Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

THÍCH CA THIỀN VIỆN TỔ CHỨC LỄ DÂNG Y KATHINA TẠI RIVERSIDE

 

 

Hằng năm vào ngày Tự Tứ (Pavarana), sau ba tháng nhập hạ của Chư Tăng, Lễ Dâng Y Kathina đã được cử hành do các Phật Tử tổ chức với mục đích để cúng dường Y Kathina và Tứ Vật Dụng đến Chư Tăng để các Tỳ Khưu có phương tiện đi hoàng phắp. Khởi đi từ truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy đã có từ hàng nghìn năm trước và đây cũng là cơ hội để cho Phật Tử tạo phước báu hồi hướng đến ông bà cha mẹ thân bằng quyến thuộc và các bậc hữu ân đã quá vãng cũng như còn hiện tiền. Lễ Dâng Y Kathina được long trọng tổ chức vào Chủ Nhật, ngày 19-11-2017 tại khuôn viên Thích Ca Thiền Viện 15950 Winters Lane Riverside Ca 92504, với sự tham dự của Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng với hàng ngàn Thiện Nam Tín nữ và Đồng Hương đến tham dự.

 

 

Mở đầu chương trình Đại Lễ Dâng Y Kathina Đạo Hữu Ái Cầm trình bày vài nét về ý nghĩa theo thuyền thống Phật Giáo vào ngày rằm tháng Sáu mỗi năm Chư tăng bắt đầu an cứ kiết hạ trong 3 tháng để định cư một nơi tu học. Sau 3 tháng Chư Tăng hội đủ Phước Duyên để nhận y do quý Thiện Nam Tín Nữ dâng cúng Y Kathina. Tạo cơ hội quý báu để quý Phật Tử vun bồi phước đức và hồi hướng đến Ông Bà, Cha Mẹ thân bằng quyến thuộc và các bậc hữu ân đã quá vãng cũng như đang còn hiện tiền... Tiếp theo Sư Hộ Pháp giới thiệu Chư Tôn Đức Tăng Ni:

 

 

Thiền Sư Khippapanno- Kim Triệu(TCTV); Hòa Thượng Saccapanno- Chơn Trí Viện Chủ Chùa Pháp Vân Pomona; Tỳ Khưu Thường Niệm (Việt Nam); Bhikkhu Ashin Gunissara Viện Chủ Chùa Miến Điện Rosemead; Tỳ Khưu Dhammapalo- Hộ Pháp (TCTV); Tỳ Khưu Pannaloka- Thiện Nghiệp (TCTV); Tỳ Khưu Padhanakamo- Dũng Chí (TCTV); Tỳ Khưu Pannadhammika- Pháp Tuệ Viện Chủ Chùa Nhỏ, Garden Grove; Tỳ Khưu Gina Shkha- Thiện Đăng; Tỳ Khưu Santapandito- Tịnh Trí Viện Chủ chùa Buddhagosacha San Jose; Bhikkhu Tommachoto (Cambodia Temple); Bhikkhu Sangha Tang (Cambodia Temple); Bhikkhu Kusala Sangho- Thiện Tăng (Cambodia Temple); Bhikkhu Chandarathana (Viện Chủ Sambuddhaloka Buddhist Vihara Temple); Bhikkhu Bowala Rakkita (Lankarama Temple); Bhikkhu Khema (Sri Ratana Intl. Buddhist Center); Tỳ Khưu Rattanapanno- Huệ Bảo (khmer Temple LA); Tỳ Khưu Ovadakari- Chánh Đạo Đạo Quang Temple, Garland Texas; Tỳ Khưu Thirasilo- Kim Út; Tì Khưu Bửu Trí (Quán Tâm Temple) Tì Khưu Pháp Trí; Bipvlanda Bhikkhu Wat Buddhadhamm

 

 

Chư Ni:

Thiền Sư Nani (Nepal”; Ni Sư Ánh Liên; Sư Cô Tâm Tâm; Tu nữ Cariya- Tịnh Thủy; Tu nữ Dhammika- Pháp Thọ; Tu nữ Diệu An (Việt Nam); Tu nữ Viên Tuệ (Việt Nam); Tu nữ Nhựt Hòa (Cabada); Tu nữ Kim Anh (Canada); Tu nữ Tịnh An; Tu Nữ Khánh An.

