Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

CHƯƠNG HAI

 

Tình cảm giữa họ La và họ Hoàng đã nẩy sinh từ thời ông ngoại của công tử La Chí Cang, cưới công chúa thứ 11 của Hoàng Gia, nên mối thâm tình ngày càng gắn bó. Đến đời La Chí Cang và Tuyết Kha, thì hai gia đình muốn thực hiện thêm oột cuộc gắn bó nữa để mong mối thâm tình này liên tục nối kết.

La Chí Cang là đứa con trai duy nhất của dòng họ La nên được cưng chiều ngay từ thuở nhỏ, mời thầy dạy văn và võ tại gia, được huấn luyện bắn cung, cỡi ngựa, múa kiếm cùng các môn võ thuật khác, đặc biệt La Chí Cang rất thông minh hơn người, nên chỉ học trong một thời gian ngắn đã thu thập toàn bộ kiến thức nơi thầy truyền giáo, nên được cha mẹ hết sức yêu thương và hãnh diện có người con xứng đáng làm rạng danh gia tộc. Đối với La Chí Cang, cuộc sống hiện hữu là cả một không gian đầy hạnh phúc, mỗi ngày La Chí Cang chỉ nhìn thấy chung quanh chàng là một đời sống diễm tuyệt, lời ca tiếng hát rộn rã, những lời chúc tụng hay ho nhất đểu mang tới cho gia đình chàng.

La Chí Cang không biết buồn phiền đau khổ là gì, ngay cả chuyện triều Mãn Châu vừa loan truyền có loạn lạc ở biên cương, cũng không ảnh hưởng gì đến đời sống của gia đình La Chí Cang.  Nhưng cuộc đời đâu có phải như dòng nước êm đểm trôi. Sóng gió đã bắt đầu nổi dậy ở hoàng tộc họ La, từ khi tổ chức đám cưới linh đình để rước cô dâu nhà họ Hoàng.  Tuyết Kha về làm vợ La Chí Cang, đã mang đến những bất hạnh khổ đau, ngay từ đêm động phòng hoa chúc.

Cả một ngày mệt nhọc phải theo những phương thức lễ nghi, hết vái chào người này đến lễ ra mắt tạ ơn người kia, La Chí Cang chỉ mong được nghỉ ngơi và nao nức được ngắm nhìn người vợ tương lai.

Khi những cô gái tung những tràng hoa chúc phúc cuối cùng lẩn khuất hậu đình, những dẫy đèn lồng được thắp sáng trên lối vào gia trang. La Chí Cang mới cảm thấy hồi hộp vì cái thế giới hạnh phúc của chàng mới bắt đầu.  La Chí Cang từng bước nhẹ nhàng mở cửa lách vào như một cánh chim én nhẹ nhàng, để dành cho cô dâu sự xuất hiện đầy thú vị. Trên giường thêu long phụng rực rỡ, Tuyết Kha thu mình ngồi ở góc phòng như một con mèo yểu điệu. Tuyết Kha nhìn thấy La Chí Cang bước vào vừa lo âu suy nghĩ về chuyện tâm tình thầm kín của nàng, nên Tuyết Kha không nở nụ cười.  La Chí Cang bước đến trước mắt Tuyết Kha, lấy tay dở tấm voan trắng che kín khuôn mặt nàng, La Chí Cang mỉm cười đắc chí:

- Một nàng tiên đẹp tuyệt trần.

Tim chàng đập rối loạn, chàng thầm cám ơn mẹ chàng đã chọn cho chàng một người vợ quá xinh đẹp, nàng đúng là một tiên nữ giáng thế. Khuôn mặt trái soan, đôi mắt bồ câu đen lay láy với đôi mi cong vút, mái tóc đen tuyền gợn sóng như mây phủ trên đôi vai trần trắng như sữa. Nụ cười để lộ hai hàng răng trắng đều tuyệt đẹp. Quả thật chưa có bút nào để tả nét xinh đẹp của Tuyết Kha. La Chí Cang chỉ biết đứng ngẩn ngơ say đắm nhìn Tuyết Kha.

Bỗng có tiếng nô tỳ chúc tụng:

- Kính mừng tân lang và tân giai nhân uống chén rượu tân hôn, để sống hạnh phúc bên nhau đến đầu bạc răng long.

La Chí Cang với tay lấy chén rượu rồi đắm đuối nhìn Tuyết Kha:

- Em uống cùng anh một chén rượu hội ngộ này nhé.

Và La Chí Cang quay sang đám nô tỳ:

- Cám ơn, các cô có thể rút lui được rồi đó.

- Xin bái kiến thiếu gia.

Một nô tỳ xinh đẹp quỳ trước mặt La Chí Cang tiếp lời:

- Tôi tên là Phỉ Thúy, theo hầu Công Chúa từ thuở nhỏ, xin được chúc hạnh phúc Công Chúa với Công Tử trăm năm hạnh phúc, tôi xin phép được cáo từ.

Nói xong Phỉ Thúy liếc nhìn Tuyết Kha rồi tháo lui ra khỏi phòng.

Còn lại một mình, Tuyết Kha với La Chí Cang cảm thấy lo sợ, mồ hôi ướt đẫm cả đôi tay, tim đập thất thường. Mặc dù bên ngoài, những cơn gió mùa đông thổi đập mạnh vào cánh cửa, lùa qua khe cửa phòng, nhưng Tuyết Kha cảm thấy nóng như lửa đốt. Tuyết Kha liếc nhìn trộm La Chí Cang. Chàng thanh niên có dáng dấp oai phong với khuôn mặt đẹp trai, nụ cười lúc nào cũng nở trên môi yêu đời. Chàng thanh niên xa lạ đó là chồng của nàng bắt đầu từ hôm nay sao?  Tuyết Kha tự cảm thấy xấu hổ cho cuộc lễ đám cưới vừa qua.  Làm người đàn bà chính chuyên không thể có hai chồng. Trước đây nàng đã cùng A Mông thề trước bàn thờ Phật nơi một ngôi chùa hoang là A Mông và nàng đã kết nghĩa vợ chồng.  Hai người đã thề nguyền sống chết bên nhau đến trọn đời, sao bây giờ nàng lại ở đây để làm vợ một người khác, phản bội lại chàng.

