Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CÁC DỰ LUẬT TRƯNG CẦU

DÂN Ý TRONG KỲ BẦU CỬ

SẮP TỚI TẠI CALIFORNIA

 

LUẬT SƯ NGUYỄN QUỐC LÂN

 

Trong kỳ bầu cử vào ngày 4 tháng 11 sắp tới, cử tri tại California sẽ có dịp bỏ phiếu quyết định một số các dự luật có tác dụng lớn lao đến mọi người. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi người. Các cử tri gốc Việt khi bỏ phiếu cho các dự luật này nên hiểu rõ ý nghĩa của mỗi dự luật và ảnh hưởng đối với hoàn cảnh riêng của mình hay cộng đồng mình thay vì nghe theo lời kêu gọi của các mẫu quảng cáo.

 

Ý nghĩa chung của các dự luật

Một số các dự luật được đưa ra nhằm mục đích bán công khố phiếu để trang trải các dự án nào đó. Một số người chống đối chỉ vì những lý do đơn giản là tăng thêm tiền nợ cho tiểu bang và tiểu bang sẽ tốn thêm chi phí để trang trải cho các món nợ này. Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng mục tiêu được đưa ra là cần thiết và có thêm một khoảng chi phí cũng không sao. Một số khác có lợi tức thấp nên không phải trong thành phần phải đóng thuế nhiều nên vẫn quan niệm có thêm dịch vụ là tốt vì họ không phải đóng thuế để hoàn trả lại các chi phí này.

Một số các dự luật nhằm thay đổi hiến pháp hay luật lệ liên quan đến các vấn đề quan trọng trong cuộc sống như phá thai (Dự Luật 4), hôn nhân đồng tính (Dự Luật 8) hay cách cư xử với xúc vật (Dự Luật 2). Mặc dầu các dự luật này không có tác dụng nhiều về tài chánh, tuy nhiên cũng có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của xã hội và mỗi người trong xã hội.

Một số khác dự luật khác nhằm thay đổi luật lệ đối với vấn đề chống tội phạm. Tuy nhiên mỗi người cần hiểu rõ ý nghĩa thực sự của mỗi dự luật này để chọn lựa cho chính chắn.

 

Dự Luật 1A (Công khố phiếu xây hệ thống xe điện cao tốc)

Lúc đầu dự luật này mang số 1, nhưng mới đây Nghị Hội Tiểu Bang đã đổi sang tên 1A mà không có nhiều thay đổi về nội dung. Các tài liệu bầu cử vẫn có thể gọi dự luật này là 1 hay 1A.

Dự Luật 1A nhằm cho phép tiểu bang bán công khố phiếu tổng số đến 10 tỉ dollar để tài trợ cho dự án xây dựng hệ thống xe điện cao tốc chạy dọc theo California từ Sacramento xuống đến tận San Diego và có tuyến đường ghé sang khu Riverside hay San Jose. Số tiền phải trang trải lại trong vòng 30 năm có thể lên đến gần 20 tỉ.

 

Hệ thống xe điện này nếu thực hiện được sẽ giải quyết nhiều đến vấn đề kẹt xe trên xa lộ, bớt nhu cầu đi máy bay, giảm thiểu số lượng xăng nhớt tiêu thụ, giảm thiểu nhu cầu xử dụng xe hơi hay các chi phí liên hệ và giảm hơi độc vào bầu khí quyển.  Nếu có hệ thống này, người Việt Nam có thể đi lại giữa Quận Cam và San Jose chỉ trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ. Nhiều người có thể ở và  đi làm tại hai miền Nam và Bắc California một cách dễ dàng.

Các thành phần chống đối thì cho rằng dự án này chỉ tạo thêm chi phí và gánh nặng tài chánh cho tiểu bang. Các kỹ nghệ như bán xăng, bán xe hơn, bán bảo hiểm hay các dịch vụ liên hệ sẽ chống đối kịch liệc dự luật này.

