Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHƯƠNG BỐN

 

Trong lúc tại La Gia Trang, tình mẫu tử đã cận kề trong gang tấc, mà Tuyết Kha và Tiểu Vũ Điểm vẫn cách ngăn khổ đau nghìn trùng.  Tại Vương Gia Trang ở miệt Bắc Kinh, Vương Lão Gia và Phước Tấn vẫn đinh ninh rằng mọi chuyện đen tối đã dần trôi qua trong êm đẹp và cả hai cứ tưởng tượng thời gian quả thật là thang thuốc nhiệm màu, sẽ mang lại cho Tuyết Kha những niềm vui với hạnh phúc mới.  Bà Phước Tấn thì lúc nào cũng có vẻ hối hận nên cứ áy náy mãi trong lòng về chuyện bất nhân mà bà đã đồng lõa với chồng để phá vỡ tình yêu giữa A Mông và Tuyết Kha. Chỉ có Vương Lão Gia thì say mèm và lúc nào cũng cho rằng mưu kế của ông là tuyệt kế nhất thế gian. Cho đến một ngày kia xảy ra những chuyện quan trọng bất ngờ.

Sáng sớm, Vương Lão Gia ra ngồi ở bộ trường kỷ, chưa nhấm hết chung trà, một tên gia nô thân tín tên Lý Tiêu hớt hải chạy vào tâu:

- Thưa Vương Gia, ngoài cổng có hai người khách xin vào yết kiến...

Vương Gia điềm nhiên trả lời:

- Ừ, thì khách đến thăm, có điều chi mà mày hớt hải vậy?

- Thưa Vương Gia... người khách này con trông kỹ coi bộ quen lắm, có thể không phải tên là Cao Hàn như ghi trong danh thiếp, mà trông giống như A Mông...

- Cái gì?  Mày nói cái gì?

Vương Gia quá đỗi kinh ngạc hỏi dồn người quản gia.

- Như con đã nói, chắc chắn người này trông quen mặt lắm, có thể là A Mông nay đã đổi tên là Cao Hàn, lại mang theo cận vệ đến hỏi tội chúng ta nữa.

Vương Gia tức giận:

- Được, chúng ta đi gặp Cao Hàn hay hồn ma A Mông, không cần biết để xem thử chúng làm gì ta.

Vương Gia bước vội vàng ra phòng khách trong khi bà vợ cũng lẽo đẽo chạy theo như để xem có thể Cao Hàn là A Mông không?

Mặc dù được người quản gia mời ngồi nhưng A Mông vẫn từ chối, A Mông đứng nhìn xuyên qua cửa sổ để nhìn hàng cây phong đang rụng lá vào thu, không biết a Mông nghĩ gì nhưng dáng điệu đăm chiêu và thỉnh thoảng gật đầu như sắp thực hiện một hành động gây cấn. Gần cửa ra vào, người cận vệ to lớn thoạt nhìn cũng biết thuộc thành phần võ sĩ với đôi mắt lườm lườm nhìn liếc quanh phòng để quan sát những bất trắc có thể xảy ra.

Cao hàn ngoảnh lại nói với người cận vệ:

- Đức à, những tranh ảnh và đồ cổ tại Vương Phủ này đã phai màu, duy chỉ có hai con sư tử đá ngoài cổng lớn vẫn xanh đẹp như xưa.

Vương Gia và vợ là Phước Tấn giật mình khi vừa đặt chân vào phòng khách:

- A Mông!

Cao Hàn quay lại đối diện với Vương Gia.  Nhận xét đầu tiên của Vương Gia và vợ là A Mông đã thay đổi hoàn toàn với chiếc áo xanh thẳng nếp, trông thật phong nhã, khuôn mặt tuấn tú với đôi mắt sáng đầy vẻ thông minh, nét oai nghiêm như toát ra bằng cử chỉ điềm tĩnh, từ tốn và lạnh lùng như sắt thép, chứng tỏ A Mông đã chịu đựng đau khổ một thời gian khá lâu.

