Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

HỘI NGỘ HÈ 2016 CỦA HỘI ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG NGÃI BẮC CALI

 

 

Lê Bình - Có bài ca như thế nầy “Mỗi năm đến hè lòng man mát buồn…” Có lẻ các cô cậu học trò buồn vì xa thầy xa bạn… Nhưng mùa Hè là dịp để con cái nghỉ học, nắng ấm, người người vui vẻ đi biển, cắm trại, du ngọan… và hội họp gia đình.

Mùa Hè đã đến, các sinh hoạt đồng hương họp mặt liên tiếp diễn ra vào các ngày cuối tuần, bà con rộn ràng đưa con cháu gia đình đến với các sinh hoạt ngoài trời-Picnic Hè- Hội Ái Hữu Quảng Ngãi Hải Ngoại không thể thiếu. Lúc 11:00am ngày Chúa Nhật 17/7/2016 tại vườn Lake Cunningham Park, San Jose, Hội Ái Hữu Quảng Ngãi Bắc Cali đã tổ chức buổi picnic hè với khỏang 200 đồng hương tham dự. Buổi họp mặt hè của hội Quảng Ngãi còn có sự hiện diện của một số hội đoàn ái hữu: Ông Trần Song Nguyên Hội Biệt Động Quân Bắc Cali, Ông bà Trần Ngãi Hội Lực Lượng Đặc Biệt, Ông Triệu Hà Hội Địa Phương Quân & Nghĩa Quân Bắc Cali, Ông Trần Chánh Tùy, Hội Nha Trang Khánh Hòa, Ông Đỗ Hùng Chủ tịch Little SaiGon foundation, Ông Tony Đinh cựu Hội trưởng Tân Sơn Bình Định,

Hội Ái Hữu Quảng Ngãi Bắc Cali đã tổ chức buổi picnic hè tưng bừng của một ngày hội. Bốn gian nhà mát căng 4 tấm biểu ngữ chào mừng dồng hương “Trà Bồng, Trà Khúc, Trà Câu/ Tụ mây Thiên Ấn, nghĩa sâu tình đầy”, “Mây trời Thiên Bút gom thương nhớ/ Sông nước Trà giang kết nghĩa tình”, Cuộc họp mặt còn tăng thêm phần ấm áp, mang sắc thái ngày hội văn hóa khi có gian hàng “Ông Đồ” Tuấn “Bày mực Tàu giấy trắng, bên góc vườn đông người qua” Nhưng có lẻ tuổi trẻ không còn biết đến, cho nên “không có người thuê viết, mực đọng trong nghiên sầu” Một đồng hương chia xẻ “Tụi nhỏ bây giờ không còn thiết tha. Người già sức yếu cũng mõi mệt chăng?”

Khỏang 12:00pm, Cô Jennifer Hồng Trần, hội trưởng, đã ngỏ lời chào mừng quan khách và đồng hương. Cô cho biết, đây là một trong hai dịp hội ngộ hàng năm mà hội đã thường xuyên tổ chức, một lần vào mùa xuân và một vào mùa hè để đồng hương Quảng Ngãi có dịp gặp gỡ đồng hương tỵ nạn cộng sản tại địa phương. Cô cũng chúc mừng toàn thể quan khách một ngày vui thoải mái bên cạnh bạn hữu và đồng hương và dùng bữa cơm trưa do hội khoản đãi.Bữa ăn trưa thật dồi dào, cơm bì chả, trứng và sườn nướng. Giả khát là bia Hen, nước ngọt, nước mát. MC điều khiển chương trình, anh Bùi Nghiệp, luôn luôn nhắc nhở đồng hương và quan khách… BTC đã chuẩn bị đầy đủ.

Sau đó là phần trình diễn văn nghệ. Bé Jenny Đan Anh, và các tiếng hát “cây nhà lá vườn” như Hội trưởng Jennifer Hồng Trần. Ông Nguyễn Trung Cao ngâm bài thơ Dòng Sông Tuổi Thơ có tính thời sự về “Formosa, cá chết ở miền Trung”, nghệ sĩ Như Hà ngâm bài thơ nói về quê hương xứ Quảng vói các danh lam thắng cảnh La Hà Thạch Trận, Trà Khúc, Long Đầu Hí Thủy, v.v... Hai bài thơ của tác giả là người đất Quảng Ngãi, cô Vệ Trà Hùynh Kim Anh (trưởng ban Ẩm Thực). Đặc biệt có hai em bé song sanh tham dự ca hát bằng tiếng Việt, và người cha, Hoa Kỳ, đứng ở một góc khúât thu hình 2 con với vẻ mặt rạng rỡ. Năm nay, ngoài phần ca hát giúp vui còn có phần xổ số trúng thưởng, và có phần trình diễn võ thuật do thế hệ thứ 3 biểu diễn thật độc đáo... Các bạn trẻ đã chụp chung những tấm hình kỷ niệm. Cuộc vui còn được nhộn hơn do đồng hương tham dự khiêu vũ.

Ông Ông Phạm Văn Châu, thay mặt BTC, cảm tạ đồng hương và thân hữu. Buổi họp mặt Hè kéo dài đến hơn 4:30pm.

Ban Chấp Hành của Hội nhiệm kỳ 2014-17 với cô Jennifer Hồng Trần Hội Trưởng, Ông Nguyễn Trung Cao Hội Phó Ngoại Vụ, Ông Nguyễn Văn Dũng Hội Phó Nội Vụ, Ông Phạm Văn Châu TTK, và Cô Kim Đinh Thủ Quỹ. Sự thành công nào cũng kèm theo sự hy sinh của người tổ chức. Đồng hương và quan khách ngỏ lời cảm ơn BTC.