 

Dự Luật Số 2 (Điều kiện nuôi gia súc)

Dự luật này ngăn cấm đa số các súc vật chăn nuôi không được nhốt một chỗ trong khuôn mà không có điều kiện để dang chân, vương cánh hay bay nhảy. Dự luật này đặc biệt nhắc đến các trường hợp nuôi heo hay bò đang có bầu, bê để làm thịt bê non (veal) hay nuôi gà trong chuồng để đẻ chứng. Dự luật này được bảo trợ bởi các hiệp hội bảo vệ súc vật.

Các thành phần chống đối thì cho rằng thì dự luật sẽ đe dọa kỹ nghệ nuôi gà đẻ trứng vì gà được tự do đi lại sẽ không đẻ nhiều trứng và không kiểm soát được con gà nào đẻ trứng ít để loại đi trước đàn. Nếu dự luật được thông qua, kỹ nghệ nuôi gà có thể sẽ được chuyển xuống Mexico và giá trứng có thể tăng cao hơn.

 

Dự Luật Số 3 (Công khố phiếu phát triển bệnh viện nhi đồng)

Dự luật này cho phép tiểu bang bán một số công khố phiếu trị giá gần 1 tỉ dollar để xây cất, nới rộng, tân trang, hay trang bị kỹ thuật cho một số các bệnh viện nhi đồng.  Chi phí hoàn trả lại trong vòng 30 năm có thể lên đến gần 2 tỉ dollar.

Bệnh việc nhi đồng là một loại bệnh viện chuyên khoa để chữa trị các trường hợp bệnh tật đặc biệt đối với trẻ em. Các bệnh viện này thường khó cạnh tranh với các bệnh viện người lớn để đòi hỏi thêm các nguồn tài trợ vì một lý do rất đơn giản là người lớn được đi bầu được và trẻ em thì không đi bầu được. Do đó, các bệnh việc nhi đồng thường hay đòi hỏi thêm một số nguồn tài trợ khác.

Các thành phần chống đối thì cứ lập luận nà các dịch vụ xây cất bệnh viện cứ dùng “nhi đồng” để làm mũi lòng cử tri và tạo thêm gánh nặng tài chánh cho tiểu bang.

 

Dự Luật Số 4 (Thông báo phụ huynh trước khi con cái phá thai)

Dự luật này nhằm thay đổi Hiến Pháp California để ngăn cấm các trường hợp phá thai đối với các trẻ em dưới 18 tuổi trước 48 tiếng đồng hồ để thông báo cho phụ huynh. Đây là một tranh chấp quan trọng giữa các thế lực ủng hộ quyền phá thai và chống đối phá thai, kể cả các thành phần tôn giáo.

Các thành phần hỗ trợ dự luật thì cho rằng hơn 30 tiểu bang có luật thông báo phụ huynh này và do đó tỉ lệ các trẻ em mang thai có giảm thiểu nhiều. Hơn nữa, việc phá thai là một vấn đề quan trọng đối với con em mà phụ huynh cần phải được thông báo. Theo luật hiện nay, các phương thức chữa trị y khoa cho dầu nhỏ đến đâu cũng cần có sự cho phép của phụ huynh thì không có lý do gì vấn đề phá thai lại không cần phải thông báo cho phụ huynh biết.

Các thành phần chống đối thì cho rằng nếu phải thông báo cho phụ huynh thì nhiều thiếu niên có mang sẽ xử dụng tới hình thức phá thai bất hợp pháp hay không an toàn để dấu bố mẹ và có thể nguy hiểm đến tính mạng các em.

Các thế lực bảo thủ hay tôn giáo từ các nhà thờ Công Giáo hay Tin Lành đang ráo riết vận động hỗ trợ dự luật này.