Chợt nhớ đến lời mẹ dặn trước khi đi có đưa chiếc bình nhỏ, trong đó mẹ nàng đã pha một chất nước đỏ, để đêm tân hôn nàng phải làm theo những lời mẹ dặn.  Tuyết Kha chợt nhìn qua tấm mền mỏng thêu song phụng và phía dưới phủ một khăn trắng, nơi dấu hiệu đánh giá tiết hạnh người con gái trước khi về nhà chồng.  Tuyết Kha nhắm mắt thở dài và lắc đầu.  Không biết phải đối phó như thế nào đây?  Hiếu thảo, lời thề và tình nghĩa vợ chồng?  Trong khi Tuyết Kha đang bấn loạn tâm trí để tìm cách gỡ rối đầu óc nàng, La Chí Cang ngà ngà hơi men đến gần Tuyết Kha, vén chiếc khăn voan trắng lên khỏi mái tóc và đặt lên má Tuyết Kha những chiếc hôn say đắm.  Đôi tay rắn chắc ôm lấy vai Tuyết Kha, dìu nàng nằm xuống nhẹ nhàng.  Tuyết Kha yên lặng không phản ứng, nhưng vẫn theo dõi khuôn mặt La Chí Cang thầm nghĩ:

- Với nét mặt ngây thơ, chắc chắn La Chí Cang là một người đàn ông độ lượng và vị tha!

Nghĩ đến đấy bỗng dưng Tuyết Kha cắn răng như lấy bình tĩnh để quyết định dự tính của nàng.  Tuyết Kha ngồi bật dậy, bước xuống giường và quỳ dưới chân La Chí Cang.

- Em... em định làm gì vậy?

La Chí Cang ngạc nhiên hỏi dồn.

- Em xin anh tha thứ tội lỗi của em.  Em phải nói lên tất cả những sự thực... cho dù rồi chúng ta phải chia tay.

La Chí Cang cảm thấy thái độ thiểu não bất ngờ của Tuyết Kha làm chàng hoảng hốt:

- Em nói điều gì thế?  Hay là anh làm điều gì không phải đối với em chăng?

La Chí Cang cảm thấy bị bối rối hơn và chàng không hiểu vì mẹ chàng không dặn gì cho chàng biết đêm động phòng chàng phải làm cách nào đối với cô dâu... kể cả chuyện cô dâu quỳ dưới chân thì phải xử trí như thế nào.  La Chí Cang lúng túng trước hành động của Tuyết Kha, trông anh chàng ngây ngô đến tội nghiệp.

Về phía Tuyết Kha, nàng cố gắng thu hết can đảm lấy ra bình thuốc đưa cho La Chí Cang:

- Anh có biết lọ thuốc này không?  Mẹ của em đưa cho em để chuẩn bị cuộc đánh lận anh đêm nay đấy.

La Chí Cang kinh ngạc nhìn sững lọ thuốc, không biết điều gì ẩn chứa trong đó.

Tuyết Kha nói tiếp:

- Mỗi người con gái đều được đánh giá về sự tiết trinh của mình trong đêm tân hôn, nếu không còn trinh  thì phải bày mưu lập kế làm sao thể hiện được màu hồng đó trên tấm khăn trắng kia để nhà chồng an tâm cô dâu còn trinh trắng khi về nhà chồng... Mẹ em đã dặn kỹ, khi đến giây phút tuyệt đỉnh là em chỉ cần ấn nhẹ cái nút lọ này là những giọt màu hồng sẽ gia tăng giá trị đời con gái của em và em hoàn toàn trở thành người vợ được nuông chiều và kính trọng.

La Chí Cang lắc đầu trợn mắt kinh ngạc nhìn Tuyết Kha:

- Em nói những gì hoàn toàn anh không hiểu?

Tuyết Kha nhìn thẳng vào đôi mắt La Chí Cang:

- Em... em không thể dối anh là em đã kết hôn rồi, và cha mẹ em bắt buộc em phải xa chồng em... đày ải chồng em ra ngoài biên ải...

La Chí Cang nhìn Tuyết Kha không chớp mắt, chàng như có cảm tưởng sấm sét đang nổ trong đầu óc chàng.  Chưa bao giờ La Chí Cang gặp phải một cơn chấn động tinh thần lớn lao đến như vậy.  La Chí Cang đứng sững như trời trồng vì sự kiện xảy đến ngoài sức tưởng tượng của chàng như một cơn ác mộng. Chàng lắc đầu, lấy tay bịt tai lại vì chàng không muốn nghe nữa.  Nàng tiên và cô dâu xinh đẹp bây giờ là hiện hữu của những điềm bất hạnh đến với chàng. Đột nhiên La Chí Cang hét lớn, tông cửa chạy về phòng cha mẹ. Chàng hung hãn giống như một con hổ bị thương, tức tối, quằn quại trong khổ đau:

- Ba mẹ tôi đâu? Cuộc hôn nhân này không công bằng... Tôi hoàn toàn không muốn... không muốn nữa.  Các người đã âm mưu sỉ nhục tôi. Tôi biết tôi đã bị các người phỉnh lừa sỉ nhục!

Cả La Phủ nghe tiếng La Chí Cang la hét kinh hoàng, bỗng thắp đèn sáng choang. Cha mẹ của La Chí Cang cũng hốt hoảng chạy đến bên đứa con trai yêu quý, tới tấp hỏi han:

- La Chí Cang, con làm sao thế?

