Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

SƯ ĐOÀN 9 BỘ BINH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA TỔ CHỨC HỘI NGỘ TẠI QUẬN CAM

 

 

Westminster - Tại nhà hàng Parasel Seafood Restaurant vào lúc 12 giờ trưa Thứ 7 ngày 7 tháng 9 năm 2019 một buổi tiệc kết thúc chương trình hội ngộ đã diễn ra với sự tham dự hàng trăm các niên trưởng, các chiến hữu và gia đình, thân hữu, một số các cơ quan truyền thông, các niên trưởng co: cựu Đại Tá Lê Văn Năm, ĐT. Huỳnh Văn Chính, Bác Sĩ Nghiêm Hữu Hùng, Niên trưởng Trần Văn Hoạch, NT. Phạm Văn Quan, NT. Vũ Ngọc Thụy, NT. Vũ Văn Bình, NT. Lê Văn Duyệt…

Trước khi chương trình chính thức cò phần chiếu Slide show về những sinh hoạt của SĐ 9 BB.

Mở đầu buổi hội ngộ với phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm để tưởng nhớ anh linh quân nhân các cấp SĐ 9 BB đã hy sinh vì tổ quốc tưởng nhớ các vị Tư Lệnh đã vĩnh viễn lìa xa đồng đội. (theo lễ nghi quân cách) do chiến hữu Nguyễn Kim Sơn phụ trách.

Sau nghi thức chào cờ Ban Hợp Ca Sư Đoàn 9 BB lên hát bản “Sư Đoàn 9 Hành Khúc”.

Sau đó chiến hữu Phan Hảo Liêm, Trưởng ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn quý quan khách, quý Niên trưởng cùng toàn thể các chiến hữu và gia đình đã đến tham dự ngày hội ngộ hôm nay, ông không quên cảm ơn các chiến hữu trong ban tổ chức đã hết lòng lo cho công việc hội ngộ thành công như ngày hôm nay.

Tiếp theo là lời phát biểu của NT. Đại Tá Lê Văn Năm, trong lời phát biểu NT. Cảm ơn ban tổ chức đã tạo cơ hội để hằng năm chúng ta có dịp gặp nhau, trao cho nhau những tin tức vui buồn, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm một thời vào sinh ra tử trên các chiến trường để bảo vệ quê hương…

Sau đó là phần giới thiệu sơ lược về sự hình thành và những chiến công của SĐ 9BB.

Theo như tài liệu của Ban Quân sử và Thông Tin Báo Chí Sư Đoàn thì Sư Đoàn 9 Bộ Binh (SĐ9BB) được thành lập vào ngày 9 tháng 1 năm 1962 tại Qui Nhơn, Trung phần Việt Nam. Sau thời gian tổ chức, phối trí và huấn luyện tại Dục Mỹ, Ninh Hòa, Nha Trang, Bộ Tư lệnh đầu tiên di chuyển về đồn trú tại căn cứ Bà Gi, thuộc quận Phù Cát tỉnh Bình Định. Trung đoàn 13 đồn trú tại Quy Nhơn, Trung đoàn 14 tại Phù Cát và Trung đoàn 15 tại An Khê. Trách nhiệm chính của Sư Đoàn bấy giờ là bảo vệ An ninh lãnh thổ vùng Bắc Bình Định từ đèo Mang Giang, Phù Cũ đến Tam Quan, Bồng Sơn. Vị Tư lệnh đầu tiên của Sư Đoàn là Trung tá Bùi Dzinh (sau là Đại tá). Các vị Tư lệnh tiền nhiệm khác là Đại tá Đoàn Văn Quảng (sau là Thiếu tướng), Thiếu tướng Vĩnh Lộc (tức Trung tướng Vĩnh Lộc), Chuẩn tướng Lâm Quang Thi (tức Trung tướng LQT). Thiếu tướng Trần Bá Di, và vị Tư lệnh cuối cùng là Chuẩn Tướng Huỳnh văn Lạc. Không lâu sau đó, do tình hình chiến trường đòi hỏi, Sư đoàn 9 BB được di chuyển về vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Tư lệnh đồn trú tại Sa Đéc. Trong biến cố 1-11-1963, Sư Đoàn 9 BB là đơn vị duy nhất đưa quân về tiếp cứu thủ đô Sài Gòn nhưng nhiệm vụ đã không hoàn thành. Năm 1972, hậu cứ Sư Đoàn một lần nữa được dời về Vĩnh Long, tiếp nhận phi trường Vĩnh Long tức là trại Nguyễn Viết Thanh, được bàn giao lại từ quân đội Hoa Kỳ. Lực lượng cơ hữu của Sư Đoàn 9 BB gồm có: - Các Trung đoàn 14, 15, và 16 bộ binh là những đơn vị bộ binh nòng cốt với các tiểu đoàn bộ binh và đại đội trinh sát, trực tiếp chiến đấu, tham dự vào các cuộc hành quân ngoài chiến trường. Trung đoàn 14 có hậu cứ tại Vĩnh Bình. Trung đoàn 15 sau khi di chuyển từ miền Trung vào Mỹ Tho đến Long Xuyên, rồi cuối cùng đồn trú tại Đám Lác, Sa Đéc, và Trung đoàn 16 tức tiền thân của Trung đoàn 13, đồn trú tại Long Hồ, Vĩnh Long. - Các đơn vị pháo binh của Sư đoàn gồm có các Tiểu đoàn Pháo Binh 90, 91, 92 và 93. Các Tiểu đoàn 90, 92 và 93 Pháo binh có hậu cứ tại Vĩnh Long. Tiểu đoàn 91 đồn trú tại Sa Đéc, sau đó cùng dời về Trại Nguyễn Viết Thanh theo BTL Sư Đoàn. Các đơn vị Pháo Binh của Sư đoàn được trang bị đại bác 105ly, riêng Tiểu đoàn 90 Pháo binh dược trang bị các khẩu đội 155ly. - Thiết đoàn 2 Kỵ Binh có hậu cứ tại Vĩnh Long gồm các thiết vận xa M-113, đặc biệt dùng cho chiến trường đầm lầy và sông rạch vùng châu thổ sông Cửu Long, đã nhiều lần gây khiếp sợ cho địch quân, đặc biệt là trong các cuộc hành quân ven biên và giúp quốc gia bạn trên lãnh thổ Chùa Tháp. - Ngoài ra Sư đoàn còn có các đơn vị chuyên môn yểm trợ sư đoàn…