Một lần nữa bà Phước Tấn ngạc nhiên gọi đến tên A Mông. Đã hơn chín năm rồi mới nghe lại tên A Mông thân yêu của chàng.

Âm thanh như gọi A Mông trở về từ vực thẳm tiềm thức hoang vu.  Những chuỗi đau thương lại hiện về trong trí nhớ A Mông. Chàng đã bị đánh ra khỏi cổng Vương Gia này để nhận lưu đày đến miền biên giới hẻo lánh xa xăm, tưởng đã chết giữa đường vì đói và sương tuyết. Chàng đã chết đi sống lại nhiều lần dưới dáng hình một tội phạm. Đến công trường, A Mông bị hành hạ vô cùng tàn nhẫn, mỗi ngày phải đập đá, khiêng cây, đẽo gỗ dưới những làn roi của bọn cai trù gian ác. Và đã nhiều lần vì sức yếu không chịu nổi với khí núi rừng thiêng, A Mông đã bị bịnh, tận cùng bi thương, xem như một con thú gục ngã trên đường. Cho đến một ngày, nhà Mãn Thanh bị tiêu diệt, công trường được giải phóng, A Mông vùng dậy với tất cả niềm tin làm lại cuộc đời... như cả một cuốn phim lần lượt quay lại trong đầu óc A Mông...

A Mông nhìn thẳng vào mắt Vương Gia:

- Ông tưởng tôi đã bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc từ lâu rồi chứ gì?  Tôi biết ông thỏa mãn lắm vì hành động tàn ác của ông.  Nhưng ông đâu có ngờ nhờ trời Phật cứu giúp, tôi vẫn còn sống để trở về thăm ông bà.  Tôi là A Mông đây, A Mông bằng xương bằng thịt chứ không phải là hồn ma. Ông bà hãy nhìn cho thật kỹ. Cao Hàn hay A Mông vẫn là một.

Giọng nói của Cao Hàn đanh thép làm chàng chạnh nhớ đến giọng nói này đã làm cho A Đức kính phục khi A Mông bị bọn du đãng vây đánh ở Thiểm Tây.  Và từ trận thử lửa đó, A Đức đã thực sự trở thành người hộ vệ thân thiết của A Mông cho đến bây giờ. Và cũng nhờ sự trợ giúp kịp thời của A Đức, chàng mới còn cơ hội ngày hôm nay đứng ở Vương Phủ này đối mặt với kẻ đã đày ải chàng.  Một lần khác A Mông và A Đức đã cứu thoát một thương gia ở Phúc Kiến vì bọn du đãng ức hiếp và sau đó vị thương gia nhớ ơn cứu độ đưa cả hai người về tư gia hậu tạ. Sau khi hỏi ra mới biết A Mông và A Đức là những lãng tử giang hồ nên gợi ý kết nghĩa anh em. Cảm động vì chân tình của Cao Gia nên A Mông chịu lấy tên Cao Hàn như để chia xẻ nghĩa tình. Cao Hàn có nghĩa là viên ngọc quý trong tuyết. Đúng vậy, đau khổ đã rèn luyện suốt chín năm ròng rã để chờ đợi có được một ngày hôm nay.  Nghĩ đến đó Cao Hàn lại thêm căm hận hơn Vương Gia.

- Tôi biết ông đã tưởng tôi nằm sâu nơi núi rừng hoang lạnh đó, tôi xin nhắc lại một lần nữa cho ông biết: Hôm nay tôi đến đây không phải để trả thù ông, món nợ oan cừu ngày xưa mà đến đây yêu cầu ông bà thẳng thắn trả lời cho tôi biết: "Con tôi bây giờ ở đâu?".

Vương Gia chỉ tay vào mặt Cao Hàn:

- Con của mày... con của mày... nó đã chết từ khi mới sanh...

Cao Hàn sững sờ ôm trán tưởng như mọi hy vọng trên đời này đã tiêu tan.  Nghĩ sao Cao Hàn bước nhanh lại nắm lấy cổ áo Vương Gia. Vương gia đã có tuổi nên không chịu nổi sự dằn vặt quá mạnh của Cao Hàn.

