Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

LỄ TƯỞNG NIỆM 105 NGÀY

MẤT CHÍ SĨ TRẦN QUÝ CÁP

 

 

(Vy Tuấn SGT) - Nhà cách mạng Trần Quý Cáp mất cách đây 105 năm dưới chế độ thực dân Pháp tàn ác và triều đình Huế bất lực. Các bài học ông đã một đời mang hoài bão tranh đấu cho quốc gia, dân tộc vẫn còn vang vọng trong tâm thức chúng ta như: Tinh thần yêu nước và chống ngoại xâm, dành độc lập cho đất nước.

Mở mang dân trí, nâng cao dân sinh, đòi hỏi dân quyền và nhân quyền.

Chống lại cường quyền, chống lại sưu cao, thuế nặng.

Các bài học đó luôn nhắc nhở chúng ta, hậu sinh và môn sinh của ông tiếp tục con đường tranh đấu, cứu nước và mang lại tự do, dân chủ và dân quyền cho đất nước trong hiện tại và tương lai.

Đó là những điều nổi bật nhất về tiểu sử của nhà cách mạng Trần Quý Cáp trong bài viết của cựu học sinh Trần Quý Cáp Đỗ Xuân Trúc nhân kỷ niệm 105 ngày mất của ông do anh Phùng Minh Tiến đọc.

Cuối tuần qua tại Nam California các cựu học sinh Trần Quý Cáp Hội An đã có buổi lễ kỷ niệm 105 năm ngày mất của nhà cách mạng Trần Quý Cáp tại thành phố Santa Ana với sự tham dự khoảng 300 quan khách, quý thầy cô, các cựu học sinh Trần Quý Cáp và gia đình từ khắp nơi về dự. Đặc biệt năm nay có bà Trần Thị Huệ là cháu nội của nhà cách mạng Trần Quý Cáp. Thành phần quan khách chúng tôi nhận thấy có: Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, GS. Nguyễn Sum, GS. Hồ Đắc Cần, GS. Trần Huỳnh Mính cựu Hiệu Trưởng TQC. Hội An, cựu Đại Tá Lê Khắc Lý quyền Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Nam Cali, cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali và phu nhân, Ông Đoàn Ngọc Đa Hội Trưởng Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng, Ông Hoàng Tấn Kỳ, Đại diện Liên Trường Quảng Nam Đà Nẵng và phu nhân, các phái đoàn có Bà Ái Cầm Hội Trưởng và Ban Chấp Hành Trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng, Ban Đại Diện Phan Châu Trinh, Trường Lễ Nghĩa, Hội Bà Triệu...

Điều hợp chương trình cựu học sinh Nguyễn Thành Điểu Phó Hội Trưởng.

Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm.

Sau đó cựu học sinh Trần Văn Căn Hội Trưởng, kiêm Trưởng ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của qúy vị quan khách, qúy cơ quan truyền thông và đồng môn, thân hữu, ông tiếp: "Sau biến cố tháng 4 năm 1975 chúng ta như bầy chim vỡ tổ, bay đi muôn phương, số ở lại phải chịu đựng sau những thảm cảnh oan nghiệt do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã áp đặt, hàng trăm ngàn quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa phải vào tù, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm do, một số đã chôn vùi nơi rừng sâu, biển cả, đồng bào còn ở lại phải sống cảnh cơ cực không có tự do, dân chủ, nhân quyền không được tôn trọng, lãnh thổ, lãnh hải đã lọt vào tay giặc. Qua những sự kiện trên hiện nay trong nước nhiều nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ đã không còn sợ hải, vùng lên đòi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thực thi dân chủ, nhiều tổ chức trẻ đã đứng lên đòi lại lại lãnh thổ lãnh hải đã bị nhà cầm quyền cộng sản nhu nhược dâng cho quan thầy Trung Cộng.

