây hơn 1500 năm, ông già Nô-Ên suy ra chỉ là một huyền thoại và, trong nhiều quốc gia trên thế giới cũng tin như vậy. Nhưng khi ông cùng với những nhà thám hiểm Hòa Lan di cư đến Hoa Kỳ, giống như tất cả người di dân nào khác, tên của ông lúc bấy giờ là Sinterklaas, hẳn nhiên làm cho các viên chức trong Cục Di Dân rất khó phát âm và họ đã bảo với ông kể từ đây về sau tên mới của ông sẽ là Santa Claus. Chẳng bao lâu sau đó, ông tự hòa mình vào Tân Thế Giới, biến thể từ một nhân vật huyền thoại có tính cách tôn giáo để trở thành một vị anh hùng vĩ đại của Hoa Kỳ với những câu chuyện được thêu dệt thích thú, ngập tràn phiêu lưu và những hành động, nghĩa cử tuyệt vời. Tôi xin kể hầu bạn một vài câu chuyện sau đây nói lên được tinh thần của ông già Noel, không phải gói ghém trong bộ áo quần màu đỏ:
*Tôi chỉ là một đứa bé đang học lớp Tư, đang ngồi thừ người trên chiếc ghế của chiếc xe tải do ba tôi lái xuống phố để đi mua sắm và tôi đã xin ông quá giang. Thật sự tôi có một điều khúc mắc đã mấy tuần qua tôi muốn hỏi ông mà nay tôi mới có dịp.
"Ba ơi!..." Tôi bắt đầu. Và lại ngừng hỏi.
"Gì vậy?" Ông nói.
"Mấy đứa bạn ở trường đã nói với con một vài điều và con biết nó không đúng sự thật". Tôi cảm thấy đôi môi của tôi hơi run run vì muốn cố gắng để cầm nước mắt.
"Cô gái nhà quê, con của ba, cái gì vậy?" Tôi biết tinh thần của ông vui vẻ khi ông phát ngôn như vậy.
"Tụi nó nói ông già Nô-ên không có thật. Chúng còn nói ngu xuẩn mới đi tin ông già Nô-ên…chỉ có bọn trẻ con tin mà thôi". Mắt tôi rưng rưng ngấn lệ.
"Nhưng con tin những điều ba kể cho con. Ông già Nô-Ên có thật phải không ba?".
Đúng lúc chúng tôi đến đại lộ Newell, lúc này con lộ có hai đường xe chạy dọc theo hai bên đường là những hàng cây sồi. Nghe tôi hỏi, ba tôi liếc mắt nhìn ngay mặt tôi và thế tôi ngồi. Ba tôi dừng xe lại một bên đường và tắt máy, ông nhích lại sát bên tôi:
"Đám bạn học của con sai, Kim Kubey. Ông già Nô-Ên có thật".
"Con biết mà". Tôi thở dài nhẹ nhõm.
"Nhưng còn một vài điều ba muốn kể cho con về ông già Nô-ên. Ba nghĩ con bây giờ đã lớn khôn để hiểu ba sẽ chia sẻ với con những gì. Con sẵn sàng chứ?". Ba tôi với ánh mắt trìu mến và khuôn mặt dịu dàng. Tôi biết một vài điều nghiêm trọng và tôi sẵn sàng để đón nhận bởi vì tôi hoàn toàn tin tưởng ở ba tôi. Ông không bao giờ nói dối với tôi.
"Ngày xưa có một người đàn ông thật sự ông đi du hành khắp thế giới và phân phát quà cáp cho những đứa trẻ ngoan ngoãn bất cứ nơi đâu ông đặt chân qua. Con có thể tìm thấy ông ở bất cứ lãnh thổ nào với nhiều danh xưng khác nhau, nhưng trong lòng ông ta mọi ngôn ngữ gọi ông ta đều giống nhau. Tại Hoa Kỳ chúng ta gọi ông là Santa Claus. Ông tượng trưng cho tinh thần của một thứ tình thương vô-điều-kiện và niềm lạc thú để chia sẻ tình thương đó bằng cách ban phát những món quà phát xuất từ tận đáy tâm hồn của ông.
Khi con lớn khôn đến một tuổi nào đó, con sẽ có một sự nhận thức sắc bén ông già Nô-Ên thật sự không phải là một người chui xuống từ những ống khói vào đêm Giáng Sinh. Đời sống thật sự và tinh thần của vị Thánh nhân kỳ diệu này sống mãi trong tim của con, của ba, của má và trong tinh thần của tất cả mọi người tin tưởng vào niềm vui nhờ sự giúp đỡ cho những người nghèo khổ khác mang lại cho họ. Tinh thần thật sự của ông già Nô-Ên khi con ban phát hơn là đón nhận. Một khi con hiểu được điều này và nó trở nên một phần đời của con, ngày Giáng Sinh sẽ trở nên thích thú hơn và thần diệu hơn bởi vì con đã trở nên y thức sự thần diệu ở con khi ông già Nô-ên sống trong lòng con. Con có hiểu ba đang cố gắng giải thích cho con hay không?".
Tôi nhìn đăm đăm một cây lớn qua khung cửa kính xe ngay trước mặt. Tôi sợ không dám nhìn thẳng ba tôi-người đang kể cho tôi nghe trong suốt cuộc đời của tôi rằng ông già Nô-ên là một người có thật. Tôi muốn tin tưởng như tôi đã tin hồi năm ngoái-rằng ông già Nô-ên là một vị thần mập ù trong bộ quần áo màu đỏ. Tôi không muốn nuốt viên thuốc trưởng thành và thấy bất cứ gì khác.