La Chí Cang không trả lời, với tay giật tấm vải thêu chữ song hỷ to tướng trên tường và ra sức xé toang như để hả cơn giận.

Hoàng Phụ và vợ được mời đến nửa đêm. Vừa bước vào chánh điện Gia Phủ, Hoàng Phụ đã nhìn thấy Tuyết Kha đang quỳ trên tấm thảm màu đỏ, ông bà chủ nhân miễn cưỡng mời ngồi. Hoàng Phụ đã linh tính hiểu chuyện, nên giận dữ mắng thẳng vào mặt Tuyết Kha:

- Nếu biết chuyện như thế này tao đã cho mày chết theo ý muốn của mày khi mày muốn nhảy lầu tự vẫn... để khỏi thêm nhục cho gia tộc.

La Đại Nhân gương mặt lạnh như thép dằn từng tiếng:

- Ông bà là bậc cha mẹ, lúc nào cũng nghĩ về con cái mình, nhưng khi con gái đã hôi thối đến như vậy lại dã tâm đánh lừa chúng tôi, như vậy ông nghĩ có đúng đắn với tư cách một người có liêm sỉ hay không?

Hoàng Phụ cảm thấy xấu hổ quá mặt xanh lại, nghiến răng chịu đựng, nhìn Tuyết Kha bằng những ánh mắt giận dữ tột cùng. Bỗng La Chí Chang xuất hiện, chỉ thẳng vào mặt Tuyết Kha:

- Thưa cha mẹ, thứ gái xấu xa đó con không muốn lấy làm vợ đâu. Ông bà hãy mang nó về.

Tuyết Kha gương mặt xanh xao thiểu não, lết lại gần thềm đá như để đập đầu trước mặt mọi người:

- Tôi xin chịu hình phạt trước tất cả mọi người.

- Mày đâu có xứng đáng để nhận những hình phạt của La Phủ này.

La Phu Nhân tức giận liếc mắt nhìn Tuyết Kha như muốn ăn tươi nuốt sống cho hả cơn giận đã làm nhục giòng họ La. Từ trước đến giờ họ La đã biểu hiện danh giá nhất trong vùng, mọi người đều kính trọng. Vết ô nhục này thật quá lớn không thể tưởng tượng nổi.  Điều làm cho bà đau khổ là chính con dâu này do bà lựa chọn, và đã hết lòng khen ngợi sau khi đã chê cả chục cô gái duyên dáng và nết na nhất trong vùng.  La Phu Nhân tức quá nên chỉ thẳng vào mặt Tuyết Kha xỉa xói, nặng lời:

- Nếu trong đêm động phòng cô biết làm theo cách bày vẽ của cha mẹ cô thì đâu có chuyện lớn như thế này, cô lại an nhiên đánh lừa hết mọi người để tiếp tục con đường lăng loàn đồi bại của cô, có phải là chí lý cái đời lưu manh của cô không? Cô thật quá ngu để lộ cái bản chất lường gạt của cô, thật khốn nạn...

Tuyết Kha muốn khóc nhưng không còn nước mắt nữa, nàng chỉ cố gắng chịu đựng những định mạng khắc nghiệt đang phủ chụp xuống đời nàng. Tuyết Kha như sẵn sàng đón nhận những bất hạnh đang xẩy đến, và bắt đầu từ đêm nay...

- Thưa bà chị... Thật sự việc này xảy ra hoàn toàn do lỗi tại tôi, sinh con không biết dạy dỗ để đến nỗi phải hư đốn như thế này, tôi rất đau khổ.  Nhưng A Mông, người đã phá hoại đời con gái Tuyết Kha, chúng tôi đã đày ra tận biên ải hành hạ lao động đến suốt đời coi như sắp chết không còn chút hy vọng trở về. Vậy chúng tôi mong ông bà nên lấy lượng khoan dung mà tha thứ cho cháu.

La Phu Nhân dằn từng tiếng:

- Tha thứ... thật tình tôi không hiểu sao ông bà có thể tráo trở đối với gia đình chúng tôi một cách vô liêm sỉ đến như thế.  Vì khi biết nó đã có chồng thì tại sao phải tổ chức rầm rộ đám cưới phỉnh gạt chúng tôi?

Đột nhiên Hoàng Phụ thay đổi thái độ:

- Thôi được, ông bà khỏi phải nói nhiều lời. Chúng tôi sẽ mang Tuyết Kha về.

- Khoan đã.

La Phu Nhân đến chặn ở ngưỡng cửa.

- Tuyết Kha đã vào La Phủ nên không thể để cho ông bà tự do mang nó về được.

- Vậy bà muốn gì?

Hoàng Phụ hầm hầm hỏi lại.

La Phu Nhân nghiêm nghị đáp:

- Ông thử nghĩ xem, câu chuyện hôm nay cả Bắc Kinh đều biết, cả triều đình đều hay. Chuyện con gái ông mất trinh mới chỉ một số ít người trong gia đình tôi biết thôi, chúng tôi không muốn chuyện này hé lộ cho mọi người đều biết để mất thể diện gia đình tôi mà còn cho gia đình ông nữa.

- Nhưng theo bà chúng ta phải làm những điều gì?

- Tuyết Kha phải ở lại La Phủ. Hôn lễ đã được cử hành linh đình thì đương nhiên cô dâu phải ở lại đây và phải thực sự làm dâu trong gia đình chúng tôi. Như vậy là chúng tôi hành xử đúng phép rồi, hy vọng ông bà bằng lòng chứ?

Xoay qua Tuyết Kha, bà nói tiếp:

- Hôm nay La Phủ cho mày ở đây là điều bất đắc dĩ nuốt đi những sự ô nhục mày biết không?  Ngày xưa ở với cha mẹ mày thiếu dạy bảo, bây giờ về La Phủ mày sẽ được chúng tôi dạy bảo dùm cho.  Chúng tôi hy vọng thời gian đến sẽ làm cho mày nên người.