Tiếp theo chương trình Đạo Hữu Nguyễn Minh đọc ý nghĩa Đại Lễ Dâng y Kathina với nội dung:

Hằng năm, sau ba tháng an cư, nhập hạ theo truyền thống Nam Tông trùng với ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ, thời gian từ ngày 16-9 đến 16-10 AL, chư tăng được phép thọ nhận y Kathina do thí chủ cúng dường. Truyền thống này có sự tích và nhân duyên từ thời Đức Phật:

“Sau khi thành đạo tại cội Bồ Đề, Đức Phật về Vườn Lộc Uyển Chuyển Pháp Luân hóa độ cho năm đạo sĩ Kiều Trần Như trở thành các bậc thánh vô lậu, Thế là giáo hội Tăng-Già ra đời, ban đầu chỉ có năm vị. Cũng thời gian ở đây, Đức Phật tiếp độ thêm công tử Yasa cùng năm mươi lăm bạn hữu đồng đắc quả A-la-hán. Và đây chính là lực lượng 60 vị Sa-Môn thánh giả đầu tiên được Đức Phật khuyên họ phân bố đi hoằng hóa nhiều phương, mỗi người một nơi, không đi chung nhau vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Thế rồi, sau khi tiễn đưa 60 vị A-la-hán lên đường, Đức Phật rời Lộc Uyển, theo lộ trình trở lại thăm cội cây Bồ Đề tại Uruvela thăm lại các gia đình ân nhân thí chủ, trong đó có nàng Sujata với bát sữa kỳ diệu. Tại đây, Đức Phật đã tiếp độ thêm ba mươi vương tử xứ Kosala trở thành ba mươi vị tỳ khưu A-la-hán rồi sau đó, họ tình nguyện đi đến miền rừng núi Pavaya, biên địa phía Bắc Kosala để hành đạo, tùy duyên hóa độ chúng sanh.

Thời gian trôi qua, ba mươi vị tỳ khưu này đều thọ trì hạnh đầu-đà, sống đời giản dị và trong sạch, xứng đáng phẩm hạnh của những bậc thánh vô lậu trong giáo hội của Đức Tôn Sư.

Họ thường chia nhau ra từng nhóm hai ba vị một, đi trị bình khất thực quanh những xóm làng sơn cước, có gì dùng nấy. Họ lượm vải dơ, vải rách, vải bên vệ đường, nghĩa địa người ta quăng bỏ để vá y, may y để mặc.

Việc Đức Phật cho phép chư tăng thọ y Kathina nguyên do bở câu chuyện của ba mươi vị trưởng lão xứ Pavaya này.

Chuyện là, khi hay tin Đức Phật ở Kỳ Viên tịnh xá, trong hạ thứ hai mươi, ba mươi trưởng lão xứ Pavaya quyết định từ giã miền rừng biên địa, lặn lội về thăm ngài sau nhiều năm xa cách.

Do những trận mưa xối xả bất thường, những đoạn đường qua rừng núi, qua làng trở nên lầy lội nên họ bộ hành rất chậm, và những tấm thân già cùng với tam y ai cũng bị đẫm ướt. Khi đến thị trần Saketa là đã đến gần ngày an cư nên họ phải tìm chỗ trú chân, hong khô y áo. Vị trưởng lão trưởng đoàn run run vì lạnh, đăm đăm nhìn về phương Nam, cất tiếng như đã quyết định:

- Đức Thế Tôn hiện ở rất gần mà chúng ta cũng không về đảnh lễ bên chân của ngài được. Thôi, chúng ta hãy tìm một khu rừng, tạm thời an cư mùa mưa ở đây. Sau hạ, chúng ta hãy lên đường.