Để khơi lại tinh thần đấu tranh của Chí Sĩ Cách Mạng Trần Qúy Cáp, Cựu Học Sinh Trường Trung Học Trần Qúy Cáp đứng ra tổ chức Lễ Tưởng Niệm 105 năm ngày mất của vị anh hùng dân tộc, một nhà Chí Sĩ Cách Mạng yêu nước mà Trường Trung Học Trần Qúy Cáp Hội An, Quảng Nam đã vinh dự mang tên người, ước vọng của chúng tôi là muốn tổ chức lễ tưởng niệm để qúy vị nhân sĩ, trí thức, qúy vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, các hội đồng hương, các cơ quan truyền thông, truyền hình báo chí, nhất là các thế hệ trẻ chúng ta cùng ngồi lại để "Ôn cố tri tân" để nhắc nhở cho mọi người nhớ lại tinh thần đấu tranh bất khuất trước họng súng thực dân Pháp của Chí Sĩ Trần Qúy Cáp để tranh đấu cho đồng bào ta thoát khỏi ách độ hộ tàn bạo thời bay giờ. Ông là gương sáng cho các thế hệ mai sau noi theo...

Tưởng niệm Chí Sĩ Trần Quý Cáp năm nay cũng là thể hiện "Hành Động thực tế" là "Tấm lòng Của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản " tại Hoa Kỳ nói riêng và toàn thế giới nói chung gởi Về Việt Nam Lòng Biết ơn, mến phục, cảm phục đến tất cả các Nhà Tranh Đấu cho Công Lý, cho Độc Lập, Tự Do, cho Nhân quyền, Cho Hạnh Phúc Thật sự toàn dân tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ kết hợp với những Tổ Chức Nhân Quyền cho Việt Nam tai đây, để thắp sáng ngọn đuốc đấu tranh trong nước đến các cơ quan Ngôn Luận, Truyền Thông, các Tổ Chức Nhân Quyên Thế giới để, ngăn chận bàn tay tội ác CS đối với Tổ Quốc Và Nhân Dân VN."

Tiếp theo là lễ dâng hương, Ban tổ chức đã mời qúy vị quan khách, qúy vị Giáo Sư lên dâng hương trước bàn thờ và sau đó mọi người lần lượt lên đốt nhang tưởng niệm.

Tiếp theo cựu học sinh Đốc Sự Phùng Minh Tiến lên lược qua tiểu sử của Chí Sĩ Trần Qúy Cáp: "Ông Người làng Bất Nghị, thuộc tỉnh Quảng Nam (Trung Phần), hiệu là Thái Xuyên thi đỗ khoa Giáp Thìn (1904).Vốn sinh ra trong một gia đình nhà nông, hiểu được nỗi cơ cực đồng bào, chịu ảnh hưởng sâu sắc tinh thần yêu nước của phong trào Cần Vương, đặc biệt là các cuộc khởi nghĩa Cần Vương do các thủ lĩnh như Nguyễn Duy Hiệu, Trần Văn Dư, Phan Bá Phiến… lãnh đạo ngay tại quê hương mình.

Năm 1907, ông làm Giáo thọ ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, ông mở một lớp chữ Pháp trong trường, rước thầy về dạy học sinh. Bọn quan lại cựu học không ưa, liền tìm cách đổi ông vào Khánh Hòa. Năm 1908, xảy ra cuộc kháng thuế ở Quảng Nam, phần lớn thân sĩ trong tỉnh bị bắt. Việc này làm chấn động các giới trong nước. Tại Khánh Hòa, Trần Quý Cáp làm một bức thư gửi cho các bạn hữu tại Quảng Nam, trong đó có những lời lẽ dí dỏm như sau: "Cận văn ngô châu cử nhứt khoái sự, ngô văn chi, khoái nhậm, khoái thậm" Nghĩa là: "Gần đây nghe trong tỉnh nhà làm một việc rất thú, tôi nghe tin lấy làm thích lắm." Sau đó ông bị bắt giam và bị khép vào tội mưu phản, lãnh án bị chém ngang lưng tại Khánh Hòa.

Trong giờ phút cuối cùng của đời mình, Trần Quý Cáp đã tỏ rõ khí phách của một bậc anh hùng. Cổ đeo gông, tay mang xiềng xích, từ nhà lao Diên Khánh tới cầu Sông Cạn, ông đã bước từng bước ung dung. Rồi trước mặt tên Công sứ Pháp và các quan lại triều Nguyễn, Trần Quý Cáp đã giằng lấy khăn bịt mắt, xin quan giám trảm cho đặt hương án, đoạn ông bái tạ bốn phương trời, bái tạ quê hương mình và bái tạ nhân dân Diên Khánh, tiếp đó ngồi xếp bằng, thanh thản chờ đao phủ..."