La Phu Nhân nói dằn từng tiếng như trút những sự giận dữ lên đầu Tuyết Kha.

- Thưa mẹ, tại sao mẹ lại giữ hàng người vô liêm sỉ đó làm gì? Vả lại con không muốn nhìn thấy mặt kẻ khốn nạn đó trong gia đình chúng ta, nhất là phải đóng kịch với thiên hạ.  Trời ơi!  Tại sao lại hành hạ con đến mức độ tồi tệ đến như thế!

Những lời sỉ vả của La Chí Cang như muôn nghìn cây kim đâm vào tim Tuyết Kha làm cho nàng đau nhói cùng cực. Nàng vẫn quỳ ở đó cắn răng chịu đựng.

- Chí Cang, mẹ đã quyết định rồi, con không có quyền cãi lại. Hơn nữa, tuy nó là vợ con nhưng đã sỉ nhục con đến mức như vậy thì trong tương lai, chẳng có ai được quyền trách con năm thê bảy thiếp!

Nói xong, bà nhìn Hoàng Phụ:

- Ông bà chắc không thể trách nếu có gì xảy ra phải không?

Hoàng Phụ thở phào như vừa trút được gánh nặng, đưa mắt nhìn Tuyết Kha với những suy tư u uẩn và một ý nghĩ đã đến với ông là những ngày tháng sắp tới, Tuyết Kha sẽ gặp những điều bất hạnh, viễn ảnh tương lai u tối sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời còn lại. Ông chợt thương cho định mệnh của Tuyết Kha, ý nghĩ thương cảm chưa dứt khỏi trí tưởng ông thì tiếng La Phu Nhân quát tháo, vừa đưa tay nắm chặt lấy vai Tuyết Kha lôi ngược về phía bà với vẻ đằng đằng sát khí:

- Mày qua bên này!

Tuyết Kha bị cuốn theo sức lôi của La Phu Nhân, làm cho thân hình bé bỏng chao đổ tội nghiệp. Tuyết Kha vừa đưa tay bấu lấy góc chéo khăn bàn để gượng cho khỏi ngã xuống đất. Tấm khăn bàn màu huyết dụ bị kéo lệch sang một bên để lộ con dao nhỏ lấp lánh ánh sáng.

La Phu Nhân cười lên man rợ:

- Bây giờ trước mắt cha mẹ này và dưới sự chứng minh của đại gia đình tao, mày phải chặt đứt ngón tay út của mày lấy máu thề từ đây phải đoạn tuyệt quá khứ, và phải quy phục gia đình tao.

Từ nãy giờ, mẹ của Tuyết Kha đã theo dõi hành động cư xử tồi tệ của La Phu Nhân, lại thêm hành động đầy man dã khủng khiếp này với đứa con thân yêu của bà nên làm cho bà càng thêm đau đớn. Bà vội vàng bước nhanh đến bên Tuyết Kha.

- Cái gì? Phải chặt đứt ngón tay hả? Đâu phải quan trọng đến như thế! Tuyết Kha chỉ cần nói vài câu hứa trước mặt mọi người là đủ rồi... đâu cần phải làm cho nó thành phế thật đến bàn tay!

La Phu Nhân gườm đôi mắt nhìn mẹ của Tuyết Kha.

- Đây là qui luật của giòng họ La!

La Đại Nhân châm thêm:

- Quốc có quốc pháp, gia có gia qui, cứ theo thế mà thi hành.

Những lời của La Đại Nhân đanh thép như lưỡi dao chém vào gỗ nghe đến lạnh người.

Tuyết Kha kinh sợ mở to đôi mắt nhìn mọi người.  Nhưng Tuyết Kha chợt nghĩ, nếu chỉ trong một phút lấy lưỡi dao đâm thẳng vào tim để kết liễu cuộc đời thì mọi chuyện hết phiền toái cho cả hai gia đình, nhất là mẹ của nàng, nhìn thấy đứa con thân yêu chết một lần còn hơn phải kéo dài sự đau khổ hành hạ đến suốt đời.  Tuyết Kha quyết liệt như muốn thực hiện ý định ngông cuồng đó, bỗng Tuyết Kha nghe văng vẳng bên tai những lời của A Mông: "Phong diệp gặp sương mởi đó lên rực rỡ, hoa mai đẫm tuyết mới tỏa hương, viên ngọc quý trong băng đá phải chịu lạnh buốt..."

Tuyết Kha quắc mắt nhìn lưỡi dao nằm trên bàn và điềm nhiên bước tới đưa tay cầm lấy con dao nhọn dơ lên cao, đôi mắt vẫn đăm đăm nhìn vào lưỡi dao sáng loáng. Tuyết Kha bậm môi có vẻ cương quyết, nhưng nàng lại nghĩ nàng thề không thể chết được, nàng phải sống để gặp A Mông, gặp lại đứa con yêu quý của nàng bằng mọi giá.  Tất cả mọi người đều yên lặng nín thở theo dõi hành động của Tuyết Kha.

- Tôi, Tuyết Kha, xin thề với trời đất, nếu bất trung, bất hiếu, phản bội lời thề thì sẽ như ngón tay này...

Nói xong, Tuyết Kha dùng bàn tay phải cầm dao tự chặt đứt ngón tay út của bàn tay trái, máu vọt lên thấm ướt chiếc khăn bàn và tóe tung xuống sản thảm. Tuyết Kha từ từ ngất xỉu xuống bàn tay của mẹ nàng.