Mọi người y lời. Rồi mùa an cư cũng qua đi, nhưng do mưa suốt mấy tháng nên việc trì bình bị trở ngại, ai cũng gầy ốm, xanh xao vì thiếu thốn vật thực. Và suốt quãng đường về Savatthi, ba mươi vị tôn giả lại bị đẫm nước mưa nhiều lượt nữa, tấm y Tăng-gia-lê trên vai nghe nặng như quả núi.

Khi họ lầm lũi, gắng sức đến được Kỳ Viên tịnh xá, cả ba mươi vị trông rất thảm não, hình ảnh ấy kinh động đến Đức Phật, kinh động đến chư tăng và kinh động đến cả hai hàng cận sự nam, nữ.

Sau khi gặp mặt ba mươi vị trưởng lão, thấy sắc mặt xanh sao, hình dong tiều tụy, y áo vá chằm vá đụp nhưng cũng đã rách tả tơi của họ, Đức Phật cảm động tâm chánh pháp. Tức tốc, ngài cho triệu tập chư vị đại trưởng lão có mặt ngay tức khắc tại giảng đường Kỳ Viên tịnh xá để cùng nhau xử lý vấn đề vừa phát sanh trước mắt.

Thế là trong suốt ba ngày, Đức phật cùng chư vị đại trưởng lão đã chế định những điều khoản, tuyên ngôn, cách thức thọ trì, thế nào là thành tựu, thế nào là không thành tựu... vân vân và vân vân. Từ đó đại lễ dâng y Kathina bắt đầu được phổ biến rộng khắp tịnh xá, tu viện trong toàn thể châu Diêm-phù-đề.

Người được diễm phúc và vinh hạnh làm chủ lễ đại thí cúng dường y Kathina đến Đức Phật và chư tăng Kỳ Viên tịnh xá lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo, chính là bà Đại Thí Chủ Visakha vậy”...

Ngày nay, sau hơn 2500 năm qua đi, Đại Lễ Dâng Y Kathina còn được gìn giữ, bảo lưu và phụng hành trong các nước Phật Giáo Nam truyền, nội dung thì tương trợ nhau nhưng một số hình thức, lễ tiết có khác nhau do văn hóa bản địa và cả tập quán sinh hoạt, tu tập nữa.

Đạo hữu Ái cầm cung thỉnh Ngài Thiền Sư Kim Triệu ban Đạo từ. Ngài nói: “Như quý vị đã nghe qua về ý nghĩa Đại Lễ Dâng Y Kathina được long trọng tổ chức tại Thích ca Thiền Viện đó là điều đáng mừng cho tất cả Chư Tôn Đức Tăng Ni và Quý Đồng Hương Phật Tử hiện diện ngày hôm nay và nhất là lễ thọ nhận y sẽ được diễn ra đúng nghi thức theo truyền thống Phật Giáo Nam Tông. với sự tinh tấn nổ lực hành trì tu tập trong 3 tháng qua, cộng với lòng tín tâm thù thắng của Chư Phật Tử thí chủ hôm nay. Sư xin nguyện hồi hướng phước báu thanh cao này đến tất cả Chư Thiên và nhân loại...

Chư tăng tụng kinh cầu an, cầu siêu và chúc phúc.

Tiếp nối chương trình chính thức Lễ Dâng Y, Phật Tử nhận lãnh Y, Bát. Đại diện gia đình thí chủ Trưởng ban tổ chức Lễ Dâng Y Kathina năm nay Tác Bạch Đồng hương Phật Tử nhận y Bát thành kính đội lên đầu và đi nhiễu Phật 3 vùng. Vừa đi vừa tụng niệm chúng ta đồng tâm Dâng Y Kathina ngày hôm nay để hồi hướng đến Chư Niên và nhân loại cũng các bậc Thầy Tổ, ông bà Cha, Mẹ và Thân bằng quyến thuộc đã quá vãng sớm được siêu sanh về nhàn cảnh bằng như đang ở nơi an vui thì sự an vui càng thăng tiến thêm...

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Sau đó Đồng hương Phật Tử dùng cơm chay thanh đạm đầy đạo vị và nhận quà do Ban tổ chức thân tặng.

Buổi lễ đã chấm dứt vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày.

Đặc phái viên Saigontimes tường trình từ Riverside.