- Ai giết con tôi! Mẹ tôi bây giờ ở đâu?

Cao Hàn như con thú lồng lộn tức giận đưa tay bóp cổ Vương Gia, bà Phước Tấn thấy vậy sợ quá chạy bổ lại nắm lấy tay Cao hàn gỡ ra và nói lớn:

- Cao Hàn, hãy thả Vương Gia ra, tôi nói hết cho nghe sự thực.

Cao hàn phản ứng ngay trước câu nói của Phước Tấn.  Tuy nhiên Cao Hàn cũng xô ngã Vương Gia vào góc tường.

- Bà nói sao?

- Thực ra đứa con vẫn còn sống.

- Nó là con trai hay gái?

- Nó là gái!

- bây giờ ở đâu?

- Ngay từ khi nó mới sanh tôi đã trao lại cho bà Châu, mẹ của ngươi, đã đem nó về Tứ Xuyên nuôi nấng. Và bà hứa với tôi không bao giờ trở về Bắc Kinh nữa.

Vương Gia quá đỗi ngạc nhiên, nhìn sững vào khuôn mặt Phước Tấn.  Đã hơn chín năm qua, chính người vợ thương yêu nhất của ông cũng đã phản bội ông, dấu tất cả sự thật này.

- Ngay cả tôi, bà cũng đã dấu kín từ hơn chín năm qua, tại sao lại như vậy?

Quay sang Cao Hàn, Vương Gia la lớn:

- Cho đến giờ phút này, trong mắt tao mày vẫn là tên nô bộc.

Trước sự giận dữ thóa mạ bằng những ngôn từ không mấy lịch sự tao nhã, Cao Hàn từ tốn đáp lại:

- Vương Gia, tôi xin trân trọng nhắc nhở cho ông hay thời đại chúng ta đang sống là năm dân quốc thứ tám rồi, tất cả quá khứ vàng son phong kiến đã đi vào quên lãng.  Ngay cả hai tiếng Vương gia như ông biết quanh ông không còn ai nhắc nhở đến nữa.  Ông cứ tưởng ngày xưa với những quyền hành nắm ở trong tay, ông muốn sỉ vả mắng chửi ai và hành hạ ai tùy ý, bây giờ những cử chỉ ngông cuồng hách dịch ấy mong ông hãy quên đi... và yêu cầu ông hãy dùng những lời dịu dàng để đối thoại với nhau thì hay hơn.

Vương Gia giương mắt lườm lườm Cao Hàn, mặt tái xanh, chứng tỏ cơn giận đã lên tới tột đỉnh.

- Tao ân hận quá vì không giết mày từ những năm trước.

Vừa nói Vương Gia vừa lấy ngón tay xỉa xói vào trán Cao Hàn.

A Đức vội lướt tới nhanh như chớp đẩy nhẹ cánh tay Vương Gia. Vương Gia cảm thấy cánh tay như có một sức mạnh đẩy tới làm cho tê buốt và thân mình ông lạng quạng gần té nhào trên thảm. Vương Gia đưa mắt nhìn A Đức và thầm nghĩ: "Đúng rồi, A Mông không còn là thằng bé lọ lem nô bộc ngày xưa, bây giờ nó đã trở thành Cao Hàn, một tay hảo hán có đàn em võ nghệ đi theo hậu vệ". A Đức làm bộ không thấy chuyện gì xảy ra, cười cười giả lả:

- Có gì đôi bên hãy từ từ thảo luận hà tất phải dùng đến tay chân, tôi thấy kỳ quá.

Và A Đức chấp tay ra vẻ cung kính:

- Thiếu gia nhà tôi có ý tốt đến thăm viếng ông bà chủ nhân, xin Vương Gia đừng động thủ bừa bãi nhỡ quá tay thì phiền lắm. Lúc đó bắt buộc tại hạ phải thất lễ đó nghe.