*

Sau lần nhìn tận mắt Tuyết Kha tự chặt đứt ngón tay, hình ảnh gan dạ của Tuyết Kha cứ ám ảnh mãi trong đầu óc La Chí Cang.  Một cô gái gầy yếu, nhưng lại có một nghị lực lẫm liệt hơn người, La Chí Cang nhìn Tuyết Kha thản nhiên chặt đứt ngón tay của mình, chàng vừa ngạc nhiên, vừa cảm phục người con gái có chí khí đó.  Nhưng càng cảm phục, La Chí Cang lại càng thắc mắc, phải có động lực nào thúc đẩy, Tuyết Kha mới có can đảm thực hiện được chuyện mà hầu như không một cô gái nào dám làm.  Động lực nào thúc đẩy khiến Tuyết Kha dám cự tuyệt để bảo vệ sự trinh tiết cho một người... Và người đó là ai mà có được sự vinh dự ghê gớm như thế?  La Chí Cang vừa tức giận vừa tự ái, cho rằng trong chuyện này chỉ có chàng là người thiệt thòi, một người đàn ông mẫu mực văn võ toàn vẹn, lý tưởng cho nhiều cô gái mơ ước.  Ngay cả giấc mơ của chàng đã ôm ấp từ nhỏ để đợi đến ngày hôm nay... nhưng lại là ngày đầy sỉ nhục ngay trong đêm động phòng hoa chúc.

Càng nghĩ, La Chí Cang càng hận Tuyết Kha. Tại sao Tuyết Kha lại lường gạt chàng đến mức tồi tệ như vậy!  Nàng có phải biểu tượng cho sự chân thật dại khờ?  Hay Tuyết Kha quyết liệt đầy ý chí của một cô gái giữ trọn thủy chung?  Nàng có phải thiên thần hay ác quỷ?

La Chí Cang đưa tay ôm lấy đầu đang nhức nhối, và thì thầm chán nản:

- Nhưng hiện tại nàng là vợ của ta mà... Tại sao người ta lại chấp nhận một cách ngu xuẩn phi lý đến như vậy?  Người đàn ông nào có sức quyến rũ đến nỗi Tuyết Kha phải hết lòng thủ tiết đến như thế nhỉ?

Vừa yêu thương, vừa giận hờn thù hận, như những nghịch cảnh dằng co nhau trong đầu óc La Chí Cang làm cho chàng khổ sở vô cùng vì không biết phải giải quyết ra sao?  Đã nhiều đêm liên tiếp như vậy, La Chí Cang chỉ còn mượn rượu để tiêu sầu.  Cho đến một đêm, sau ba tháng không đặt chân đến phòng Tuyết Kha, La Chí Cang sau khi tu hết vò rượu, ngất ngưởng xô cửa vào phòng Tuyết Kha. Phỉ Thúy, nữ tì đi theo hầu hạ Tuyết Kha, nghe tiếng động, vội chạy ra ngăn cản, nhưng La Chí Cang đã hất ngã quỵ xuống đất. Phỉ Thúy cố gắng đứng lên chạy lại bảo vệ Tuyết Kha.

- Ông muốn gì vậy?

La Chí Cang chỉ vào mặt Phỉ Thúy.

- Mày câm mồm, tránh đi chỗ khác, không tao bẻ cổ mày.

Tuyết Kha từ giường đứng dậy hét lên inh ỏi, vội vàng lấy mềm che thân.  La Chí Cang như hổ say mồi, chàng lồng lộn xô đổ đèn trên đầu giường, hùng hục tiến tới như sức của một con khủng long hung tợn, La Chí Cang lấy tay giật tấm mền, mắt đỏ ngầu nhìn Tuyết Kha.

- Ta hận cô, ta hận cô đến tận xương tủy.  Ta phải trả thù, ta không thể chịu đựng mãi được.

Khi tấm mền bị xé đôi vứt dưới sàn nhà, Tuyết Kha cũng đã bị xé rách chiếc áo cuối cùng, toàn thân nàng hiện ra dưới ánh đèn le lói lại càng xinh đẹp như một thiên thần, và chính sắc đẹp lộng lẫy, hấp dẫn của Tuyết Kha đã khiến La Chí Cang càng muốn chiếm đoạt hơn.  Đột nhiên La Chí Cang nắm lấy hai vai của Tuyết Kha, mắt nhìn thẳng vào đôi mắt của Tuyết Kha, giận dữ quát tháo:

- Hắn là ai mà em tôn thờ hắn đến như vậy?  Tại sao em hy sinh cả mạng vì hắn?  Tôi muốn em phải cho tôi biết hắn là ai?

Tuyết Kha cúi đầu lặng thinh, hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má.

La Chí Cang dịu cơn giận:

- Tại sao em không nói ra hắn là ai?

Tuyết Kha dịu dàng ngước lên run rẩy đáp:

- Tôi thành thật xin lỗi... và xin anh hãy buông tha cho tôi, tôi nguyện sẽ làm tôi mọi suốt đời hầu hạ anh...

- Cô không phải là a hoàn hay nữ tỳ, mà cô là vợ tôi.

- Không! Không!

Nàng hống hoảng né tránh cái nhìn của La Chí Cang.

- Tôi không xứng đáng... Tôi không phải là vợ anh.

Tức giận quá, La Chí Cang tát cho Tuyết Kha một cái nảy lửa và xô xuống giường.

- Mày ngoan cố. Vẫn cứng đầu. Tao nhất định không cho mày toại nguyện đâu.  Mày đã làm xáo trộn cả gia phong lễ nghĩa đạo đức của gia đình tao, nhất là mày làm hỏng mất niềm tin cả tương lai của tao. Thù này nhất định tao phải trả. Mày có biết không, chính mày đã phá vỡ giấc mơ từ thuở nhỏ khi tình yêu đến với tao lần đầu, để chờ đợi mãi đến ngày hôm nay để nhận sự đau đớn cùng tận! Tao chưa bao giờ thù hận ai bằng mày...