NHỮNG CHIẾN TÍCH ĐÁNG GHI NHỚ Thời gian những năm 1964 đến 1970, Sư Đoàn 9 BB chịu trách nhiệm khu 43 Chiến Thuật, gồm các tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang và Sa Đéc. Sau năm 1970, SĐ9BB không còn chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ nữa mà trở Thành lực lượng cơ động nòng cốt của Quân Đoàn IV/QLVNCH, sẵn sàng yểm trợ bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Quân Khu 4. Các Chiến thắng mang lại tiếng tăm cho SĐ9BB là cuộc hành quân mang tên LONG PHI, đặc biệt tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt nằm sát biên giới Việt-Miên vào cuối năm 1969 và đầu năm 1970, và các cuộc hành quân LONG PHI khác, càn quét hậu cần Cộng quân tại Ba Thu, đánh vào tận các sào huyệt, triệt đường chuyển quân và tiếp vận của chúng cho công trường 9 CSBV mưu toan xâm nhập đồng bằng Cửu Long. Cũng trong năm 1970, SĐ9BB là một trong những đại đơn vị đem quân đánh tận ổ Cộng quân ngay trên lãnh thổ Căm-Bốt, khiến suốt một giải hai bên bờ biên giới từ Hà Tiên, Kiên Giang đến sát lãnh thổ Quân đoàn III/Quân Khu 3 VNCH, an ninh lãnh thổ hoàn toàn bảo đảm. Từ đó SĐ9BB được mệnh danh là Sư Đoàn Mũi Tên Thép vì phù hiệu của Sư đoàn gồm số 9 với hai phần xanh đỏ, cùng với mũi tên hướng về phía bắc tượng trưng cho công cuộc Bắc tiến, đánh tan tập đoàn Cộng đỏ, mong khôi phục đất nước về một mối. Với những thành tích và công trạng trong sứ mạng chiến đấu bảo vệ Quê hương và đồng bào, SĐ9BB được tuyên dương công trạng trước Quân Đội. Quân kỳ Sư Đoàn 9 và các chiến sĩ được mang dây biểu chương màu Tam hợp Bảo Quốc. Năm 1971 Trung doàn 16BB đã ổn định vùng Thất Sơn huyền bí Châu Đốc và cũng năm đó Trung đoàn 15BB đã tái lập an ninh vùng Ba Hòn gồm Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc, đuổi CQ ra khỏi cứ địa hiểm trở Mo So thuộc vùng Kiên Lương. Kiên Giang Mùa Hè năm 1972, Trung đoàn 15 thuộc SĐ9BB được vinh dự tăng phái cho lực luợng giải tỏa An Lộc và là một trong những đơn vị bắt tay với đơn vị tử thủ của tướng Lê Văn Hưng. Người hùng chỉ huy Chiến đoàn 15 này là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, người đã anh dũng chống lại quân cộng sản tại Chương Thiện đến viên đạn cuối cùng sáng ngày 1 tháng 5-75. Sau đó, chúng đã hèn nhát đem xử tử ông tại sân vận động Cần Thơ, nhưng ông vẫn anh dũng hiên ngang tự hào không tỏ chút sợ sệt khiến bọn CS hèn hạ cũng phải e dè kiêng nể, công nhận là một trang anh hùng bất khuất và can trường. NHỮNG NGÀY CUỐI CUỘC CHIẾN Chiến trường vùng đồng bằng sông Cửu Long vào những ngày gần cuối cuộc chiến phải nói là thật yên tĩnh nếu không nói là CQ đã bị đại bại khắp nơi trên lãnh thổ Quân khu 4, và cũng có thể nói là chúng không còn lực lượng nữa vì phải bổ sung tăng phái cho các mặt trận khác đang hồi quyết liệt…

Buổi tiệc bắt đầu, mọi người cùng thưởng thức chương trình văn nghệ với chủ đề về “Quê hương thời chinh chiến” qua phần trình diễn của các nghệ sĩ SĐ9BB, Ban văn nghệ Hùng Sử Việt San Diego phụ trách.

Mở đầu chương trình văn nghệ với bản hợp ca “Có Những Người Anh”.

Kết thúc chương trình, chiến hữu Phan Hảo Liêm lên cảm ơn các niên trưởng, các chiến hữu đã đến tham dự ngày hội ngộ 2019.

Trước khi chia tay mọi người còn hẹn nhau kỳ hội ngộ 2020.