A Đức vừa nói vừa lườm Vương Gia như thách thức và đe dọa.

Vương Gia trợn mắt lớn tiếng:

- Mày nói cái gì?

Ông định xông tới tính chuyện hơn thua, nhưng bà Phước Tấn đứng gần vội chạy đến ngăn cản.  Bà nắm lấy tay chồng đưa mắt như van xin cầu cứu Cao Hàn:

- Mẹ của anh đã gặp anh chưa? Chẳng lẽ đứa con hiếu thảo như anh mà lại đành quên lãng người mẹ thân yêu như thế sao?

Nghe nhắc đến người mẹ yêu kính, Cao hàn thay đổi hẳn thái độ, anh cúi xuống và ôn hòa hỏi lại:

- Mẹ tôi bây giờ ra sao và ở đâu? Bà có thể cho tôi biết được chứ? Tôi làm sao có thể bỏ mẹ của tôi được! Gần mười năm nay mẹ con tôi không gặp nhau, chắc mẹ tôi già nua và tiều tụy lắm.

Sau khi được bà Phước Tấn vợ của Vương Gia hé mở những bí mật về đứa con của Cao Hàn và Tuyết Kha, Cao Hàn đã điềm tĩnh lại và hối hận về những phản ứng quá mạnh đối với Vương Gia, vì dù sao đi nữa thì Vương Gia và Phước Tấn cũng là bậc sinh thành của Tuyết Kha, Cao Hàn thở dài phân bua:

- Thật ra tôi trở về đây, như tôi đã nói, là tìm mẹ tôi và hỏi thăm đứa con tôi, vì những gì xảy ra giữa tôi và Tuyết Kha trước kia cũng chỉ là tình yêu.

Vương Gia nghe nhắc đến Tuyết Kha, trợn mắt nhìn Cao Hàn quát mắng:

- Tôi đã bảo với cậu từ lâu rồi là giữa cậu và Tuyết Kha không thể nào có tình yêu, một cuộc tình không công bằng, không xứng đáng và quá ư nhục nhã... tôi nghĩ là cậu không nên nhắc lại.

Lúc đầu xảy ra những xô xát nhẹ vì Cao Hàn muốn cảnh cáo Vương Gia tỏ ra khinh miệt ngay cả trong cách xưng hô, nhưng lần này Vương Gia thay đổi thái độ nên cách xưng hô cũng dịu dàng hơn với Cao Hàn.

Cao Hàn cố trấn tĩnh vì mục đích của Cao Hàn là muốn biết tình trạng đứa con yêu dấu của chàng còn sống hay không và hiện đang ở đâu.  Nghĩ đến đó Cao Hàn ôn tốn hỏi lại bà Phước Tấn:

- Lúc nãy bà bảo đứa con tôi đã trao lại cho mẹ tôi, nhưng mẹ tôi hiện giờ ở đâu?!

Bà Phước Tấn vừa thấm nước mắt bằng chiếc khăn tay màu hoàng yến, vừa liếc nhìn Vương Gia:

- Tôi có lỗi với ông vì tôi đã dấu sự thật này gần mười năm nay.  Từ ngày bà châu ẵm đứa bé rời khỏi Vương Gia Trang này, hình như bà đã đến ẩn cư ở Tân Cương, thì tôi đã hoàn toàn mất liên lạc.  Với sức già yếu, bà Châu sẽ còn ở địa điểm đó, cậu nên kiếm bà ở nơi tôi bảo với cậu.

Cao Hàn hoài nghi nhìn thẳng vào đôi mắt đẫm lệ của bà Phước Tấn:

- Bà có nói thật không?  Tôi không có thì giờ để trở lại đây lần thứ hai đâu nhé!

- Đến bây giờ cậu thấy tôi còn có thể nói dối cậu sao?

Bà Phước Tấn chưa nói hết lời, Vương Gia giận dữ hét lớn:

- Bà dám cả gan lừa dối cả tôi câu chuyện tày trời đến như vậy gần mười năm nay.  Nếu bà Châu tiết lộ tất cả bí mật này, thì danh tiếng Vương Gia sẽ tàn hại đến như thế nào!