La Chí Cang hét lên hung hãn... Tuyết Kha cắn răng chịu đựng, nước mắt tuôn trào, thân thể như đang bị hành hạ đến đau đớn rã rời, nàng thiếp đi trong mê sảng.

Qua ngày sau, Phỉ Thúy vào thăm, đổ cho Tuyết Kha một ít cháo lỏng.  Nằm tịnh dưỡng thêm vài ngày sau, Tuyết Kha mới quyết định đi với Phỉ Thúy đến chùa lễ Phật. Ngôi chùa hoang ở ngoại thành, nơi Tuyết Kha và A Mông đến cùng thề nguyền với nhau. Tuyết Kha quỳ thật lâu và khẩn nguyện trước Phật đài.

- Đức Phật từ bi, hãy chứng giám cho lòng con. Con không giữ đúng lời thề gìn giữ trinh tiết đối với A Mông, vì con phải chờ đợi  bằng mọi giá để gặp gỡ A Mông, nên con không thể nào chết được để giữ trọn lời thề. Xin Đức Phật hãy cho con có can đảm để chịu đựng tất cả mọi nguy biến đang còn xảy ra trong tương lai. Và con xin Đức Phật hiển linh chuyển những lời nguyện của con đến A Mông... xin nói với chàng con vẫn một lòng yêu A Mông... Nhẫn nhục chịu đựng để cầu mong một ngày hội ngộ cùng A Mông. Lạy Phật hãy cho những lời nguyện của con thành sự thật.  Không một thời khắc nào mà con không nghĩ đến A Mông, không nghĩ đến đứa con yêu dấu của hai người.

Tuyết Kha vì xúc động, và vì sức yếu đuối nên đã ngã quỵ trước đền thờ.  Phỉ Thúy hoảng hốt chạy ngay đến ôm lấy Tuyết Kha.

- Tuyết Kha, cô làm sao thế?

Và Phỉ Thúy vừa lay động Tuyết Kha vừa khóc nức nở.

*

Bao nhiêu lần lá diệp đỏ rồi lại tàn, để lại những cành cây trơ xương với gió tuyết mùa đông buồn thảm. Và đã bao nhiêu lần hoa đào nở trong vườn, xuân đến thu đi. Thấm thoát thời gian trôi qua, đã hơn tám năm biền biệt.

Tám năm xảy ra biết bao nhiêu biến cố, từ chính trị, xã hội cho một đất nước Trung Hoa mới mẻ tiến bộ hơn. Chế độ quân chủ phong kiến độc tài của Mãn Thanh đã cáo chung để trở thành Dân Chủ. Những đổi thay chung của những biến cố chính trị toàn quốc đã lan tràn đến những quận huyện xa vắng, và dĩ nhiên tất cả những quyền uy chức tước ngay trong La Phủ cũng tan tành theo mây khói.

Tấm bảng La Phủ thép vàng rực rỡ ngày nào ở cổng chính đã bị tháo gỡ. Hai cánh cửa gỗ chạm trổ đầu rồng không còn kiêu hãnh mở lớn thường nhật để biểu lộ quyền uy.  Những tiếng la hét hống hách đã tắt lịm sau cánh cửa khép kín.  Những người giúp việc, những a hoàn cũng chỉ thấp thoáng vài người với những khuôn mặt đăm chiêu buồn thảm.

Tám năm trôi qua đối với Tuyết Kha như một chuỗi ngày dài lê thê với những cơn bão tố sầu muộn trong tâm hồn.  La Đại Nhân từ lâu hưởng những chức vị và bổng lộc của triều đình Mãn Thanh, tưởng cuộc đời phong lưu quyền thế không bao giờ đổi thay, cho nên khi triều đình Mãn Thanh bị nhân dân Cách Mạng nổi lên phá vỡ để thay đổi thời đại Dân Quốc, giống như một cơn động đất lay chuyển danh vọng sự nghiệp của La Đại Nhân, làm ông ta kinh sợ đến mang bệnh tê liệt cả người. Không thuốc thang nào chữa trị nổi, phải nằm một chỗ để chờ ngày lìa đời.

Phỉ Thúy đã cho Tuyết Kha biết La Đại Nhân vì suy nghĩ quá nên đứt mạch máu não, nhiều thầy thuốc danh tiếng đã được mời đến, nhưng đều bó tay trước căn bệnh ngặt nghèo này. Tình trạng kinh tế trong La Phủ ngày càng suy đồi nên La Phu Nhân quyết định rời khỏi huyện lỵ ngoại ô Bắc Kinh để về cố hương ở Hồ Nam. La Phu Nhân khuyên La Chí Cang thôi hãy bỏ tham vọng chính trị xoay ra thương trường thì tốt hơn.  La Chí Cang nhờ từ lúc nhỏ có óc thông minh hơn người nên đã thu thập một số kiến thức đáng kể, hơn nữa La Đại Nhân lợi dụng chức quyền đã có hàng chục năm qua, mua ruộng vườn canh tác, cò bay thẳng cánh, nên La Chí Cang đã dùng của cải gia tài đồ sộ này quyết định bán đi để tạo một số vốn buôn bán.  Nhờ đó La Chí Cang dễ dàng tung hoành, mặc dù thời thế đã đổi thay, nhưng La Chí Cang vẫn tạo được những thành công nhờ thế lực giàu có.  La Chí Cang đã liều lĩnh nhưng có kế hoạch, hết đầu tư vào thuốc bắc đến vải vóc áo quần tơ lụa, chịu khó di chuyển từ tỉnh này sang bán cho tỉnh khác, nên chỉ trong thời gian ngắn La Chí Cang đã phục ồi lại uy thế khá giả nhất trong huyện, và trở thành một thương gia danh tiếng.