 

Dự Luật Số 5 (Tài trợ cho chương trình cai xì-ke cho các tội phạm)

Dự Luật này buổi tiểu bang phải tài trợ thêm gần .5 tỉ để mở rộng các chương trình chữa trị cho các trường hợp phạp pháp không nguy hiểm liên quan đến xử dụng xì ke ma túy. Chương trình này dựa trên quan niệm rằng những người bị phạm tội nhẹ liên quan đến xử dụng cần sa ma túy thì nên được ép đi cai thuốc phiện hay chữa trị thay vì nhốt vào tù vì như vậy tốn kém hơn mà vẫn không giải quyết được vấn đề nghiện xì ke. Chi phí .5 tỉ từ Dự Luật này có thể đưa đến chi phí đến 1 tỉ nếu nới rộng các chương trình chữa trị. Chương trình chữa trị bệnh nghiện xì ke này có thể được bao gồm cả những thành phần đang ở tù, sau khi được ra tù sớm hay sau khi được thả ra khỏi tù.

Ngược lại, tiểu bang có thể tiết kiệm các chi phí như giam tù và truy tố hình sự và số tiền tiết kiệm được có thể nhiều hơn cả chi phí bỏ ra cho việc chữa trị. Năm 2000, cử tri đã thông quan một dự luật tương tự (Prop. 36) và dự luật đó có thể đã tiết kiệm cho tiểu bang khoảng 2.5 tỉ. Hơn nữa, đây là một chương trình bổ ích vì những người bị bắt vì xử dụng cần xa ma túy lần đầu cần sự chữa trị nhiều hơn là bị nhốt trong tù và con bệnh nghiện vẫn cò để trở lại sau này.

 

Dự Luật Số 6 (Tài trợ cho cảnh sát và thay đổi luật hình sự)

Dự luật này buộc tiểu bang phải để riêng ra tối thiểu gần 1 tỉ dollar hàng năm để tài trợ cho các cơ quan cảnh sát và sửa đổi một số điều luật hình sự để tăng hình phạt cho một số trường hợp phạp pháp và tạo điều kiện dễ dàng để truy tố các thành phần phạm pháp. Dự luật có tác dụng tăng hình phạt đối với một số tội phạm liên quan đến băng đảng hay buôn bán thuốc phiện, tăng khả năng kiểm chứng hồ sơ phạm pháp đối với những người nhận trợ cấp nhà cửa, giảm quyền những di dân bất hợp pháp để tại ngoại hầu tra, hay gia tăng các trường hợp thiếu niên phạm pháp có thể bị xét xử như là người lớn.

Các thành phần hỗ trợ thì cho rằng đây là biện pháp hữu hiệu để đối phó với tệ nạn băng đảng đang hoành hoành tại khắp nơi và gia tăng khả năng của các sở cảnh sát để đối phó với tệ nạn băng đảng.

Các thành phần chống đối thì cho rằng dự luật này chỉ đổ thêm tiền vào hệ thống hình sự mà không có bảo đảm sẽ đạt được kết quả mong muốn. Hậu quả sẽ có thêm nhiều người bị giam tù và chi phí bảo trì nhà tù sẽ tiếp tục gia tăng.

 

Dự Luật Số 7 (Mức sản xuất năng lượng tái tạo đối với các công ty năng lượng)

Dự luật này buộc các công ty năng lượng của chính phủ như điện hay gas phải sản xuất tối thiểu 20% tổng sản lượng năng lượng từ các nguồn năng lượng có thể tái tạo vào năm 2010, vào tối thiểu 40% vào năm 2020 và 50% vào năm 2025. Năng lượng có thể tái tạo là các nguồn năng lượng không hao cạn trong thiên nhiên ví dụ như ánh nắng mặt trời, sức gió, v..v.. Đây là tiêu chuẩn mà các công ty điện lực tư nhân phải chấp nhận hiện nay.

Dự luật này được vận động bởi các công ty điện lực tư nhân để buộc báo công ty điện lực của chính phủ cùng chấp nhận cùng một tiêu chuẩn để giá thành có thể cạnh tranh và công bình hơn.  Mục tiêu bề ngoài của dự luật này này là để tạo thêm nhiều nguồn năng lượng không có hại đến bầu khí quyển hay ô nhiễm không khí.