Tưởng cũng nên nói thêm. Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Trung Phần, Việt Nam. Được biết đến với tên gọi "quê mía xứ đường". Từ ngữ núi Ấn sông Trà đã ăn sâu và tìêm thức của người dân Xứ Quảng. Núi Thiên Ấn, từ lâu người dân cho rằng đây là ngọn núi thiêng của tỉnh. Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Núi Thiên Ấn vào hàng danh sơn và sông Trà Khúc vào hàng đại xuyên. Núi Ấn còn được chí sĩ Nguyễn Cư Trinh vịnh trong Quảng Ngãi thập cảnh là "Thiên Ấn niêm Hà".

Là tỉnh duyên hải, Quảng ngãi nhưng có dãy Trường Sơn đâm ra sát biển nên tạo nhiều thắng cảnh đẹp như: Núi Thiên Ấn, Bãi Sa Kỳ, Núi Phú Thọ, Cổ Lũy Cô Thôn, La Hà Thạch Trận…v.v. Có bờ biển hơn 150 km kéo dài từ An Tân đến Sa Huỳnh lộng gió với nhiều bãi biển: Mỹ Khê, Cổ Lũy, Sa Huỳnh... Theo lời kể của những bậc cố cựu, Thiên Ấn có tục danh là núi Hó, từ xưa đã được xem là “Đệ nhất phong cảnh” của tỉnh Quảng Ngãi “Thiên Ấn niêm hà”, (Ấn Trời đóng trên sông). Sông là sông Trà Khúc, con sông lớn nhất tỉnh. Cùng với sông Trà, núi Thiên Ấn đã trở thành “logo” của đất Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi là mảnh đất có lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chàm, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai thắng cảnh nổi tiếng là "núi Ấn sông Trà". Quảng Ngãi là quê hương của các nhà chí sĩ cách mạng Trương Định, Lê Trung Đình, Lê Văn Duyệt; nhiều nhà trí thức như Trương Đăng Quế, Nguyễn Bá Nghi; nhà văn, nhà thơ, tên tuổi: Bích Khê, Tế Hanh…Một điều ly thú khác ít ai biết, “Ông Già Ba tri” của Luc tỉnh Nam Kỳ là một ông già đất Quảng, tên là Thái Hữu Kiểm (Cả Kiểm). Chuyện kể rằng, gia tộc Thái Hữu Kiểm, gốc người Quảng Ngãi, đã đến lập nghiệp tại Ba Tri từ thế kỷ thứ 18. Nhờ có công trạng với vua Gia Long Nguyễn Ánh nên Thái Hữu Kiểm được phong chức Trùm Cả An Bình Đông thuộc quận Ba Tri. Để tạo cuộc sống thuận tiện cho dân chúng, Cả Kiểm cho xây chợ Trong nằm cạnh rạch Ba Tri cách chợ Ngoài của Xã Hạc chừng 3 cây số. Chơi ép Cả Kiểm, Xã Hạc khiến dân dưới quyền đắp đập không cho ghe thuyền từ Hàm Luông đến được chợ Trong. Cả Kiểm phát đơn kiện lên phủ huyện, bọn phủ huyện ăn tiền bênh vực Xã Hạc. Không chịu để bọn quan quyền địa phương chèn ép, Cả Kiểm đã cùng 2 kỳ lão địa phương cơm đùm cơm gói đi bộ từ Ba Tri ra tận kinh đô Huế trên ngàn cây số để kiện lên nhà Vua. Vua Minh Mạng (1820-1840) đã xử cho Cả Kiểm thắng kiện. Bọn Xã Hạc phải phá đập. Từ đó dân Bến Tre gọi Cả Kiểm là “Ông già Ba Tri”.

Về con ngừời, theo tài liệu, con người đất Quảng mang những đặc tánh”:Trung hậu, Đảm Đang, Khí Khái, Trọng nghĩa, Khinh tài, Thích lý luận, ham học hỏi, có tinh thần cách mạng… Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi “Quảng Ngãi đất xấu, dân nghèo, tính tình kiệm ước. Địa thế tuy hẹp mà khí mạch rất hậu nên đời nào cũng sản xuất hạng danh thần, nhiều người trường thọ, nhiều sĩ phu dĩnh ngộ, tuấn tú.”

Về phương diện tôn giáo, Quảng Ngãi cũng đã cống hiến cho đất nước một vị thiền sư danh tiếng, có công lớn trong việc chấn hưng, thống nhất và phát huy Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ XX. Đó là Hòa thượng Thích Khánh Anh (1895-1961).

Theo Thiền sư Nhất Hạnh trong “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận”, Hòa thượng Khánh Anh là một trong ba cây cột trụ đầu tiên của nền chấn hưng Phật giáo Miền Nam: Khánh Hòa (1877?), Huệ Quang (1888-1956) và Khánh Anh.

Thế danh của ông là Võ Hóa, quê xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức nay thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. Năm 21 tuổi (1916), ông qui y tại chùa Quang Lộc (Mộ Đức). Nhờ sẵn có vốn Hán học uyên thâm nên việc tu học Phật pháp của ông được nhiều thuận lợi. Năm 1927, ông rời quê hương Quảng Ngãi để vào Nam Kỳ hoằng dương Phật pháp.