Bà Phước Tấn tiếp tục tấm tức khóc, được một lúc bà nói như van lơn:

- Vương Gia, xin ông hãy tha thứ cho tôi, bỏ qua câu chuyện của tám năm về trước.

Cao Hàn ôm lấy đầu như đau đớn về câu chuyện vừa xảy ra một cách quá bất ngờ:

- Thật sao? Mẹ tôi đã lưu đày mãi tận Tân Cương nơi hẻo lánh lạnh buốt quanh năm!  Trời ơi! Tại sao người ta lại tàn nhẫn với mẹ tôi đến như thế? Với tấm thân gầy yếu ẵm cháu nhỏ chưa đầy tháng, làm sao mẹ tôi có thể vượt qua những chặng đường dài khổ ải đến như vậy.  Tám năm qua, biệt vô âm tín, tôi làm sao có thể tưởng tượng nổi lòng dạ con người độc ác, đối xử với mẹ tôi như vậy!

Bất thình lình Cao Hàn xoay người lại, nắm tay bà Phước Tấn:

- Tuyết Kha bây giờ ở đâu, bà có thể cho tôi biết?

Nhìn thấy thái độ thay đổi đột ngột vô lễ của Cao Hàn, Vương Gia lại nổi giận xông lại định đánh Cao Hàn, quên bẵng nỗi lo sợ khi nãy khi có sự hiện diện của A Đức:

- Cái thằng khốn nạn, tao đã bảo mày không có quyền nhắc đến Tuyết Kha.  Nó bây giờ là bà La Chí Cang, có một đời sống hạnh phúc giàu sang, với tư cách của mày tao nghĩ không nên hỏi đến Tuyết Kha nữa...

Cao Hàn cũng nổi nóng hét lớn:

- Tôi sẽ tìm cách gặp Tuyết Kha để hỏi cho ra mọi chuyện.

- Nếu mày còn tiếp tục phá quấy hạnh phúc của chúng nó, cho dù tao già, tao cũng liều với mày một trận sống mái!

- Vương Gia! Vương Gia!

Bà Phước Tấn vội vàng bước nhanh đến, nắm lấy tay của Vương Gia, van lơn:

- Xin ông đừng giận nữa. Chuyện đã qua lâu rồi. Tôi xin ông hãy bình tĩnh lại và chúng ta nên tìm những lời lẽ hợp lý hơn để giải quyết vấn đề.  Nếu ông cứ giữ mãi thái độ nóng giận, chỉ càng gây thêm sự thù hận cho cả hai bên, chả có lợi gì...

Bà Phước Tấn xoay qua vỗ về Cao Hàn:

- Từ vài năm nay, sức khỏe của ông nhà tôi suy yếu, nên tánh tình cũng thay đổi bất thường, mong cậu thông cảm đừng để ý đến...

- Nếu bà ở địa vị tôi và trước những lời mạ lỵ vô tư cách như thế, bà có chịu được hay không?  Mỗi con người sinh ra giữa thế gian này đều có nhân cách, không ai có quyền bôi bẩn người khác bằng những lời lẽ hồ đồ đến như vậy.  Hơn nữa, tất cả những tàn tích phong kiến đã hoàn toàn sụp đổ...

Bà Phước Tấn khổ sở trước sự giận dữ của Vương Gia, và sự đau buồn của Cao Hàn thúc giục. Bà nói rõ về đứa cháu yêu quý, nước mắt bà cứ ràn rụa trên má:

- Tôi đã nói thật với cậu, đứa con của cậu tôi đã trao tận tay của bà Châu, mẹ cậu, và đã mất liên lạc từ lâu nên không biết sống chết như thế nào.