Các thành phần chống đối thì cho rằng dự luật này chỉ làm cho giá cả năng lượng tăng cao hơn và buộc các công ty nhỏ sản xuất năng lượng có thể tái tạo phải ra khỏi thị trường California vì không thể cạnh tranh với các đại công ty của tư nhân hay của chính phủ.

 

Dự Luật Số 8 (Hôn nhân cho người đồng tính)

Dự luật này nhằm sửa đổi Hiến Pháp Tiểu Bang California để hủy bỏ quyền của những người đồng tính được lập hôn phối với nhau. Đây là dự luật đang gây tranh cãi sôi nỗi nhất tại tiểu bang California. Trước đây, cử tri California đã thông qua một điều khoản hiến pháp chỉ công nhận hôn phối giữa người nam và người nữ. Sau đó, Tòa Án Tối Cao Tiểu Bang California đã tuyên bố điều luật đó vi phạm hiến pháp tiểu bang dựa theo luật bình quyền. Dự Luật Số 8 được đưa ra để đưa điều khoản này vào Hiếp Pháp Tiểu Bang California và do đó các vị chánh án không có quyền tuyên bố sửa đổi được nữa. Dự luật này vẫn để nguyên các điều khoản khác để các cặp đồng tình luyến ái có vẫn có thể ký giao ước chung sống với nhau (Registered Domestic Partners) và vẫn có giá trị tương tự như quan hệ vợ chồng trong hôn thú.

Các thành phần hỗ trợ như các thế lực bảo thủ, tôn giáo, nhà thờ đang ráo riếc vận động hỗ trợ thông qua dự luật này. Đây là các thành phần cùng hỗ trợ thông qua Dự Luật Số 4 nhằm buộc các phụ huynh phải được thông báo trước khi con em dưới tuổi vị thành nhiên được phá thai.

Các thành phần chống đối gồm những thế lực cấp tiến (liberal) như quyền đồng tình luyến ái hay hỗ trợ phá thai đang ra sức vận động chống đối dự luật này. Các thành phần này cũng sẽ chống đối Dự Luật Số 4 một cách quyết liệt.

 

Dự Luật Số 9 (Cải tổ luật truy tố hình sự)

 

Dự luật này qui cho phép các nạn nhân có quyền đóng góp ý kiến trong các tiến trình xét xử như cứu xét số tiền tại ngoại hầu tra (bail), điều đình án phạt, kết án hay thả tù trước thời hạn. Hiện nay, luật chỉ cho phép các nạn nhân đóng góp ý kiến trong tiến trình kết án và sau đó mà thôi. Dự luật còn có một số điều khoản khác như buộc các phạm nhân phải trả tiền bồi thường thiệt hại nếu có tiền, kéo dài thời gian cứu xét được thả tù trước thời hạn hay không cung cấp luật sư các các tù nhân xin được thả tự do trước thời hạn.

Các thành phần hỗ trợ dự luật này cho rằng đây là biện pháp hữu hiệu để chống phạm pháp và cho nạn nhân nhiều quyền hạn hơn. Các thành phần chống đối thì cho rằng sự góp ý của nạn nhân trước khi kết án sẽ làm phức tạp việc giải quyết các hồ sơ truy tố phạm pháp và có thể khiến phạm nhân bị giam tù lâu hơn và do đó tốn kém chi phí giam tù hơn.

 

Dự Luật Số 10 (Công khố phiếu để phát triển xe hơi chạy bằng năng lượng tái tạo)

Dự luật này cho phép tiểu bang bán 5 tỉ dollar tiền công khố phiếu để giúp tài trợ các cư dân mua một số loại xe xử dụng năng lượng có thể tái tạo và nghiên cứu sản xuất các loại xe xử dụng các nguồn năng lượng tái tạo này.