Trong khi La Chí Cang thành công và tăm tiếng lẫy lừng, thì Tuyết Kha chỉ như chiếc bóng mờ sau cửa phòng khép kín.  Tuyết Kha vĩnh viễn như cái gai khó chịu trước mắt La Phu Nhân. Vết thương đau nhục nhã của đêm tân hôn vẫn hằn in trong tâm hồn La Phu Nhân, nên đối với Tuyết Kha, bà chỉ có hận thù.  Từ khi La Chí Cang thành công trên thương trường nên sinh ra rượu chè trác táng như để trả thù đời với những cuộc mua vui suốt sáng thâu đêm.  La Chí Cang đã ngang nhiên mang về nhà một cô gái tên Thẩm Gia Sang, và tuyên bố là vợ của chàng.  Cả nhà không ai dám phản đối vì La Phu Nhân đã căm thù Tuyết Kha thì chắc chắn không ai bênh vực nàng.  La Đại Nhân thì như xác không hồn nằm liệt trên giường, còn Tuyết Kha thì như bóng mờ đã khuất từ đêm tân hôn.

Khoảng một năm sau, Thẩm Gia Sang sanh hạ một uứa con trai kháu khỉnh nên được mẹ con Chí Cang nuông chiều hết mực.  Đứa con trai được đặt tên là Ngọc Lân, và được tổ chức sinh nhật linh đình. Từ đó địa vị của Tuyết Kha vốn đã bị khinh miệt ruồng bỏ lại càng nhận chịu trăm ngàn nỗi cay đắng hơn. Nàng chẳng khác nào một cung nữ bất hạnh bị bỏ quên trong cấm cung. Tất cả cũng do nàng tạo nên từ cái đêm tân hôn đó. Vì Tuyết Kha đã thề nguyền giữ trọn lòng thủy chung với A Mông và chỉ trọn đời hướng về A Mông như người chồng yêu dấu chính thức của nàng. Tuyết Kha không những thấp thoáng như một bóng mờ trong căn nhà của La Chí Cang mà mọi người đều coi như không có sự hiện diện của nàng, và cũng chẳng ai thèm ngó ngàng đến nàng, mặc cho nàng đau ốm hay sầu khổ!  Nhưng đối với Tuyết Kha vẫn chịu đựng để cố gắng giữ mạng sống, đợi chờ một ngày nào đó tái ngộ với đứa con thân yêu và người chồng đầu tiên của nàng...

Từ khi có cuộc cách mạng đổi thay chế độ của triều đại Mãn Thanh, thì chính sách của chính quyền Dân Quốc ra lệnh giải phóng tất cả tù binh bị giam giữ lưu đày trước đây ở những biên cương heo hút. Tuyết Kha nghe ngóng những tin tức từ các phương xa bay về để mong được tin A Mông. Nhưng đã gần mười năm rồi, không biết thời gian lâu đó có làm lòng dạ A Mông đổi thay?  Tình yêu thuở đầu tiên đầy thơ mộng đó có còn giữ mãi trong tâm hồn thủy chung nơi chàng?  Bao nhiêu ý nghĩ dồn dập đến làm cho đầu óc Tuyết Kha trở nên căng thẳng, đôi lúc thẫn thờ như người mất hồn. Niềm hy vọng thắp lên theo rặng núi phương xa và nỗi thất vọng não nề kéo đến khi hoàng hôn rụng sầu ngoài hiên vắng, cứ thế từ ngày này sang tháng nọ triền miên.

Mỗi khi nhìn thấy sự vui đùa của bé Ngọc Lân là lòng Tuyết Kha như đau thắt lại vì nàng liên tưởng đến đứa con yêu dấu của nàng.  Kể từ khi xa lìa khu huyện ngoại ô Bắc Kinh để về sống ở Hồ Nam với La Chí Cang, Tuyết Kha nhớ quay quắt đến đứa con của nàng.  Không biết là trai hay gái, từ khi lọt lòng mẹ, đứa con của nàng đã bị gia đình bắt đi, cách biệt tình mẫu tử cho đến bây giờ.  Tuy nhiên nàng vẫn nuôi hy vọng mẹ nàng không đến nỗi khắc nghiệt đối với đứa cháu ngoại của bà, càng tin tưởng nơi lòng thương của mẹ, nên Tuyết Kha gắng gượng kiên nhẫn để vượt qua những nỗi cay đắng cùng tận để ước mong một ngày hội ngộ.

*

Thời gian hơn tám năm qua đã biết Tuyết Kha từ một thiếu nữ thơ ngây trở thành thiếu phụ u sầu.

Mùa thu đã trở về, lá phong đỏ rực cả khu rừng. Trong  một buổi hoàng hôn hiu quạnh, bỗng hiện ra một chiếc xe thổ mộ cũ kỹ với con ngựa già kéo lê từng bước mỏi mệt đang tiến dần về khu phố quận Thành Đức.  Thị trấn Thành Đức khác với những trấn sầm uất khác đều có cửa thành, nên tấm bảng ghi chú phương danh chỉ gắn trên một trụ cây để báo cho khách thập phương biết đã bắt đầu vào địa phận của Thành Đức.

Chiếc xe cho dù kéo chậm đến mấy cũng vào được trong khu phố quận.  Ông lão xà ích lấy roi quất vào mông ngựa và kìm giữ dây cương cho con ngựa dừng hẳn trước hiên ngôi quán nhỏ và la lớn:

- Đã đến Thành Đức rồi đó, xin mời quý khách xuống xe.

Vừa nói dứt lời, một cô bé ăn mặc nghèo nàn lem luốc, nhanh nhẹn nhảy xuống xe. Cô bé nhỏ ốm gầy, chiếc xe thì cao nên khi cô bé nhảy xuống té lăn tròn hai ba vòng trên đất ẩm ướt vì sương...

- Ô, cô bé té có đau lắm không?

Ông già phu lo lắng hỏi.

- Không, không đau ông à...