Tiếp theo cựu học sinh Kiều Công Cự lên nói về bản án Mạc Tu Hữu và sự hy sinh của Chí Sĩ Trần Qúy Cáp, sau đó phần chiếu Slide show về hình ảnh mộ phần những kỷ niệm tại quê hương có liên quan đến Chí Sĩ Trần Qúy Cáp.

Sau đó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa là khách mời danh dự lên phát biểu, mở đầu GS nói: "hôm nay tôi muốn nói đến tên của một người có liên quan đến nền giáo dục của chúng ta, ông cho biết, khi người Pháp muốn đồng hóa dân tộc Việt Nam thời đó, vì vậy nên việc bảo tồn văn hóa, đạo đức Á Đông trong việc canh tân là điều cần thiết, Trần Qúy Cáp cũng không khác gì Petrusky trong tinh thần canh tân xứ sở..."

Kế tiếp Luật Sư Nguyễn Xuân Nghĩa và Cựu Đại Tá Lê Khắc Lý được ban tổ chức mời lên phát biểu cảm tưởng. Sau cùng là Cựu học sinh, nhà báo Thái Tú Hạp lên có đôi lời cảm tưởng, ông nói: Qua những trang sử Việt Nam mỗi tỉnh thành đều sinh trưởng những bậc vĩ nhân những nhà cách mạng lừng lẫy và những nhà văn hóa làm rạng danh cho dân tộc. Trong không khí trang nghiêm tưởng niệm đến nhà chí sĩ cách mạng Trần Quý Cáp tôi xin được vinh dự phát biểu cảm tưởng của người con xứ Quảng đang lưu lạc nơi phương trời viễn xứ.

Nói đến Quảng Nam Hào Hùng, Cách Mạng Văn Hóa Nhân Bản và khai phóng... là phải đặt vị thế tỉnh Quảng Nam vào miền đất lịch sử có mỹ từ siêu việt: Địa Linh Nhân Kiệt. Chẳng những có Ngũ Phụng Tề Phi mà còn có Tứ Hổ, Tứ Kiệt vạn hữu thăng hoa hào khí như một bức tranh hùng vĩ của dân tộc.

Như Giáo Sư Vũ Ký đã nói: "Vinh dự trên mọi vinh dự mà Quảng Nam đạt tới một cách kỳ diệu là sự hi sinh cho đất nước" Thật vậy chỉ riêng từ năm 1882 đến 1926 gần như khắp miền lãnh thổ Việt Nam nơi nào cũng thấy có những con người đất Quảng hi sinh vì Hòa Bình Độc Lập của Tổ Quốc, Tự Do Nhân Quyền của toàn dân. Sự kiện hào khí oanh liệt đã chứng minh qua những quá trình lịch sử.

Năm 1882: Hoàng Diệu tuẩn tiết ở Hà Nội

- 1887: Nguyễn Duy Hiệu bị chém ở Huế

- 1908: Trần Quý Cáp bị chém ở Nha Trang

- 1916: Trần Cao Vân, Thái Phiên bị chém ở Huế. Và tại Quảng Nam - Đà Nẵng là Phan Thành Tài và các đồng chí.

- 1926: Phan Chu Trinh từ Pháp về đã khai mở phong trào Duy Tân... cuối cùng kiệt sức chết tại Saigon. Cái chết của ông là quốc tang đặc biệt do nhân dân tái diễn trang sử mới cho phong trào Dân Quyền và Duy Tân.