Các thành phần hỗ trợ cho rằng dự luật này sẽ giúp có phổ biến thêm việc xử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo và bảo vệ môi trường và không phải lệ thuộc vào xăng dầu. Các thành phần chống đối thì cho rằng dự luật này chỉ để tài trợ cho các công ty trong lãnh vực nghiên cứu hay chế biến các nguồn năng lượng có thể tái tạo mà không có một bảo đảm nào để đem đến việc tiết kiệm xăng dầu hay cải thiện bầu không khí.

 

Dự Luật Số 11 (Vẽ lại khu vực tranh cử cấp tiểu bang)

Dự luật này nhằm thay đổi thẩm quyền vẽ khu vực tranh cử từ các vị dân cử tiểu bang sang một hội đồng cử tri gồm đủ mọi thành phần đảng phái chính trị. Từ trước đến nay các khu vực tranh cử của các dân biểu hay thượng nghị sĩ tiểu bang là do chính các vị dân cử này vẽ ra và bầu với nhau. Hậu quả là họ chỉ vẽ khu vực sao cho an toàn cho chính họ hay những người có lợi cho đảng phái của họ, ví dụ như đủ số cử tri theo đảng phái, sắc dân hay thành phần chính trị. Thủ tục này đưa đến hậu quả là các khu vực tranh cử cứ ngoằn nghèo hay kéo dài không theo một nguyên gọn gàng thuận lợi, miễn sao bảo đảm được số cử tri trong khu vực liên hệ để giữ an toàn cho ghế của đảng đang nắm quyền.

Các thành phần hỗ trợ dự luật này thì cho rằng việc vẽ khu vực bầu cử không thể để cho chính các vị dân cử liên hệ quyết định mà phải để cho một hội đồng cử tri vẽ lại theo các công thức nhất định và hợp tình hợp lý và bất kể đến ảnh hưởng chính trị cho các vị dân cử hay đảng phái liên hệ.

 

Các thành phần chống đối thì lại cho rằng thẩm quyền vẽ lại khu vực bầu cử chỉ chuyển từ các thành thế lực dân cử sang một thế lực khác mà không bảo đảm rằng kết quả sẽ tốt đẹp hơn hiện nay.

 

Dự Luật Số 12 (Công khố phiếu cho chương trình tài trợ gia cư cho cựu chiến binh)

Dự luật này cho phép tiểu bang bán khoản gần 1 tỉ tiền công khố phiếu để tài trợ cho các chương trình cho vay lãi thấp để trợ giúp nhà cửa hay nông nghiệp cho các cựu chiến binh tại California. Chi phí hoàn trả lại số nợ này có thể lên đến gần 2 tỉ dollar trong vòng 30 năm.

Các thành phần hỗ trợ cho rằng số tiền này chỉ dùng để làm vốn giúp đỡ các cựu chiến binh vay tiền mua nhà và hoàn trả lại chứ không lạm vào tiền thuế tiểu bang. Các thành phần chống đối thì cho rằng đây chỉ là thêm một món nợ mà tiểu bang cần phải chi trả cộng thêm với bao nhiêu món nợ khác mà tiểu bang phải gánh chịu trong hoàn cảnh kinh tế hay tài khóa khó hăn hiện nay.

 

Kết Luận

Việc hiểu biết cặn kẽ mỗi dự luật để bỏ phiếu một cách chính chắn không phải là một vấn đề dễ dàng, cho dầu đối với những người thông thạo tiếng Anh hay hoàn cảnh chính trị tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta nên tìm hiểu cặn kẽ từng dự luật càng nhiều càng tốt để lá phiếu của mình có ý nghĩa hơn. Quan trọng hơn hết là chúng ta cần hiểu rõ mỗi dự luật có ý nghĩa gì và ảnh hưởng như thế nào với hoàn cảnh riêng của mình và với cộng đồng của mình.