Cô bé vừa trả lời vừa ra dấu chỉ vào trong xe, có nhã ý bảo ông ấy đừng nói lớn, bà của cô bé trong xe sẽ nghe thấy và biết cô bé té, bà sẽ lo... Nhưng không dấu được, vì bà đã nghe nên vội hỏi:

- Tiễu Vũ, cháu có sao không? Cháu bị té rồi à?

- Không, không có té đâu nội!

Cô bé với tên Tiểu Vũ Điểm lanh lẹ trả lời. Và Tiểu Vũ Điểm bậm môi cố gắng chịu đựng cho qua cơn đau, rồi đưa tay cho bà nội níu xuống xe.

- Bà nội coi chừng chiếc xe cao quá, hay là bà nội nắm lấy tay cháu. Bà nội phải bước xuống cẩn thận, cẩn thận nghe bà nội.

Bà lão cầm lấy tay Tiểu Vũ Điểm, một tay đỡ lấy lưng, đưa mắt nhìn bốn phía, nỗi xúc động hiện ra mặt:

- Thành Đức, bà cháu mình đã đến được thị trấn này rồi!

Xa phu thúc giục:

- Trời tối sương bắt đầu xuống nhiều, coi chừng lạnh nguy hiểm, hai bà cháu hãy mau vào quán ngay đi. Tôi đã đến đây nhiều lần nên rất thông thạo các hàng quán. Trước mặt về phía trái, độ mươi thước, có một quán trọ, giá tương đối rẻ hơn tất cả mà lại có cả cơm tối, bà cháu hãy đến đó là tốt hơn.

Bà lão nắm lấy tay Tiểu Vũ Điểm và nhìn người xa phu trả lời:

- Thành thật cám ơn lòng tốt của ông đã đưa bà cháu tôi đến được thị trấn này.

- Đâu có chi, bà đừng để tâm những chuyện nhỏ mọn qua đường, chúc bà cháu được toại nguyện.

Tiểu Vũ Điểm dẫn bà nội đi từng bước chậm rãi, đưa mắt nhìn hai bên khu phố như để kiếm tìm ngôi quán mà người xa phu đã chỉ vẽ. Dưới những ngọn đèn leo lét, Tiểu Vũ Điểm đã nhìn ra lối kiến trúc của Thành Đức cổ xưa. Trên những mái nhà ngói âm dương, cỏ rêu đã bám xanh rì, vết tường loang lổ, vài nơi đã đổ nát theo với thời gian, loạn lạc.  Thỉnh thoảng đi qua một vài ngôi nhà có cửa lớn, mái cao, với tấm bảng thép vàng lấp lánh dưới ánh đèn hiu hắt, biểu lộ một thời vang bóng đã chìm sâu vào quá vãng.

Bà lão thở dài nói lẩm bẩm:

- Tuyết Kha, vì lời hứa với mẹ con nên ta không quản ngại gian lao, đưa Tiểu Vũ Điểm đến cho con, nhưng với tuổi già sức yếu và khu phố Thành Đức rộng lớn này, không biết ta làm cách nào để tìm ra con đây...

Bà lão lại lắc đầu và thở dài. Một cơn gió thổi mạnh cuốn những lá vàng bốc lên bụi đất và cỏ lá vào cả thân mình hai bà cháu Tiểu Vũ Điểm. Bà lão cúi xuống, tay ôm lấy ngực... Cơn ho lại kéo đến. Bà ho dữ dội không ngừng nghỉ. Bà uốn cong người trông đến thật tội nghiệp. Tiểu Vũ Điểm hốt hoảng đưa tay vuốt phía sau lưng bà lão như cố gắng chặn lại cơn ho và cố gắng thúc giục:

- Nội ơi, còn chút nữa là đến quán trọ rồi, nội cố gắng lên!

Cô bé nắm chặt cánh tay bà nội, dìu đi từng bước chậm chạp. Miệng cô bé liếng thoắng an ủi bà:

- Cố gắng chút nữa đi bà, vào quán con sẽ hỏi kiếm đại phu thăm mạch cho bà nội, bà đừng có lo...

- Bà không sao! Bà vẫn không sao đâu mà, cháu an tâm.

Nói xong bà lão gắng gượng nở nụ cười nhìn Tiểu Vũ Điểm, có ý đế cho Tiểu Vũ Điểm khỏi lo, nhưng thực ra bà đã mệt mỏi vô cùng. Những cơn ho ập đến làm cho bà tức ngực muốn nghẹt thở.

Bà nhìn lên trời, cố ý tìm một vị thần linh cầu nguyện:

- Lạy trời phật nếu linh thiêng, xin phù hộ cho con tìm ra Tuyết Kha sớm hơn khi con vĩnh viễn nằm xuống...

Qua mấy ngày đêm mê man vì cơn bệnh hành hạ, bà nội Tiểu Vũ Điểm nhờ uống thuốc nên sức khỏe tương đối dễ chịu. Bà bắt đầu tiếp tục cuộc thăm dò tung tích của Tuyết Kha.  Dân trong thị trấn Thành Đức ai mà không biết gia đình La Phủ, vì La Chí Cang là một thương gia nổi tiếng giàu có nên bà Tiểu Vũ Điểm kiếm cũng không mấy khó khăn. Nhưng bà không biết phải đến thăm Tuyết Kha bằng ly do nào để khỏi phải gây những phiền lụy cho nàng. Sau nhiều ngày lân la làm quen với bà vú già quản gia, thăm hỏi, bà mới khám phá thêm tin tức của La Chí Cang đã có vợ khác và Tuyết Kha chỉ còn là bóng mờ vô nghĩa trong gia đình La Phủ. Tuyết Kha không có một địa vị nào đáng kể và sống hẩm hiu trong xó bếp như một người nội trợ hèn hạ đáng thương. Lúc nào Tuyết Kha cũng khép kín với nỗi buồn riêng của mình.