Lịch sử đấu tranh vẫn liên tục "không thành công thì cũng thành nhân"

Về lãnh vực văn học cách mạng người Quảng Nam không ai mà không biết đến hai ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời văn học của dân tộc là nhà văn nhà báo và nhà hoạt động cách mạng trong lãnh vực văn hóa là Phan Khôi lãnh tụ Nhân Văn Giai Phẩm và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lãnh tụ Tự Lực Văn Đoàn. Mặc dù cuộc đấu tranh ở hai miền giới tuyến lãnh thổ có khác nhau nhưng mục đích tư duy khai triển Tinh Thần Nhân Bản Dân Chủ đều nhất quán phục hoạt giấc mơ chung là Hòa Bình, Tự Do, Nhân Quyền cho Dân Tộc Việt Nam sánh vai cùng với các quốc gia tiến bộ thịnh vượng trên thế giới. Cho dù Phan Khôi và Nhất Linh Nguyễn Tường Tam có tài năng quy tụ những nhân tài trí thức hàng đầu cũng không thể thực hiện ước vọng cứu nguy đất nước trong biển lửa phủ ngập khắp quê hương, qua những mâu thuẫn ý thức hệ và bất đồng chính kiến kình chống hận thù lẫn nhau.

Với thái độ hiên ngang khí phách kiêu hùng của Phan Khôi và người chiến sĩ, nghệ sỹ Nhất Linh Nguyễn Tường Tam chúng ta liên tưởng đến những chứng tích hào khí, trong lịch sử dân tộc. Vào năm 1285 Bảo nghĩa Vương Trần Bình Trọng đã hô lớn "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc." Lúc đó Trần Bình Trọng chỉ mới 26 tuổi. Và ngày 17 tháng 6 năm 1930 đã có 13 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng khi bị đưa lên máy chém đều quyết tâm cùng Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học lúc đó mới chỉ 29 tuổi không chút lo sợ ngâm lớn những vần thơ "Chết vì Tổ Quốc vinh quang, lòng ta sung sướng trí ta nhẹ nhàng..." Đất nước Việt Nam triền miên khói lửa tuy nhiên những hào khí oanh liệt vẫn nung đúc trong tâm hồn người dân Việt. Sau biến cố tang thương 30 tháng 4 năm 1975 mở đầu trang sử bi thảm của dân tộc. Chúng ta lại thấy bừng lên những gương sáng hi sinh đầy hào khí của những tướng lãnh và những chiến sĩ vô danh của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa thà chết chứ không chịu đầu hàng. Tất cả những sự chiến đấu anh dũng của các bậc tiền nhân dựng nước và giữ nước qua bao thăng trầm của lịch sử điều đó chứng minh: "Con người đã làm nên lịch sử chứ không phải lịch sử tạo nên con người."

Tiền nhân đã dạy: "Qua sự chuyển tiếp của trung gian hiện tại. Tương lai nhất định phụ thuộc vào kinh nghiệm từ quá khứ hay nói một cách khác. Quá khứ định hướng cho tương lai"

Đó là thông điệp của tiền nhân mang sinh mệnh văn hóa chính trị và lịch sử hào khí của Dân Tộc mà chúng ta đang chuyển lửa đến các thế hệ mai sau ở trong nước và hải ngoại.

 

 

Thời nào cũng có những anh hùng liệt nữ sáng ngời trang sử của nước nhà.

"Bài ca truyền thống thiên niên kỷ

Sóng nhịp theo ta mỗi bước đời..."

Cho dù chúng ta đang xa cách quê hương Quảng Nam ngàn dặm nhưng quê hương yêu dấu vẫn ở trong trái tim của chúng ta nhất là ngôi trường Trần Quý Cáp với những kỷ niệm êm đềm của một thời để nhớ để thương.

Kính thưa quý vị

Trong không khí trang nghiêm và xúc động nầy chúng ta hãy đồng tâm cầu nguyện cho Quê Hương vẹn toàn lãnh thổ cho Dân Tộc Việt Nam được Thanh Bình Tự Do Nhân Quyền và Dân Chủ thực sự..."

Buổi tiệc bắt đầu cùng với chương trình văn nghệ "Cây nhà lá vườn nhưng vẫn đậm đà tình nghĩa" của các Cựu Học Sinh TQC và thân hữu thực hiện do Cựu HS. TQC thế hệ thứ 3 điều hợp chương trình. Những giọng ca tài tử của TQC như Phạm Liên, Thái Cẩm Hoàng, cháu anh chị Cao Xuân Lê - Diệu Minh... qua những ca khúc tình tự quê hương tạo nên không khí văn nghệ ấm cúng và thân tình. Lễ Tưởng Niệm chấm dứt vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày và thầy trò đồng môn lưu luyến chia tay hẹn ngày tái ngộ.