Cao Hàn vẫn không bằng lòng trước những lời phân trần chân thật của bà Phước Tấn nên tiếp tục chất vấn:

- Tất cả chuyện cũ vẫn còn đó mà. Thật vô lý, bộ cả Tuyết Kha cũng không biết nữa sao?  Thế nào giữa bà và Tuyết Kha cũng liên lạc với nhau chứ?  Nếu không muốn nói đến hành vi cư xử quá độc ác của ông bà đối với mẹ con tôi?  Một đứa nhỏ vô tội, sao ông bà có thể tàn nhẫn đến như vậy?

Vương Gia nét giận dữ vẫn không thay đổi, ông dằn từng tiếng:

- Đồ dơ bẩn đó, cho nó chết đi là vừa. Tao chỉ hận không giết được mày và lại còn tha thứ cho một di tích khốn nạn!

Cao Hàn lần này quả thật không còn bình tĩnh nữa, mặt tái xanh, đôi mắt quắc lên những tia căm hờn, nên bước tới nắm lấy cổ áo Vương Gia, dằn mạnh:

- Ông nói gì?  Những hành vi bất nhân của ông đối với mẹ con tôi chưa đủ hay sao mà còn dùng những lời bất nhã đối với tôi nữa?  Ông có biết ông làm như thế là trái với lương tâm đạo đức không? Vừa rồi ông đã nói vừa sinh ra đã chết ngay? Có phải các người đã giết con tôi và bây giờ nói dối tôi?

Cao Hàn hét lớn và càng dằn mạnh Vương Gia, làm cho ông muốn nghẹt thở luôn.  Nhưng dù bị tấn công tới tấp, Vương Gia vẫn lì lợm thách thức Cao Hàn:

Mày làm gì tao thì mọi chuyện cũng đã muộn rồi!  Mày có biết không, sự hiện diện của nó chỉ là một dấu tích ô nhục!

Cao Hàn đau đớn xô mạnh Vương Gia ngã trên sàn thảm, hai tay ông lấy đầu, thét lớn như người điên:

- Xin ông hãy câm mồm đi!  Tôi không ngờ ông lại tàn nhẫn đến như vậy mà còn dám công khai nói ra đây.  Ông là kẻ giết người!  Trời ơi! Tại sao ông có thể độc ác đến như vậy?  Có thể giết hại huyết nhục của mình?

Sự tức giận càng lên cao như ngọn lửa đổ thêm dầu bừng bừng tỏa ngọn.  Cao Hàn định tiếp tục dùng đôi tay gân guốc bóp cổ Vương Gia cho hả cơn giận.  Bà Phước Tấn nhìn thấy kinh sợ, vội hốt hoảng chạy lại nắm cánh tay của Cao Hàn:

- Dừng lại ngay!  Đây là lần thứ hai cậu có những hành vi bạo động đối với chồng tôi!  Tôi đã bảo với cậu là đứa bé không chết... Tại sao cậu lại không tin lời tôi?  Những điều tôi nói ra đều là sự thật!  Tôi đã trao tận tay đứa bé cho bà Châu!  Khuôn mặt đứa bé thật xinh đẹp, tôi nghĩ nó sẽ còn sống, cậu nên đi tìm nó đi! Một lần nữa, tôi yêu cầu cậu không nên đụng đến thân thể của chồng tôi nữa, và yêu cầu cậu hãy đi ra khỏi đây ngay!

Trước những lời nói vừa mềm yếu vừa nghiêm nghị của bà Phước Tấn làm cho Cao Hàn vơi dịu phần nào cơn giận dữ.  Chàng trầm ngâm một khoảnh khắc rồi xoay qua bảo A Đức:

- Thôi được, chúng ta cứ tạm tin lời bà Phước Tấn đi. Chúng ta hướng về Tân Cương, cố gắng tìm tông tích mẹ và con ta. Nếu không, chúng ta sẽ trở lại tiếp tục nhờ bà Phước Tấn chỉ vẽ thêm tin tức...

Nói xong, Cao Hàn và A Đức kéo nhau ra đi. Bà Phước Tấn vừa khóc vừa đỡ Vương Gia dậy đưa về phòng nghỉ...