"Kim, nhìn ba đây". Ba tôi chờ đợi. Tôi xoay đầu lại và nhìn ông.
Ba cũng rưng rưng ngấn lệ-những hạt lệ vui mừng. Khuôn mặt ông rực sáng như ánh sáng của hàng ngàn dãy ngân hà và tôi đã nhìn thấy trong đôi mắt của ông là đôi mắt của ông già Nô-ên. Ông già Nô-Ên thật sự. Người đã phí không biết bao nhiêu thời giờ để chọn cho tôi những thứ đặc biệt mà tôi muốn cho tất cả những mùa Giáng Sinh trong quá khứ kể từ khi tôi được chào đời trên hành tinh này. Ông già Nô-ên đã ăn một cách cẩn thận những chiếc bánh được trang trí và đã uống những ly sữa ấm. Ông già Nô-ên có thể đã ăn những củ cà-rốt tôi để dành cho đàn nai kéo xe tuyết. Ông già Nô-ên người- thiếu kiến thức về tài năng máy móc-ráp nối cho tôi những chiếc xe đạp, những toa xe lửa và những vật dụng linh tinh khác suốt những giờ khắc cận kề của những buổi sáng trong mùa Giáng Sinh.
Tôi đã hiểu được. Tôi đã gặt hái niềm vui, sự chia sẻ, tình thương yêu. Ba tôi kéo tôi lại gần và ôm tôi vào lòng thật lâu. Và cả hai chúng tôi cùng khóc.
"Bây giờ con thuộc một nhóm người đặc biệt", ba tôi tiếp tục. "Từ đây, con sẽ chia sẻ niềm vui của ngày Giáng Sinh, mỗi một ngày trong năm, không phải chỉ có ngày đặc biệt này. Kể từ bây giờ, ông già Nô-ên sẽ sống trong lòng của con, như ông đã sống trong lòng của ba. Đây là trách nhiệm của con phải thực hiện cho trọn vẹn tinh thần ban phát như một phần của ông già Nô-ên đang sống trong lòng con. Đây là một trong những điều quan trọng nhất đối với con trong suốt đoạn đường đời, bởi vì từ bây giờ con biết rằng ông già Nô-ên không thể nào tồn tại mà không có những người như con và ba để gìn giữ hình ảnh của ông được sống động. Con nghĩ con có thể làm được như vậy không?".
Cõi lòng tôi vươn lên một niềm hãnh diện và tôi chắc đôi mắt của tôi sáng rực với niềm thích thú. "Dĩ nhiên, ba. Con muốn ông già Nô-ên sống mãi trong tâm hồn của con, như ông đã ở trong lòng của ba vậy. Con thương ba quá, ba ơi! Ba chính là ông già Nô-ên tuyệt vời nhất trên thế giới".
Khi đúng thời điểm trong đời tôi, tôi sẽ cắt nghĩa sự thật về ông già Nô-Ên cho con cái của tôi, tôi sẽ trổ tài hùng biện và lòng nhiệt thành như tôi đã học hỏi ở ba tôi để làm cho con cái của tôi tin tưởng ông già Nô-ên không phải mang một bộ áo quần màu đỏ. Và tôi hy vọng chúng sẽ chấp nhận sự thật đó như tôi đã đón nhận ở ba tôi. Tôi hoàn toàn tin tưởng chúng và tôi nghĩ chúng sẽ tin tôi.
Xin phép kể thêm cho bạn một câu chuyện nữa thật cảm động:
*Cách đây nhiều năm, có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh.
Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn. Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn. Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót và những bông hoa rực rỡ….Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh.
Gần đến ngày Giáng Sinh, cô bé nói với mẹ : "Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi. Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?". Bà mẹ âu yếm vỗ về: "Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng Sinh năm nay con gái ạ. Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để qua mùa đông khắc nghiệt này là quy lắm rồi". Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô.
Vào buổi tối trước ngày Giáng Sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel. Người mẹ nhìn vào đôi giày của con và buồn rầu khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái, nếu buổi sáng hôm sau cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó. Năm nay, ngay cả một món quà Giáng Sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được.
Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày. Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà. Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh. Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó. Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình. Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên: "Hãy nhìn con đây mẹ ơi! Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà y nghĩa này!". Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn. Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc. Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ.
Lại một mùa Noel đến với tất cả chúng ta-những người Việt đang lưu vong nơi xứ lạ quê người-tôi xin kính chúc bạn và toàn thể quí quyến hưởng nhiều ơn điển của Thiên Chúa Ba Ngôi và được sự che chở trong vòng tay nhân ái của Ngài. Ngay giây phút này, tôi chợt nhớ đến nữ Thánh Teresa-Mẹ mang trái tim của một vị nữ Thánh sống, mẹ luôn luôn cầu nguyện: Lạy Chúa kính yêu, hãy dẫn dắt con đến với những người đang hấp hối cô đơn.
Nếu trên thiên đường có Thượng Đế, và Chúa Giê-xu kính yêu, thì không một ai được chết cô đơn". Và Mẹ đã phán: "Không có gì làm cho bạn sung sướng hơn khi bạn xả thân ban phát lòng nhân đối với những kẻ thực sự đau khổ".
Mây-cao-Nguyên
(Giáng Sinh 12-2010)